You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC
ĐỀ TÀI :

HỆ THỐNG CHIẾT RÓT ĐÓNG NẮP VÀ DÁN


NHÃN CHAI RƯỢU TỰ ĐỘNG DÙNG PLC S7 1200

GVHD: Th.s Phùng Sơn Thanh


SVTH : Nguyễn Chiến Thắng - MSSV: 17142164
Lê Thiệu Huy - MSSV: 17142096

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..

2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án môn học, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến thầy Phùng Sơn Thanh đã hướng dẫn em trong môn đồ án
PLC. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật nói chung, các thầy cô trong khoa Điện_ Điện Tử nói riêng đã dạy
dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp
em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
đồ án PLC này.
Em xin chúc thầy cô sức khỏe dồi dào để truyền đạt cho sinh viên nhiều kiến
thức bổ ích hơn nữa.

3
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...........................................................................2
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG............................................................6
1.1 Giới thiệu về hệ thống....................................................................................6
1.2 Mô tả hệ thống................................................................................................6
1.3 Qui trình vận hành hệ thống.........................................................................8
1.4 Cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống......................................................12
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG...............................................................15
2.1 Sơ đồ khối chức năng...................................................................................15
2.2 Thiết bị từng khối.........................................................................................16
2.3 Sơ đồ nối dây PLC và thiết bị.....................................................................18
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG...............................21
3.1 Yêu cầu điều khiển hệ thống.......................................................................21
3.2 Thiết kế lưu đồ điều khiển...........................................................................21
3.3 Yêu cầu giám sát hệ thống...........................................................................22
3.4 Thiết kế giao diện Scada..............................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN...........................................................23
4.1 Kết quả cần đạt............................................................................................23
4.2 Kết luận.........................................................................................................23
PHỤ LỤC...............................................................................................................24

4
PHẦN MỞ ĐẦU
A. Đặt vấn đề
Nhằm nâng cao năng suất sản xuất, con người bắt đầu chế tạo ra các máy
sản xuất công nghiệp. Theo dòng thời gian, các máy sản xuất với công nghệ và
năng suất cao hơn dần được ra đời thay thế cái cũ. Giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai với sự ra đời của động cơ điện với
khả năng chuyển điện năng thành cơ năng đã đưa nền công nghiệp lên một tầm
cao mới. Đến tận ngày nay, với nền công nghiệp đã phát triển vượt bậc, con người
vẫn không ngừng nghiên cứu và cải tiến nhằm tăng khả năng, năng suất, độ tin cậy
và chính xác của các máy móc, hệ thống sản xuất.
Hiện nay vai trò của công nghệ Tự Động Hoá trong nền kinh tế quốc dân và
sự nghiệp phát triển của xã hội là cực kỳ to lớn. Tự động hoá mang lại nhiều tiện
ích trong muôn màu muôn vẻ của cuộc sống văn minh hiện đại. Chính vì thế Đảng
và Nhà nước ta đã xác định tự động hoá là một trong bốn hướng công nghệ cao
cần ưu tiên phát triển. Góp phần vào công cuộc phát triển đó là các dòng, các bộ
điều khiển trở nên nhỏ gọn và tiện ích. Trong đó không thể không kể đến các dòng
PLC của tập đoàn Siemen đặc biệt là PLC S7-1200 với khả năng giám sát điều
khiển và thu thập dữ liệu hệ thống (SCADA) mạnh mẽ.
Nội dung đồ án này là trình bày những kiến thức cơ bản về môn điều khiển
PLC S7 1200. Bao gồm phân tích, khảo sát, thiết kế, lập trình, mô phỏng trên
WINCC…. Do đó em đã chọn đề tài là hệ thống đóng nắp, chiết rót, dán nhãn chai
tự động bằng S7 1200.
B. Mục tiêu đề tài
- Nắm được khả năng lập trình PLC
- Lập trình đọc được gái trị từ cảm biến quang, loadcell về PLC
- Lập trình điều khiển hệ thống chiết rót, đóng nắp, dán nhãn chai
- Thiết kế đc hệ thống giám sát trên WINCC
C. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu PLC S7 1200 thông qua việc đọc các tài liệu và lập
trình mô phỏng PLC trên TIA cho các vấn đề xử lý số liệu analog song song thiết kế hệ thống
scada trên WINCC. Ở đề tài này, chúng em chưa thể điều khiển được mâm xoay bằng động
cơ servo nên đã chọn giải pháp là dùng công tắc hành trình để điều khiển mâm xoay. Đây là
một giới hạn mà chúng em cần phải giải quyết ngay sau đồ án này.

