You are on page 1of 55

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


KHOA ĐIỆN TỬ
SCHOOL OF ELECTRICAL AND ELECTRONICS ENGINEERING

BÁO CÁO

THỰC TẬP KỸ THUẬT

Sinh viên : Vũ Đức Anh

MSSV: 20198114

Số điện thoại: 0964012129

Email: anh.vd198114@sis.hust.edu.vn

Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần viễn thông tin học Việt NamVntel

Thời gian thực tập: 10/04/2021 – 10/07/2021

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2022


0
LỜI NÓI ĐẦU
Là 1 sinh viên ngành Điện Tử Viễn Thông của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
môn Thực tập kỹ thuật là một môn không thể thiếu trong quá trình học tập. Sinh viên
được cử đi thực tập tại các công ty có tiếng về lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật
liên quan tới chuyên ngành đang theo học. Quá trình thực tập mang tới những kiến thức
thực tế, những trải nghiệm rõ ràng nhất về môi trường làm việc và quy trình làm việc của
các công ty. Từ đó giúp sinh viên có thêm tầm nhìn khách quan, kinh nghiệm để định
hướng tương lai của mình.

Trong kì thực tập này, em đã đề xuất được thực tập tại công ty cổ phần viễn thông
tin học Việt Nam VNTEL là đơn vị hàng đầu của cả nước chuyên cung cấp về các giải
pháp viễn thông cho mọi doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Em và các bạn trong nhóm
được quản lý bởi các anh, chị trong công ty và được sự tư vấn của giảng viên. Chúng em
được hướng dẫn tận tình và được nhận xét trong quá trình học tập. Học viên được trải qua
nhiều kiến thức rất thực tế từ công ty, từ đó nâng cao được kiến thức và kỹ năng của bản
thân.

Em xin cảm ơn anh chị trong công ty, giảng viên bộ môn, các cán bộ nhân viên
công ty cổ phần viễn thông tin học Việt Nam VNTEL và nhà trường đã giảng dạy, hỗ trợ
chúng em để có được thời gian thực tập vô cùng tốt đẹp này.

Sau kỳ thực tập này em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về mọi kỹ năng, nội
dung của bài báo cáo sẽ bao gồm những thứ em đã học được trong đợt thực tập vừa rồi.
Báo cáo gồm các nội dung chính:

- Khái quát về nội dung, ý nghĩa của đợt thực tập

- Khó khăn, thuận lợi khi sinh viên thực tập

- Bày tỏ lời cảm ơn đến các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện nội dung thực tập.

Sinh viên

Vũ Đức Anh
1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1


MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
NỘI DUNG...................................................................................................................5
Chương 1: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần công nghệ và
thương mại ITY................................................................................................................ 5
1.1. Thông tin công ty.......................................................................................................5
Chương 2: Nội dung thực tập..........................................................................................6
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của các phòng ban...................................................6
2.2. Các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của công ty..................................................10
2.2.1. Dịch vụ 1800/1900......................................................................................11
2.2.2. Tổng đài di động đảo số YCall....................................................................12
2.2.3. Siptrunk.......................................................................................................14
2.2.4. Dịch vụ autocall..........................................................................................15
2.2.5. Dịch vụ SMS longcode...............................................................................15
2.2.6. Dịch vụ SMS brandname...........................................................................17
2.2.7. Dịch vụ SMS Voice OTP............................................................................18
2.3. Mô tả công việc được giao.......................................................................................18
2.3.1. Nội dung chi tiết thực tập:...........................................................................18
2.3.2. Một số hoạt động bên lề..............................................................................20
2.4. Kết quả đạt được.....................................................................................................20
2.4.1. VoIP............................................................................................................20
2.4.2. Tìm hiểu về tổng đài asterisk và elastik......................................................36
2.4.3. Dịch vụ SIP trunking và đầu số 1800/1900.................................................37
Chương 3. Nhận xét và đề xuất.....................................................................................39
3.1. Ưu điểm.................................................................................................................... 39
3.2. Nhược điểm.............................................................................................................. 39
3.3. Đề xuất.....................................................................................................................40
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 41
2
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................45
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP...........................................................46
ĐÁNH GIÁ QUYỂN BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT.......................................48

