You are on page 1of 7

Sợi tinh thể quang tử lõi carbon Tetrachloride cho sự tạo

hiệu ứng phi tuyến


Tóm tắt:

Sợi tinh thể quang tử thẩm thấu Carbon Tetrachloride được xem là một mô hình
mới trong ứng dụng phát siêu liên tục. Bài báo này trình bày nghiên cứu về việc
thẩm thấu Carbon Tetrachloride vào lõi PCF thay vì sử dụng các dung môi hữu cơ
khác đã cải thiện được độ mất mát, tối ưu hóa độ tán sắc và diện tích mode của sợi
PCF lõi rỗng một cách đáng kể, mang lại hiệu quả cao cho các công nghệ ứng dụng
phát siêu liên tục.

1. Giới thiệu:

Trong những năm gần đây, việc thẩm thấu (bơm) chất lỏng vào các lỗ rỗng của lớp
vỏ hay lõi là một bước đột phá trong công nghệ quản lý tán sắc [6]. Đồng thời việc
sử dụng chất lỏng rất thích hợp cho việc phát siêu liên tục[9].

Kể từ năm 2006, các nghiên cứu về PCF được thẩm thấu chất lỏng đã được quan
tâm đặc biệt. Nhờ tính phi tuyến cao và tối ưu hóa được độ tán sắc, nên so với trước
đây, việc thẩm thấu chất lỏng vào lõi đã ứng dụng được vào việc phát siêu liên tục
[7].

Việc điều chỉnh các đặc tính sợi sẽ khả thi hơn khi sử dụng phương pháp bơm chất
lỏng vào các lỗ khí (Kedenburg và cộng sự., 2012). Sự ảnh hưởng của các đặc tính
chất lỏng đối với các chỉ số khúc xạ khác nhau cho phép thay đổi tính chất phân tán
của sợi mà không thay đổi các thông số hình học của nó, mà dường như rất thực tế
(Pniewski và cộng sự 2016). Hơn nữa các tính chất của sợi có thể được điều chỉnh
dễ dàng qua việc thay đổi nhiệt độ và áp suất vì chất lỏng nhạy hơn nhiều so với các
thông số này so với kính[9]. Nhờ những đặc tính nổi bật nên các chất lỏng phi tuyến
đã được sử dụng để làm tăng độ phi tuyến của sợi, trong bài báo này chất lỏng CCl4
được lựa chọn làm chất thẩm thấu, đây là chất lỏng có độ phi tuyến cao. Sự xuất
hiện hiệu ứng phi tuyến đòi hỏi sự biến đổi chiết suất khúc xạ của vật liệu trong sợi
[2], nói cách khác là phải xuất hiện hiệu ứng Kerr. Các chất lỏng trong suốt như
CS2, toluene, CCl4 có hệ số Kerr cao phù hợp với ứng dụng này.
2. THIẾT LẬP VÀ KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Hình 1: (a) Mặt cắt cấu trúc mạng với
lõi thẩm thấu Carbon TetraChloride,
hằng số mạng ʌ = 1.0 µm và hệ số lấp
đầy d/ʌ = 0.75; (b) Mode cơ bản được
đo tại bước sóng 2 µm.
Hình 1 biểu diễn mặt cắt cấu trúc của sợi PCF được khảo sát với cấu trúc có 8 vòng
các lỗ khí hợp thành mạng lục giác đều, hằng số mạng Λ và đường kính lõi khí d là
các hằng số được xác định. Tâm là một lõi lớn có đường kính D=2 Λ−1. 1 d . Trong
nghiên cứu này, Carbon TetraChloride được chọn làm chất thẩm thấu, nhờ đó thu
được một dải biến thiên hệ số khúc xạ (chiết suất) đối với cả phần thực và và phần
ảo – tạo điều kiện cho sự xuất hiện hiệu ứng phi tuyến[3,4]. Trong đó đã bao gồm
các tính toán dựa vào các số liệu mô phỏng cho các tính chất đặc trưng của Carbon
TetraChloride và Silica.

Các số liệu đặc trưng được tính toán bởi chương trình mô phỏng Lumerical Mode
solutions. Theo kết quả thu được, các thông số tuyến tính như: diện tích mode hiệu
dụng, tán sắc và mất mát được tính toán theo các thông số của cấu trúc mạng. Trong
bài báo này, các tính toán được đo với sợi quang có cấu trúc với hằng số mạng lần
lượt từ 1.0 đến 2.5; Hệ số lấp đầy thay đổi từ 0.3 đến 0.8. Việc tăng dần hệ số lấp
đầy và hằng số mạng sẽ dẫn đến đường kính các lỗ khí bao quanh tăng lên, trong
khi đó đường kính lõi trung tâm sẽ giảm đi [10, 11].
2.1. Diện tích Mode hiệu dụng.