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG
1.1 Giới thiệu về hệ thống
Các dây chuyền tự đồng ngày càng được sử dụng nhiều để đáp ứng nhu cầu thực
tiễn là các sản phẩm được tạo ra nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực và hạn chế lỗi sai
sót. Các khâu trong suốt quá trình được tự động hóa, dẫn đến số lượng nhân công
để tạo ra sản phẩm được giảm dần, chất lượng và số lượng của sản phẩm ngày
càng được đi lên.
Ngày nay, do nhu cầu của người tiêu dùng, ngành sản xuất nước uống đóng chai
đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Để thực hiện công việc một cách khoa học nhằm
đạt được số lượng sản phẩm lớn và tiện lợi về mặt kinh tế, các công ty, xí nghiệp
sản xuất thường sử dụng hệ thống công nghệ lập trình PLC. Hệ thống sản xuất tự
động PLC cho việc chiết rót, đóng nắp và dán nhãn là một khâu không thể thiếu và
rất quan trọng. Hệ thống giúp quản lý giám sát tất cả các khâu vận hành kể cả
trong những ngày nghỉ, giảm sự chậm trễ của người lao động, vận hành chính xác,
nhanh chóng, kịp thời, làm giảm hao phí và thất lạc hàng hoá khi tần số làm việc
cao. Bên cạnh đó, hệ thống giúp sản phẩm được bảo quản tốt hơn, thẩm mỹ hơn
mà giá thành phù hợp với người tiêu dùng.. Với các hệ thống hiện đại ngày nay thì
các hệ thống cho công suất từ 16- 20chai/phút.
Trong công nghiệp, các hệ thống được tích hợp PLC trong quy trình vận hành, làm
nền tảng điều khiển chính là chủ yếu. Qua đó, nhóm chọn đề tài “Hệ thống chiết
rót đóng nắp và dán nhãn chai rượu vang dùng PLC S7 - 1200” với mong muốn
nâng cao chất lượng và cải thiện thời gian sản xuất trong dây chuyền sản xuất
rượu vang, từ các khâu Chiết rót – Đóng nắp – Dán nhãn được vận hành tự động
và có kiểm soát.
1.2 Mô tả hệ thống
Hệ thống là một dây chuyền liên thông các khâu sản xuất lại với nhau, tạo nên một
dãy các máy có các chức năng cụ thể cùng hoạt động được điều khiển và quản lí
bởi PLC S7 – 1200. Với các công việc chính sau đây:
- Chiết rót rượu vào chai ( đúng khối lượng niêm yết)
- Đóng nút chai
- Dán nhãn chai

6
Hình 1. Dây chuyền chiết rót thực tế trong nhà máy
Ở các khâu của quy trình được gắn các cảm biến với các chức năng và nhiệm vụ
riêng để kiểm soát chính xác việc vận hành trong hệ thống. Người vận hành là
nhân công trong nhà máy cần số lượng ít, chủ yếu kiểm soát thông qua bảng điều
khiển và nút bấm ở ở vị trí tủ vận hành máy với các công việc như : Kiểm tra lỗi,
Khởi động, Dừng khẩn cấp và Bảo trì,..
Thông tin về sản phẩm cần xử lí:

