You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


----------

KHOA: KINH TẾ QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

GVGD: Phạm Thu Phượng

NHÓM THỰC HIỆN: 05

SVTN: (Đính kèm bên trong)

TP. HCM THÁNG 06 NĂM 2023


NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………….........................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………….........................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………….........................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................
MỤC LỤC
NHẬN XÉT..........................................................................................................2
I .TÌNH TRẠNG DÂN SỐ HIỆN NAY.............................................................4
1.KHÁI NIỆM DÂN SỐ, DÂN SỐ TRUNG BÌNH VÀ MẬT ĐỘ DÂN
SỐ.....................................................................................................................4
2. NGUYÊN DÂN GIA TĂNG DÂN SỐ......................................................5
II. HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ TĂNG DÂN SỐ.................................................6
1. HẬU QUẢ CỦA VIỆC TĂNG DÂN SỐ.............................................6
2.HẬU CỦA CỦA VIỆC GIA TĂNG DÂN SỐ ĐẾN KINH TẾ ĐẤT
NƯỚC.............................................................................................................10
III. GIẢI PHÁP CÂN BẰNG DÂN SỐ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
.............................................................................................................................10
1. DỰ ĐOÁN DÂN SỐ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI....................10
2. GIẢI PHÁP CHO VIỆC GIA TĂNG DÂN SỐ................................11
3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO GIA TĂNG DÂN SỐ.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12

I .TÌNH TRẠNG DÂN SỐ HIỆN NAY.

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.697.499 người vào ngày 30/06/2023 theo
số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân
số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân
số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 322 người/km2.
Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 38,77% dân số sống ở thành thị
(38.361.911 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,7
tuổi.
1.KHÁI NIỆM DÂN SỐ, DÂN SỐ TRUNG BÌNH VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ.
*KHÁI NIỆM DÂN SỐ
Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế
hoặc một đơn vị hành chính.

Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm nhân khẩu thực tế thường trú tại
hộ, là những người thực tế thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã
được 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê và những người mới
chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú
tại xã/phường/thị trấn đang ở và những người tạm vắng.

*DÂN SỐ TRUNG BÌNH

Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ (thường là
một năm), được tính theo công thức sau:

Pt = P0 × ert

Trong đó:

– Pt: Dân số trung bình năm cần tính;

– P0: Dân số năm gốc;

– e: Cơ số lô-ga-rit tự nhiên, e = 2,71828;

– r: Tỷ lệ tăng dân số của thời điểm cần tính so với thời điểm gốc;

– t: Thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần tính (số năm cần tính).

* MẬT ĐỘ DÂN SỐ
Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ,
được tính bằng cách chia dân số (thời điểm hoặc bình quân) của một vùng dân cư nhất
định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó. Mật độ dân số có thể tính cho toàn quốc hoặc
riêng từng vùng (nông thôn, thành thị, vùng kinh tế); từng tỉnh, huyện, xã, v.v… nhằm
phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.

Số lượng dân số (người)


Mật độ dân số (người/km2) =
Diện tích lãnh thổ (km2)

2. NGUYÊN DÂN GIA TĂNG DÂN SỐ.

Sự “chênh lệch lớn về tỉ lệ Sinh Tử”:

Trong giai đoạn đầu lịch sử phát triển của nhân loại, tỷ lệ sinh khá cao do nhu cầu duy
trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuất phục vụ phát triển xã hội. Trong khi đó tỷ
lệ tử cũng tương đối cao do điều kiện sống hạn chế, thiên tai, dịch bệnh nhiều… Do đó
trong giai đoạn này thì tỉ lệ sinh và tử tương đối cân bằng.

Ngược lại trong giai đoạn “bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì. Trong
khi đó tỷ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao; cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Các nhu cầu cơ bản của con người được chú
trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới việc tỷ lệ tử giảm xuống.

Quan niệm lạc hậu:

Đối với một số nước, đặc biệt là các nước phương Đông vẫn giữ một số quan niệm lạc
hậu sinh nhiều con. Quan trọng nhất là vấn đề “trọng Nam khinh Nữ”, muốn sinh con
trai.