Diện tích mode là một thông số đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả
năng ứng dụng của một sợi PCF được tính bởi công thức [1] :

Trong đó E là điện trường qua sợi quang.

Hình 2 biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích mode vào bước sóng. Diện tích mode
tăng khi bước sóng tăng và giảm theo các giá trị của d/Ʌ. Đối với các cấu trúc đặc
biệt này, chúng tôi giữ ổn định giá trị hằng số mạng trong toàn bộ cấu trúc sợi, từ đó
làm tăng hệ số lấp đầy bằng cách tăng kích thước lỗ khí. Điều này sẽ làm tăng sự
giam giữ của các mode trong lõi, kết quả là diện tích mode giảm với sự tăng lên của
hệ số đổ đầy. Sự biến thiên của A eff ảnh hưởng đến độ phi tuyến và khả năng thu
nhận ánh sáng của PCF [12]. Cấu trúc sợi lõi CCl4 có các đường đồ thị biểu diễn
diện tích mode theo bước sóng tuyến tính hơn khi tăng dần hệ số đổ đầy từ 0.3 đến
0.8. Trong báo cáo này chúng tôi thu được kết quả A eff là 2.78 µm2 đối với hệ số
điền đầy d/Ʌ=0.3 và Ʌ = 2.0, với giá trị diện tích mode nhỏ như vậy sẽ tạo ra hiệu
ứng phi tuyến cao cho việc phát siêu liên tục.
Hình 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích mode vào bước sóng khi
thay đổi giá trị d/Ʌ của mẫu PCF có hằng số mạng Ʌ = 2.0

2.2. Tán sắc lõi Carbon TetraChloride

Thông số thiết yếu mô tả được đầy đủ tính chất của sợi tinh thể quang tử là tán sắc
D, được tính toán theo công thức [5]:

Trong đó là chiết suất hiệu dụng ; λ là bước sóng và c là vận


tốc của ánh sáng trong chân không.

Hình 5a biểu diễn sự phụ thuộc của độ tán sắc (D) vào bước sóng của sợi tinh thể
quang tử mạng lục giác đều (H-PCFs) cho trường hợp Ʌ = 2.0 µm. Từ đồ thị, ta có
thể thấy tất cả các đường tán sắc đều có cùng một dạng khá giống nhau. Sợi quang
với hệ số đổ đầy d/Ʌ = 0.3 có đường tán sắc rất phẳng và chạy dọc đường tán sắc
không từ vùng bước sóng 1.5 µm . Mẫu PCF với cấu trúc d/Ʌ = 0.35 có đồ thị cắt
đường không tán sắc tại hai điểm ứng với bước sóng là 1.28 µm và 1.95 µm, trong
khoảng này đường tán sắc khá phẳng và có độ tán sắc biến thiên xung quanh giá trị
5 ps/nm/km trong vùng bước sóng 1.55 µm. Những mẫu PCF khác với cấu trúc có
hệ số d/Ʌ thay đổi từ 0.4 đến 0.8 có giao điểm của các đồ thị với đường không tán
sắc tại giá trị bước sóng nhỏ hơn và giảm dần tương ứng từ 1.15 µm đến 0.93 µm.

Đồ thị hình 4 cho thấy, bước sóng tán sắc không giảm dần theo hệ số độ đầy, ứng
với Ʌ = 2.5µm, bước sóng tán sắc không biến đổi gần như tuyến tính, tuy nhiên
bước sóng tán sắc không nhận giá trị nhỏ hơn rất nhiều ứng với trường hợp Ʌ =
2.0µm.
Hình 4 . Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của dải bước sóng không tán sắc (ZDW) khi thay đổi hệ số đổ đầy
d/Ʌ cho hai mẫu sợi Ʌ = 2.0 µm và Ʌ = 2.5 µm.

Hình 5 . a) Đồ thị tán sắc mẫu Ʌ = 2.0µm; b) Đồ thị tán sắc mẫu Ʌ = 2.5µm

Bước sóng không tán sắc và độ tán sắc Ʌ = 2.5µm


d/Ʌ ZDW (µm) D tại 1.55µm d/Ʌ ZDW (µm) D tại 1.55µm
(ps/nm/km) (ps/nm/km)
0.3 1.5840 -2.2469 0.6 1.2957 34.8470
0.35 1.5025 1.5180 0.65 1.2667 41.4311
0.4 1.4405 10.6505 0.7 1.2364 48.4219
0.45 1.3990 16.3386 0.75 1.2103 56.0501
0.5 1.3590 22.7465 0.8 1.1832 64.2300
0.55 1.3247 28.5900
Bảng 1. Bảng dữ liệu bước sóng không tán sắc và độ tán sắc tại bước sóng 1.55 µm của mẫu PCF Ʌ-2.5
Carbon TetraChloride.

