You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

HUỲNH VĂN HẬU

Mã số SV: 1821005420 Lớp: CLC_18DTM05

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG


DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT
GLOBAL

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

TP. HỒ CHÍ MINH 4/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

HUỲNH VĂN HẬU

Mã số SV: 1821005420 Lớp: CLC_18DTM05

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG


DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT
GLOBAL

Chuyên ngành: Thương mại quốc tế

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


TS. LÊ QUANG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH 4/2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm
hiểu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Quang
Huy, đảm bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về lời cam đoan này.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày tháng năm 2021


Chữ ký GVHD
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN


UNIFREIGHT GLOBAL .............................................................................................5

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN
UNIFREIGHT GLOBAL .............................................................................................5

1.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp ...................................................................5

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp..................................6

1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT


GLOBAL ........................................................................................................................6

1.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT


GLOBAL ........................................................................................................................7

1.3.1 Chức năng .....................................................................................................7

1.3.2 Nhiệm vụ ........................................................................................................8

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT


GLOBAL ........................................................................................................................9

1.4.1 Tình hình nhân sự ở công ty ........................................................................9

1.4.2 Phân tích chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy tổ
chức hoạt động của công ty Cổ phần Unifreight Global. .....................................10

1.4.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần
Unifreight Global trong giai đoạn 2015-2020 ........................................................12

1.4.3.1 Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty ............................... 12

1.4.3.2 Phân tích kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty ..........................14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG


HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
UNIFREIGHT GLOBAL ...........................................................................................17
2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH CHUNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ...........................................................................................17

2.2 HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY UNF .....18

2.2.1 Giới thiệu chung về một lô hàng được nhập khẩu tại tháng 11,12/2020 tại
công ty: ......................................................................................................................18

2.2.2 Phân tích cụ thể từng bước trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
hàng không ................................................................................................................19

2.2.2.1 Nhận thông tin từ khách hàng ..................................................................19

2.2.2.2 Thỏa thuận giá cước ..................................................................................20

2.2.2.3 Chuẩn bị chứng từ .....................................................................................20

2.2.2.4 Nhận và kiểm tra chứng từ .......................................................................21

2.2.2.5 Làm thủ tục Hải quan ...............................................................................21

2.2.2.6 Nhận hàng tại kho .....................................................................................27

2.2.2.7 Thanh toán .................................................................................................28

2.2.2.8 Thu phí và giao hàng .................................................................................28

2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY UNF ............................................................. 29

2.3.1 Thuận lợi ..........................................................................................................29

2.3.2 Khó khăn ..........................................................................................................29

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO
NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BĂNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN UNIFREIGHT GLOBAL ........................................................................31

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ..................................................................................................31

3.2 MỤC TIÊU ĐỀ XUẤT ..........................................................................................31

3.3 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................31

PHỤ LỤC .....................................................................................................................36


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Chữ dầy đủ Nghĩa tiếng việt


viết tắt
A/N Arrival Notice Thông báo hàng đến
Cnee Consignee Người nhận hàng trên vận đơn
CS Customer Service Bộ phận chăm sóc khách hàng
ETD Estimated Time Of Departure Thời gian khởi hành dự kiến
EXW Ex works Giá xuất xưởng (điều kiện
Incoterms)
HAWB House Air Waybill Vận đơn nhà
IATA International Air Transport Hiệp hội Hàng Hải Quốc Tế
Association
MAWB Master Air Waybill Vận đơn chủ
VIFFAS Vietnam Freight Forwarders Hiệp hội giao nhận kho vận Việt
Association Nam
WCA World Cube Association Hiệp hội các đơn vị cung cấp dịch
vụ vận chuyển
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty Cổ phần Unifreight Global .................10
Hình 1.2 Lợi nhuận nhập khẩu theo phương thức vận chuyển .....................................16
Hình 2.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại UNF........18
Hình 2.2 Phần mềm ECUS5 VNACCS .........................................................................22
Hình 2.3 Mục thông tin khách hàng trong hệ thống ECUS ..........................................22
Hình 2.4 Phần thông tin chung trong Hệ thống khai báo Hải quan điện tử ECUS .......23
Hình 2.5 Phần vận đơn trong Phần thông tin chung của phần mềm ECUS ..................25
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự công ty Cổ phần Unifreight Global ........................................9
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Unifreight Global ........13
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty .....................................................14
Bảng 1.4 Lợi nhuận sau thuế của hoạt động nhập khẩu phân chia theo phương thức vận
chuyển ............................................................................................................................ 15
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngành vận tải hàng không ngày càng trở nên quan trọng trong ngành giao thông
vận tải. Nó là một thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, trên nhiều tầng khác
nhau, và trong các phân khúc khác nhau. Nó đại diện cho khoảng 1% toàn ngành vận tải
hàng hóa theo trọng lượng nhưng lại tới 30% theo giá trị.

Là một nước nhập siêu, cùng với sự gia nhập nhiều tổ chức thương mại quốc tế,
ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội cho
Việt Nam phát huy những thế mạnh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất nhập khẩu và
tạo lập môi trường thương mại mới. Do đó, nhập khẩu đối với Việt Nam đóng một vai
trò to lớn trong việc thúc đẩy CNH-HĐH đất nước và tiếp thu, học hỏi những cái tiến
bộ của thế giới.

Chúng ta đã quá quen với hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, lại ít
chú trọng đến đường hàng không, trong khi đại đa số hàng giá trị cao hay đòi hỏi thời
gian vận chuyển ngắn lại phụ thuộc phần lớn vào các phương tiện bay này. Hơn nữa,
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận do vận tải hàng không tại công ty mang lại rất cao và có xu
hướng tiếp tục tăng. Do đó, việc nâng cao hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cho đường
này là xu thế tất yếu. Nhận thức được tầm quan trọng này, nên trong quá trình kiến tập
tại doanh nghiệp được sự chấp thuận của công ty Cổ phần UniFreight Global cùng với
sự hướng dẫn của TS. Lê Quang Huy, tôi chọn đề tài: “Phân tích quy trình tổ chức
thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại
công ty Cổ phần UniFreight Global” để làm đề tài báo cáo thực tập của mình.

1. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nắm được các lý thuyết cơ bản liên quan tới nghiệp vụ giao nhận hàng nhập
khẩu, song ứng dụng các kỹ năng vào thực tiễn.

Phân tích quá trình thông quan hàng nhập khẩu của công ty Cổ phần Unifreight
Global cũng như thuận lợi và khó khăn trong quy trình.

Gợi ý một số kiến nghị trên quan điểm cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả các quy
trình làm thủ tục nhập khẩu của công ty Cổ phần Unifreight Global.

1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty Cổ phần Unifreight Global.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ phần Unifreight Global
 Về thời gian: diễn ra hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Unifreight
Global giai đoạn 2015-2020
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thu thập thông tin nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu, người viết đã sử dụng các
phương pháp:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin từ việc phân
tích và tổng hợp các tài liệu như tạp chí, báo cáo khoa học, sách, tài liệu lưu trữ, số liệu
thống kê, thông tin đại chúng, internet,.. Tác giả nghiên cứu các tài liệu lưu trữ, số liệu
thống kê và báo cáo tài chính định kỳ của công ty Cổ phần Unifreight Global. Với mục
đích cung cấp và làm rõ tình hình hoạt động của công ty Cổ phần Unifreight Global ở
chương 1 và vận dụng kiến thức của các tài liệu, sách báo để áp dụng làm quy trình nhập
khẩu hàng hóa ở chương 2.