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Logo công ty cổ phần công nghệ và thương mại ITY..........................................4

Hình 2.1 Mô hình tổ chức công ty cổ phần công nghệ và thương mại ITY........................5

Hình 2.2. Các sản phẩm cung cấp ra thị trường của công ty cổ phần công nghệ và
thương mại ITY.................................................................................................................. 9

Hình 2.3. Thiết bị sử dụng trong công ty...........................................................................9


Hình 2.4. Dịch vụ đầu số 1800 miễn phí cước gọi phổ biến hiện nay.............................10

Hình 2.5. Dịch vụ 1900 được VNPT sử dụng trong dịch vụ thông tin giải trí thương
mại................................................................................................................................... 11

Hình 2.6. Dịch vụ Ycall được công ty ITY........................................................................12

Hình 2.7. Một số ưu điểm của dịch vụ siptrunk................................................................13

Hình 2.8. Ví dụ về một SMS longcode..............................................................................15

Hình 2.9. Ví dụ về một SMS Brandname..........................................................................16

Hình 2.10 Hệ thống IP PBX3..........................................................................................20

Hình 2.11 Dịch vụ SIP trunking......................................................................................36

4
NỘI DUNG
Chương 1: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần viễn thông
tin học Việt Nam VNTEL

1.1. Thông tin công ty.


- Thành lập: 2009

- Người đại diện pháp luật : Nguyễn Ngọc Long

- Tên doanh nghiệp viết tắt: HTC-ITC-VNTEL

- Địa chỉ: Số 15 Ngõ 158 đường Nguy.ễn Khánh Toàn, phường Quan Hoa,
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Sản phẩm cung cấp: Cung cấp dịch vụ thoại, tổng đài đa kênh Mcall, tổng đài
Call Center, tổng đài viên ảo Call Bot, cuộc gọi tự động Auto Call, Voice
Brandname, Dịch vụ SipTrunk, software.

- Đối tác chiến lược: Viettel, Vinaphone, Mobiphone, Vnpt, CMC telecom, FPT
telecom, SPT, Hanoi telecom,…

- Lĩnh vực: Du lịch, Bảo hiểm, Y tế, Bất động sản, Logictics, Chứng khoán,
Thương mại điện tử, Giáo dục đào tạo, …

- Các phòng ban và chức năng: Ban voip, ban software, ban nghiệp vụ, ban
Vas, ban kinh doanh.

Hình 1.1 Logo công ty cổ phần viễn thông tin học Việt Nam VNTEL

5
Chương 2: Nội dung thực tập

2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của các phòng ban.

Hình 2.1 Mô hình tổ chức công ty cổ phần viễn thông tin học Việt Nam VNTEL

a) Hội đồng quản trị & ban giám đốc

Thuộc tập đoàn HTC Group

- Chủ tịch hội đồng quản trị : Hoàng Đình Hiếu

b) Ban giám đốc tập đoàn HTC Group

- Giám đốc điều hành : Phạm Lê Anh Tuấn

- Giám đốc kinh doanh : Trần Anh Đức

c) Ban giám đốc công ty viễn thông tin học Việt Nam VNTEL

- Giám đốc: Nguyễn Việt Khoa

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử - viễn thông

6
Công việc chính: Điều hành chung

- Phó giám đốc kinh doanh: Nguyễn Thị Hải

Yến Ngành nghề được đào tạo: Cử nhân kinh tế

Công việc chính: Phụ trách kinh doanh và tài chính

- Phó giám đốc kỹ thuật: Nguyễn Văn Lân

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử viễn thông

Công việc chính: Phụ trách kỹ thuật và hỗ trợ khách

hàng

d) Phòng kết toán – Tài chính xuất nhập khẩu.