Hình 2. Chai rượu vang

7
- Loại chai: Tròn cổ dẹt - Kích thước:
+ Khoảng rộng nhất: 80 mm
+ Khoảng dài nhất: 28 mm
+ Đường kính cổ chai: 26 mm
- Loại nút cần đóng: Nút bần
- Dung dịch rót vào chai: Rượu vang
- Khối lượng riêng: 0.8 g/ml
- Dung tích niêm yết: 750 ml
1.3 Qui trình vận hành hệ thống

Sơ đồ 1. Quy trình vận hành hệ thống

8
Hình.3 Dây chuyền hệ thống từ trái sang phải
Hệ thống vận hành trên một dây chuyền, các chai được đưa từ khâu này đến khâu
kế tiếp bằng băng tải.

Hình 4. Khâu chiếc rót và đóng nút


Đầu vào là các chai thủy tinh rỗng được vệ sinh từ các khâu trước đó được dẫn
trên băng tải đến hệ thống đến khâu chiếc rót

9
Hình 5. Vị trí hệ thống xy lanh và van rót từ bồn rượu
Ở đây, các cảm biến nhận dạng được chai đến và khóa chặt chai trên khay rót
nhằm cố định chai không rung lắc.
Sau khi đã cố định chai trên hệ thống hệ thống sẽ rót rượu vang vào chai bằng
phương pháp mở van rót bằng xy lanh. Để đảm bảo hệ thống rót đủ lượng rượu
niêm yết, máy sử dụng cảm biến đo khối lượng đặt dưới băng tải để quản lí.

Hình 6. Vị trí cân khối lượng chai


Sau khi hoàn thiện việc rót chính xác thì băng tải tiếp tục hoạt động đưa chai đến
khâu tiếp theo.
Ở khâu đóng nút, nút bần được đặt trên khay được chạy bởi một động cơ xoay
khay làm cho các nút bần chạy xuống liên tục và đều đặn. Hệ thống thiết kế cho
các nút bần và cổ chai được tiếp xúc vừa đủ và đảm bảo cho nút bần nằm trên
miệng chai và đóng lại bằng xi lanh.

10
Hình 7. Vị trí cảm biến và chai ở khu vực đóng nắp
Tại đây, việc di chuyển các chai đến vị trí lấy nút và đóng nút, sau đó ra khỏi hệ
thống đóng nắp được vận hành trong một mâm xoay.
Các chai được đóng nút bần, được băng tải tiếp tục đưa đến khâu dán nhãn.

Hình 8. Khâu dán nhãn chai


Cơ cấu dán nhãn đã có keo được bố trí ngay trên băng tải, sao cho mặt bên của
chai được tì vào nhãn và ma sát qua một vách ma sát được đặt dọc đường đi của
chai. Việc ma sát của chai trên chuyển động thẳng nhờ băng tải và chuyển động
tròn của chai làm cho các nhãn được dán đều vào chai. Sau đó thu được chai thành
phẩm và đến khâu tiếp theo trong nhà máy.

11
1.4 Cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống
Nguyên lý phản xạ thu phát hồng ngoại:
Cảm biến hồng ngoại sẽ hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến ánh sáng cụ
thể để phát hiện bước sóng ánh sáng chọn trong phổ hồng ngoại. Bằng cách sử
dụng đèn LED tạo ra ánh sáng có cùng bước sóng với cảm biến đang tìm kiếm,
bạn có thể xem cường độ của ánh sáng nhận được. Khi một vật ở gần cảm biến,
ánh sáng từ đèn LED bật ra khỏi vật thể và đi vào cảm biến ánh sáng. Điều này
dẫn đến một bước nhảy lớn về cường độ, mà chúng ta đã biết có thể được phát
hiện bằng cách sử dụng một ngưỡng.

