You are on page 1of 2

a.

Liên doanh (Joint venture) (NAM PHƯƠNG)


 Khái niệm
 Liên doanh là phương thức gia nhập thị trường mới đòi hỏi việc thành lập một
doanh nghiệp được đồng sở hữu bởi hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập khác của
hai hay nhiều quốc gia.
 Liên doanh được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp
vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia
lãi theo phương thức thỏa thuận.
 Ưu điểm

· Doanh nghiệp có thể chia sẻ rủi ro và chi phí phát triển của việc thâm nhập thị trường
mới cho đối tác địa phương.

· Một liên doanh cho phép mỗi bên tiếp cận với các nguồn lực của (những) người tham
gia khác mà không cần phải chi quá nhiều vốn.

· Liên doanh có rủi ro ít hơn là công ty sở hữu toàn bộ, vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro
đối với phần đóng góp của mình.

· Doanh nghiệp có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội
địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. 

· Doanh nghiệp quốc tế tham gia liên doanh sẽ được hưởng lợi từ hiểu biết của đối tác địa
phương về những điều kiện cạnh tranh, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị và hệ thống
kinh doanh ở nước sở tại. Từ đó liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện các mục
tiêu chiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau.

· Doanh nghiệp có thể tránh những rủi ro về chính trị của nước sở tại.

VD:

- Một cái tên khá lạ lẫm với công chúng là Tổng công ty máy động lực và Máy Nông
nghiệp Việt Nam - VEAM liên doanh với cả 3 hãng xe lớn là Ford (thông qua công ty
Diesel Sông Công), Honda và Toyota. Tổng cộng VEAM đã góp 559 tỷ đồng vào 3 liên
doanh trên.

- Công ty Canon Việt Nam là một trong những ví dụ về doanh nghiệp liên doanh ở Việt
nam có 100% vốn điều lệ nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản. Đây là một ví dụ điển hình về
một công ty nước ngoài muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam.  "Từ khi thành lập đến
nay Canon Việt Nam đã có 5 nhà máy tại Việt Nam với vốn đầu tư hơn 300 triệu USD.
Các nhà máy trên thường tập trung ở khu vực miền bắc với 2 nhà máy tại Hà nội, 2 nhà
máy tại Quế Võ và 1 nhà máy ở Bắc Ninh. Với số lượng nhà máy như trên hằng năm
Canon Việt Nam thu về hơn 1 tỷ USD

- Liên doanh giữa GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy New United
Motor đã cho phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa Kỳ, ngược lại GMC
có thể tận dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trong quản trị từ phía đối tác Nhật
Bản.

- Liên doanh Suntory – Pepsico ở Việt Nam được áp dụng để vừa tận dụng kinh nghiệm,
công nghệ sản xuất vừa tận dụng được kinh nghiệm bán hàng và quan hệ rông ở thị
trường.

 Nhược điểm

· Liên doanh có thể dẫn tới xung đột và tranh chấp quyền sở hữu, kiểm soát giữa các bên
nếu mục đích, mục tiêu chiến lược của họ thay đổi.

· Rủi ro mất kiểm soát về bí quyết công nghệ. Muốn giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp phải
nắm đa số cổ phần trong liên doanh hoặc là chỉ chia sẽ những công nghệ không phải năng
lực cốt lõi.

· Có thể xảy ra tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” do doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và quy
mô nhỏ.

· Việc mất kiểm soát đối với một liên doanh có thể xảy ra khi chính quyền sở tại là một
trong số các bên đối tác. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất ở các ngành công nghiệp được
coi là nhạy cảm về văn hóa hoặc có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia như truyền
thanh, hạ tầng cơ sở và quốc phòng.

You might also like