Một so sánh tương quan giữa hai cấu trúc PCF Ʌ = 2.0µm và Ʌ = 2.5µm. Đường
tán sắc đầu tiên d/Ʌ = 0.3 của cả hai mẫu sợi quang khá ổn định. Đối với các đường
tiếp theo tăng dần hệ số đổ đầy d/Ʌ đã có sự thay đổi khi các đường tán sắc bắt đầu
dốc hơn, bước sóng không tán sắc ZDW giảm dần đối với các cấu trúc có hệ số đổ
đầy lớn hơn. Độ tiệm cận của các đường tán sắc đối với đường tán sắc không khá dễ
phân biệt đối với mẫu Ʌ = 2.0µm. Trong khi đó sẽ khó phân biệt hơn khi thay đổi
hằng số mạng lên Ʌ = 2.5µm. Điều đặc biệt ở đây là khi tăng Ʌ từ 2.0 lên 2.5 chúng
tôi thu được kết quả độ rộng phổ bước sóng không tán sắc ZDW được thu hẹp từ
0.9 – 1.9 µm xuống còn 1.15 -1.6 µm – biến thiên quanh vùng bước sóng 1.55 µm
(Hình 5).

Với tất cả các mẫu cấu trúc được khảo sát, chúng tôi ghi nhận được giá trị
của độ tán sắc D tăng khi ta tăng giá trị d/Ʌ và đồng thời độ rộng dải ZDW sẽ thu
hẹp về quanh vùng bước sóng 1.55 µm khi ta tăng giá trị hằng số mạng Ʌ. Hơn nữa
khi ta tăng giá trị d/Ʌ cho mỗi cấu trúc PCF thì kết quả thu được là sự dịch chuyển
mạnh các giá trị ZDW về vùng ánh sáng nhìn thấy. Các thông số ZDW và độ tán
sắc của cấu trúc Ʌ = 2.5µm tại bước sóng 1.55µm được trình bày trong bảng 1.
2.3. Mất mát (Lc)

Khi sóng điện từ truyền qua sợi tinh thể quang tử, một phần năng lượng bị rò rỉ qua
khỏi lõi thông qua các lỗ khí xung quanh hoặc len lỏi giữa chúng. Đây chính là
lượng mất mát trong sợi quang và được tính bởi công thức [1] :

là phần ảo của chiết suất hiệu dụng, số sóng ko được xác định .
Độ mất mát Lc có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi kích thước lõi, hằng số
mạng hay số vòng lỗ khí bao quanh lõi. Hình 7 cấu trúc sợi PCF lõi Carbon
TetraChloride cho thấy trong khoảng từ 0.8 µm đến 2.0 µm, khi bước sóng tăng mất
mát cũng tăng từ 0.01678 dB/m đến 48.39481 dB/m.
Hình 7 thể hiện mối quan hệ giữa độ mất mát và hệ số đổ đầy d/Ʌ. Chúng tôi thu
được kết quả khi tăng giá trị d/Ʌ thì đồng thời mất mát cũng sẽ giảm đi. Bên cạnh
đó việc tăng giá trị hằng số mạng cũng làm giảm độ mất mát một cách khá đáng kể.
Tại bước sóng 1.55 µm, với cấu trúc lõi bơm Toluene đã được báo cáo bởi Lanh
Chu Van và các cộng sự với mất mát 0.4 dB/cm [6]. Trong khi đó, cấu trúc Ʌ =
2.5µm với hệ số đổ đầy d/Ʌ = 0.3 của lõi sợi này, chúng tôi đo được mất mát cỡ
0.136 dB /cm ở bước sóng 1.55 µm.
Figure
Figure 6. loss variation in the PCF core7. Relationship between loss and wavelength of Carbon TetraChloride core Ʌ = 2.5