Phương pháp thống kê – mô tả: là phương pháp nghiên cứu mà dựa vào đó tổ
chức số liệu thu thập được theo những chuẩn mực nhất định, sử dụng các công thức tính
toán về xu thế, độ lệch .. nhằm phân tích các con số thống kê. Tác giả sử dụng các số
liệu, dữ liệu của công ty để làm rõ hơn về cơ cấu dịch vụ và cơ cấu thị trường của công
ty, các số liệu và dữ liệu được mô tả rõ hơn qua các biểu đồ ở chương 1.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: là phương pháp xử lý các thông tin định tính và
định lượng sau khi đã được thống kê mô tả lên các biểu đồ, sơ đồ. Đối chiếu các số liệu
với nhau nhằm mục đích so sánh về tình hình hoạt động: doanh thu, chi phí và lợi nhuận
của công ty qua các năm ở chương 1 nhằm đưa ra đánh giá nhận xét.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: là phương pháp tiếp xúc trực tiếp hay gián
tiếp để đưa ra những câu hỏi đối với người đối thoại nhằm thu thập thông tin. Trong quá

2
trình kiến tập tại công ty, tác giả đã phỏng vấn bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thêm
thông tin về quy trình cũng như những thuận lợi hay khó khăn của việc làm thủ tục nhập
khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó đề ra kiến nghị nhằm nâng cao quy trình làm thủ tục nhập
khẩu của công ty.

4. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục bài báo cáo gồm 3
chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần UniFreight Global

Chương này sẽ giới thiệu một cách khái quát về công ty Giao Vận như: thời gian
thành lập, chức năng, cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty, tình hình hoạt động trong
những năm vừa qua và một số thuận lợi, khó khăn mà công ty gặp phải trong những năm
qua và trong thời gian tới.

Chương 2: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa bằng
đường hàng không tại Công ty Cổ phần Unifreight Global

Trình bày rõ qui trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại
Công ty làm dịch vụ giao nhận.

Chương 3: Kiến nghị

Từ thực tiễn đưa ra nhận xét, đánh giá, rút ra điểm mạnh để phát huy, hạn chế
khắc phục những điểm yếu còn tồn tại. Đề xuất đóng góp để Công ty Cổ phần UniFreight
Global hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Kiến nghị với các cơ quan - ban ngành liên
quan đưa ra phương án khắc phục và giải quyết triệt để những vướng mắc mà Công ty
Giao nhận nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đang gặp phải.

Dù đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Công ty Cổ phần UniFreight


Global, cũng như sự chỉ bảo tận tâm của Giáo viên hướng dẫn – TS. Lê Quang Huy,
nhưng do thời gian kiến tập và hoàn thành đề tài có hạn, cùng với sự thay đổi và phát
triển không ngừng của thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong sẽ nhận được những ý kiến quan tâm đóng góp từ quý thầy cô, Quý công ty để bài
Báo cáo này được hoàn thiện hơn nữa.

3
Em xin chân thành cảm ơn!

4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
UNIFREIGHT GLOBAL

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN
UNIFREIGHT GLOBAL
1.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Unifreight Global là một công ty Cổ phần có nhiều thành viên
góp vốn. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Tổng Giám Đốc: Võ Ngọc Biên.
Ngày 1/8/2010 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Unifreight Global - một công ty thành viên
của U&I LOGISTICS với ngành nghề kinh doanh chính là đại lý giao nhận hàng hóa
Quốc tế.

 Tên công ty: Công ty Cổ phần UniFreight Global


 Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: UNIFREIGHT GLOBAL
JOINT STOCK COMPANY
 Tên giao dịch: Unifreight Global
 Tên viết tắt: UNF
 Mã số thuế: 0310226254
 Giấy phép kinh doanh: 0310226254 - Ngày cấp: 31/07/2010
 Ngày hoạt động: 01/08/2010
 Giám đốc: VÕ NGỌC BIÊN
 Trụ sở chính: 53 Lam Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM.
 Điện thoại: (828) 354 725 72/73/74 / 75.
 Fax: 84 8 35472576
 Email: info@unifreightglobal.vn
 Website: http://unifreightglobal.vn
 Số tài khoản: (VNĐ) 0071005714850 - (USD) 0071375714916
 Vốn điều lệ: 2.000.000.000 (Việt Nam Đồng)

5
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
 Tháng 8/2010: Thành lập Công ty Cổ phần U & I FREIGHT
 Tháng 10/2012: Trở thành thành viên IATA (Hiệp hội Hàng Hải Quốc Tế)
 Tháng 1/2013: Trở thành thành viên VIFFAS (Giao nhận kho vận Việt
Nam)
 Tháng 1/2014: Thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa U & I Tháng
3/2016: trở thành thành viên của WCA (Hiệp hội các đơn vị cung cấp dịch
vụ vận chuyển)
 Tháng 10/2016: Thành lập Qui Nhơn, Bình Dương, Bình Thuận
 Tháng 1/2017: Thành lập văn phòng Cần Thơ, Nha Trang
 Tháng 3/2018: Đổi tên U & I Cargo thành Chi nhánh vận tải hàng hóa tại
Hà Nội.
 Tháng 6/2018: U & I Freight đã đổi tên thành UniFreight Global
 Tháng 7/2018: U & I Freight Hà Nội đổi tên thành UniFreight Global Hà
Nội

1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT


GLOBAL
 Dịch vụ vận tải hàng hóa
- Cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đúng hẹn, an toàn bằng phương tiện
vận chuyển hợp chuẩn.
- Với 30 đầu xe hiện đại và hơn 100 rơ mooc các loại cộng với phương tiện
liên kết với các đơn vị khác, công ty cam kết đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa
của khách hàng.
- Toàn bộ đầu kéo của công ty đều trang bị hệ thống định vị GPS do đó rất
dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động của phương tiện cũng như luôn giám sát được hàng
hóa của khách hàng.
- Hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ thông tin, tạo ra môi trường làm
việc trực tuyến rất linh động và an toàn.
 Dịch vụ đại lý vận tải quốc tế

6
- Công ty Cổ phần UniFreight Global là công ty chuyên cung cấp dịch vụ
Logistics nội địa, giao nhận, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không,
đường biển, và vận tải liên hợp.

- Công ty có hệ thống đại lý toàn cầu phục vụ việc giao nhận hàng hóa trên
toàn thế giới.

- Luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, không ngừng cải tiến, nâng cao
chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt nhất, đem lại hiệu quả và lợi nhuận cho khách hàng.

 Dịch vụ vận chuyển hàng không

- Công ty có quan hệ tốt với các Hãng hàng không, các đối tác sân bay cùng
với hệ thống đại lý toàn cầu phục vụ việc giao nhận hàng hóa trên toàn thế giới.

 Dịch vụ vận chuyển đường biển

- Cũng như vận chuyển bằng đường hàng không , công ty có mối quan hệ
tốt với các hãng tàu, bến cảng, giá cả cạnh tranh, dịch vụ chất lượng, phục vụ tốt nhất
cho khách hàng.

 Ngoài các lĩnh vực trên công ty còn cung cấp các dịch vụ khác

- Dịch vụ Door to Door.

- Dịch vụ chuyển phát nhanh.

- Dịch vụ dự án

- Hiện tại công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và có chi
nhánh tại Hà Nội, 9 văn phòng tại các thành phố lớn của Việt Nam (Hải Phòng, Đà
Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương & Cần
Thọ.

1.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


UNIFREIGHT GLOBAL
1.3.1 Chức năng
- Đại lý giao nhận hàng hoá trong và ngoài nước.

7
- Khai thuê hải quan

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá nội địa và Quốc tế bằng đường sông,
đường bộ, đường biển, đường hàng không.

