You are on page 1of 3

MÔN: VẬT LÍ

KHỐI: 9

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

NỘI DUNG GHI CHÚ


Tên bài học/ chủ đề - PHẦN II: ĐIỆN TỪ HỌC
Khối lớp
Chủ đề 14,15:
TỪ TRƯỜNG

Hoạt động 1: Đọc tài PHẦN HỌC SINH TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
liệu và thực hiện các THEO HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
yêu cầu.
I. Tác dụng từ của nam châm
- Em hãy đọc SGK trang 92, 93, 94 để trả lời các câu hỏi sau:
. Mỗi nam châm có mấy cực từ? Tên và kí hiệu của mỗi cực từ?
. Nam châm có tác động thế nào đến vật liệu từ?
. Khi ở trạng thái tự do, các cực từ của nam châm có vị trí như thế
nào? Nhờ tính chất này, nam châm được ứng dụng trong đời sống để
làm gì?
. Tương tác giữa hai nam châm xảy ra như thế nào?

II. Từ trường
- Em hãy đọc SGK trang 99 để cho biết:
. Nơi đâu có từ trường?
. Cách nhận biết từ trường?

. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn
tại một từ trường.
Từ trường tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong từ trường.
. Để nhận biết từ trường, ta thường dùng kim nam châm: Đưa kim
nam châm vào vị trí cần xác định. Nếu thấy có lực từ tác dụng lên
kim nam châm (làm kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam –
Bắc) thì nơi đó có từ trường.

III. Đường sức từ


- Em hãy đọc SGK trang 101 để cho biết:
. Từ trường được biểu diễn như thế nào?
. Hình ảnh biểu diễn từ trường gọi là gì?

. Từ trường được biểu diễn trực quan bằng các đường sức từ.
. Hình ảnh các đường sức từ của một từ trường gọi là từ phổ.

- Mỗi đường sức từ đều có chiều nhất định.


Em hãy đọc SGK trang 101 và cho biết quy ước về chiều của đường
sức từ.
→ Quy ước chiều đường sức từ ở bên ngoài nam châm:
Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ có chiều đi ra khỏi cực
Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.

PHẦN HỌC SINH CHÉP BÀI VÀO VỞ


Chủ đề 14,15:
TỪ TRƯỜNG
I. Tác dụng từ của nam châm

II. Từ trường
1. Nơi đâu có từ trường?
. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn
tại một từ trường.
Từ trường tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong từ
trường.
2. Cách nhận biết từ trường
Để nhận biết từ trường, ta thường dùng kim nam châm: Đưa
kim nam châm vào vị trí cần xác định. Nếu thấy có lực từ tác dụng
lên kim nam châm (làm kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam
– Bắc) thì nơi đó có từ trường.
III. Đường sức từ
- Từ trường được biểu diễn trực quan bằng các đường sức từ.
Hình ảnh các đường sức từ của một từ trường gọi là từ phổ.
- Quy ước chiều đường sức từ ở bên ngoài nam châm:
Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ có chiều đi ra khỏi cực
Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.

Hoạt động 2: Kiểm PHẦN HỌC SINH TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
tra, đánh giá quá THEO HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
trình tự học. Áp dụng
- Em hãy thực hiện các yêu cầu:
. Vẽ một thanh nam châm và một vài đường sức từ mô tả từ trường
xung quanh thanh nam châm.
. Vẽ một kim nam châm nằm cân bằng trong từ trường đó.
. Dùng mũi tên biểu diễn chiều của các đường sức từ này.

PHẦN HỌC SINH CHÉP BÀI VÀO VỞ


Áp dụng

You might also like