You are on page 1of 11

b.

So sánh từ “And” trong tiếng Anh (hoặc “Et” trong tiếng Pháp, Und trong tiếng Đức, E
trong tiếng Italia, Y trong tiếng Tây Ban Nha, и trong tiếng Nga, そして trong tiếng Nhật,
v.v.) với những cách biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (5đ) (Quốc Đạt)
Mô tả các chức năng của ET
1. Liên từ để liên kết các từ vựng, ngữ đoạn, mệnh đề có cùng chức năng hoặc cùng vai trò
để bổ sung, liên kết các thông tin với nhau
a. Liên kết hai sự vật có cùng loại, cùng chức năng hoặc dùng trong phép cộng.
Ví dụ: Toi et moi - Bạn và tôi
Je dors à l’école et Marie joue chez moi
Tôi ngủ còn Marie chơi ở nhà tôi
b. Liên kết hai mệnh đề có cùng chức năng
Ví dụ: J’apprends l’anglais et Marie enseigne le Français
Tôi học tiếng Anh còn Marie thì dạy tiếng Pháp
c. Phép cộng
Deux et deux font quatre - hai với hai là bốn
Ví dụ: Taisez-vous et écoutez - Im lặng và lắng nghe đi
d. Mô tả hai sự vật có cùng một hành động
Ví dụ: Il n’ira pas et moi non plus - Nó không đi và tôi cũng vậy
J’ai accepté, et vous? - Tôi đồng ý rồi - Còn bạn thì sao?
e. Dùng cho thành phần cuối trong câu liệt kê
Ví dụ: Ajouter du sucre, du sel et de la crème
Thêm đường, muối và kem
f. Dùng trong số đếm
Ví dụ: Vingt et un - hai mươi mốt
2. Đặt ở đầu câu để nhấn mạnh thông tin
Et moi, je vais au marché - Còn tôi thì đi chợ
3. Dùng trong câu hỏi
Et toi? - Còn mày thì sao?
Et alors? - Rồi sao nữa?
Đối chiếu với cách biểu đạt tương đương với tiếng Việt
1. Liên từ để liên kết các từ vựng, ngữ đoạn, mệnh đề có cùng chức năng hoặc cùng vai trò
để bổ sung, liên kết các thông tin với nhau
a. Liên kết hai sự vật có cùng loại, cùng chức năng hoặc dùng trong phép cộng. Liên kết hai
mệnh đề có cùng chức năng
Ở tiếng Việt ta có thể dùng từ “và”, “với”,...
Ví dụ:
Marie et moi allons à l’école
Marie và tôi/với tôi đi học
b. Liên kết hai mệnh đề có cùng chức năng
Liên kết hai mệnh đề thì tiếng Việt có thể dùng từ “còn” hoặc cụm “còn…thì”
Tôi đi ngủ còn Marie thì đi chơi
Hai chủ thể có cùng một hành động
c. Phép cộng
Đối với phép cộng thì ta có thể sử dụng “với”, “thêm”, “cộng”
deux et deux font quatre - hai cộng/với/thêm hai là bốn
d. Mô tả hai sự vật có cùng một hành động
Ở tiếng Việt có thể dùng “và”, “còn”, “thì”, “cũng vậy”, “cũng”
Il ne mange pas et moi non plus
Nó không ăn thì tôi cũng vậy
Nó không ăn còn tôi cũng không
Nó không ăn và tôi cũng không
e. Dùng cho thành phần cuối trong câu liệt kê
Thành phần cuối trong câu liệt kê
Tiếng việt có thể dùng “và” “với” “rồi”
J’ai visité à Da Nang, Nha Trang, Vung Tau et Hue
Tôi đi Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và Huế
Tôi đi Đà Nẵng, đi Nha Trang, đi Vũng Tàu rồi đi Huế
Ajoutez du sucre, du sel et de la crème
Thêm đường, muối với kem vào
f. Dùng trong số đếm
Ở tiếng Việt thì không cần từ để nối
Vingt et un - hai mươi ba
2. Nhấn mạnh thông tin
Tiếng việt có thể dùng cụm “còn…thì”, “với…thì”
Et moi, j’aime faire la lecture
Còn tôi thì thích đọc sách
Với tôi thì tôi thích đọc sách
3. Dùng trong câu hỏi
Ở tiếng việt có thể dùng cụm “còn…thì sao”, “còn…rồi sao”,...
Et toi? - Mày thì sao - Còn mày thế nào?
et alors? - Rồi sao nữa?