- Kinh doanh kho bãi, luân chuyển phục vụ cho việc tập kết hàng hoá xuất
nhập khẩu của các đơn vị ký gởi.

- Thực hiện các quy trình bảo quản hàng hoá theo đúng yêu cầu, kỹ thuật,
tính chất của từng loại hàng hoá. Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh
dịch vụ và các kế hoạch có liên quan nhằm đáp ứng các chức năng hoạt động của công
ty.

- Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng cho các công ty và tổ chức.

1.3.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của UniFreight Global là xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động giao
dịch hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo nguồn vốn cho dịch vụ của công ty, quản lý khai thác,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo đầu tư mở rộng hoạt động, đổi mới trang
thiết bị, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế ngân sách Nhà nước. Thực hiện các cam kết trong
hợp đồng ủy thác giữa công ty với khách hàng và hợp đồng có liên quan đến hoạt động
giao nhận của công ty.

Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng giao nhận, mở rộng
thị trường. Trước mắt cũng cố, ổn định những khách hàng cũ, quen thuộc.

Thực hiện tốt các chính sách thuế, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền
lương và các chính sách xã hội khác, làm tốt công tác tổ chức cán bộ và đào tạo bồi
dưỡng văn hóa, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chức của công ty.

Đẩy mạnh mối quan hệ với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng và tìm
kiếm khách hàng mới.

8
1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UNIFREIGHT
GLOBAL
1.4.1 Tình hình nhân sự ở công ty
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự công ty Cổ phần Unifreight Global
GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ HỌC VÁN
Số Lượng Tỉ Lệ (%) Số Lượng Tỉ Lệ (%)
Nam 18 62 % Phổ Thông 5 17 %
Nữ 11 38 % Trung Cấp 3 11 %
Tổng Cộng 29 100% Cao Đẳng 12 41 %
Đại học 9 31%
Tổng cộng 29 100%
Nguồn: Phòng kế toán

Hiện tại công ty đang có 29 người, 13 nhân viên văn phòng, 7 nhân viên giao
nhận và 9 nhân viên kho. Với đội ngũ quản lý hơn 20-30 năm kinh nghiệm và đội ngũ
nhân viên từ 2-10 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics. Đội ngũ nhân viên công ty
đang cung cấp các dịch vụ Logistics khác nhau trong vận tải hàng hóa trong và ngoài
nước để đáp ứng nhu cầu nhu cầu cao của khách hàng và đối tác.

Có mối quan hệ tốt với các hãng hàng không, hãng tàu, đối tác sân bay, cảng biển
và mạng lưới đại lý toàn cầu cho vận chuyển hàng hóa quốc tế trên toàn thế giới.

Đội ngũ nhân viên luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằng cách cung
cấp nhanh chóng và an toàn với mức giá cạnh tranh và cung cấp dịch vụ kịp thời với
chương trình giao hàng và phân phối không gian được đảm bảo tốt nhất.

9
1.4.2 Phân tích chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy
tổ chức hoạt động của công ty Cổ phần Unifreight Global.

Hình 0.1.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty Cổ phần Unifreight Global
 Tổng Giám Đốc: là người có trách nhiệm về hoạt động của công ty, quản lý điều
hành và ra quyết định. Có quyền phân công, bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với
nhân viên trong công ty.
 Phó Tổng Giám Đốc: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc, phối hợp với
tổng giám đốc làm công việc điều hành, chỉ đạo các phòng ban. Phó tổng giám đốc thực
hiện giao dịch, đàm phán, ký kết và giải quyết tất cả những vướng mắc với những khách
hàng vừa và nhỏ.
 Phòng kinh doanh: có trách nhiệm thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và
kinh doanh, tìm kiếm khách hàng cho toàn bộ công ty về lĩnh vực khai thuế Hải quan,
giao nhận hàng hóa và đại lý vận chuyển….
 Phòng giao nhận: có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không.
10
Gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận chứng từ: chịu trách nhiệm nhận và kiểm tra tất cả những hồ sơ,
chứng từ do khách hàng cung cấp, kiểm tra chứng từ, lên tờ khai, làm thủ tục Hải quan,
kiểm hóa, giao nhận hàng.

- Bộ phận giao nhận: sau khi bộ phận chứng từ hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ
thì nhân viên giao nhận sẻ cầm bộ hồ sơ này làm nhiệm vụ khai báo Hải quan và giao
nhận hàng hóa. Các công việc này thì được thực hiện tại cảng hoặc sân bay như: nộp tờ
khai, chờ hải quan kiểm tra giá thuế và đợi kết quả phân lệnh hình thức mức độ kiểm
tra, nếu có kiểm tra thì chờ hải quan kiểm hóa và sau đó làm thủ tục để đưa hàng hóa
đến nơi cuối cùng theo thỏa thuận với khách hàng.

 Phòng hành chính nhân sự: Chỉ đạo quản lý điều hành và theo dõi tiến độ thực
hiện công việc của nhân viên trong phòng nhân sự.
- Thống kê và lập danh sách nâng lương định kỳ cho cán bộ, công nhân
viên.

- Xây dựng quy chế, quy định về quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội phúc lợi công ty.

- Tổ chức kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở toàn thể cán bộ, công nhân viên chấp
hành chủ trương chính sách, quy chế nội quy, quy định trong phạm vi toàn công ty, chỉ
đạo công tác sơ vấn phỏng vấn và tiếp nhận lao động.

- Chỉ đạo triển khai theo dõi thời hạn hợp đồng lao động của toàn thể cán
bộ, công nhân viên.

- Chỉ đạo tổ chức các chương trình đào tạo và tái đào tạo cán bộ, công nhân
viên để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Tổ chức ghi nhận tổng hợp đánh giá và đề xuất với Giám đốc quyết định
khen thưởng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, nâng lương, hạ lương theo đề nghị của phòng ban,
các đơn vị trực thuộc.

- Thực hiện và đánh giá, báo cáo với Giám đốc về chấp hành quy định nội
quy.

11
- Triển khai theo dõi kết quả thực hiện các thông báo, quyết định khen
thưởng, kỹ luật của Giám đốc.

- Kiểm tra công tác cập nhật xử lý thông tin nhân sự toàn công ty, cập nhật
thường xuyên thông tin bên ngoài để ổn định phát triển nguồn nhân lực.

 Phòng kế toán-tài chính: có chức năng chính là giúp ban lãnh đạo của
công ty về mặt quản lý tài chính, cung cấp thông tin tài chính trong hoạt động kinh
doanh, đôn đốc công việc thanh toán và đối chiếu công nợ kịp thời đúng chế độ, báo
cáo, quyết toán đúng định kỳ nhằm bảo toàn và tăng vốn, phân tích hoạt động kinh doanh
của công ty mỗi năm một lần.
Nhận xét

- Trong công ty, Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất về mọi hoạt
động tài chính, kinh tế, kỹ thuật, nhân sự theo nhiệm vụ và quyền hạn đã được quy định
trong điều lệ của Doanh nghiệp tư nhân do nhà nước ban hành. Mọi nhân viên đều phải
chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, mệnh lệnh của Giám đốc.

- Các phòng ban, bộ phận chức năng cần kịp thời đề xuất với Giám đốc
những đề nghị và biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình sản xuất,
kinh doanh và tăng cường công tác quản lý công ty.

- Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, do đó công ty
đã tránh được trình trạng tập trung toàn bộ các vấn đề quản lý cho Giám đốc dẫn đến
tình trạng quá tải, nhưng vẫn đảm bảo được chế độ một thủ trưởng, các phòng ban làm
việc theo chuyên môn hóa, thủ trưởng là người lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về hoạt động do mình phụ trách. Với bộ máy tổ chức nhanh gọn, cách
phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân và phòng ban hợp lý đã làm cho hoạt động của
công ty ngày càng trở nên nề nếp, đồng bộ.

1.4.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần
Unifreight Global trong giai đoạn 2015-2020
1.4.3.1 Phân tích kết quả kinh doanh chung của công ty

12
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Unifreight Global
Đơn vị: triệu đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020


Doanh thu 56,302 43,659 61,786 60,689 65,037 64,680
Chi phí 54,783 41,849 60,135 59,027 63,128 61,820
Lợi nhuận trước thuế 1,519 1,811 1,651 1,662 1,909 2,860
(Si /Si-1) -12,643 18,127 -1,097 1,909 -0,357
I’(Si/Si-1) -0.22 0.41 -0.018 0.031 -0.005
(Yi /Yi-1) 0.292 -0.16 0.011 0.247 0.951
I’(Yi /Yi-1) 0.192 -0.088 0.0066 0.148 0.498
Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty ổn định, cụ
thể:

- Doanh thu năm 2016 so với năm 2015 giảm 22% tương ứng 12,643 tỷ đồng.
- Doanh thu năm 2017 so với năm 2016 lại tăng 41% tương ứng 18,127 tỷ đồng.
- Doanh thu năm 2018 so với năm 2017 giảm nhẹ 1.8% tương ứng 1.097 tỷ
đồng.
- Doanh thu năm 2019 so với năm 2018 tăng nhẹ 3.1% tương ứng gần 2 tỷ
đồng.
- Doanh thu năm 2020 so với năm 2019 giảm nhẹ 0.5% tương ứng 0.357 tỷ
đồng

=> Nhìn vào doanh thu ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty có xu hướng tăng
và ổn định. Mặc dù có năm giảm doanh thu so với năm trước nhưng lợi nhuận
vẫn dương là vì chi phí cũng giảm tương ứng.

- So sánh tỷ lệ tăng doanh thu năm 2016 thấp hơn 2015 là do:

 Năm 2015 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nước ta cũng bị ảnh hưởng không
nhỏ từ sự khủng hoảng này. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên hầu hết mọi
hoạt động xã hội của người dân cũng đều ảnh hưởng, tiêu dùng giảm mạnh, các công ty

13
cũng hạn chế sản xuất do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của
công ty.
 Nhìn chung tốc độ tăng chi phí bình quân giảm dần qua các năm. Nguyên
nhân là do năm 2015 đến 2016 công ty đã đầu tư một khoản chi phí lớn hoạt động và
trang bị một máy móc thiết bị phục vụ cho công tác văn phòng. Mặt khác, trong năm
2015 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nước ta bị lạm phát nên giá cả
tăng cao.
 Trong những năm gần đây nhu cầu giao nhận ngày càng cao nên từ đó mà
doanh thu của công ty tăng theo. Tuy nhiên năm 2018 giảm nhẹ so với 2017 là do công
ty có đầu tư thêm cơ sở vật chất (máy móc thiết bị, xe vận chuyển, ..)
o Về lợi nhuận thì công ty vẫn đảm bảo ở mức tăng an toàn:
- Năm 2016 so với 2015 tăng 292 triệu đồng chiếm tỷ lệ 19,2%.
- Năm 2017 so với 2016 giảm 160 triệu đồng chiếm tỷ lệ 8,8%
- Năm 2018 so với 2017 tăng nhẹ 11 triệu đồng chiếm tỷ lệ gần 0.7%
- Năm 2019 so với 2018 tăng 247 triệu đồng chiếm tỷ lệ 14.8%
- Năm 2020 so với 2019 tăng 951 triệu đồng chiếm tỷ lệ 49.8%

Dù rằng chịu nhiều tác động và ảnh hưởng kinh tế xong công ty vẫn đảm bảo
được lợi nhuận cho hoạt động của mình. Điều này chứng minh tầm nhìn, chiến lược và
hoạch định mà Ban Lãnh đạo của công ty vạch ra là rất đúng đắn.

1.4.3.2 Phân tích kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty
Đơn vị: triệu đồng

Năm 2017 2018 2019 2020


Doanh thu 29,450 27,289 32,506 35,025
Chí phí 28,620 26,560 31,505 33,520
Lợi nhuận trước thuế 830 729 1,001 1,505
Lợi nhuận sau thuế 664 583,2 800,8 1204
(NIi /NIi-1) -80,8 217,6 403,2
I’(NIi /NIi-1) -0.12 0.373 0.503
Nguồn: Phòng kế toán
14
Nhìn vào bảng dữ liệu ta thấy hoạt động nhập khẩu của công ty chiếm phần trọng
yếu. Tỷ lệ nhập khẩu qua các năm chiếm một nửa hoạt động của Unifreight Global và
có chiều hướng tăng trong tương lai.

- Năm 2018 lợi nhuận sau thuế giảm 80,8 triệu đồng so với năm 2017, tức
giảm 12%.
- Năm 2019 lợi nhuận sau thuế tăng 217,6 triệu đồng so với năm 2018, tức
tăng 37.3%
- Năm 2020 lợi nhuận sau thuế tăng 403,2 triệu đồng so với năm 2019, tức
tăng 50,3%
 Như vậy nhìn tổng quan hoạt động nhập khẩu của công ty vẫn đang hoạt
động tốt và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, do tình hình covid-19
cuối năm 2019 kéo dài đến hiện nay đã làm tổn thất không ít đến hoạt động nhập khẩu
của nước ta nói chung và công ty Cổ phần Unifreight Global nói riêng. Đây là yếu tố
khách quan, là điều không thể tránh khỏi nên tỷ lệ nhập hàng sẽ có xu hướng giảm trong
tương lai gần. Tuy nhiên vì công ty UNF có nguồn khách hàng hoạt động tương đối
thường xuyên nên trong những tháng nhà nước kiểm soát được dịch đã giúp doanh
nghiệp không bị lỗ mà còn duy trì được tốc độ tăng trưởng.

Bảng 1.4 Lợi nhuận sau thuế của hoạt động nhập khẩu phân chia theo phương thức
vận chuyển
Đơn vị: triệu đồng

2017 2018 2019 2020


Đường biển 365 300 400 520
Đường hàng không 272 264 385 590
Khác 27 19.2 15.8 94
Nguồn: Phòng kế toán

15
Lợi nhuận nhập khẩu theo phương thức vận chuyển
700

600

500

400

300

200

100

0
2017 2018 2019 2020

Đường biển Đường hàng không Khác

Hình 1.0.2 Lợi nhuận nhập khẩu theo phương thức vận chuyển

Nguồn: tác giả phân tích từ dữ liệu bảng 1.4

Từ bảng 1.4 và biểu đồ trên ta thấy công ty UNF chủ yếu nhập khẩu bằng đường
biển và hàng không. Trong đó đường biển chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu lợi nhuận
hàng nhập, tuy nhiên năm 2020 đường hàng không lại có lợi nhuận vượt trội so với nhập
đường biển. Từ đó cho thấy vận tải hàng không có tốc độ tăng trưởng rất nhanh đầy tiềm
năng và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận của công ty,
nên đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài này để phân tích.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về đơn vị đề tài được tiến hành, đó là Công ty
Cổ phần Unifreight Global. Đồng thời đề cập đến các loại hình dịch vụ, phân tích hoạt
động kinh doanh của công ty. Việc tìm hiểu các thông tin cơ bản và tham khảo ý kiến
của các anh chị nhân viên đã giúp tác giả thuận lợi hơn trong việc thu thập và phân tích
quy trình tổ chức hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu của công ty ở chương 2.

