You are on page 1of 2

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Môn: Sinh Học 11


Năm học: 2023 - 2024

Phần II. Câu hỏi tư duy (VDC) giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến “Tập tính ở động vật”

Câu 1. Hiện tượng “vòng tròn tử thần" ở loài kiến quân đội được phát hiện bởi nhà sinh vật học T.
C. Schneirla (người Mỹ) vào năm 1936. Hiện tượng này xảy ra khi con kiến đầu đàn bị mất phương
hướng và đi thành vòng, những con kiến còn lại trong đàn đi theo kiến đầu đàn thành vòng liên tục
cho đến khi kiệt sức và chết. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

Lời giải

Kiến quân đội là loài mù bẩm sinh, chúng có thể nhận biết đường đi là nhờ tín hiệu pheromone
do đồng loại tiết ra. Nếu con đầu đàn bị mất phương hướng và đi theo vòng tròn, các con kiến còn
lại trong đàn sẽ liên tục đi theo dựa vào tín hiệu pheromone dẫn đến cả đàn sẽ mắc kẹt trong vòng
tròn đó. Do có tập tính xã hội rất cao nên chúng cứ di chuyển liên tục theo đàn cho đến khi chết vì
kiệt sức.
Câu 2. Người ta tiến hành một thí nghiệm (Hình 1)
như sau: Thả một đàn cá vào trong bể nuôi, các con cá
di chuyển tự do trong bể
(a) Sau đó, một chất cảnh báo được bơm vào trong
bể. Sau vài giây, cả đàn cá đã tập trung lại dưới đáy
bể nuôi
(b) Hãy giải thích hiện tượng trên. Việc đàn cá tập
trung lại có ý nghĩa gì?

Lời giải

- Giải thích: Ở Hình a, trước khi chất cảnh báo được đưa vào trong môi trường, các con cá
phân bố rộng rãi trong bể. Sau khi chất cảnh báo được đưa vào bể (Hình b), pheromone tiết ra từ
một số con cá phân tán trong nước và cảnh báo cho cả đàn → đàn cá tập trung lại ở đáy bể, nơi mà
chúng có thể đảm bảo được sự an toàn.
- Việc đàn cá tập trung lại có ý nghĩa giúp đàn cá có thể tránh khỏi tác nhân gây hại, đảm
bảo được sự an toàn.

Câu 3. Ở một số loài động vật, các cá thể sống thành từng đàn chiếm một vùng lãnh thổ xác định,
chúng cùng nhau kiếm ăn và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn có một con đầu đàn, nó chỉ huy cả đàn, được
ưu tiên khi có thức ăn và được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc già yếu thì con khoẻ
mạnh thứ hai kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế. Các hiện tượng trên mô tả dạng tập tính nào ở
động vật? Tập tính đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Lời giải

Các hiện tượng được nhắc đến mô tả tập tính xã hội (tập tính thứ bậc) ở động vật. Dạng tập
tính này đảm bảo trật tự trong bầy đàn.
Câu 4. Một nhà nghiên cứu tập tính học đã tiến hành thí nghiệm với những con sóc vừa mới sinh
được nuôi cách li với bố mẹ trong một chiếc lồng không có đất. Chúng được nuôi bằng thức ăn dạng
lỏng. Sau một thời gian, người ta cho các hạt dẻ vào lồng thì thấy các con sóc nhặt hạt dẻ chạy quanh
lồng và làm động tác đào đất, rồi bỏ hạt dẻ vào lỗ tưởng tượng. Tiếp theo, chúng làm động tác dùng
mũi ấn hạt vào lỗ tưởng tượng giống như các con sóc ngoài tự nhiên cất giấu hạt. Chọn đáp án đúng
về tập tính của các con sóc trong thí nghiệm.
A. Tập tính bẩm sinh. B. Tập tính học được.
C. Tập tính hỗn hợp. D. Tập tính xã hội.

Lời giải

- Sóc con được nuôi cách li với bố mẹ (Không thể là tập tính học được), chúng tự có khả năng đào
bới đất dấu hạt ngay sau đó. Đây là tập tính bẩm sinh.
- C là không thể vì tập tính hỗn hợp là sự kết hợp giữa học được và bẩm sinh nếu không có học
được thì không phải hỗn hợp).
- (D) Hành động cất giấu hạt cho riêng mình là không thể tập tính xã hội do TTXH là các loài sống
theo bầy đàn và cùng bảo vệ, hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống.
Đáp án: B
Câu 5: Người ta tiến hành thí nghiệm gắn một chiếc tai nghe nhỏ phát ra âm thanh của muỗi cái
bên trên lồng chứa muỗi đực. Tất cả những con đực ngay lập tức bay đến tai nghe và hóp bụng qua
lớp vải của lồng. Nguyên nhân của hành vi này là gì?
A. Những con đực học cách liên kết âm thanh với con cái.
B. Âm thanh của muỗi cái là một dấu hiệu kích thích ham muốn “giao hợp” ở con đực.
C. Âm thanh phát ra từ tai nghe khiến muỗi đực khó chịu, khiến chúng cố gắng đốt nó.
D. Động lực sinh sản mạnh mẽ đến mức khi con đực không có con cái, chúng sẽ cố gắng giao phối
với bất kỳ thứ gì mang đặc điểm của con cái dù là nhỏ nhất.

Lời giải

Dựa vào tập tính sinh sản, khi nghe âm thanh từ bạn tình (có thể là âm thanh tương tự vậy) sẽ làm
tăng hàm lượng testosterone trong con đực tăng cao, chúng sẽ cố gắng giao phối dù có là thứ gì
khác. (B) dựa vào dẫn chứng rõ thấy D đầy đủ hơn, không hẵn phải là con cái, mà khi gặp âm thanh
ấy con đực hóp bụng qua lớp vải của lồng để giao phối, chứng tỏ động lực giao phối phải rất mạnh
mẽ. (A), (C) vô lí quá rồi!
Đáp án: D
Câu 6: Một con mèo cái động dục đi tiểu thường xuyên hơn và ở nhiều nơi. Những con mèo đực tụ
tập gần các bãi nước tiểu và tranh giành nhau. Điều nào sau đây sẽ là nguyên nhân cuối cùng khiến
mèo đực phản ứng với hành vi đi tiểu của mèo cái?
A. Những con đực đã học cách nhận biết mùi đặc trưng trong nước tiểu của con cái khi động dục.
B. Khi những con đực ngửi thấy mùi, nhiều tế bào thần kinh trong não của chúng được kích thích.
C. Mèo đực phản ứng với mùi vì đó là phương tiện để xác định vị trí của con cái khi động dục.
D. Nội tiết tố của mèo đực được kích hoạt bởi mùi nước tiểu do mèo cái tiết ra.
Câu 7: Nhà khoa học B.F.Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong lồng có một cái bàn đạp gắn
với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số
lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi thấy đói bụng chuột chủ động chạy đến
đạp vào bàn đạp để lấy thức ăn. Hiện tượng này được gọi là:
A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hóa hành động. D. điều kiện hóa đáp ứng.

You might also like