b. So sánh từ “đi” của tiếng Việt với những từ tương đương trong ngoại ngữ bạn biết và
đang học. (5đ) (Ngân La)
So sánh từ “đi” trong tiếng Việt và từ “aller” có nghĩa đa phần tương đương trong tiếng Pháp:

Chức năng Đi Aller

Giống nhau
a.(Người, động vật) Di Tôi đi Hà Nội thường xuyên Je vais souvent à Hanoï
chuyển từ chỗ này đến chỗ
khác.

b.(Dùng trong những tổ hợp Đi học Aller à l’école


trước một động từ khác hoặc Đi làm Aller au travail
một danh từ) Di chuyển đến
chỗ khác, nơi khác để làm
việc gì đó.

c.Di chuyển đến nơi nào đó Đi bộ Aller à pied


bằng phương tiện Đi ngựa Aller à cheval
Đi xe ô tô Aller en voiture

d.(Phương tiện vận tải) Di Chuyến tàu này đi nhanh Ce train va vite
chuyển trên bề mặt.

e.Biểu thị sự hài hoà Chiếc ghế bành này không Ce fauteuil ne va pas avec le
hợp với bàn ghế phòng mobilier du séjour
khách Ce costume lui va bien. Ils
vont bien ensemble.
Bộ đồ này rất hợp với anh
ấy. Chúng nhìn hợp với
nhau.

f.Chết, biểu thị thái độ kính Anh ấy muốn ra đi cùng lúc Il veut s'en aller en même
trọng. với vợ temps que sa femme.

Ngoài sự giống nhau về nghĩa phái sinh thì từ “đi” và “aller” còn có một số giống nhau khi kết
hợp theo dạng “đi + X”
Những kết hợp của “đi” và “aller” với từ chỉ phương hướng, vị trí để chỉ hướng di chuyển.

Trong tiếng Việt Trong tiếng Pháp

Đi đến Aller à
VD: Đi đến Vinh VD: Aller à Vinh

Đi tới nhà ai Aller chez qu’un


VD: Aller chez moi

Đi ra ngoài Aller dehors

Đi xa Aller loin

Đi thẳng Aller tout droit

Đi qua Aller par

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng đó cũng có những điểm khác biệt được thể hiện
qua một số nét nghĩa phái sinh chỉ trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Pháp, và ngược lại

Từ “đi”:
● Đem đến tặng, biếu: đi Tết.
● (Kết hợp hạn chế) Biểu diễn động tác võ thuật: đi bài quyền.
● (Dùng phụ sau tính từ) Dùng biểu thị kết quả của một quá trình làm giảm trạng thái cũ:
người gầy đi; ngày một kém đi.
● (Dùng phụ sau một động từ khác) Dùng biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm
không còn nữa, không tồn tại nữa, xóa bỏ dấu vết: xóa đi dấu vết cũ; cắt đi chỗ thừa.
● (Dùng phụ sau một động từ khác) Dùng biểu thị hướng, quá trình hoạt động để dẫn đến
sự thay đổi xa vị trí cũ: nhìn đi hướng khác.
● Đi ngoài (nói tắt): Đau bụng đi lỏng. (Trường hợp này trong tiếng Việt có cụm “đi vệ
sinh”, tiếng Pháp “aller aux toilettes”).
Từ “aller”:
● Được dùng để hỏi thăm sức khỏe trong câu: Comment allez-vous?
● Sử dụng trong cấu trúc câu diễn đạt thì tương lai gần: ALLER + verbe infinitif. (VD: Il
va pleuvoir! Trời sắp mưa rồi!)
Từ “đi” trong tiếng Việt và từ “aller” trong tiếng Pháp có nhiều nghĩa giống và khác nhau.
Trong cả hai ngôn ngữ hai từ này đều thể hiện chung phạm trù ngữ nghĩa hành động là sự dời
chuyển của người hoặc động vật. Từ nghĩa gốc ban đầu chỉ sự di chuyển của người hay vật,cả từ
“đi” và “aller” đều có những nghĩa biến đổi khác hẳn không còn chỉ hoạt động di chuyển nữa.
Qua so sánh, đối chiếu từ về ý nghĩa, chúng ta có thể tìm ra nhiều điểm tương đồng và khác biệt
qua đó ta có thể vận dụng, tái tạo tinh tế và chính xác hơn khi vận dụng.