- Kế toán trưởng: Nguyễn Diệu Linh

Ngành nghề được đào tạo: Cử nhân kinh tế học viện tài chính kế toán Hà Nội

Công việc chính: Điều phối tài chính, chịu trách nhiệm về tài chính kế toán

- Kế toán: Phạm Thị Xuân

Ngành nghề được đào tạo: Cử nhân kế toán, Đại Học Kinh Doanh Công Nghệ Hà
Nội

Công việc chính: Kế toán tổng hợp

- Kế toán: Nguyễn Thị Kim Cúc

Ngành nghề được đào tạo: Cử nhân kinh tế, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

e) Phòng hành chính nhân sự

Công việc chính: Thực hiện các công việc hành chính, lễ tân, cấp dưỡng, lái xe,
bảo vệ Công Ty, điều chỉnh nhân sự báo cáo với ban lãnh đạo.

Tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề nhân sự, công văn, hợp đồng, các quy chế
áp dụng trong công ty, kế hoạch tuyển dụng, điều chỉnh nhân lực trong công ty,
lưu trữ tài liệu, đón tiếp khách hàng đối tác.
7
- Phụ trách chính phòng nhân sự: Nguyễn Thị Thu Thủy

Ngành nghệ được đào tạo: Cử nhân Đại Học Luật Hà

Nội

- Lễ Tân: Trần Thị Tố Uyên

Ngành nghề được đào tạo: Cử nhân Đại Học Xã Hội và Nhân Văn

- NV cấp dưỡng: Lê Thị Phượng

Ngành nghề được đào tạo: Trung Cấp

- Lái xe: Dương Văn Hồng

Ngành nghề được đào tạo: Trung Cấp

f) Kinh doanh bán hàng

Công việc chính: Triển khai các hoạt động bán hàng, phát triển sản phầm, mang
lại doanh thu chính cho công ty.

- Trưởng phòng kinh doanh nhóm 1: Hồ Minh Thắng

Ngành nghề được đào tạo: Thạc sỹ Khoa Học Máy Tính, đại học Greenwich,
London, UK

- Trợ lý kinh doanh: Nguyễn Thị Thiên

Ngành nghề được đào tạo: Cử nhân kinh tế, đại học kinh doanh và công nghệ Hà
Nội

- Phụ trách kinh doanh nhóm 2: Đặng Thị Phượng

Ngành nghề được đào tạo: Thạc sỹ Điều Khiển- Tự Động Hóa, Đại học Bách
Khoa Hà Nội.

- Trợ lý kinh doanh: Nguyễn Nam Hà

Ngành nghề được đào tạo: Thạc sỹ Điều Khiển – Tự Động Hóa, Đại học Bách
Khoa Hà Nội.

8
g) Phòng Kỹ Thuật

9
- Công việc chính: Triển khai sản phẩm mới, phát triển sản phẩm, ứng dụng
đảm bảo cho yêu cầu về kỹ thuật cho các sản phẩm của công ty

- Trưởng phòng kỹ thuật: Trịnh Công Thức

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử viễn thông, Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Kỹ sư: Nguyễn Văn Trung

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử viễn thông, Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Kỹ sư: Vũ Ngọc Dầu

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử viễn thông, Đại Học Bách Khoa Hà Nội

- Kỹ sư: Nguyễn Ngọc Long

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử viễn thông, Đại Học Bách Khoa Hà Nội

h) Sản xuất, lắp đặt, bảo hành.

Công việc chính: Triển khai lắp đặt, bảo hành và bảo trì sản phẩm

- Phụ trách chính: Đỗ Xuân Tình

Ngành nghề được đào tạo: Kỹ sư điện tử viễn thông

- Kỹ sư: Lê Hoài Nam

Ngành nghề được đào tạo: Cao đẳng điện tử viễn thông

- Kỹ sư: Trịnh Tiến Sỹ

Ngành nghề được đào tạo: Cao đẳng điện tử viễn thông

10
2.2. Các lĩnh vực hoạt động chuyên môn của công ty.

Hình 2.2. Các sản phẩm cung cấp ra thị trường của công ty cổ phần viễn thông
tin học Việt Nam VNTEL.

Hình 2.3. Thiết bị sử dụng trong công ty.

