You are on page 1of 27

Tính từ

II. PHÂN LOẠI CÁC TÍNH TỪ: Tính từ được phân thành 2 loại chính:
1. Adjectif qualificatif (tính từ chỉ tính chất)
2. Adjectif non qualificatif:
 Adjectif démonstratif (tính từ chỉ định): ce, cette, cet, ces, ….
 Adjectif possessif (tính từ sở hữu): mon, ton, son, ma, ta, sa, …
 Adjectif interrogatif (tính từ nghi vấn): quel, quelle, quels, quelles
 Adjectif exclamatif (tính từ cảm thán): quel, quelle, quels, quelles
 Adjectif indéfini (tính từ không xác định): aucun, autre, certain, plusieurs,
quelques, chaque,…
 Adjectif numéral (tính từ số từ): numéral cardinal (số từ số lượng), numéral
ordinal (số từ thứ tự)
 Adjectif relatif (tính từ chỉ quan hệ): lequel, duquel, auquel, laquelle, de laquelle, à
laquelle, …

III.CHỨC NĂNG CỦA TÍNH TỪ: Tính từ có 4 chức năng:

1) Épithète:
Tính từ épithète là tính từ chỉ tính chất cho một danh từ hoặc đại từ mà không có giới
từ và động từ đi chung.
Ví dụ:
Cette fille a de beaux grands yeux bleus. (Bé gái này có đôi mắt to, đẹp, màu xanh)

Quel train prends-tu? (Anh đi chuyến xe lửa nào?)

2) Attribut du sujet:
Tính từ attribut du sujet là tính từ được dùng với động từ chỉ trạng thái. Nó tương
hợp với chủ ngữ. Ta luôn luôn có thể thay thế động từ chỉ trạng thái bằng động từ être.

Các động từ chỉ trạng thái: paraître, sembler, rester, demeurer, devenir...

Ví dụ:
Les yeux de ces filles sont beaux, grands et bleus. (Đôi mắt của cô bé này thì to, đẹp
và xanh.)
Cet enfant est/paraît/semble/reste/demeure/devient sage.

3) Attribut du C.O.D.:
Tính từ giữ chức năng attribut du C.O.D khi tính từ bổ nghĩa cho một bổ ngữ (C.O.D.),
nó tương hợp vớibổ ngữ đó.

Ví dụ:
La lune rend cette nuit vivante. (Mặt trăng làm cho đêm nay trở nên sống động.)

4) Adjectif en apposition:
Tính từ làm ngữ đồng vị khi tính từ nó bị phân cách với danh từ mà nó bổ nghĩa bằng
một dấu phẩy.

Ví dụ:
Cette foule, indignée, protesta. (Đám đông này, phẫn nộ, phản kháng.)

IV. CÁC DẠNG CỦA TÍNH TỪ:

1) Adjectif simple (tính từ đơn):


Ví dụ: bon (tốt, giỏi), rapide (nhanh), rond (tròn), chaud (nóng)...
2) Adjectif complexe (tính từ phức) hay adjectif dérivé (tính từ phái sinh):
Tính từ phức (trong một số sách còn gọi là tính từ phái sinh) được hình thành bằng
cách thêm tiền tố (préfixe) hoặc hậu tố (suffixe) vào một từ, có thể là danh từ, động từ
hoặc tính từ
Ví dụ:
sport (nom) -> sportif (suffixe)
manger (verbe) -> mangeable (suffixe), immangeable (préfixe + suffixe)
adroit (adjectif) -> maladroit (préfixe)
vert (adjectif) -> verdâtre (suffixe)
3) Adjectif composé (tính từ ghép):
Tính từ ghép được tạo thành từ việc ghép hai hay nhiều từ lại với nhau và được nối với
nhau bằng gạch nối (trait d’union). Sự tương hợp của tính từ ghép tuỳ thuộc vào bản
chất của các từ được ghép và vào mối quan hệ giữa các từ đó.
Tính từ ghép được tạo bởi 2 tính từ và cùng giữ chức năng như tính từ:
 Từ đầu tiên kết thúc bằng đuôi -o hoặc -i, không thay đổi (invariable); từ thứ 2
tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa về giống và số.
Ví dụ:
Les journées franco-vietnamiennes (ngày hội Pháp – Việt)
Une histoire tragi-comique (câu chuyện bi bài)
 2 tính từ cùng làm rõ nghĩa cho danh từ mà nó bổ nghĩa thì cả 2 tính từ này
đều tương hợp với danh từ đó
Ví dụ:
Des bébés premiers-nés (con đầu lòng)
Les personnes sourdes-muettes (những người câm điếc)
Tính từ ghép được tạo bởi 2 tính từ nhưng tính từ đầu tiên giữ vai trò như một trạng từ
nên nó không thay đổi, còn tính từ thứ 2 thì tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa
Ví dụ: Nous avons regroupé tous les garçons nouveaux-nés. (= les garçons
nouvellement nés (các bé trai mới sinh))
 Tính từ ghép được tạo thành từ một thành phần không thay đổi (élément
invariable) và một tính từ
Ví dụ: Il a visité les avant-dernières nouveautés. (Anh ấy đã tham quan những cái mới
mẻ áp cuối)
 Tính từ ghép là từ được phái sinh từ một danh từ ghép: từ đầu tiên không
thay đổi, từ thứ 2 tương hợp với danh từ mà nó bổ nghĩa
Ví dụ: Les personnes haut placées (những người có địa vị cao)
4) Adjectif par conversion (tính từ do chuyển đổi mà thành):
 Tính từ chuyển đổi từ participe passé:
Ví dụ: usé (mòn, cũ kỹ), vielli (già nua, yếu sức), détruit (phá huỷ, huỷ diệt)
 Động tính từ (adjectif verbal):
Ví dụ: fatigant (mệt), obéissant (vâng lời)
 Tính từ chuyển đổi từ danh từ hoặc ngữ danh từ (expression nominale)
Ví dụ: orange (nom) (màu cam), bon marché (expression nominale) (rẻ)
 Tính từ chuyển đổi từ ngữ giới từ (expression prépositionnelle)
Ví dụ: en colère (nổi giận)
 Danh từ được sử dụng vừa như là danh từ, vừa như là tính từ
Ví dụ:
joueur -> danh từ: người chơi, tính từ: ham chơi
menteur -> danh từ: người nói dối, tính từ: láo, dối trá