b. So sánh từ “but” trong tiếng Anh hoặc từ tương ứng trong ngoại ngữ bạn biết hoặc là
đang học với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (5đ) (Diệu Linh)
Câu này tui copy paste trong bài giữa kì của nhóm Thắm, Long, Quyên vì nó đã quá kĩ ròi
é. Mọi người tự sửa lại ví dụ với cách giải thích nha.

Liên từ “Mais”
1. Giới thiệu Liên từ “Mais” thường đứng trước dấu phẩy, trừ khi nó nối hai từ cùng bản
chất hoặc hai cụm không có động từ.

Ví dụ: J'ai à sortir, mais j'attends que la pluie cesse. Sa conduite est imprévisible mais sensée. C'est un
garçon impulsif et plein de fougue mais intelligent et généreux

Tôi phải ra ngoài, nhưng tôi đang đợi mưa tạnh. Hành vi của anh ấy là không thể đoán trước nhưng
hợp lý. Anh ấy là một chàng trai bốc đồng và hung hăng nhưng lại thông minh và hào phóng.

Nó thường được sử dụng để mô tả sự đối lập (opposition), sự làm rõ (précision), sự sửa chữa
(correction) liên quan đến những gì đã được nêu; sự bác bỏ (objection); củng cố câu trả lời; dùng trong
câu cảm thán hay nghi vấn để thể hiện sự khăng khăng, ngạc nhiên, thiếu kiên nhẫn,…; hay đứng đầu
câu với vai trò là yếu tố chuyển tiếp.

Liên từ “Mais” thường đi với “Non seulement” để đánh dấu sự bổ sung hoặc sự đối lập nào đó.

Ví dụ: Il lui a donné non seulement la propriété de sa terre, mais aussi l'usufruit.

Ông không chỉ trao cho anh ta quyền sở hữu đất đai mà còn cả quyền sử dụng.

Ngoài ra, Mais bien, mais au contraire được dùng sau một mệnh đề phủ định để nhấn mạnh ý đối lập.

Ví dụ: Nous n'arriverons pas le dimanche 7, mais bien le mardi suivant. Ils ne sont pas paresseux, mais
au contraire courageux et travailleurs.

Chúng tôi sẽ không đến vào ngày 7 Chủ nhật, mà là Thứ Ba tuần sau. Họ không hề lười biếng mà ngược
lại rất dũng cảm và chăm chỉ.

2. Các chức năng của liên từ “Mais” trong tiếng Pháp

a. Mô tả sự đối lập (opposition), sự làm rõ (précision), sự sửa chữa (correction) liên quan đến
những gì đã được nêu:

Chúng ta sử dụng liên từ “Mais” để miêu tả điều gì đó đối lập với điều bạn vừa nói hoặc để miêu tả điều
gì đó làm rõ, sửa chữa cho điều chúng ta vừa nói. Ví dụ:

Miêu tả sự đối lập (opposition):

Ma sœur est intelligente mais je suis stupide.

(Chị tôi thông minh nhưng tôi lại ngốc.

Ở đây sự thông minh và ngu ngốc là hai ý trái ngược nhau nên liên từ “Mais” trong câu này có chức
năng là mô tả sự đối lập.
Demain oui, mais aujourd'hui non.

(Mai thì được chứ nay thì không.)