11
2.2.1. Dịch vụ 1800/1900.
a) Dịch vụ 1800:

Là loại hình dịch vụ cho phép người dùng sử dụng thực hiện cuộc gọi miễn phí từ
nhiều số đích khác nhau thông qua một số điện thoại thống nhất trên toàn mạng

- Lợi ích của dịch vụ:

Khuyến khích khách hàng gọi tới doanh nghiệp, tổ chức (trung tâm) đã được giới
thiệu và hỗ trợ sản phẩm và để chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Dễ quảng bá với một số điện thoại dịch vụ thống nhất trên toàn quốc.

Hình 2.4. Dịch vụ đầu số 1800 miễn phí cước gọi phổ biến hiện nay.

b) Dịch vụ 1900.

Là dịch vụ cho phép thực hiện cuộc gọi từ nhiều số đích khác nhau thông qua một số truy
nhập thống nhất trên toàn quốc. Người gọi phải trả cước phí cho dịch vụ tương ứng.

- Lợi ích của dịch vụ:

Dễ quảng bá với một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc

Thích hợp cho các doanh nghiệp và các tổ chức triển khai tư vấn các thông tin giải

12
đáp chăm sóc khách hàng hoặc chương trình thương mại, giải trí…

Hình 2.5. Dịch vụ 1900 được VNPT sử dụng trong dịch vụ thông tin giải trí thương mại.

2.2.2. Tổng đài di động đảo số YCall

Tổng đài di động đảo số YCall được xây dựng trên nền tảng tổng đài ảo và kết hợp với
gói cược di động ưu đãi của nhà mạng nhằm cung cấp cho khách hàng chất lượng cuộc
gọi cao, tiết kiệm chi phí.

- Ycall được sử dụng hoàn toàn thông qua mạng internet.

- Ycall phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty dịch vụ… Muốn có một
hệ thống tổng đài chuyện nghiệp mà không cần đầu tư tổng đài.

13
Hình 2.6. Dịch vụ Ycall được công ty ITY.

Lợi ích của dịch vụ Ycall:

- Không phải đầu tư phần cứng tổng đài, miễn phí gọi nội bộ, tiết kiệm cước lên đến
50%.

- Tăng tỉ lệ nhận cuộc gọi: lên đến 90%

- Không cần IT: Với tổng đài vật lý bạn phải có nhân lực IT quản lý, với tổng đài di
động đảo số YCall bạn sẽ tiết kiệm được chi phí này.

- Ghi âm cuộc gọi: Nghe lại ghi âm cuộc gọi của nhân viên, khách hàng. Giúp cho
việc chăm sóc khách hàng tốt hơn.

- Nâng cấp: Mở rộng số máy nhánh đơn giản và nhanh chóng khi có nhu cầu.

- An toàn và ổn định: Hệ thống được đặt ở các Data center lớn như VNPT, FPT,
CMC đảm bảo độ an toàn, thời gian uptime 99,9%.

- Hỗ trợ đa nền tảng: Khách hàng có thể sử dụng thiết bị đầu cuối trên máy tính,
điện thoại smartphone.

- Thống kê, báo cáo và quản lý: Đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên.

- Kết nối phần mềm: Cung Cấp API kết nối đến các phần mềm bán hàng chăm sóc
hàng CRM, ERP…

14
2.2.3. Siptrunk.

Hình 2.7. Một số ưu điểm của dịch vụ siptrunk .

a) Siptrunk cố định

Siptrunk cố định là dịch vụ đường dây trung kế thoại chạy giao thức SIP (Session
Initiation Protocol) được cung cấp trên phạm vi tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước,
cho các đối tượng là khách hàng doanh nghiệp có trang bị tổng đài IP PBX (có hỗ trợ
giao thức SIP). Dùng để tạo kết nối cho các đầu số 1900/1800 hoặc đầu số cố định.