Nhu cầu về “lực lượng sản xuất”:

Những quốc gia kém phát triển, nhất là những nước nông nghiệp luôn có nhu cầu lao
động chân tay cao.

II. HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ TĂNG DÂN SỐ

1. HẬU QUẢ CỦA VIỆC TĂNG DÂN SỐ


Thứ nhất, sự gia tăng dân số quá nhanh là một mối nguy hại đối với môi trường.
Dân số và môi trường là 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, sự gia
tăng dân số đã gây sức ép lớn đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường do hoạt
động khai thác quá mức phục vụ nhu cầu con người. Trong khi dân số không
ngừng biến động thì nguồn tài nguyên thiên nhiên dần trở nên cạn kiệt và lượng khí
thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn.
Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi trường, tài
nguyên cũng ngày càng lớn. Trong đó, về nguồn tài nguyên khoáng sản và thuỷ
điện, với trình độ kỹ thuật hiện nay, loài người đang đứng trước khó khăn rất lớn,
việc cung cấp năng lượng ngày càng căng thẳng, điện sản xuất ra không đủ dùng,
còn chất thải công nghiệp ngày càng gây ô nhiễm, ảnh hưởng trầm trọng đến môi
trường tự nhiên. Đồng thời, các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân
huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp. Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn – siêu đô
thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.
Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển
dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Theo đó, các tệ
nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị cũng ngày càng khó khăn. Có thể
thấy, gia tăng dân số quá nhanh đang gây sức ép nặng nề đến môi trường toàn cầu.
Diện tích trái đất hầu như không thay đổi trong khi số dân lại không ngừng tăng
lên. Dân số tăng nhanh khiến cho môi trường không còn đủ khả năng đáp ứng được
các nhu cầu cơ bản của con người.

Thứ hai, tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Theo đó, bùng nổ dân số sẽ tạo
sức ép rất lớn đối với việc làm, gây ra tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Thông
thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45% tổng số dân. Tuy nhiên, do
quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và
tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp.
Trong quá trình đô thị hoá, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp đã bị thu hẹp,
lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động càng gia tăng. Đồng thời, khi lực lượng lao động
thiếu việc làm cũng có thể là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho
môi trường. Ví dụ: diện tích phá rừng tăng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như:
chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm vì mục đích thương mại. Từ đó dẫn đến
xuất hiện ngày càng nhiều đất trống, đồi trọc làm cho môi trường bị suy thoái
nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt
phá.

Thứ ba, tác động tiêu cực đến y tế, giáo dục. Dân số tăng nhanh, trẻ em chiến tỷ lệ
tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo sức ép nặng nề đối với lĩnh vực
y tế, giáo dục. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn cao, một số vùng núi cao
chưa phổ cập xong chương trình tiểu học, số trẻ em bỏ học hoặc không được đến
trường còn nhiều.
Thứ tư, tác động tiêu cực đến an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác. Dân
số gia tăng đồng nghĩa với việc di dân do quá trình đô thị hoá đã để lại hệ quả tất
yếu là khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên
cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hoá ngoại do quá trình hội nhập quốc tế
đã khiến một bộ phận thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm rơi
vào sa ngã. Tất cả các yếu tố này càng khiến xã hội diễn biến phức tạp hơn.

Thứ năm, gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến gây áp lực cho nền kinh tế. Cung lớn
hơn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, nghèo đói ở nhiều quốc gia. Trong khi
chính phủ không có đủ nguồn chi cho các phúc lợi xã hội thì cuộc sống người dân
lâm vào tình cảnh khốn khó.
2.HẬU CỦA CỦA VIỆC GIA TĂNG DÂN SỐ ĐẾN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC.

Sự gia tăng dân số quá nhanh làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu
dùng, cung cầu không cân xứng khiến nền kinh tế khó có thể phát triển được. Làm
tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
Theo đó, bùng nổ dân số sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, gây ra
tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng. Thông thường, lực lượng lao động xã hội
chiếm khoảng 45% tổng số dân, tuy nhiên, do quy mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân
số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta
lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hoá, nhiều diện tích
đất canh tác nông nghiệp đã bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động càng gia tăng.
Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng.
Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút
của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội
cũng theo đó mà tăng lên.