Tương tự ở câu này, hôm nay và ngày mai trái ngược nhau, nên liên từ “Mais” ở đây mang ý nghĩa đối
lập.

Miêu tả sự làm rõ (précision):

C'est beau, mais c'est cher.

(Đẹp mà đắt quá.)

Trong câu này, đẹp và đắt có cùng một giá trị là miêu tả nhưng hai sắc thái này không đối lập nhau, nên
liên từ “Mais” trong câu này mang ý nghĩa bổ sung.

Non seulement je l’ai revu, mais je lui ai parlé.

(Tôi không chỉ gặp lại nó mà còn nói chuyện với nó nữa.)

Ở câu này, liên từ “Mais” đi với “Non seulement” để đánh dấu sự bổ sung thêm thông tin, với mục đích
để làm rõ hơn rằng không chỉ gặp mà còn nói chuyện với người đó.

Non seulement il a été grièvement blessé, mais encore il restera paralysé.

Anh ta không chỉ bị thương nặng mà còn bị liệt.

Cũng tương tự ở câu này, “Mais encore” mang ý nghĩa bổ sung làm rõ cho câu trước rằng không chỉ bị
thương mà còn bị liệt.

Miêu tả sự sửa chữa (correction):

Si ! Si ! C'est bien le jour, mais ce n’est pas ici l’endroit…

(Vâng! Vâng! Đúng là ngày hôm nay, nhưng địa điểm không phải ở chỗ này…)

“Mais” trong ngữ cảnh của câu này mang ý nghĩa sửa chữa cho câu nói trước là ngày hôm

nay nhưng sai địa điểm.

Je n'en veux pas un, mais deux.

(Tao không muốn một mà là hai cơ.)

Cũng giống với ý nghĩa của câu trên, “Mais” trong câu này cũng có chức năng sửa chữa là
không phải một mà là hai.

b. Mô tả sự bác bỏ:

Chúng ta sử dụng liên từ “Mais” để miêu tả một sự bác bỏ.

Ví dụ: Je n'y vais pas demain. - Mais pourtant vous m'aviez promis de venir.

(Mai tao không đến đó đâu. - Ủa mày hứa là sẽ đến mà.)

Câu này, nhân vật “tao” bảo sẽ không đến nhưng trước đó đã hứa là sẽ đến, nên “Mais pourtant” trong
ngữ cảnh này mang chức năng bác bỏ cho câu nói trước

c. Củng cố câu trả lời:

Chúng ta sử dụng liên từ “Mais” trong văn nói để củng cố câu trả lời.

Ví dụ: Mais naturellement ! Mais oui. Mais non. Oui mais… non.

(Đương nhiên rồi! Chắc rồi. Không phải đâu. Ừ mà… không đâu.)

Chức năng của “Mais” trong bốn câu trên là để củng cố, chắc chắn câu trả lời, và thường được sử dụng
trong văn nói hàng ngày

d. Trong câu cảm thán hoặc câu nghi vấn, miêu tả sự khăng khăng, ngạc nhiên, thiếu kiên nhẫn,
v.v.:

Liên từ “Mais” còn được sử dụng trong câu cảm thán hoặc nghi vấn để biểu thị sự khăng khăng, ngạc
nhiên, thiếu kiên nhẫn trong văn nói.

Ví dụ: Mais je suis sérieux, moi ! (Cơ mà tao nghiêm túc á!)

“Mais” đứng đầu câu ở câu nói này có nhiệm vụ mang sắc thái khẳng định, khăng khăng là mình nghiêm
túc thật sự.

Mais où est-il donc passé ? (Mà anh ta đi đâu rồi ?)

“Mais” cũng nằm trong câu nghi vấn để biểu thị sự ngờ vực, bất ngờ.

e. Đứng ở đầu câu đóng vai trò là yếu tố chuyển tiếp:

Chúng ta còn dùng liên từ “Mais” đứng ở đầu câu đóng vai trò là yếu tố chuyển tiếp khi chúng ta chuẩn
bị thêm điều gì đó vào cuộc thảo luận hoặc thay đổi chủ đề.