Lợi ích của dịch vụ:

- Không giới hạn số lượng cuộc gọi vào ra

- Số di động không còn ở dạng sim

- Tích hợp vào số tổng đài để làm số hotline CSKH

- Quản lý được nhân viên, biết được phản hồi của khách hàng

- Chi phí thấp

- Nâng cấp hệ thống dễ dàng

15
b) Siptrunk đảo số

Là trung kế tổng đài, cung cấp số điện thoại gọi ra cho tổng đài Cisco CUCM. Số
điện thoại sử dụng khi gọi đến máy điện thoại khách hàng là số di động. Mỗi lần hiển thị
một số điện thoại khác nhau.

Lợi ích của dịch vụ:

- Tiết kiệm tối đa: Tiết kiệm lên đến 80% chi phí hàng tháng

- Chất lượng cao - ổn định: Thiết lập kênh truyền dẫn trực tiếp từ tổng đài
chuyển mạch trung tâm của ITY đến tổng đài của khách hàng.

- Quản lý dễ dàng: Kiểm soát tốt chi phí và năng suất nhân viên, lịch sử cuộc
gọi.

- Khả năng tích hợp: Dễ dàng tích hợp với hệ thống hiện có như Tổng đài,
CRM…

2.2.4. Dịch vụ autocall.

Là giải pháp hệ thống Tự động gọi ra để phục vụ mục đích tele-sales, tele-
marketing, chăm sóc khách hàng, nhắc nợ… Với danh sách và thông tin khách hàng cho
trước, hệ thống quay số gọi ra cho khách hàng một cách hoàn toàn tự động.

Lợi ích dịch vụ

- Tiết kiệm nhân sự

- Tiết kiệm chi phí

- Nâng cao dịch vụ bán hàng

2.2.5. Dịch vụ SMS longcode.

SMS đầu số dài là một công cụ cho phép các tổ chức, cá nhân có thể triển khai các
chương trình Marketing và Chăm sóc khách hàng thông qua hình thức tin nhắn SMS.

Dịch vụ này đặc biệt hữu ích với các tổ chức, cá nhân không chứng minh được tên
thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hoặc muốn tiết kiệm chi phí.

16
Hình 2.8. Ví dụ về một SMS longcode.

17
2.2.6. Dịch vụ SMS brandname.

SMS Brand Name (Tin nhắn thương hiệu) là dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt, cho
phép các doanh nghiệp gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng và quảng bá đến hàng trăm
ngàn người trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt là thương hiệu của khách hàng sẽ hiển
thị ở mục người gửi mà không phải hiển thị số điện thoại.

Hình 2.9. Ví dụ về một SMS Brandname.

Lợi ích của dịch vụ:

- Là một công cụ quảng cáo tương tác 2 chiều.

- Phù hợp với mọi đối tượng khách hàng

- Với chi phí thấp, thời gian gửi nhanh

- Tỷ lệ đọc và lưu giữ tin nhắn cao.

- Là kênh Marketing trực tiếp, hiệu quả nhất hiện nay.

- Thông điệp đến trực tiếp tới đối tượng khách hàng mục tiêu.

18
2.2.7. Dịch vụ SMS Voice OTP.

VoiceOTP là giải pháp gửi mật khẩu dùng một lần (One Time Password – OTP)
qua cuộc gọi điện thoại tới khách hàng. Thông qua việc kết hợp với giải pháp SIP Trunk
di động, chi phí cước viễn thông được tiết giảm đáng kể so với các phương thức khác
hiện nay trên thị trường.

Lợi ích của dịch vụ:

- Thông tin được truyền tải trực quan.

- Không lưu vết mật khẩu

- Báo cáo kết quả gửi tin rõ ràng và nhanh chóng.

- Chi phí hợp lý, tiết kiệm 30% ~ 60% chi phí so với các giải pháp hiện tại.

2.3. Mô tả công việc được giao


Trước khi được thực tập sinh viên được tham quan trước tại công ty VNTEL để
quan sát và làm quen với các thiết bị máy móc, nhân sự hướng dẫn và tổng quan về quy
trình hoạt động của công ty và lựa chọn vị trí thực tập phù hợp. Và sau khi trải qua buổi
quan sát thực tế đó sinh viên đã được phân công cụ thể vào các vị trí để có thể tiến hành
thực tập, học hỏi.

