You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG

A. Trắc nghiệm: Học sinh tô kín đáp án đúng nhất bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy
kiểm tra được phát
Câu 1: Ếch đồng là động vật

A. biến nhiệt. C. đẳng nhiệt.

B. hằng nhiệt. D. cơ thể không có nhiệt độ.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng. C. Hàm dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
B. Có mai và yếm. D. Trứng có màng dai bao bọc.
Câu 3: Đặc điểm giúp nhóm Chim bơi thích nghi với đời sống bơi lội là
A. chân ngắn, có màng bơi C. chân sau dài, lông không thấm nước
B. cánh ngắn, yếu, chân to D. chân ngắn, có màng bơi, lông không thấm nước
Câu 4: Động vật nào dưới đây đẻ trứng?
A. Thú mỏ vịt B. Kanguru C. Thỏ hoang D. Hổ
Câu 5: Ếch đồng vẫn sống được khi vùi mình dưới bùn ao quá lâu vì
A. mũi ếch có khả năng thở được dưới nước. C. ếch có khả năng “bất tử”.
B. ếch hô hấp bằng phổi. D. ếch hô hấp qua da.
Câu 6: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn cử động được về các phía giúp chúng
A. thăm dò thức ăn C. thỏ giữ nhiệt tốt hơn
B. định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù D. đào hang và di chuyển
Câu 7: Trong các đáp án sau đây, nhóm nào bao gồm các loài chim thuộc nhóm chim chạy?
A. Đà điểu, chim Kiwi C. Đà điểu, bồ câu, gà
B. Chim công, chim Kiwi D. Chim cánh cụt, chim đại
bàng
Câu 8: Các chi sau của kanguru thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?
A. Hai chi sau rất khỏe, di chuyển theo lối nhảy
B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn
C. Hai chi trước và chi sau phát triển, thích nghi với đời sống chạy nhảy trên cạn
D. Hai chi sau yếu, di chuyển bằng cách nhảy trên cạn
Câu 9: Tập tính nào KHÔNG có ở ếch?
A. Trú đông. B. Ở nhờ. C. Ghép đôi. D. Kiếm ăn vào ban đêm.
Câu 10: Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?
A. Ong mật. B. Ếch đồng. C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Bướm cải.

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng
mắt không bị khô?

A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.

B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên D. Bàn chân có móng vuốt.
đầu.
Câu 12: Hiện tượng thai sinh là

A. hiện tượng đẻ con có nhau thai. C. hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.

B. hiện tượng đẻ trứng có nhau thai D. hiện tượng đẻ con có dây rốn

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây giúp thằn lằn phát huy vai trò các giác quan trên đầu, tạo
điều kiện bắt mồi dể dàng?
A. Da khô, có vảy sừng bao bọc C. Bàn chân có 5 ngón, có vuốt sắc
B. Có cổ dài D. Mắt có mi cử động, có nước mắt
Câu 14: Trong mùa sinh sản, chim trống (đực) thường có những vũ điệu nhảy múa hết sức
uyển chuyển và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ trước mặt con cái. Những hành động đó mang ý
nghĩa gì?
A. Cảnh báo các con cái và các con đực khác. C. Đánh dấu lãnh thổ
B. Thu hút bạn tình (chim cái) để ghép đôi D. Bắt con mồi đang bay
Câu 15: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài khác với ếch đồng là
A. mắt có mí cử động được C. tai có màng nhĩ
B. da khô có vảy sừng bao bọc D. có 4 chi ngắn và yếu
B. Tự luận:
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
Câu 2: So sánh đặc điểm đời sống và sự sinh sản của thỏ hoang và thằn lằn bóng đuôi dài.
Câu 3: Theo kinh nghiệm dân gian, cóc được cho là một thực phẩm bổ dưỡng, dùng cho trẻ em
còi xương, suy dinh dưỡng. Khi mổ cóc để lấy thịt, người ta thường lột bỏ lớp da và bỏ toàn bộ
phủ tạng (gan, mật, trứng,…). Theo em, chúng ta có nên bỏ da và toàn bộ phủ tạng hay không? Vì
sao?
Câu 4: Trình bày vai trò của lớp Chim đối với tự nhiên và con người. Nêu ví dụ minh họa.

You might also like