Ví dụ: Mais, j'y pense, avez-vous déjeuné ? (Nhưng nghĩ lại xem, mày đã ăn trưa chưa?)
Câu 5: Nhung
Hãy đối chiếu từ “I” hoặc từ tương đương trong ngoại ngữ bạn đang học hoặc bạn biết với
từ tương ứng trong tiếng Việt. (5đ) (Đối chiếu JE với từ tương ứng trong tiếng Việt)
X-L1 = X-L2:
- Cả tiếng Việt và tiếng Pháp đều có đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất đóng vai trò chủ ngữ
trong câu.
- Trong tiếng Pháp và tiếng Việt đều có tính lịch sự riêng tuỳ theo nét văn hoá của mỗi dân
tộc
Ví dụ :
+ Tiếng Pháp
Je t’appellerai ce soir.
Je suis avec vous.
J’arrive !
+ Tiếng Việt
Tôi sẽ gọi cho bạn tối nay.
Tôi ở cùng bạn.
Tôi đang đến.

X-L1 # X-L2:
- Bên cạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất đóng vai trò chủ ngữ trong câu
thì tiếng Pháp còn kết hợp sử dụng đại từ nhấn mạnh (Moi) đứng ở phía trước, được dùng
với chức năng bổ sung ý nghĩa cho đại từ nhân xưng Je và nhấn mạnh chính bản thân
người nói.
Ví dụ: Moi, je parle français - Tôi, tôi nói tiếng Pháp

- Còn trong tiếng Việt, chúng ta dùng những danh từ thân tộc với chức năng như đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất số ít để xưng hô vì tuỳ thuộc vào người mình nói mà có nhiều
cách xưng hô khác nhau để thể hiện sự trân trọng, phân chia vai vế,... giữa người nói và
người nghe.

1. Ngôi thứ nhất số ít: Người nói xưng


+ "Tôi", với tất cả mọi người
Ví dụ: Je suis étudiant(e) - Tôi là học sinh

+ "Mình", "Tớ", với những người cùng tuổi với nhau, với những người lần đầu ta gặp
nhưng chưa xác định tuổi.
Ví dụ: Je suis content(e) de vous voir - Mình rất vui khi thấy bạn

Về mặt ngữ pháp:


Riêng với ngôi thứ nhất, có thể căn cứ vào cách chia động từ, sự biến đổi dạng thức của động từ
để xác định đó là ngôi nào, hoặc căn cứ vào tính từ mà có thể xác định giới tính (giống) của
người phát ngôn.
Ví dụ:
Je suis mécontent → Người phát ngôn là nam
J’ai soif
J’achète des chaussures
→ Động từ phải chia đúng theo ngôi
Khi đi với tính từ:
Đối với hệ thống xưng hô tiếng pháp nói chung và ngôi Je nói riêng, tính từ hoặc tính từ chỉ cảm
xúc phải đi cùng với động từ être hoặc avoir:
Ví dụ:
J’ai chaud
Je suis intelligent
Nhưng đối với tiếng Việt chỉ cần gắn trực tiếp danh từ với tính từ đó:
Ví dụ:
“Tôi nóng”
“Tôi thông minh”

+ "Tao", "ta", với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy
quyền, hoặc sự tức giận.
Ví dụ: Mais je suis sérieux, moi ! - Cơ mà tao nghiêm túc á!

+ "Con", với ông bà, cha mẹ, những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, với thầy cô
giáo (ngày xưa); với những người già, những người lớn tuổi hơn mình.
Ví dụ:

+ "Cháu", với ông bà, chú bác cô dì, với những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ.
Ví dụ:

+ "Em", với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói
là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xung hô này để biểu lộ
tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay).
Ví dụ:
Je ne comprends pas cet exercice, peux-tu me l'expliquer Céline ?
- Bien sûr ma petite soeur !
Em không hiểu bài tập này, chị giải thích cho em được không Céline ?
- Tất nhiên rồi em gái nhỏ của chị!