V. VỊ TRÍ CỦA TÍNH TỪ TRONG CÂU


Phần lớn các tính từ được đặt ở sau danh từ. Một vài tính từ luôn luôn đặt phía trước
danh từ; một số khác thì không có vị trí xác định.
1. Tính từ đứng sau danh từ
Chúng ta thường nhìn thấy tính từ tiếng pháp đứng sau danh từ trong các trường hợp
sau:
- dài hơn danh từ
Ví dụ: un chant traditionnel >< NON un traditionnel chant
 Tính từ tiếng pháp chỉ màu sắc:
Ví dụ: une pomme verte (quả táo xanh), un chat noir (con mèo đen)
 Tính từ tiếng pháp chỉ hình dáng:
Ví dụ: une table carrée (cái bàn vuông), un plat rond (cái đĩa tròn)
 Tính từ chỉ tôn giáo, tín ngưỡng:
Ví dụ: Un rite catholique (tập tục Công giáo), une église orthodoxe (nhà thờ chính
giáo)
 Tính từ chỉ quốc tịch:
Ví dụ: un chanteur vietnamien (ca sỹ Việt Nam), une étudiante américaine (sinh viên
Mỹ).
- là một động tính từ
Ví dụ:
Un panier garni >< NON un garni panier
Une avenue passante >< NON une passante avenue.
2. Tính từ đứng trước danh từ
Đôi khi, người học sẽ nhìn thấy tính từ tiếng pháp đứng trước danh từ. Thường thì
những tính từ ngắn (les adjectifs courts) như: beau, laid, joli, double, jeune, vieux,
petit, grand, gros, mauvais, demi, bon, nouveau sẽ đứng trước danh từ.
Ví dụ: un beau paysage (một cảnh đẹp), un grand bateau (một con tàu lớn), un bon plat
(một món ăn ngon), une nouvelle voiture (chiếc xe hơi mới),
Un joli divertissement >< NON un divertissement joli
Trường hợp những tính từ này có số âm tiết nhiều hơn danh từ, nó sẽ đứng sau danh
từ: les mots nouveaux (từ mới).
- là số từ thứ tự
Ví dụ: Le quinzième siècle >< NON le siècle quinzième

Chú ý: prochain và dernier được đặt sau danh từ chỉ thời gian để biểu thị ngày tháng
(exprimer la date)
Ví dụ:
la semaine prochaine/dernière (tuần tới/tuần rồi)
l’été prochain/dernier (mùa hè tới/mùa hè rồi)

3. Những tính từ được sử dụng như trạng từ.


Ví dụ:
Cette fleur sent bon. (Bông hoa này ngửi thấy thơm).
Ils sont fort courageux. (Họ rất dũng cảm, très courageux)
4. Một vài tính từ đứng cả trước và sau danh từ
Với những tính từ dài chỉ sự đánh giá như: délicieux, magnifique, superbe,
extraodinaire, étonnant, passionnant,… khi đứng trước danh từ, nó sẽ mang giá trị biểu
đạt lớn hơn.
Ví dụ:
Une soirée maginifique ou une magnifique soirée (Buổi tối tuyệt vời)
Un paysage splendide ou un splendide paysage (Cảnh đẹp tuyệt trần)
5. Một vài tính từ khi thay đổi vị trí sẽ thay đổi luôn cả nghĩa
Các bạn đừng ngạc nhiên khi chỉ thay đổi tính từ trước hay sau danh từ thì nghĩa lại
hoàn toàn khác. Cùng Cap Education xem những trường hợp này nha.
Un ancien hôpital = aujourd’hui ce n’est plus un hôpital (bệnh viện cổ)
Un hôpital ancien = un hôpital vieux (bệnh viện cũ)
Un brave homme = gentil et serviable (người lương thiện, tử tế)
Un homme brave = un homme courageux (người dũng cảm)
Une histoire drôle = une histoire amusante (một câu chuyện hài hước, buồn cười)
Une drôle d’histoire = une histoire bizarre (một câu chuyện kỳ cục, nực cười)
Video tính từ ghép 47
Video tính từ 125, 93

3) Nghĩa của tính từ thay đổi tuỳ theo vị trí của nó
Tính Giải thích
từ
ancien Un ancien hôpital (bệnh viện cũ) Aujourd’hui, ce n’est plus un hôpital (Bây
giờ không còn là bệnh viện nữa)
Un meuble ancien (đồ gỗ cổ) Vieux et qui a de la valeur (Cũ và có giá trị)
brave Un brave homme (người tử tế) Gentil (Tử tế)
Un homme brave (Người dũng Courageux (Dũng cảm)
cảm)
certain Une certaine envie (một vài mong Plus ou moins grande (lớn hoặc nhỏ)
muốn)
Une envie certaine (Nhu cầu chắc On ne peut pas en douter(Không thể nghi
chắn) ngờ)
cher Mon cher ami (người bạn thân) Que j’aime (Người mà tôi thích)
Un livre cher (Cuốn sách đắt đỏ) Dont le prix est élevé(Giá của nó cao)
curieuxUne curieuse histoire (Câu chuyện Bizarre, étrange (Kỳ dị, lạ lùng)
kỳ lạ)
Un regard curieux (Ánh nhìn lộ Indiscret (Lộ liễu, tò mò)
liễu)
drôle Une histoire drôle (Câu chuyện hài Amusante (Vui nhộn)
hước)
Une drôle d’histore (Câu chuyện kỳ Bizarre (Kỳ dị)
dị)
grand Un homme grand (Người to lớn) De haute taille (Tầm vóc cao)
Un grand homme (Vĩ nhân) Célèbre, important dans l’histoire (Nổi tiếng,
quan trọng trong lịch sử)
jeune Un jeune professeur (Thầy giáo non Qui l’enseigne depuis peu de temps (Người
trẻ) mới làm công tác giảng dạy)
Un professeur jeune (Thầy giáo trẻ Qui n’est pas vieux (Người không già)
trung)
pauvre Un pauvre homme (Người đáng Qui est à plaindre (Đáng thương)
thương)
Un homme pauvre (Người nghèo Qui n’est pas riche (Người không giàu có)
khổ)
propre Mon propre frère (Anh ruột) Le mien (Của chính tôi)
Une chemise propre (Áo sơ mi sạch Qui n’est pas sale (Áo không dơ)
sẽ)
rare Un livre rare (cuốn sách hiếm) Qui a de la valeur (Có giá trị)
De rares amis (Ít bạn) Peu nombreux (Không nhiều)
seul Un seul enfant (Con một, duy nhất) Il n’y en a pas d’autres dans la famille
(Trong gia đình không có đứa con nào khác)
Un enfant seul (Đứa bé cô độc, lẻ Qui n’est pas accompagné (Không được đi
loi) cùng)
vrai Un vrai problème (Một vấn đề thực Important (Quan trọng)
sự)
Une histoire vraie (Câu chuyện thật)Réelle, vécue (Có thực)