III. GIẢI PHÁP CÂN BẰNG DÂN SỐ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
1. DỰ ĐOÁN DÂN SỐ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI.
Năm 2030: Dân số Việt Nam 105 triệu người, thu nhập bình quân 7.500 USD
Theo quy hoạch tổng thể quốc gia, đến năm 2030 dân số Việt Nam khoảng 105 triệu
người, thu nhập bình quân đầu người 7.500 USD.
Chính phủ vừa quyết nghị thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch), để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo nội dung Quy hoạch, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển
có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030,
trong đó vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 8 - 8,5%/năm.
Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. 
Quy mô dân số đến năm 2030 đạt khoảng 105 triệu người. Chỉ số phát triển con người
(HDI) duy trì trên 0,7. Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe
mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị
đạt tối thiểu 32m2.
2. GIẢI PHÁP CHO VIỆC GIA TĂNG DÂN SỐ.

Tuyên truyền để người dân hiểu và biết được hậu quả của việc gia tăng dân số
Mỗi gia đình chỉ nên sinh 1-2 con để nuôi dạy cho tốt, góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân
số.
Tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi cách sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Xử phạt nặng đối với những gia đình phá vỡ chính sách kế hoạch hóa gia đình
Xóa bỏ tư tưởng quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ".....

3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO GIA TĂNG DÂN SỐ.
Gia tăng dân số dẫn đến rất nhiều vấn đề.Dân số tăng ảnh hưởng đến vấn đề môi
trường trầm trọng, ô nhiễm môi trường, phá đất rừng xây nhà ở, ô nhiễm bầu không
khí, đất, nước,…Dân số tăng làm tăng mức độ phân biệt giàu nghèo.Dân số tăng làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Giải pháp khắc phục
Đẩy mạnh vấn đề tuyên truyền về vấn đề môi trường, nâng cao ý thức người dân, củng
cố thêm kiến thức về đất, nước cho người dân có thêm kiến thức để sinh sống và sinh
hoạt hợp lí.
Tăng cường các hoạt động hợp tác, tuyên truyền tăng sự khắng khít của người dân
cùng đất nước, hạn chế sự phân biệt giàu, nghèo. Giúp đỡ lẫn nào duy trì truyền thống
tương thân tương ái.
Duy trì lối sống và sinh hoạt hợp lí, quan tâm và chăm sóc với những trường hợp đặc
biệt. Tuyên truyền về truyền thống lá lành đùm lá rách, tăng thêm sự yêu thương trong
cùng nước. Tuyên truyền để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí để cải
thiệm cuộc sống tốt đẹp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
( https://amp.dantri.com.vn/xa-hoi/nam-2030-dan-so-viet-nam-105-trieu-nguoi-thu-
nhap-binh-quan-7500-usd-20221025204709430.htm )

( https://amp.dantri.com.vn/xa-hoi/nam-2030-dan-so-viet-nam-105-trieu-nguoi-thu-
nhap-binh-quan-7500-usd-20221025204709430.htm )

( https://vietnamnet.vn/dan-so-viet-nam-sap-dat-100-trieu-nguoi-vao-thang-4-
2126064.html )
( https://luatminhkhue.vn/noidan-so-tang-nhanh-gay-ra-hau-qua-gi.aspx )

( https://danso.org/viet-nam/#bieu-do )

( https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-dan-so-mat-do-dan-so/ )

( https://giaingo.info/wp-content/uploads/2021/07/5dd64bbc51512.jpg )

( https://luathoangphi.vn/dan-so-tang-nhanh-gay-ra-hau-qua-gi/#:~:text=%2B%20S
%E1%BB%B1%20gia%20t%C4%83ng%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91,%2C
%20r%E1%BB%ABng%2C%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%E2%80%A6 ).

You might also like