Trong chương tiếp theo tác giả sẽ phân tích hoạt động giao nhận của công ty để
từ đó đánh giá những điểm mạnh yếu trong quy trình.

16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
UNIFREIGHT GLOBAL

2.1 GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH CHUNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Theo sự ủy thác của đại lý nước ngoài hay người nhập khẩu, công ty giao nhận
hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hóa bằng chứng từ được gửi từ nước xuất khẩu
và những chứng từ do người nhập khẩu cung cấp.

Thường sẽ có hai trường hợp phổ biến cho trách nhiệm của công ty trong trường
hợp giao nhận này. Thứ nhất là giao hàng cho người nhập khẩu thực tế tại kho hay trạm
giao nhận hàng hóa của sân bay. Hai là giao hàng đến tận đích mong muốn của khách
hàng. Thì tùy vào từng trường hợp sẽ có các thủ tục và yêu cầu khác nhau để thực hiện
và hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng bay vận chuyển, thanh toán mọi
khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho
hàng hóa.

Thông quan xong sẽ tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người
nhập khẩu cùng giấy tờ hải quan và thông báo thuế. Người nhập khẩu thực tế nhận hàng
và thanh toán các khoản phí mà người giao nhận đã bỏ ra cùng phí vận chuyển cho người
giao nhận. Mỗi loại hình hàng hóa nhập khẩu sẽ có một quy trình dịch vụ nhập khẩu
riêng. Tuy nhiên, ở đây sẽ là quy trình nhập khẩu chung và khái quát cho tất cả các loại
hình. Dựa trên quy trình này, các nhân viên sẽ có một cách nhìn căn bản và tổng thể cho
nghiệp vụ của mình. Quy trình gồm 8 bước cơ bản tóm tắt bằng hình 2.1.

17
Hình 2.1 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại UNF
Nguồn: tác giả tổng hợp

2.2 HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY UNF
2.2.1 Giới thiệu chung về một lô hàng được nhập khẩu tại tháng 11,12/2020 tại
công ty:
 Người nhập khẩu:
- Mã: 3701799403
- Tên: Công Ty TNHH Rieke Packaging Việt Nam
- Mã bưu chính: (+84) 43
- Địa chỉ: MANUFACTURING REZONED AREA AT BINH DUONG

18
INDUSTRIAL SERVICE AND URBAN COMPLEX, Hoa Phu ward, Thu Dau
Mot city, Binh Duong province
- Số điện thoại: (+84)6503865012
 Người xuất khẩu:
- Tên: VASANTHA TOOL CRAFTS PVT LTD
- Địa chỉ: 7-24/2, PIPELINE ROAD, SUBASH NAGAR JEEDIMETLA
HYDERABAD - 500 055, INDIA
- Mã nước: IN
 Sản phẩm: wooden box
 Số lượng: 1 set
 Địa điểm lưu kho: 02B1A04 KHO SCSC
 Địa điểm dỡ hàng: VNSGN HO CHI MINH
 Địa điểm xếp hàng: INHYD HYDERABAD
 Phương tiện vận chuyển: CX0721/28NOV
 Ngày hàng đến: 28/11/2020
 Số hóa đơn: A - 2021110117
 Ngày phát hành: 23/11/2020
 Phương thức thanh toán: TTR
 Tổng giá trị hóa đơn: A - EXW - USD - 57.570
 Tổng trị giá tính thuế: 1.405.600.850

2.2.2 Phân tích cụ thể từng bước trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
hàng không
2.2.2.1 Nhận thông tin từ khách hàng
Đối với Unifreight Global, khách hàng sẽ liên hệ với bộ phận kinh doanh, cụ thể
là các salesman, để yêu cầu thực hiện công việc giao nhận. Như vậy, bộ phận sale sẽ có
nhiệm vụ báo giá với khách hàng. Công việc báo giá được thực hiện Fax, điện thoại,
Email...

Trong trường hợp lô hàng nói trên, Rieke Packaging Việt Nam là đối tác thân
thiết của công ty nên thủ tục đơn giản hơn nhiều. Lúc đầu bên công ty nhận được mail
yêu cầu nhập hàng từ Rieke Packaging vào ngày 23/11/2020, cụ thể là chị N.V1 – nhân

19
viên chứng từ chuyên phụ trách hàng nhập tại công ty tiếp nhận và sẽ tiến hành thỏa
thuận giá cước ở bước 2.

Còn đối với khách hàng mới, thì cần những bước cụ thể hơn. Phần lớn, các khách
hàng hiện nay sẽ gửi mail với các nội dung chi tiết cần thiết thông báo cho bộ phận
chứng từ của công ty để thực hiện giao nhận hàng. Khách hàng sẽ gửi một số thông tin
cơ bản như: dự kiến hàng đến, thời gian giao hàng, khối lượng hàng, loại hàng.... cho
Unifreight Global, nếu Unifreight Global chấp nhận yêu cầu thì khách hàng sẽ gửi bộ
chứng từ cần thiết cho bộ phận chứng từ.

2.2.2.2 Thỏa thuận giá cước


Sau khi đã nhận được thông đi lô hàng về như thế nào, chị N.V1 đã hỏi giá đại lý
tại đầu xuất, giá gồm: Cước, local charge tại đầu xuất. Nhận được báo giá của bên đại
lý đầu xuất cộng với giá bên đầu nhập rồi tính thêm phần lợi nhuận từ cước giá để ra
được giá cuối cùng cho khách hàng (cước, local charge hai đầu), cụ thể là Công ty Rieke
Packaging Việt Nam.

Khách hàng chấp nhận giá người giao nhận đưa ra hoặc hai bên thỏa thuận được
giá thì mình báo đại lý đầu xuất book với hãng bay (hàng air thì đầu nào xuất đầu đó
mới book được).

2.2.2.3 Chuẩn bị chứng từ


Sau khi book với hãng bay thì đại lý đầu xuất sẽ gửi booking confirmed cho công
ty, cụ thể là chị N.V1 tiếp nhận rồi từ đó sẽ chuyển tiếp cho khách hàng, đồng thời sẽ
theo dõi lô hàng xem đại lý và khách hàng sẽ nhận lô hàng vào ngày nào. Đại lý gửi
draft HAWB và MAWB cho mình, thông tin trên bill thì mình gửi hoặc đại lý có thể hỏi
thẳng người gửi hàng để xác nhận.

Bộ phận dịch vụ khách hàng liên hệ phòng thủ tục chứng từ của hãng bay đã book
để nhận chứng từ hàng nhập và giao cho khách hàng.

Hiện nay tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất thì có ba kho chính là TCS, TECS,
SCSC. Trong trường hợp này hàng sẽ được nhập vào kho SCSC.

20
2.2.2.4 Nhận và kiểm tra chứng từ
Trước ETD (trung bình là 1 ngày), đại lý đầu xuất sẽ gửi cho công ty Unifreight
Global Pre alert (bao gồm HAWB, MAWB, Manifest và chứng từ khác nếu có vì lô này
là EXW,chị N.V1 sẽ khai Hải quan và trucking hàng luôn).