VI. HỢP GIỐNG VÀ SỐ VỚI TÍNH TỪ:


Tính từ tương hợp về giống (giống đực hoặc giống cái) và về số (số ít hoặc số nhiều)
với danh từ mà nó chỉ tính chất
Ví dụ : une rue bruyante (một con đường ồn ào)
des enfants blonds (những đứa trẻ tóc hoe)
1) Sự tương hợp với nhiều danh từ khác giống:
Khi 2 danh từ khác giống (giống đực và giống cái) đi chung với nhau thì một tính từ
bổ nghĩa cho 2 danh từ đó sẽ tương hợp với danh từ giống đực và ở số nhiều.
Ví dụ : une jupe et un chemisier blancs (một cái váy và một cái áo sơ mi nữ màu
trắng)
· Chú ý: les littératures française et anglaise = la littérature francaise et la
littérature anglaise (văn học Pháp và văn học Anh)

2) Trường hợp đặc biệt:


a. Tính từ chỉ màu sắc (adjectifs de couleur):
Danh từ được sử dụng như tính từ chỉ màu sắc thì không thay đổi (invariable)
Ví dụ: une robe marron (áo đầm màu hạt dẻ)
-> marron (nom): invariable
· Ghi chú: rose (màu hồng) và mauve (màu hoa cà) tương hợp với danh từ mà nó
bổ nghĩa
Ví dụ: des rubans roses

b. Tính từ ghép chỉ màu sắc (Adjectifs de couleur composés) :


Tính từ chỉ màu sắc không thay đổi khi nó được bổ nghĩa bởi một danh từ hoặc một
tính từ khác
Ví dụ: une jupe verte (cái váy màu xanh lục)
-> une jupe vert pomme (cái váy màu xanh táo)
une jupe vert clair (cái váy màu xanh sáng)
c. Tính từ demi (nửa), nu (trần), ci-joint (kèm theo), ci-inclus (ở trong này) không
thay đổi khi nó được đặt trước một danh từ
Ví dụ: une demi heure (nửa tiếng) -> une heure et demie (một giờ rưỡi)
ci-joint une photocopie (đính kèm theo đây một bản photo) -> une photocopie ci-
jointe (bản photo được đính kèm)
· Chú ý: demi chỉ tương hợp về giống mà KHÔNG tương hợp về SỐ
d. Trong cụm từ «avoir l’air» (có vẻ), tính từ tương hợp với chủ ngữ.
Ví dụ: cette tarte a l’air délicieuse (cái bánh tạt này có vẻ ngon)

1. Giống đực và giống cái:


 giống đực số ít : Un stylo noir. một cây bút màu đen
 giống cái số ít : Une table noire. một cái bàn đen
 giống đực số nhiều : Des stylos noirs. những cây cây bút đen
 giống cái số nhiều : Des tables noires. những cái bàn đen
Dạng nguyên mẫu của tính từ là dạng ở số ít giống đực.

Ví dụ: Félix est un chat blanc. Felix là một con mèo màu trắng.

Thông thường, ta thêm “e” vào dạng giống đực để được dạng giống cái của tính từ.
Ví dụ:

 Michel est français. Michel là người đàn ông Pháp.


 Marie est française. Marie là người phụ nữ Pháp.
Nếu dạng giống đực của tính từ đã kết thúc bằng “e”, ta sẽ giữ nguyên dạng này cho
giống cái.

Ví dụ:

 Le chat est sur le fauteuil jaune. Con mèo nằm trên cái ghế sofa màu vàng.
 Le chat est sur la chaise jaune. Con mèo nằm trên cái ghế màu vàng.
Nhiều tính từ có kết thúc khác khi chia ở giống cái.

giống đực giống cái Ví dụ

-el -elle naturel – naturelle (tự nhiên)


annuel – annuelle (hằng năm)

-er -ère premier – première (thứ nhất)


dernier – dernière (cuối cùng)
boulanger – boulangère (thợ
làm bánh mì)

-g -gue long – longue (dài)

-en -en vietnamien – vietnamienne


moyen – moyenne (trung bình)
ancien – ancienne (cũ, cổ)

-on -onne bon – bonne (tốt)


mignon – mignonne (dễ
thương)
-eur -euse flatteur – flatteuse (nịnh hót)
-eux curieux – curieuse (tò mò)
heureux – heureuse (hạnh
phúc)
amoureux – amoureuse (đang
yêu)

-f -ve passif – passive (bị động)


neuf – neuve (mới)
positif – positive (tích cực)

Với một số tính từ, có một sự thay đổi đuôi ở giống cái

giống đực giống cái Ví dụ

-eau -elle beau – belle(đẹp)


nouveau– nouvelle (mới)

-ieux -ieille vieux – vieille (cũ, già)

-anc -anche blanc – blanche (trắng)

2. Cách sử dụng tính từ:


Ta thêm “s” vào cuối tính từ để có được dạng số nhiều giống đực.

Ví dụ: Il pense à de bons repas. Anh ta nghĩ về những bữa ăn ngon.

Nếu tính từ đã kết thúc bằng “s” hay “x”, ta giữ nguyên dạng tính từ ở dạng số ít. (ta
không thêm gì vào).

Ví dụ:

 J’aime le fromage français. Tôi thích phô mai pháp;


 J’aime les fromages français. Tôi thích những loại phô mai pháp;
 C’est un homme sérieux. Đây là một người đàn ông nghiêm túc;
 Ce sont des hommes sérieux. Đây là những người đàn ông nghiêm túc;
Ta chia dạng số nhiều giống cái bằng cách thêm “es” vào cuối của tính từ. Nếu tính
từ đã được kết thúc bằng “e”, ta chỉ cần thêm s.