Phân loại cảm biến quang


Hiện nay thông thường cảm biến quang được chia làm 3 loại:
- Through – beam sensor: Cảm biến quang thu phát
- Retro – reflection sensor: Cảm biến quang phản xạ gương
- Diffuse reflection sensor: Cảm biến quang khuếch tán

Cấu trúc cảm biến quang

Hình 9. Cảm biến quang


Cấu trúc khá đơn giản với 3 thành phần chính:
Bộ phát sáng: Cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED. Ánh sáng được
phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt được ánh sáng
của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác
Bộ thu sáng: Đây là bộ phận cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện
tỉ lệ. Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát hoặc ánh sáng phản xạ
lại từ vật bị phát hiện.
Mạch xử lí tín hiệu ra: Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito
quang thành tín hiệu ON/OFF được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt
quá mức ngưỡng được xác định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt.

12
Ứng dụng
Công dụng chủ yếu của cảm biến quang là để phát hiện nhiều dạng vật thể khác
nhau, từ việc phát hiện một chai nhựa trên băng chuyền hoặc kiểm tra xem tay
robot đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa.

Ưu điểm
- Phát hiện vật thể từ khoảng cách xa mà không cần tiếp xúc với vật thể đó
- Ít bị hao mòn, có tuổi thọ và độ chính xác, tính ổn định cao
- Có thể phát hiện nhiều vật thể khác nhau
- Thời gian đáp ứng nhanh, có thể điều chỉnh độ nhạy theo ứng dụng.
- Cảm biến xác định vật thể không tiếp xúc, dùng cảm biến điện dung để nhận
biết được chai thủy tinh.
Cân khối lượng đủ rượu trong chai bằng loadcell:
Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân load cell làm cho thân load cell biến
dạng (giãn hoặc nén). Kết quả 2 trong 4 điện trở strain gauge là bị nén, trong khi
hai strain gauge đang bị căng (như thể hiện trong hình dưới đây). Điều đó dẫn tới
sự thay đổi về chiều dài và tiết diện của sợi kim loại của điện trở strain gauges,
dán trên thân load cell dẫn tới sự thay đổi điện trở strain gauge.
Chúng ta sử dụng mạch cầu wheatstone để chuyển đổi sự thay đổi tỉ lệ lực căng và
trở kháng thành phần điện áp với tải. Sự thay đổi này điện áp rất nhỏ, do đó nó chỉ
có thể đo và chuyển thành số sau khi đi qua bộ khuếch đại của bộ chỉ thị cân điện
tử.

Hình 10. Cảm biến khối lượng Loadcell


Phân loại loadcell:
• Loadcell kiểu diện trở:
Loadcell điện trở làm việc dựa theo nguyên lý áp lực – trở kháng. Khi một
tải trọng, lực, lực căng tác động lên cảm biến, trở kháng nó thay đổi. Sự
13
thay đổi trở kháng này sẽ dẫn đến sự thay đổi điện áp đầu ra khi một một
điện áp đầu vào được cấp.
• Loadcell kiểu điện dung:
Loadcell kiểu điện dung làm việc dựa trên sự thay đổi của dung kháng. Đối
với tụ điện phẳng gồm: 2 bản cực song song. Điện dung tỉ lệ thuận với tiết
diện của bản cực và hằng số điện môi của chât điện môi nằm giữa 2 bản cực
và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữ 2 bản cực.
Cấu tạo loadcell:
Một load cell bao gồm các strain gauge được dán trên bề mặt thân loadcell. Thân
loadcell là một khối kim loại đàn hồi và tùy theo từng loại loadcell và mục đích sử
dụng, thân loadcell được thiết kế có hình dạng đặc biệt khác nhau và chế tạo bằng
vật liệu kim loại khác nhau (hợp kim nhôm, thép không gỉ, hợp kim thép).