Gửi Draft Hawb cho Cnee tại Vietnam, N.V1 sẽ kiểm tra MAWB (kiểm tra thông
tin consignee). Kiểm tra cụ thể như sau:

- Khi nhận được MAWB, HAWB thì xác định xem đây là bản gốc hay
Surrendered hay loại khác, nếu là Surrendered thì xem đã Telex Release chưa.
- Tính hợp lệ của chứng từ: tên người nhận, số kiện, trọng lượng,… nếu
thấy sai sót hoặc thắc mắc phải liên hệ hỏi đại lý và khách hàng để xác nhận lại và yêu
cầu đại lý chỉnh sửa cho phù hợp nếu sai sót.
- Cước tính trên AWB là trả trước hay trả sau.

Sau khi kiểm tra thông tin ổn thỏa hết rồi sẽ báo đại lý đầu xuất và phải “Theo
dõi lô hàng xem nó bay đến đâu? Đang ở đâu? Khi nào về đến: hỏi đại lý, hoặc vào
website của hãng đó tracking” chị N.V1 nói thêm.

Khi hàng về, kho hàng sẽ gửi thông báo hàng đến (A/N) cho công ty forwarder -
ở đây là UNF. Ai tiếp nhận lô hàng này thì sẽ nhận chứng từ này, và làm 1 giấy uỷ quyền
(được hiểu là A/N) đến cho khách hàng – trường hợp này chính là công ty Rieke
Packaging Việt Nam. Bên cạnh đó cũng chuẩn bị các chứng từ để giao cho khách như:
giấy ủy quyền, AWB, Invoice, Packing List, Manifest,.. tất cả các chứng từ đề được
photo hoặc scan để lưu lại làm bằng chứng khi xảy ra khiếu nại. Đồng thời khai tờ khai
draft gửi cho khách kiểm tra, sau khi khách kiểm tra hoàn thiện thì N.V1 sẽ truyền tờ
khai. Bước này sẽ được nêu rõ ở bước 2.2.2.5.

Khách đến nhận chứng từ phải xuất trình giấy giới thiệu của công ty Nhập khẩu
thực tế hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu để xác thực. Sau đó giao chứng từ và yêu
cầu người lấy chứng từ đóng phí giao chứng từ rồi ký nhận.

2.2.2.5 Làm thủ tục Hải quan


Lưu ý: các hình ảnh tác giả chèn vào là tham khảo từ trên mạng nhằm làm tăng
tính khách quan, tạo cái nhìn thực tế hơn cho quá trình phân tích không phải là minh

21
họa cho lô hàng mà tác giả đang phân tích. Tác giả sẽ phân tích cụ thể lô hàng của mình
bằng lời ở những bước cần lưu ý.

Ở công ty UNF thì dùng phần mềm khai điện tử Thái Sơn để khai gồm các thông
tin như sau (các chứng từ tác giả để ở phần phụ lục):

Bước 1: Truy cập phần mềm ECUS5 VNACCS

Hình 2.1 Phần mềm ECUS5 VNACCS


Bước 2: Chọn hệ thống -> chọn thông tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu -> chọn
đúng doanh nghiệp cần khai báo -> ghi.

Hình 2.2 Mục thông tin khách hàng trong hệ thống ECUS

22
Bước 3: Trong phần thông tin chung bắt buộc chúng ta phải điền mục có đánh
dấu “*”.

Hình 2.3 Phần thông tin chung trong Hệ thống khai báo Hải quan điện tử
ECUS
Các mục đánh dấu “*” bao gồm:

Mã loại hình: để xác định mã loại hình ta cần dựa vào 2 yếu tố:

- Mục đích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

- Loại hình doanh nghiệp

Và để thực hiện thống nhất việc khai báo đối với chỉ tiêu mã loại hình trên Hệ
thống VNACCS cũng như mã loại hình xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục khai trên
tờ khai hải quan giấy khi triển khai thực hiện theo quy định của Luật Hải quan, Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư 39/2018/TT-BTC,
sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT_BTC của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban
hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng.

Cơ quan Hải quan: Ghi mã của chi cục hải quan nơi doanh nghiệp thông quan
hàng hóa. Có thể xem trên booking note thông tin cảng xuất hàng để biết cảng đấy thuộc
sự quản lý của chi cục hải quan nào và chọn mã phù hợp.

23
Phân loại cá nhân/ tổ chức: Tùy theo tính chất giao dịch, chọn một trong các mã

sau:

- Mã “1”: Cá nhân gửi cá nhân


- Mã “2”: Tổ chức gửi cá nhân
- Mã “3”: Cá nhân gửi tổ chức
- Mã “4”: Tổ chức gửi tổ chức
- Mã “5”: Khác

Mã hiệu phương thức vận chuyển: Căn cứ phương thức vận chuyển để lựa chọn
một trong các mã sau:

1: Đường không

2: Đường biển (container)

3: Đường biển (hàng rời, lỏng...)

4: Đường bộ (xe tải)

5: Đường sắt

6: Đường sông

9: Khác

Tên của đơn vị xuất khẩu:

(1) Nhập tên người xuất khẩu nếu chưa đăng kí vào hệ thống.

(2) Trường hợp đã đăng kí, hệ thống sẽ tự động xuất ra.

Lưu ý: nhập đầy đủ tên người xuất khẩu theo các chứng từ thương mại (hóa đơn,

hợp đồng, vận đơn…).

 Cụ thể trong lô hàng của công ty Rieke Packaging Việt Nam:


- Mã loại hình: A12
- Cơ quan hải quan: CCHQDTHCM
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: 1 [ 4 ]

24
- Đơn vị xuất nhập khẩu
o Người xuất khẩu (tên, địa chỉ, mã nước)
 Tên: VASANTHA TOOL CRAFTS PVT LTD
 Địa chỉ: 7-24/2, PIPELINE ROAD, SUBASH NAGAR JEEDIMETLA
HYDERABAD - 500 055, INDIA
 Mã nước: IN

Bước 4: Khai báo thông tin chung, phần vận đơn

 Tương tự nhân viên khai sẽ điền bắt buộc vào các ô đánh dấu “*”, trong
trường hợp công ty Rieke Packaging Việt Nam như sau:
- Số vận đơn: 10165
- Số lượng hàng (*): 1 PK
- Tổng trọng lượng hàng (Gross): 1.025 KGM
- Địa điểm lưu kho: 02B1A04 KHO SCSC
- Địa điểm dỡ hàng: VNSGN HO CHI MINH
- Địa điểm xếp hàng (*): INHYD HYDERABAD
- Phương tiện vận chuyển: CX0721/28NOV
- Ngày hàng đến (*): 28/11/2020

Hình 2.4 Phần vận đơn trong Phần thông tin chung của phần mềm ECUS

25
Bước 5: Dựa vào bộ chứng từ cần để khai hải quan điện tử, khai báo lần lượt các
phần Thông tin chung, Thông tin chung 2, Danh sách hàng

- Giấy phép nhập khẩu


- Phân loại hình thức loại hóa đơn
- Số hóa đơn
- Mã hóa đơn:
- Điều kiện giá hóa đơn:
- Phương thức thanh toán
- Tổng giá trị hóa đơn

Bước 6: Khai tên hàng và mã HS

- Mã số hàng hóa (HS) (*): trong trường hợp lô hàng gồm nhiều mặt hàng
tương tự sẽ có mã hàng hóa đại diện của tờ khai. Trong trường hợp lô hàng nhập của
Rieke Packaging thì có mã đại diện là 8480.
- Mô tả hàng hóa (*): mô tả cho từng mặt hàng cụ thể
- Mã nước xuất xứ (*): mỗi nước có một mã riêng, có thể tra cứu trên mạng.
- Số lượng (*): dựa vào B/L để khai
- Đơn giá: dựa vào invoice để nhập.
- Tổng trị giá

Bước 7: Khai chính thức tờ khai

- Sau khi chắc chắn những thông tin trong phần Khai trước thông tin tờ khai
(IDA) đã chính xác, ta sẽ khai chính thức tờ khai.
- Để khai chính thức cần phải có chữ ký số của doanh nghiệp.