Ví dụ:

 Il est assis sur une chaise jaune. Anh ta ngồi trên một cái ghế vàng.
 Ils sont assis sur des chaises jaunes. Họ ngồi trên những cái ghế vàng.
Trường hợp đặc biệt
Các tính từ kết thúc bằng “al” hay “au” phải chuyển thành “aux” ở giống đực số
nhiều và “ales” ở giống cái số nhiều.

Ví dụ:

 Le musée national (bảo tàng quốc gia) → Les musées nationaux;


 Max est original (Max thì thật kì quặc) → Max et Léo sont originaux;
 Un plat régional (một món ăn vùng miền) → Des plats régionaux;
 Jean est beau (Jean thật đẹp trai) → Jean et Jules sont beaux;
 Le nouveau magasin (cửa hàng mới) → Les nouveaux magasins
Khi mà tính từ dùng để diễn tả nhiều người và một trong số họ là giống đực thì tính
từ được chia ở dạng giống đực số nhiều

giống đực + giống cái= giống đực ở số nhiều

Ví dụ:

 Michel et Marie sont français. Michel và Marie là người pháp.
 Mon frère et ma sœur sont intelligents. Em trai và em gái tôi thì thông minh.
Một vài tính từ có dạng giống đực, giống cái, số ít hay số nhiều là như nhau:

Những tính từ có nguồn gốc từ danh từ (orange : trái cam/màu cam ; marron : hạt
dẻ/màu nâu);

Il aime les fauteuils orange. Anh ta thích những cái ghế bành màu cam;
Tous ses pantalons sont marron. Tất cả quần dài của tôi đều màu nâu.
Màu hỗn hợp

Ví dụ: Il aime les fauteuils jaune citron. Anh ta thích những cái ghế bành màu vàng
chanh.

Các tính từ này được sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày: chic, super, sympa

Ví dụ:

 Il aime les fauteuils chic. Anh ta thích những cái ghế bành lịch sự.
 Ses amis sont sympa. Bạn anh ta thật đáng yêu.
CÁCH CHUYỂN TÍNH TỪ GIỐNG ĐỰC SANG GIỐNG CÁI
1 - Tính từ giống đực trong tiếng Pháp khi thêm e vào sau sẽ chuyển thành tính từ
giống cái.
intelligent --> intelligente

2- Tính từ giống đực tận cùng bằng in, un, an thì khi chuyển sang giống cái thì
thêm e
(trừ: malin ->maligne / bénin -> bénigne)

3- Tính từ tận cùng bằng s khi chuyển sang giống cái thì chỉ việc thêm e.
Gris --> grise

Trừ một số trường hợp ta phải gấp đôi s.


bas -> basse
gras -> grasse
las -> lasse
épais -> épaisse
gros -> grosse
métis -> métisse
ngoại lệ:
tiers -> tierce
frais -> fraîche
exprès -> expresse

4- Nếu tính từ giống đực tận cùng bằng e thì khi chuyển sang giống cái không
biến đổi.
large --> large
(trừ: traître -> traîtresse)

5- Các tính từ giống đực tận cùng bằng l, n khi chuyển sang giống đực thì gấp đôi
phụ âm, rồi thêm e.
(trừ: malin ->maligne / bénin -> bénigne)

6- Tính từ tận cùng bằng et khi chuyển sang giống cái thì đổi thành ette. Trừ một
số trường hợp sau:
replet -> replète
secret -> secrète
complet -> complète
incomplet -> incomplète
concret -> concrète
désuet -> désuète
discret -> discrète
indiscret -> indiscrète
inquiet -> inquiète

7- Các tính từ tận cùng bằng at, ot khi chuyển sang giống cái thì chỉ việc thêm e.
Trừ một số trường hợp sau ot đổi thành otte.
sot -> sotte
pâlot -> pâlotte
vieillot -> vieillotte
bellot -> bellotte
maigriot -> maigriotte
8- Tính từ tận cùng bằng x khi chuyển sang giống cái thì đổi x thành se. Trừ một
số trường hợp sau:
roux -> rousse
fraux -> frausse
doux -> douce

9- Tính từ giống đực tận cùng bằng f khi chuyển sang giống cái thì đổi f thành ve.
Trừ trường hợp sau:
bref -> brève

10- Tính từ giống đực tận cùng bằng c khi chuyển sang giống cái thì đổi c thành
ch.
blanc -> blanche
Trừ trường hợp sau:
grec -> grecque
sec -> sèche

11- Tính từ giống đực tận cùng bằng er khi chuyển sang giống cái thì đổi er thành
ère
Léger --> légère

12- Tính từ giống đực tận cùng bằng gu khi chuyển sang giống cái thì đổi gu
thành guë

Tính từ chỉ định


1. Tính từ chỉ định - Les adjectifs démonstratifs là gì?

Tính từ chỉ định là một từ hạn định

2. Có bao nhiêu loại tính từ chỉ định.

Tiếng Pháp khác các 1 số ngôn ngữ khác, chia giống và số ở tính từ. Chính vì vậy
Masculin (giống đực) Féminin (Giống cái)
Singulier (Số ít) Ce - Cet Cette
Pluriel (Số nhiều) Ces

3. Chức năng của tính từ chỉ định:


 Tính từ chỉ định luôn luôn đứng trước danh từ và nó phải hợp giống và hợp số với
danh từ mà nó đi kèm.
 Tính từ chỉ định diễn đạt ý kiến và chỉ vào sự vật đã xác định với ý nghĩa “ này, ấy,
đó, nay,...”

4. Phân loại tính từ chỉ định:


 “Ce” đứng trước danh từ giống đực số ít bắt đầu bằng phụ âm, trừ h câm.
Ví dụ:
Ce soir, j'irai me coucher plus tôt. (Tối nay, tôi sẽ đi ngủ sớm).
Ce manteau est une marque français( áo khoác này là của thương hiệu pháp)
 “Cet” đứng trước danh từ giống đực số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc h
câm.
Ví dụ:
Cet été, je partirai au Maroc avec mes parents. (Mùa hè này, tôi sẽ đi Maroc với bố mẹ
của tôi).
Cet homme, au coin de la rue, me regarde fixement. (Người đàn ông đó, ở cuối góc
đường, nhìn tôi chăm chú).

