You are on page 1of 4

Bài 8: A;B;C là 3 hợp chất hữu cơ có CTPT tương ứng là C2H6O; C3H8O; C4H10O.

Hãy viết CTCT của A; B; C biết cả 3 chất đều tác dụng với Na giải phóng khí
hidro
BL
C2H6O : CH3 – CH2 – OH
C3H8O: CH3 – CH2 – CH2 – OH và
CH3 – CH – CH3
OH
C4H10O : CH3 – CH2 – CH2 – CH2 –OH CH3 – CH(CH3) – CH2 - OH
CH3 – CH2 – CH(OH) – CH3
CH3
CH3 – C – CH3 -> CH3 – (OH)C(CH3)- CH3
OH

Bài 9: Rượu N tác dụng với K dư cho một thể tích H2 bằng thể tích hơi rượu N đã
dùng. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích hơi rượu N thu được thể tích CO2 nhỏ
hơn 3 lần thể tích rượu (đo ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất). Xác định CTPT và
CTCT thu gọn của rượu N.
BL
- Rượu N tác dụng với K dư thu được 1 thể tích khí H2 = thể tích hơi rượu N =>
rượu N có 2 nhóm -OH
R(OH)2 + 2K -> R(OK)2 + H2
- Đốt cháy hết một thể tích hơi rượu N thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 3 lần thể tích
rượu N => nCO2 < 3 kết hợp với rượu N có 2 nhóm –OH nên số nguyên tử C trong
rượu N là 2
R(OH)2 + O2  2CO2 + H2O
KL CTPT C2H6O2 H H
CTCT H – O - C – C – O - H CH2(OH) – CH2(OH)
H H
Rượu N có thể C2H4O2 CH(OH) = CH(OH)
Bài 10: Hỗn hợp X gồm rượu etylic và một rượu A có công thức CnH2n +1OH.
Cho 1,52 g X tác dụng hết với Na thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 ở đktc. Biết tỉ lệ số
mol của rượu etylic và rượu A trong hỗn hợp là 2:1
a. Xác định CTPT của rượu A
b. Tính % theo khối lượng của mỗi rượu trong X
c. Viết CTCT của rượu X
BL
a. Đặt số mol rượu A là x (mol)=> số mol của rượu etylic là 2x (mol)
Ta có: nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 (mol)
PTHH: 2C2H5OH + 2Na  2C2H5ONa + H2 (1)
TPT: 2 1 mol
TĐB: 2x -> x mol
2CnH2n +1OH + 2Na  2CnH2n+1ONa + H2 (2)
TPT: 2 1 mol
TĐB: x -> x/2 mol
Từ ptr (1); (2) và đb ta có: x + x/2 = 0,015
=> x = 0,01
Mà mX = 1,52 (g) hay có 2x . 46 + x.(14n + 18) = 1,52
 2. 0,01 .46 + 0,01 (14n + 18) = 1,52
=> n = 3
Vậy CTPT của rượu A là C3H7OH
b. Theo câu a) ta có: mC2H5OH = 0,02 . 46 = 0,92 (g)
0,92
Vậy %C2H5OH = 1,52 . 100% = 60,53(%)
%C3H7OH = 100% - 60,53% = 39,47(%)
c. CTCT của rượu A – C3H7OH
CH3 – CH2 – CH2 –OH và CH3 – CH(OH) – CH3
Bài 11: Cho hỗn hợp C2H6 và C2H2 đi qua bình chứa dung dịch brom dư thấy khối
lượng bình brom tăng lên 1,04 gam. Nếu đốt cháy một thể tích như đã dùng với
dung dịch brom cần 3,808 lít khí oxi. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp( biết
thể tích các khí đo ở đktc)
BL
Cho hỗn hợp C2H6 và C2H2 đi qua bình chứa dung dịch brom dư thì có C2H2 pư hết,
vậy khối lượng bình brom tăng 1,04g là khối lượng của C2H2
=> nC2H2 = 1,04/ 26 = 0,04 mol
Lại có nO2 = 3,808/22,4 = 0,17 mol
PTHH: 2C2H2 + 5O2  4CO2 +2H2O (1)
TPT: 2 5 mol
TĐB: 0,04 -> 0,1 mol
=> nO2 tác dụng với C2H6 = 0,17 - 0,1 = 0,07 mol
PTHH: 2C2H6 + 7O2  4CO2 + 6H2O (2)
TPT: 2 7 mol
TĐB: 0,02 <- 0,07 mol
=> VC2H6 (đktc) = 0,02 . 22,4 = 0,448 (l) và VC2H2 (đktc) = 0,04 . 22,4 = 0,896 (l)
0,448
Vậy %C2H6 = 0,448+0,896 . 100% = 33,33(%)
Và %C2H2 = 100% - 33,33% = 66,67(%)
Bài 12: Một hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Dẫn hỗn
hợp qua dung dịch brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng brom phản ứng
là 64 gam. Tính % mỗi chất trong hỗn hợp theo số mol và theo khối lượng.
BL
Ta có: n hỗn hợp = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
Đặt nC2H4 = x (mol); nC2H2 = y (mol)
Theo đb có x + y = 0,3 (*)
64
Lại có nBr2 = 160 = 0,4 (mol)
PTHH: C2H4 + Br2  C2H4Br2 (1)
TĐB: x -> x mol
C2H2 + 2Br2  C2H2Br4 (2)
TĐB: y -> 2y mol
Từ ptr (1); (2) và đb ta có: x + 2y = 0,4 (**)
Kết hợp (*); (**) ta có hệ phương trình
x + y = 0,3 => x = 0,2 ; y = 0,1
x + 2y = 0,4
0,2
=> %nC2H4 = 0,3 .100% = 66,67(%) ; %nC2H2 = 100% - 66,67% = 33,33(%)
Ta có mC2H4 = 0,2. 28 = 5,6 (g); mC2H2 = 0,1 . 26 = 2,6 (g)
5,6
=> %mC2H4 = 5,6+2,6 . 100% = 68,3 (%) %mC2H2 = 100% - 68,3% = 31,7(%)
Bài 13: Có hỗn hợp gồm etilen và axetilen chia làm 2 phần bằng nhau. Một phần đi
qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng lên 0,68 gam. Một phần đốt cháy
tốn hết 1,568 lít O2 (đktc).
a. Viết các PTHH
b. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. (gọi số mol C2H4; C2H2 ở mỗi phần lần
lượt là x,y )
Bài 14: Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm một ankan C nH2n + 2 và một anken CmH2m
qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 16 gam. Biết 13,44 lít
hỗn hợp khí đó nặng 26 gam. Tìm công thức phân tử của 2 hiđrocacbon, biết số
nguyên tử cacbon trong mỗi phân tử không quá 4.
Bài 15: Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp metan và etan(đktc) và cho sản phẩm khí thu
được qua dung dịch NaOH thì tạo thành 250ml dung dịch sođa 2,6M. Xác định %
theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm metan và etilen. Lấy toàn bộ khí
CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 40 gam kết tủa. Tính phần
trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 17. Chia 26 gam hỗn hợp khí gồm metan, etilen, etan làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2
- Phần 2: Cho lội qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 48 gam brom
tham gia phản ứng.
Xác định % khối lượng mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp.

You might also like