14
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Sơ đồ khối chức năng

Sơ đồ 3. Các khối chức năng điện của hệ thống


Khối Trung tâm: Sử dụng PLC S7 -1200 làm điều khiển chính thu thập dữ liệu từ
cảm biến và bộ điều khiển thông qua các nút bấm để quản lý các hệ thống ở ngõ
ra.
Khối nguồn: Nhiệm vụ cấp nguồn cho PLC hoạt động, nguồn cho các cảm biến
và động cơ, xilanh, contactor.
Khối Chiết rót: Rót rượu vang vào chai – yêu cầu xác định được chai tới tại vị trí
rót, rót đủ dung tích rượu cần, đưa đến khâu tiếp theo
Khối mâm xoay: Nhận biết chai đến, xoay chai đưa vào hệ thống đóng nắp – yêu
cầu, xoay chính xác vị trí
Đóng nút: Xác định được vị trí cần đóng nút và đóng chính xác – yêu cầu đóng
nút chính xác không làm rơi nút bần ra ngoài hoặc chai không có nút.
Dán nhãn: Dán nhãn từng chai – yêu cần nhãn dán đều và đủ ở các chai
Băng tải: Nhiệm vụ vận chuyển các chai trên dây chuyền hệ thống từ vị trí này
đến vị trí khác – yêu cầu kéo đủ tải trọng, không dừng quá gấp làm đổ vỡ chai.

15
2.2 Thiết bị từng khối

Thiết bị Thông số Mục đích sử


dụng
Loadcell loại gắn được trên băng Thông số: Khoảng cân Cân đo khối
tải được: 0-5kg lượng tổng thể
Đầu ra: 2mV / của chai tại vị trí
V chiết rót.
Bảo vệ môi trường: IP68 Từ đó xác định
Độ chính xác cao: <± chính xác thể tích
0,02% / RC rượu cần rót vào
chai.

Bộ chuyển đổi tín hiệu Loại: Z - SG Đưa tín hiệu


Nguồn cấp: DC 10-40V; loadcell phù hợp
AC 19-28V (50-60Hz) với PLC
Công suất tiêu thụ: 2,5W
Đầu ra Output: 4-
20mA/0-20mA

Nút nhấn Tiếp điểm: NO thường Sử dụng làm nút


mở Start, Stop

Cảm biến hồng ngoại Mã: E3F-DS30Y1 Cảm biến nhận


Điện áp làm việc: DC 6- dạng chai ở các
36VDC vị trí trong các
Khoảng cách phát hiện: khâu
10-30cm trên mô tả
NPN (source input)

Bộ van và xylanh khí nén Van loại: 5/3 Dùng ở việc khóa
Điện áp hoạt động: 24V cổ chai, đóng
DC nắp, mở van rót
Áp suất vận hành: 0.2 ~ rượu
16
0.8
MPA

Động cơ kéo băng Công suất: 1HP Yêu cầu kéo tải:
tải Tỷ số truyền:1/30 trên băng tải dài 2
Điện áp: 380V – AC mét trên một
Tốc độ: 140 Vòng/phút khâu. Mỗi khâu,
tại một thời điểm
nhiều nhất có 12
chai rượu vang và
dung tích 750ml.
Khối lượng kéo
tải yêu cầu: 35kg
kể cả khối lượng
băng tải.

Động cơ xoay mâm Điện áp: 180 – 240V AC Xoay các vị trí
Có thắng từ cần thiết và dừng
Công suất : 25W lại bằng phanh
Tốc độ: 215 Vòng/ Phút điện từ

Contactor 3P -khởi động mềm Hãng sản xuất: ABB Khởi động mềm
Mã: PSR 3 động cơ băng tải
Công suất: 1.5KW
Contactor: 3P LS 6A

17
Điện áp: 180 – 240V AC Xoay rulo chứa
Động cơ dán nhãn
Công suất : 25W cuộn nhãn –
Tốc độ: 105 Vòng/ Phút Xoay cuộn nhãn
chai chạy ra tiếp
xúc với thành
chai cần dán
nhãn
Hãng sản xuất: Siemens Hệ thống quản lý
Loại: S7 – 1200 1214C trung tâm và điều
DC/DC/DC khiển chính