 “Cette” đứng trước danh từ giống cái số ít


Ví dụ:
Cette plante a besoin d'être arrosée tous les jours. (Cái cây này cần được tưới nước mọi
ngày).

cette planète, là-bas, c’est Jupiter. (Hành tinh ở đằng kia là sao mộc.)

 “Ces” đứng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái)
Ví dụ:
Ces tasses sont ébréchées! (Những cái tách này bị mẻ rồi!)

5. Một số lưu ý: Sự nối vần với tính từ chỉ định
Bắt buộc phải nối vần danh từ bắt đầu bằng nguyên âm hoặc h câm theo sau tính từ chỉ
định
 ces oiseaux : những con chim này
 ces étudiants :những sinh viên này
 ces héros : những anh hùng
 cet ami : anh bạn này
 cet acteur : anh diễn viên này

Video 121
Tính từ sở hữu
1. Tính từ sở hữu trong Tiếng Pháp

Trong Tiếng Pháp: mon, ma, mes, ton, ta, tes, son, sa, ses, notre, nos, votre, vos, leur,
leurs, được gọi là tính từ sở hữu.
2. Cách sử dụng và vị trí đặt của tính từ sở hữu:
 Tính từ sở hữu được đặt trước danh từ phải phải hợp giống, hợp số với danh từ và
hợp ngôi với chủ sở hữu.
a. Tính từ sở hữu của ngôi thứ nhất số ít (je)
MON – của tôi.
+ Dùng với danh từ giống đực số ít.
+ Dùng với danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm,.
mon téléphone: điện thoại của tôi

MA – của tôi.
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng phụ âm (trừ phụ âm h câm)
ma voiture: chiếc xe của tôi

MES – của tôi.


+ Dùng trước danh từ số nhiều
mes livres: những quyển sách của tôi

b. Tính từ sở hữu của ngôi thứ hai số ít (tu)
TON – của bạn.
+ Dùng trước danh từ giống đực số ít và
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm.
ton frère: anh trai của bạn

TA – của ban.
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm.
ta tête: cái đầu của bạn

TES – của bạn. tes được cùng


+ Dùng trước danh từ số nhiều
tes étudiants: những sinh viên của bạn

c. Tính từ sở hữu của ngôi thứ ba số ít (il, elle, on)
SON – của anh ấy, của chị ấy, của người ta, của chúng ta.
+ Dùng trước danh từ giống đực số ít và
+ Dùng trước danh từ giống cái bắt đầu bằng nguyên âm hoặc phụ âm h câm.
son mari: chồng cô ấy

SA – của anh ấy, của chị ấy, của người ta, của chúng ta.
+ Dùng trước danh từ giống cái số ít bắt đầu bằng phụ âm (trừ phụ âm h câm)
sa femme: vợ anh ấy
SES – của anh ấy, của chị ấy, của người ta, của chúng ta.
+ Dùng trước được dùng trước danh từ số nhiều.
ses enfants: các con của chị ấy

d. Tính từ sở hữu của ngôi thứ nhất số nhiều (nous)
NOTRE – của chúng tôi, của chúng ta.
+ Dùng trước danh từ số ít (cả giống đực và giống cái)
notre fils: con trai của chúng ta

NOS – của chúng tôi, của chúng ta.


+ Dùng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái)
nos filles: những đứa con gái của chúng ta

e. Tính từ sở hữu của ngôi thứ hai số nhiều (vous)
VOTRE – của bạn, của các bạn.
+ Dùng trước danh từ số ít (cả giống đực và giống cái)
votre soeur: chị gái của bạn

+ VOS – của bạn, của các bạn.


Vos được dùng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái)
vos cousins: Anh em họ của bạn

f. Tính từ sở hữu của ngôi thứ ba số nhiều (ils, elles)
LEUR – của các anh ấy, của các chị ấy, của họ, của chúng nó.
+ Dùng trước danh từ số ít (cả giống đực và giống cái)
Leur petit-fils: cháu trai của họ

LEURS – của các anh ấy, của các chị ấy, của họ, của chúng nó.
+ Dùng trước danh từ số nhiều (cả giống đực và giống cái).
Leurs enfants: những đứa con của họ
Video 123
Tính từ không xác định
1. Định nghĩa về tính từ không xác định trong tiếng pháp
Tính từ không xác định trong tiếng pháp (adj indéfini): là từ được sử dụng khi muốn thể
hiển ý nghĩa mập mờ, không xác định và được dùng để làm rõ nghĩa cho danh từ mà
nó đi theo.
Ví dụ:
 Certains noms sont difficiles à prononcer. (Một số tên họ khó phát âm)

 Plusieurs hommes sont venus. (Nhiều người đã đến)

 Quelques enfants ont compris. (Vài đứa trẻ đã hiểu)


2. Phân loại:
a. Số lượng bằng không (une quantité nulle)
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực (masculin)Giống cái (féminin)Giống đực (masculin)Giống cái (féminin)
aucun aucune / /
nul nulle / /
pas un pas une / /
Ví dụ :
 Il n’y a aucune raison de s’inquiéter. (Không có lý do gì để lo lắng)

 On n’entendait pas un bruit. (Ta không nghe thấy tiếng động nào hết.)
b. Số lượng nhất định (une quantité précise), nhưng không đáng kể, ngoại
trừ plusieurs:
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
Quelque quelques
Quelconque quelconques
(un) certain (une) certaine certains certaines
Un peu de Peu de
/ / Plusieurs
Ví dụ :
 J’éprouve quelque embarras à vous répondre. (Tôi cảm thấy lúng túng chút xíu khi
trả lời anh.)

 Nous avons acheté quelques fruits au marché. (Chúng ta đã mua một ít trái cây ở
chợ.)

 Il possède plusieurs appartements à Paris. (Ông ta sở hữu nhiều căn hộ tại Paris.)

 Il possède un certain temps sans écrire. (Có một khoảng thời gian anh ta không viết
lách gì hết.)

 Certains fruits sont meilleurs quand ils sont cuits. (Vài loại trái cây ngon hơn khi
nó vừa chín tới.)
 Pourriez-vous me donner un peu de sel? (Anh có thể cho tôi xin một ít muối được
không?)
 J’ai très peu de temps à vous consacrer. (Tôi có rất ít thời gian dành cho anh.)
c. Số lượng đáng kể (une quantité importante):
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
/ / Quantité de
/ / Nombre de
/ / Beaucoup de
/ / Bien de
Maint mainte Maints Maintes
Ví dụ :
 Il y avait quantité de livres sur les étagères. (Có nhiều sách trên kệ.)