2. Ngôi thứ hai số ít: Người nói xưng


+ "Chị", "Anh" với các em, với những người mà đương sự coi là đáng em của mình, hoặc
dùng trong xưng hô giữa người yêu, vợ chồng với nhau.
Ví dụ: Je t’aime, Rose - Anh yêu em, Rose

+ "Cô", "dì", "bác", "thím"... với các cháu theo tương quan họ hàng, với người nhỏ tuổi
được đương sự coi như con cháu.
Ví dụ: Bonjour! Florence, c'est tante Anne. Je vais visiter ta famille ce week-end. - Alô! Florence
à, là dì Anne đây. Dì sẽ ghé thăm gia đình con vào cuối tuần này.

+ "Mẹ", "má", "me"... với các con.


Ví dụ: Chérie, je vais préparer des collations pour que tu ailles à l'école ? - Con yêu, mẹ sẽ chuẩn
bị đồ ăn nhẹ đến trường cho con nhé ?

+ "Ông",“bà”... với các cháu.


Ví dụ: Asseyez-vous chérie, je voudrais vous donner quelques conseils. - Ngồi xuống đây nào
cháu yêu, ông/bà muốn cho cháu một vài lời khuyên.

Về mặt ngữ cảnh:


+ Tùy vào ngữ cảnh, người phát ngôn có thể tự xưng hô dựa theo vai vế của bản thân.
Ví dụ: Khi nói chuyện với đứa bé: “Dì mua bánh cho con ăn nha!”
Khi người phát ngôn chuyển sang mẹ của đứa bé: “Em thấy thằng bé ngoan ghê.”
Ta có thể thấy cùng một tình huống giao tiếp, nhưng người nói có thể linh hoạt chuyển đổi hai
cách xưng hô khác nhau tùy theo vai vế đối với người nghe.

+ Thay đổi cách xưng hô có thể mang một hàm ý nào đó cho người nghe
Ví dụ: Hai cặp vợ chồng khi giao tiếp thông thường sẽ xưng hô là anh-em “Anh ăn cơm chưa?
Em nấu đồ cho anh nha”. Nhưng thay đổi cách xưng hô ngôi thứ nhất có thể hàm chứa một ẩn ý
nào đó đến người nghe “Thôi, anh làm gì cần tôi nữa. Tôi biết thân phận mình trong cái nhà này
mà”. Qua đó ta thấy, ở người vợ khi xưng em với người chồng thì là cách xưng hô thân mật và
gần gũi. Tuy nhiên, việc thay đổi cách xưng hô, dù vẫn là ngôi thứ nhất nhưng lại có thêm cảm
giác xa cách hơn, đồng thời truyền đạt cho người chồng là cô ấy đang giận.

b. “ON” tiếng Pháp trong tiếng Việt (dành cho sinh viên tiếng Pháp)
I. Khảo Sát Cách Biểu Đạt Từ “ON” tiếng Pháp trong tiếng Việt
Theo Từ điển Le Robert, “On” trong tiếng Pháp là đại từ nhân xưng không xác định dùng để chỉ
ngôi thứ 3, bất biến và đóng vai trò như một chủ ngữ. Đại từ “On” có 4 chức năng như sau:
1. Quan điểm của mọi người nói chung
Ví dụ: On dit que… (Người ta nói rằng…)
2. Chỉ người nào đó chưa xác định
Ví dụ: On m'a volé mes papiers. (Ai đó đã đánh cắp giấy tờ của tôi)
3. Chỉ người nghe (bạn, các bạn…)
Ví dụ: Eh bien ! on ne s'en fait pas ! (Thôi nào! Bạn đừng bận tâm về nó nữa!)
4. Chỉ người nói (tôi, chúng tôi, chúng ta…)
Ví dụ: Tu sais bien qu'on t'aime. (Bạn biết rằng chúng tôi yêu quý bạn)
● Trong văn viết: On montrera dans ce livre que… (Cuốn sách này chỉ ra rằng…)
● Trong văn nói thân mật: Nous, tu sais, on ne fait pas toujours ce qu'on veut (Bạn biết
đấy, không phải lúc nào chúng tôi cũng làm điều mình muốn)

You might also like