PLC S7 – 1200

2.3 Sơ đồ nối dây PLC và thiết bị

Module chuyển đổi Z – SG cho phép nối nhiều loadcell cùng lúc. Trong hệ
thống chỉ sử dụng một loadcell nên có thể áp dụng cách đấu nối dưới dây cho 1
loadcell loại 4 dây - ngõ ra với bộ AI PLC chọn

18
Hình 11. Đấu nối loadcell và bộ chuyển đổi

Sơ đồ động lực động cơ băng tải số 1 và băng tải số 2

Hình 12. Sơ đồ động lực băng tải 1 và 2

19
Sơ đồ động lực động cơ xoay mâm

Hình 13. Sơ đồ động lực động cơ xoay mâm

20
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG
3.1 Yêu cầu điều khiển hệ thống
Người điều khiển hệ thống sử dụng thao tác bằng nút bấm trên máy để vận hành,
dừng hoạt động của máy thông qua nút Start - Stop.
Có thể thao tác trên phần mềm và màn hình giả lập mô phỏng hệ thống trên máy
tính với các nút bấm, thông số và quy trình vận hành trên máy tính.
Các đối tượng điều khiển chính trong hệ thống:
1. Động cơ của 2 băng tải

2. Động cơ mâm xoay

3. Van nước ( piton đóng mở van)

4. Pitton đóng nắp – khóa cổ chai

5. Động cơ dán nhãn

3.2 Thiết kế lưu đồ điều khiển


Dưới đây là lưu đô hoạt động của hệ thống:

21
3.3 Yêu cầu giám sát hệ thống
Bảo trì bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị cảm biến gồm có cảm biến loadcell,
cảm biến tiệm cận, tiếp điểm của nút nhấn
Đảm bảo nguồn điện cấp cho hệ thống thường xuyên liên tục.
Có người giám sát , điều khiển cơ bản ON/OFF, kiểm tra lỗi.
3.4 Thiết kế giao diện Scada
Hệ thống được điều khiển và mô phỏng trên giao diện HMI

Hình 14. Giao diện điều khiển

22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
4.1 Kết quả cần đạt
 Hệ thống đảm bảo ở ngõ ra cuối của dây chuyền các chai rượu được rót đầy
đủ thể tích yêu cầu.
 Chai được đóng nắp chính xác và đầy đủ
 Chai được dán nhãn đủ và nhãn bám đều trên mặt chai
 Hệ thống nút nhấn và cảm biến được hoạt động ổn định để đảm bảo vận
hành liên tục
 Hệ thống giám sát trên máy tính cần liên kết tốt với thực tế để người vận
hành dễ kiểm soát và vận hành trực tiếp
 Thông tin hiển thị và điều khiển đầy đủ
 Trong quá trình vận hành, hệ thống cơ khí và điện phối hợp hoạt động
nhanh và chính xác, hạn chế đỗ vỡ chai trong dây chuyền
4.2 Kết luận
Đề tài đã đáp ứng được yêu cầu đề ra là chiết rót đầy đủ lượng rượu trong chai,
đóng nắp và dán nhãn để được sản phẩm hoàn thiện. Có hệ thống giám sát trên
máy tính để người vận hành dễ dàng điều khiển và giám sát trực tiếp.
Mở rộng:
- Có thể cải tiến ở khâu chiếc rót để số lượng chai rót trong một thời điểm
tăng nhiều hơn so với số lượng hiện tại là một chai.
- Có thể thêm hệ thống giám sát và đếm số lượng chai trong quy trình
- Nâng cấp thêm hệ thống đóng gói trong dây chuyền
Hạn chế: Hệ thống xử lí các chai trong dây chuyền chưa nhanh, cơ cấu xoay mâm
dùng phanh từ có thể thay thế bằng động cơ bước để tăng độ chính xác

23
PHỤ LỤC
Chương trình điều khiển hệ thống

24
25
26
27
28
29

You might also like