Bước 8: Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan

Sau một khoản thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi
kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của
kết quả được phản hồi.

26
- Trường hợp doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì
cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh doanh
nghiệp gửi khai báo lại để lấy số tiếp nhận mới.
- Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải quan cấp
cho doanh nghiệp số tờ khai (số tờ khai của lô hàng này là: 103691730812).

Khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải quan để xem
kết quả phân luồng. Cũng như các hình thức khai Hải quan trước đây, khai Hải quan
điện tử cũng bao gồm 03 luồng chính: xanh, vàng và đỏ (tương ứng với mã phân luồng
1,2,3 trong tờ khai); trong đó luồng vàng lại được chia thành luồng vàng giấy và luồng
vàng điện tử.

- Luồng xanh : miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng đỏ: kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. Có 03 mức
kiểm tra thực tế hàng hóa:
o Mức (a): kiểm tra toàn bộ lô hàng.
o Mức (b): kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc
kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm.
o Mức (c): kiểm tra 5% lô hàng, , nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc
kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm.

2.2.2.6 Nhận hàng tại kho


Thủ tục nhận hàng tại kho SCSC:

 Đối với nhân viên giao nhận (N.V2): để nhận thẻ vào kho, xuất trình tại
cổng bảo vệ các giấy tờ sau:
- Thư báo nhận hàng hoặc vận đơn hoặc số vận đơn.
- Chứng minh nhân dân hoặc passport.
- Giấy giới thiệu của công ty.

Lưu ý: phải mang thẻ trong suốt quá trình vào kho và trả lại thẻ cho bảo vệ khi
ra về.

27
N.V2 đến quầy làm thủ tục, lấy số thứ tự chờ làm thủ tục nhận hàng. Đóng tiền
lao vụ kho SCSC, nhận hóa đơn rồi làm thủ tục mở tờ khai Hải quan.

Trước khi đăng kí kiểm hóa, N.V2 đóng phí lưu kho, lao vụ kho và nhận phiếu
xuất kho cùng với Airway Bill (AWB) đã có chữ ký của nhân viên kho.

- Đưa AWB vừa nhận đến bộ phận Hải quan giám sát để nhập dữ liệu, ký
xác nhận.
- Chờ nhận hàng tại kho, nếu bị kiểm hóa thì đưa hàng ra khu vực kiểm hóa.
- Làm thủ tục mở tờ khai kiểm hóa tại trung tâm Hải quan Tân Sơn Nhất
(mang theo phiếu xuất kho và AWB)
- Trình phiếu xuất kho, AWB để Hải quan ký xuất kho
- Nhận hàng tại kho để đưa ra bãi kiểm hóa.
- Thanh lý tờ khai và nộp thuế.
 Đối với bộ phận Hải quan:

Kiểm tra bộ hồ sơ khai báo vừa tiếp nhận của nhân viên giao nhận về chủng loại,
số lượng và tính hợp lệ của chứng từ.

Kiểm tra hợp lệ rồi sẽ đóng dấu “đã tiếp nhận đăng ký tờ khai” vào sổ đăng ký,
cho số lên tờ khai, sau đó ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Còn nếu không hợp lệ nhân
viên Hải quan làm văn bản “phiếu yêu cầu nghiệp vụ” gửi cho N.V2.

Cấp phiếu tiếp nhận đăng ký tờ khai cho N.V2 và thu lệ phí Hải quan.

Mời nhân viên kiểm hóa đến kiểm tra lô hàng, thường sẽ có một hoặc hai người.
Kiểm hóa xong thì ký, đóng dấu “hoàn thành thủ tục kiểm hóa” lên tờ khai.

2.2.2.7 Thanh toán


Tổng hợp chi phí và làm debit note thu tiền khách hàng. Vì lô này là exw nên
công ty UNF phải thanh toán cho đại lý đầu nước ngoài nữa.

2.2.2.8 Thu phí và giao hàng


Khi tờ khai thông quan thì đặt xe để lấy hàng giao đến nơi khách hàng yêu cầu.
Vì công ty có đội ngũ xe riêng nên chỉ cần liên hệ chú N.V3 – nhân viên điều phối xe
để cho xe đến lấy hàng và phí chuyên chở sẽ thu từ khách.

28
2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY UNF
2.3.1 Thuận lợi
Đội ngũ nhân viên nắm rõ quy trình làm nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu về thời
gian vận chuyển và quyền lợi cho khách hàng.

Sự phối hợp ăn ý giữa các phòng ban giúp đẩy nhanh tiến độ, khách nhận được
hàng nhanh chóng.

Văn phòng chính công ty gần các kho và sân bay Tân Sơn Nhất thuận lợi cho
việc làm giấy tờ nhanh chóng.

Chị N.V2 – nhân viên phòng xuất nhập khẩu cho biết: sau khi làm xong mỗi lô
hàng ta đều phải lưu trữ vào hệ thống hồ sơ chuyên biệt để tiện theo dõi và cập nhật
thông tin được nhanh chóng, chính xác. Lưu hồ sơ có thể dưới dạng bản cứng nhưng
phần lớn là scan lưu trong máy.

2.3.2 Khó khăn


Đối với mỗi mặt hàng sẽ có một tính chất đặc điểm riêng nên cần yêu cầu năng
lực của nhân sự phải cao, am hiểu nhiều để làm thủ tục không sai sót.

Nhiều nhân viên trẻ với kinh nghiệm chưa nhiều, phải hỗ trợ thêm nhiều và chưa
giải quyết được các vấn đề phát sinh có tính mới.

Xe công ty còn hạn chế không đáp ứng kịp giao hàng, còn phải thuê ngoài nhiều.

Khi hàng hóa gặp phải luồng đỏ, công ty sẽ tốn chi phí nhiều hơn cho việc kiểm
hóa và mất nhiều thời gian.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Nội dung chương 2 đã đề cập đến thực trạng thực hiện hoạt động giao nhận hàng
nhập khẩu của công ty. Với việc triển khai cụ thể, hướng dẫn và nêu nhận xét từng bước
trong quy trình đã cho thấy năng lực của công ty và các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó tác
giả sẽ đề xuất các giải pháp, ý kiến để góp phần hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện
quy trình.
29
Chương 3 sẽ nêu rõ ưu, nhược điểm của quy trình tổ chức hoạt động nhập khẩu
của công ty. Từ đó đưa ra kiến nghị đối với các ban ngành liên quan và cả công ty.

30
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO
NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BĂNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN UNIFREIGHT GLOBAL

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
Cơ sở đề xuất của tác giả được đưa ra dựa vào những mặt thuận lợi, khó khăn,
thách thức của công ty trong thời gian qua. Thông qua đó công ty có thể đẩy mạnh những
lợi thế, khắc phục được hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả quy trình nghiệp vụ ở công ty.

- Từ việc về số lượng nhân viên nhiều nhưng còn khá trẻ (phần lớn là có
kinh nghiệm làm việc trực tiếp từ 1-2 năm) nên công việc diễn ra còn có phần chậm trễ
ở những vấn đề phát sinh và còn mắc lỗi khi làm.

- Trình độ nhân viên từ Cao đẳng trở xuống chiếm phần lớn nên kỹ năng về
ngoại ngữ còn hạn chế. Khi đụng việc liên quan đến yếu tố nước ngoài còn nhờ trợ giúp
từ người khác.

- Trong một chuyến tham quan kho của công ty, tác giả nhận thấy việc sử
dụng kho chưa tối ưu, còn trống 30-40% diện tích kho.