KẾT LUẬN
Trong bài báo này, sợi tinh thể quang tử lõi rỗng với cấu trúc mạng lục giác đều đã
được thiết kế và mô phỏng đối với nhiều kích thước khác nhau. Việc sử dụng
Carbon TetraChloride làm chất bơm vào lõi cho sợi quang lõi rỗng sẽ làm giảm
đáng kể độ tán sắc của sợi quang. Sự thay đổi về độ tán sắc biến thiên xung quanh
giá trị 5 ps/nm/km trong vùng bước sóng 1.55 µm. Ngoài ra, bước sóng không tán
sắc cũng tăng lên dài hơn một khoảng cỡ 900 nm đến gần giá trị 1500 nm. Việc đạt
đến giá trị 1.064 µm rất quan trọng và cần thiết cho việc phát siêu liên tục với
nguồn laze phát xung ngắn.
Sợi lõi CCl4 thu được diện tích mode nhỏ trong khoảng bước sóng hẹp hơn, đồ thị
diện tích mode hiệu dụng phẳng hơn. Trong mô hình mới này, mất mát thấp nhất là
0.14 dB/cm được đo ở 1.55 μm. Sự kết hợp tính phi tuyến cao, mất mát trong lõi
thấp và mất mát trong quá trình truyền tải thấp của sợi quang thẩm thấu Carbon
TetraChloride sẽ cho ra đời một loạt các thiết bị ứng dụng mới đầy triển vọng đối
với các sợi phi tuyến.
Tài liệu tham khảo
[1] Ademgil, H. and Haxha, S. (2011) Bending Insensitive Large Mode Area
Photonic Crystal Fiber. Optik-International Journal for Light and Electron
Optics, 122, pp. 1950-1956. http://dx.doi.org/10.1016/j.ijleo.2010.09.048
[2] J. C. Knight, T. A. Birks, P. St. J. Russell, and D. M. Atkin, “All-silica single-
mode optical fiber with photonic crystal cladding”, Optics Letters, Vol. 21,
Issue 19, pp. 1547-1549 (1996).
[3] E. Palik, “Handbook of Optical Constants of Solids” Vol I, Academic Press,
Orlando (1985).
[4] S. Kedenburg, A. Steinmann, R. Hegenbarth, T. Steinle, and H. Giessen,
“Nonlinear refractive indices of nonlinear liquids: wavelength dependence and
influence of retarded response,” Appl. Phys. B 117, 803–816 (2014).
[5] R. Buczynski, “Photonic Crystal Fibers” Information Optics Group, Faculty of
Physics, Warsaw University Pasteura 7, 02-093 Warsaw, Poland.
[6] Lanh Chu Van, Alicja Anuszkiewicz, Aliaksandr Ramaniuk, Rafal Kasztelanic,
Khoa DinhXuan,Van Cao Long, Marek Trippenbach and Ryszard Buczyński,
“Supercontinuum generation in photonic crystal fibres with core filled with
toluene’’5th Workshop on Specialty Optical Fibers and Their Applications,
Grand Resort, Limassol, Cyprus (2017).
[7] Lanh Chu Van, Tomasz Stefaniuk, Rafał Kasztelanic, Van Cao Long, Mariusz
Klimczak, Hieu Le Van, Marek Trippenbach, Ryszard Buczyński, Temperature
sensitivity of photonic crystal fibers infiltrated with ethanol solutions”. Proc. of
SPIE Vol. 9816 98160O-1, pp. 1-6, Optical Fibers and Their Applications 2015
[8] G.Dhanu Krishna, G.Prasannan, S.K.Sudheer, V.P. Mahadevan Pillai .“Design
of Ultra-low Loss Highly Nonlinear Dispersion Flattened Octagonal Photonic
Crystal Fiber” OPJ, Vol.5, No.12, December 2015.
[9] Lanh Chu Van, Khoa Dinh Xuan, Van Cao Long, Quang Ho Dinh, Luu Van
Xuan, Marek Trippenback, and RyszardBuczynski. “Dispersion characteristics
of a suspended-core optical fiber infiltrated with water”,OSA, Vol.56, Issue 4,
pp. 1012-1019 (2017)
[10] P. Petropoulos, H. Ebendorff-Heidepriem, V. Finazzi, R. C. Moore, K.
Frampton, D. J. Richardson, and T.M. Monro, "Highly nonlinear and
anomalously dispersive lead silicate glass holey fibers" Opt. Express 11,
3568-3573 (2003).
[11] V. V. Ravi Kanth Kumar, A. K. George, J. C. Knight, and P.St.J. Russell,
“Tellurite photonic crystal fiber” Opt. Express 11, 2641-2645 (2003).
[12] Liang Dong, Brian K. Thomas, and Libin Fu, " Highly nonlinear silica
suspended core fibers", Optics Express, vol. 16, issue 21, p. 16423 (2008).

You might also like