 Nombre de vieux films ont été projetés. (Nhiều bộ phim cũ đã được chiếu.)

 Beaucoup d’élèvessont malades. (Nhiều học sinh bị bệnh.)

 Nous avons bien des problèmes. (Chúng ta có nhiều vấn đề.)

 Je vous ai déjà dit à maintes reprises de vous taire. (Tôi đã nói với anh nhiều lần
liên tiếp là anh nên im đi.)
d. Số lượng tương đối (une quantité relative):
Số nhiều (pluriel)
Giống đực (masculin)/Giống cái (féminin)
Assez de
Trop de
Moins de
Plus de
Ví dụ :
 Avez-vous pris assez de sucre? (Anh đã lấy đủ đường chưa?)

 Il y a trop de monde. On ne voit rien. (Có nhiều người quá. Chúng ta không thấy gì
hết.)

 Bernard gagne moins d’argentque son frère. (Bernard kiếm được ít tiền hơn anh
nó.)

 Vous aurez plus de vacances l’année prochaine. (Năm sau các con sẽ có nhiều kỳ
nghỉ hơn
e. Sự linh tinh, nhiều (la diversité):
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
/ / divers diverses
/ / différents différentes

Ví dụ:
 Il ne viendra pas, pour diverses raisons. (Anh ta sẽ không đến, vì nhiều lý do)
 Cette année, nous avons étudié différents romans. (Năm học này, chúng tôi đã
được học nhiều tiểu thuyết khác nhau.)
f) Sự đồng nhất (la similitude) hoặc sự khác biệt (l’altérité): tính từ không xác
định đứng trước danh từ
--> dùng với ý so sánh (idée de comparaison)
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
Un tel Une telle De tels De telles
(le) même (la) même (les) mêmes
Un autre Une autre D’autres
L’autre Les autres
Ví dụ :
 Une telle attitude est inadmissible. (Một thái độ như vậy là không thế chấp nhận
được.)

 Nous avons les mêmes goûts, la même passion pour le sport. (Chúng ta có cùng sở
thích, cùng một niềm đam mê dành cho thể thao.)

 Il vaut mieux chercher un autre appartement, une autre solution. (Tốt hơn là nên
tìm một căn hộ khác, một giải pháp khác.)
g) Tổng thể, toàn bộ (une totalité):
Số ít (singulier) Số nhiều (pluriel)
Giống đực Giống cái Giống đực Giống cái
(masculin) (féminin) (masculin) (féminin)
tout toute tous toutes
tout un toute une / /
tout le toute la tous les toutes les
chaque / /
Ví dụ:
 Toute erreur serait fatale. (Mọi lỗi lầm đều không thể tránh được.)

 Tout travail mérite salaire. (Mọi công việc đều đáng được hưởng lương.)

 Nous avons dansé toute la nuit. (Chúng tôi đã khiêu vũ suốt đêm.)

 Toutes les secondes, il naît un enfant dans le monde. (Cứ mỗi giây, có một đứa trẻ
được sinh ra.)

 Chaque jour, il va voir sa mère. (Mỗi ngày, anh ấy đều đến thăm mẹ mình.)

 Chaque année, il retourne dans son pays. (Mỗi năm, anh ấy đều trở về nước.)
i. Những cách kết hợp khác có thể được :
Ngoài những cách kết hợp bắt buộc hoặc thường gặp đã được trình bày ở trên, còn
một vài kiểu kết hợp có thể xảy ra nữa như là:
 Tính từ sở hữu và tính từ chỉ định có thể kết hợp với différents, divers và quelques
Ví dụ :
Mes différents
Ces quelques livres
divers

 Tính từ chỉ định (adjectif démonstratif) có thể kết hợp với même
Ví dụ : ces même livres
 Phần lớn các tính từ hay từ hạn định (déterminant) khác đều có thể kết hợp
với autre
Ví dụ :
Mes autreslivres
Ces
Aucunautre livre
Pas un

Mes différents autreslivres


Ces divers
quelques

Quelques autres livres


Certains
Plusieurs
Différents
Divers
Quantité d’ autres livres
Beaucoup d’

3. Vị trí của tính từ không xác định:


 Các tính từ không xác định luôn đứng trước danh từ
Ví dụ:
 Il y a certains lois. (Có một số luật lệ.)
 Chaque pays a ses propres traditions. (Mỗi đất nước đều có truyền thống riêng.)
4. Sự hợp giống và số của tính từ không xác định:
 Phần lớn các tính từ không xác định tương hợp với danh từ về giống và về số.
Ví dụ:
 Elle n’a aucune raison d’être en colère. (Cô ấy không có lý do gì để nổi giận cả.)

 Aucun travail est fini. (Không có công việc nào xong hết.)

 Certains élèves sont absents. (Một số học sinh vắng mặt.)

 Certaines personnes y sont allergiques. (Một số người ở đây bị dị ứng.)
Chú ý:
Có hai tính từ không xác định bất biến là chaque (mỗi, mỗi một) và plusieurs (nhiều)
5. Một số chú ý:
1) Vài từ có thể là tính từ không xác định hoặc tính từ chỉ tính chất, tuỳ theo cách sử
dụng :
_ Certain :
Là tính từ không xác định khi nó đứng trước danh từ
Ví dụ : Ce tableau a une certaine valeur. (Bức tranh này có một giá trị nào đó.)
Là tính từ chỉ tính chất khi nó đứng sau danh từ hoặc một động từ trạng thái (verbe
d’état), nó có nghĩa là chắc chắn (sûr), thực (réel).
Ví dụ : Il a enfin un travail certain. (Cuối cùng anh ta cũng có được công việc chắc
chắn.)
_ Divers/différent :
Là tính từ không xác định, dùng để chỉ số lượng nhỏ (un petit nombre)
Ví dụ :
Au cours de la réunion, divers points de vue ont été exprimés. (Trong suốt buổi họp,
nhiều quan điểm khác nhau đã được bày tỏ.)
Video 27
Động từ:
Động từ tiếng Pháp được chia thành 3 loại:

 Nhóm I (1er groupe): Là các động từ kết thúc bằng đuôi “-ER” như aimer
(yêu), manger (ăn), chanter (hát), préparer (chuẩn bị).
NGOẠI TRỪ: Động từ aller.
 Nhóm II (2ème groupe): Là các động từ kết thúc bằng đuôi “-IR” như finir (kết
thúc), réussir (thành công), choisir (chọn lựa)…
 Nhóm III (3ème groupe): Là các động từ bất quy tắc thường kết thúc bằng
đuôi “-RE, -OIR…” như être (thì/là/ở), avoir (có), savoir (biết), attendre (chờ
đợi)…

Cách chia các động từ tiếng Pháp ở thì hiện tại

Cách chia động từ nhóm I

 Bước 1: Bỏ đuôi “-ER” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -e
Tu + -es
Il/Elle + -e
Nous + -ons
Vous + -ez
Ils/Elles + -ent

VD: Động từ Parler (nói) ta chia như sau:


Je parle
Tu parles
Il/Elle parle
Nous parlons
Vous parlez
Ils/Elles parlent.

Cách chia động từ nhóm II

 Bước 1: Bỏ đuôi “-IR” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -is
Tu + -is
Il/Elle + -it
Nous + -issons
Vous + -issez
Ils/Elles + -issent

VD: Động từ Finir (kết thúc) ta chia như sau:


Je finis
Tu finis
Il/Elle finit
Nous finissons
Vous finissez
Ils/Elles finissent.

Cách chia động từ nhóm III

Đối với động từ tiếng Pháp nhóm III, ta không có quy tắc chung cho tất cả các động
từ. Mà đối với mỗi động từ/nhóm động từ ta sẽ có cách chia khác nhau.

Đối với động từ kết thúc bằng đuôi “-DRE”

 Bước 1: Bỏ đuôi “-DRE” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -ds
Tu + -ds
Il/Elle + -d
Nous + -ons
Vous + -ez
Ils/Elles + -ent

VD: Động từ Vendre (bán) ta chia như sau:


Je vends
Tu vends
Il/Elle vend
Nous vendons
Vous vendez
Ils/Elles vendent.

LƯU Ý: Có một vài ngoại lệ đối với một số động từ như sau:

 Động từ Prendre (lấy/nhận…) sẽ có sự thay đổi khi chia ở hiện tại các ngôi:
Nous prenons, Vous prenez, Ils/Elles prennent.
 Động từ Coudre (khâu/may) sẽ có sự thay đổi khi chia ở hiện tại các ngôi: Nous
cousons, Vous cousez, Ils/Elles cousent.
Đối với động từ kết thúc bằng đuôi “-TRE”

 Bước 1: Bỏ đuôi “-TRE” của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
Je + -ts
Tu + -ts
Il/Elle + -t
Nous + -tons
Vous + -tez
Ils/Elles + -tent

VD: Động từ Mettre (đặt/để…) ta chia như sau:


Je mets
Tu mets
Il/Elle met
Nous mettons
Vous mettez
Ils/Elles mettent.

Đối với động từ kết thúc bằng đuôi “-EINDRE/-AINDRE/-OINDRE”

Đối với các động từ tiếng Pháp nhóm III có kết thúc các đuôi như trên, ta sẽ có cách
chia như sau:

 Bước 1: Bỏ đuôi của động từ.


 Bước 2: Lần lượt thêm vào các ngôi các đuôi tương ứng:
 Đối với động từ kết thúc bằng đuôi -EINDRE, ta có:
Je + -eins
Tu + -eins
Il/Elle + -eint
Nous + -eignons
Vous + -eignez
Ils/Elles + -eignent
 Đối với động từ kết thúc bằng đuôi -AINDRE, ta có:
Je + -ains
Tu + -ains
Il/Elle + -aint
Nous + -aignons
Vous + -aignez
Ils/Elles + -aignent
 Đối với động từ kết thúc bằng đuôi -OINDRE, ta có:
Je + -oins
Tu + -oins
Il/Elle + -oint
Nous + -oignons
Vous + -oignez
Ils/Elles + -oignent

Một số động từ nhóm III phổ biến

Động từ Être (thì/là/ở) ta chia như sau:


Je suis
Tu es
Il/Elle est
Nous sommes
Vous êtes
Ils/Elles sont.

Động từ Avoir (có) ta chia như sau:


J’ai
Tu as
Il/Elle a
Nous avons
Vous avez
Ils/Elles ont.

Động từ Aller (đi) ta chia như sau:


Je vais
Tu vas
Il/Elle va
Nous allons
Vous allez
Ils/Elles vont.

Động từ Faire (làm) ta chia như sau:


Je fais
Tu fais
Il/Elle fait
Nous faisons
Vous faisez
Ils/Elles font.

50 động từ Tiếng Pháp thông dụng:


1. être / to be / là, thì, ở
2. avoir / to have / có
3. faire / to do, to make / làm
4. dire / to say / nói
5. pouvoir / can / có thể
6. aller / to go / đi
7. voir / to see / thấy
8. savoir / to know / biết
9. vouloir / to want / muốn
10. venir / to come / đến

11. devoir / to have to , must/ phải


12. croire / to believe / tin
13. trouver / to find / tìm thấy
14. donner / to give / cho
15. prendre / to take / lấy
16. parler / to speak / nói
17. aimer / to like / thích
18. passer / to pass by / vượt qua
19. mettre / to put / đặt
20. demander / to ask / hỏi, yều câu
21. tenir / to hold / cầm
22. sembler / to seem / hình như, có vẻ
23. laisser / to let / để
24. rester / to stay / ở lại
25. penser / to think / nghĩ
26. entendre / to hear / nghe
27. regarder / to look at / nhìn
28. répondre / to answer / trả lời
29. render / to give back / trả lại
30. connaitre / to know / biết
31. arriver / to arrive / tới
32. sentir / to feel / cảm thấy
33. attendre / to wait / chờ đợi
34. vivre / to live / sống
35. chercher / to look for / tìm kiếm
36. sortir / to go out / đi ra ngoài, đi chơi
37. comprendre / to understand / hiểu
38. porter / to carry, to wear / mang, mặc
39. devenir / to become / trở nên
40. entrer / to enter / đi vào
41. écrire / to write / viết
42. appeler / to call / gọi
43. tomber / to fall / rơi, ngã
44. suivre / to follow / theo
45. commencer / to start / bắt đầu
46. revenir / to come back / trở lại
47. permettre / to allow / cho phép
48. montrer / to show / chỉ, cho xem
49. recevoir / to receive / nhận
50. manger / to eat / ăn
Những Động Từ Tiếng Pháp Nhóm 3
1. ACQUÉRIR : thu được, đạt được
J'acquiers
Tu acquiers
Il acquiert
Nous acquérons
Vous acquérez
Ils acquièrent
Ex : Acquérir des connaissances (thu được kiến thức)