- Cảng nằm trong thành phố khiến việc lưu thông bất tiện.

3.2 MỤC TIÊU ĐỀ XUẤT


Từ những cơ sở đề xuất tác giả mong muốn công ty sẽ đạt được những mục tiêu
sau:

- Nâng cao hiệu quả làm việc được trôi chảy, nhanh chóng.

- Tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

- Nâng cao uy tín.

- Mở rộng mạng lưới khách ra biên giới quốc gia.

- Hạn chế rủi ro.

3.3 KIẾN NGHỊ


 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

31
- Trong tương lai có thể xây dựng thêm cảng ngoại thành, hoặc tạo sự
chuyên biệt cảng với thành phố để việc di chuyển thuận lợi và nhanh chóng hơn.

- Nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt đường bộ, đường thủy và
đường hàng không. Nhanh chóng tìm ra các giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng ách
tắc giao thông như việc ùn tắc giao thông tại cảng Cát Lái nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác vận chuyển hàng nội địa.

- Đầu tư container rỗng nhiều hơn để tránh tình trạng thiếu hụt, khẳng định
khả năng logistic của đất nước.

- Cải cách, làm trong sạch bộ máy quản lý của Nhà nước. Chống tham ô,
tham nhũng và xây dựng một hàng rào luật pháp bảo vệ an toàn để tạo ra một môi trường
kinh doanh trong sạch cho các công ty kinh doanh trên lĩnh vực giao nhận vận tải. Đồng
thời, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như các công ty giao nhận vận tải tiết
kiệm được nhiều chi phí.

- Nước ta là một nước đang phát triển nên việc khuyến khích đầu tư vào
nước ta là rất cần thiết. Do vậy nhà nước ta cần tận dụng hơn nửa các nguồn vốn đầu tư
của nước ngoài để phát triển các nguồn kinh tế, phát triển đất nước. Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi cho nước ngoài đầu tư vào nước ta góp phần phát triển kinh tế mà thông
qua đó các công ty, doanh nghiệp học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm về trình độ kỹ
thuật của các nước.

- Chính phủ cần có chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự liên kết
các doanh nghiệp giao nhận kho vận với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô,
đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới.

- Có các chính sách cho vay vốn đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện
cho các đơn vị này có vốn vay đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Mặc dù nước ta đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO nhưng
chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu còn cao như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt…vì thế đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi kinh doanh hoạt
động xuất nhập khẩu. Nhà nước nên có mức thuế ưu đãi hơn nhằm giúp các doanh

32
nghiệp trong nước giảm được giá vốn, tăng sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả trong kinh
doanh.

- Tiếp tục mở rộng các quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, gia
nhập các tổ chức kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng được thị trường của mình.

 Đối với công ty

- Đẩy mạnh hoạt động Marketing quốc tế nhằm mở rộng thị trường hoạt
động như: thị trường Châu Âu, Châu Mỹ là những thị trường tiềm năng.

- Tuyển dụng thêm lực lượng lao động có chuyên môn cao, nâng cao hoạt
động hiện tại. Có nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhân viên.

- Về vấn đề tài chính công ty nên theo dõi và xử lý tích cực các chi phí liên
quan đến từng hoạt động kinh doanh khác nhau của công ty để dễ dàng xử lý nếu có sự
cố, sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm.

- Về dịch vụ khách hàng nên có thêm nhiều chế độ quan tâm khách hàng
cũ, ưu đãi trong khâu báo giá dịch vụ cho khách hàng mới, hạ giá thành chi phí đến mức
thấp nhất để thu hút khách hàng nhiều hơn về phía mình.

- Mở rộng mối quan hệ với các hãng tàu và hãng hàng không nhằm tạo điều
kiện thuận lợi trong việc đặt tải và giảm giá cước.

- Không ngừng thu thập xử lý thông tin có liên quan, đặc biệt là những
thông tin về lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế để hoạt động kinh doanh của công ty đạt
hiệu quả cao nhất.

- Công ty nên trang bị thêm cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho nhân viên có
thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới bằng cách tham gia các lớp đào tạo nâng cao
chuyên ngành, hoặc tham gia các chương trình liên quan đến hoạt động kinh doanh
thương mại.

- Đầu tư thêm phương tiện vận chuyển để công tác vận chuyển hàng hóa
linh hoạt, không ứ động.

33
KẾT LUẬN

Qua bài thu hoạch THNN2 này, chúng ta đã có hiểu rõ hơn thủ tục và quy trình
nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể là quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu đường hàng không. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tuy chỉ là mắt xích
trong nghiệp vụ ngoại thương nhưng đây là một mắt xích quan trọng và phức tạp, đòi
hỏi người thực hiện phải am hiểu, nắm vững nghiệp vụ.

Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần UniFreight Global tác giả đã học
tập được rất nhiều điều từ các anh chị nhân viên, được trực tiếp tiếp xúc với thực tế, và
so sánh với những kiến thức được trang bị trên giảng đường ở trường Đại học Tài chính
– Marketing thật bổ ích cho tác giả trong công việc về sau. Nắm chắc những kiến thức
và kết hợp với những trải nghiệm thực tế trong thời gian thực tập, tác giả có thể tự tin
hơn cho công việc trong tương lai.

Đối với công ty Cổ Phần UniFreight Global hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực
giao nhận - vận tải quốc tế, công ty Cổ Phần UniFreight Global đã xây dựng cho mình
một chỗ đứng trên thương trường. Làm lên tên tuổi và tạo được uy tín đối với khách
hàng được rất nhiều thương nhân và khách hàng biết đến với sự phục vụ tận tâm và chu
đáo. Công ty Cổ Phần UniFreight Global có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, học hỏi không
ngừng để nâng cao nghiệp vụ. Họ linh hoạt tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đóng góp cho
sự phát triển của ngành giao nhận nói chung và Công ty nói riêng, sự cạnh tranh giữa
doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong nước ngày càng trở nên quyết liệt nhưng họ vẫn
vững vàng và tiến bước trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Song quy trình
giao nhận không phải lúc nào cũng suôn sẻ, bản thân nhân viên giao nhận và chính công
ty UniFreight Global cũng gặp phải các trở ngại và khó khăn trong quá trình thông quan
cho hàng hóa, UniFreight Global còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ trong và
làn sóng đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng.

Công ty Cổ Phần Giao Nhận Hàng Hóa UniFreight Global nói riêng và các công
ty giao nhận trên thị trường nói chung đang là một nhân tố khẳng định nền kinh tế Việt
Nam đang còn trên đường hội nhập.

34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Mạnh Hiển (2012), Nghiệp vụ Giao nhận, Vận tải và Bảo hiểm trong ngoại
thương, NXB Lao động – Xã hội.
2. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
3. Tài liệu công ty: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Unifreight Global 2015, 2016,
2017, 2018, 2019, 2020.
4. Nguyễn Thị Cẩm Loan (2020), Transport and Insurance for Import & Export Cargo.
WEBSITE THAM KHẢO
1. https://www.slideshare.net/NgnKhang/quy-trinh-giao-nhan-hang-hoa-bang-duong-
hang-khong-
hay?fbclid=IwAR2KHI_wDcHW8U1KYvLWzLimNAdUzqM3gijz04xSQGLE_zlUL
9drABwGU7g

35
PHỤ LỤC
TỜ KHAI HẢI QUAN

36
37
38
INVOICE

39
GIẤY ỦY QUYỀN

40
ARRIVAL NOTICE

41
HAWB

42
43

You might also like