2. ASSOIR / ASSEOIR : đặt ngồi


J'assieds / J'assois
Tu assieds / Tu assois
Il assied / Il assoit
Nous asseyons / Nous assoyons
Vous asseyez / Vous assoyez
Ils asseyent / Ils assoient
Ex : Asseoir un enfant sur une chaise (đặt đứa trẻ ngồi lên ghế)

3. BOUILLIR : nấu sôi


Je bous
Tu bous
Il bout
Nous bouillons
Vous bouillez
Ils bouillent
Ex : L'eau bout (nước sôi)

4. MOURIR : chết, qua đời


Je meurs
Tu meurs
Il meurt
Nous mourons
Vous mourez
Ils meurent
Ex : Fermer les yeux à qqn qui vient de mourir (vuốt mắt cho người đã khuất)

5. PEINDRE : vẽ
Je peins
Tu peins
Il peint
Nous peignons
Vous peignez
Ils peignent
Ex : Peindre un paysage (vẽ phong cảnh)

6. RÉSOUDRE : giải quyết


Je résous
Tu résous
Il résout
Nous résolvons
Vous résolvez
Ils résolvent
Ex : Résoudre une difficulté ( giải quyết một khó khăn)

7. VAINCRE : đánh bại, khắc phục


Je vaincs
Tu vaincs
Il vainc
Nous vainquons
Vous vainquez
Ils vainquent
Ex : Vaincre son rival (thắng đối thủ)

8. OFFRIR : tặng
j'offre
tu offres
il/elle/on offre
nous offrons
vous offrez
ils/elles offrent
Ex: Offrir un bouquet de fleurs (tặng một bó hoa)

9. JETER : ném, quăng


je jette
tu jettes
il/elle/on jette
nous jetons
vous jetez
ils/elles jettent
Ex : Jeter une pierre (ném một hòn đá).
Động Từ Phản Thân Trong Tiếng Pháp
1. VERBE PRONOMINAL LÀ GÌ ?
Là các động từ đi cùng với đại từ phản thân “se”
Ví dụ : se lever (thức dậy), se promener (đi dạo), se reposer (nghỉ ngơi), ...

Chúng ta có thể chia các động từ này thành 4 loại sau :
1.a. Mang nghĩa phản thân, tự làm một hành động gì lên bản thân :
Ví dụ : Regarder (nhìn, xem) --> Se regarder (tự nhìn)
Elle se regarde dans le miroir. (Cô ấy tự ngắm mình trong gương)

1.b. Mang nghĩa tương hỗ, lẫn nhau :


Ví dụ : Parler (nói) --> Se parler (nói chuyện với nhau)
Elles se parlent beaucoup. (Học nói với nhau rất nhiều)

1.c. Mang nghĩa bị động :


Ví dụ : Écrire (viết) --> S’écrire (được viết)
“Noël” s’écrit avec un tréma. (Chữ “Noël” được viết với dấu ¨)

1.d. Động từ chỉ tồn tại ở dạng verbe pronominal :


Ví dụ : Se souvenir (nhớ), se moquer (cười nhạo), s’évanouir (ngất xỉu), ...
Je me souviens de mes parents. (Tôi nhớ cha mẹ mình)
Elle s’est évanouie. (Cô ấy đã ngất xỉu)

2. CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ DẠNG VERBE PRONOMINAL Ở THÌ PRÉSENT


Ở thì hiện tại, các verbes pronominaux được chia tương tự như các động từ thường.
Đại từ phản thân “se” sẽ thay đổi thành « me, te, se, nous, vous » tương ứng với từng
ngôi.

Ví dụ : Cách chia động từ « Se laver » ở thì hiện tại


Je me lave
Tu te laves
Il / elle se lave
Nous nous lavons
Vous vous lavez
Ils / elles se lavent

3. CACH CHIA ĐỘNG TỪ DẠNG VERBE PRONOMINAL Ở THI PASSÉ


COMPOSÉ
Ở thì Passé Composé, verbe pronominal luôn chia với trợ động từ “être”. Phân từ quá
khứ hợp giống và số với chủ ngữ.
Thể khẳng định : ĐẠI TỪ PHẢN THÂN + ÊTRE (présent) + PHÂN TỪ QUÁ KHỨ
Thể phủ định : NE + ĐẠI TỪ PHẢN THÂN + ÊTRE (présent) + PAS + PHÂN TỪ
QUÁ KHỨ

Ví dụ : Cách chia động từ « Se laver » ở thì Passé Composé


Thể khẳng định :
Je me suis lavé(e)
Tu t'es lavé(e)
Il/elle s'est lavé(e)
Nous nous sommes lavé(e)s
Vous vous êtes lavé(e)s
Ils, elles se sont lavé(e)s
Thể phủ định :
Je ne me suis pas lavé(e)
Tu ne t'es pas lavé(e)
Il/elle ne s'est pas lavé(e)
Nous ne nous sommes pas lavé(e)s
Vous ne vous êtes pas lavé(e)s
Ils, elles ne se sont pas lavé(e)s

*Ghi chú : Nếu theo sau verbe pronominal có một COD (Complément d’objet direct,
đại từ bổ ngữ trực tiếp) thì phân từ quá khứ giữ nguyên không đổi :
Elle s’est lavée. (Cô ấy đã tắm)
*Trường hợp này, COD của động từ là đại từ « se » tức là « cô ấy » (chủ ngữ) nên
phân từ quá khứ « lavé » hợp giống và số với chủ ngữ.
Elle s’est lavé les cheveux. (Cô ấy gội đầu)
*Trường hợp này, chúng ta có « les cheveux » là COD của động từ và đứng sau động
từ nên phân từ quá khứ « lavé » không hợp giống và số với chủ ngữ.

Video 1, 2, 19, 21 22 23 32 34 88 101 105

You might also like