Bên cạnh đó, sinh viên được phổ biến đầy đủ nội quy, luật của công ty. Sinh viên
được phát thẻ nhân viên như một nhân viên chính thức. Vì lý do khoảng cách từ trường
qua công ty khá xa nên sinh viên phải sắp xếp trước phương tiện di chuyển một cách
thuận tiện nhất.

2.3.1. Nội dung chi tiết thực tập:

- Ngày 10/4: Gặp mặt ở công ty

Đây là buổi gặp mặt đầu tiên của sinh viên và công ty Vntel. Chương trình gồm
giới thiệu về công ty, hoạt động, quy mô tổ chức và phân bố nhân sự hướng dẫn.
Sau đó sinh viên được hướng dẫn một số kỹ năng mềm như viết mail, thuyết
trình, văn hóa công ty, phát thẻ nhân viên.

19
- Ngày 10/4 – 17/4: Tìm hiểu về dịch vụ VOIP

Hiểu về bản chất VOIP, phương thức hoạt động của người vận hành Voip, tổng
đài Voip, công nghệ kết nối của phần mềm Voip công ty đang sử dụng ( Voip với
điện thoại analog, voip phone, voip với thiết bị chuyển đổi từ analog sang IP)

- Ngày 19/4 – 25/4: Tìm hiểu về dịch vụ Softphone, voip

Làm quen với các ứng dụng OTT, các thiết bị đầu cuối như gateway, phần mềm
soft phone. Tìm hiểu về các giao thức báo hiệu chuẩn như SIP, kết nối tới tổng đài
IP PBX.

- Ngày 27/4 – 8/5: Tìm hiểu về tổng đài asterisk

Tìm hiểu cách hoạt động của tổng đài asterisk, cách kết nối với mạng có sẵn, các
giao thức của asterisk, hệ thống chuyển mạch mềm là gì, tìm hiểu về server
asterisk phục vụ

- Ngày 10/5 - 21/5: Tìm hiểu về tổng đài elastix

Tìm hiểu về mã nguồn mở elastic, giải pháp liên lạc chính, cài đặt server và dùng
thử cách hoạt động của elastix.

- Ngày 23/5 – 8/6: Tìm hiểu về dịch vụ sip trunking

Tìm hiểu về dịch vụ đường dây trung kế thoại chạy giao thức SIP, nguyên tắc
hoạt động khi hỗ trợ các đầu số 1800/1900, phương thức kết nối giữa SIP trunks -
Internet và SIP trunks và thiết bị cá nhân.

- Ngày 11/6– 17/6: Tìm hiểu về dịch vụ tổng đài 1800/1900

Tìm hiểu về tổng đài đầu số 1800, 1900 cách vận hành và kết nối người dùng,
khách hàng. Phương thức kết nối giữa tổng đài tự động 1800 và thiết bị cá nhân.

- Ngày 19/6 – 2/7: Tổng hợp kiến thức và viết báo cáo thực tập

Sau khi tìm hiểu về cách mảng trên, sinh viên sẽ có một số câu hỏi, thắc mắc
được các kỹ sư, nhân sự công ty giải đáp. Gặp gỡ giao lưu các anh chị, nhân sự
công ty
20
chia sẻ về định hướng. Khóa thực tập hoàn thành và kết thúc tốt đẹp.

2.3.2. Một số hoạt động bên lề.

Ngoài hoạt động thực tập tại công ty, công ty VNTEL đã đưa sinh viên tham quan
thực tế lắp đặt hệ thống SIP trunking cùng bộ phận lắp đặt, bảo hành của công ty.

Sinh viên cũng được tiếp cận một số kênh thông tin, truyền thông, phần mềm rất
hữu ích với ngành Điện Tử Viễn Thông.

2.4. Kết quả đạt được.

Qua quá trình thực tập em đã tổng kết được những kiến thức như sau:

2.4.1. VoIP

1. Định nghĩa VoIP

VoIP (viết tắt của Voice over Internet Protocol, nghĩa là Truyền giọng nói trên giao
thức IP) là công nghệ truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng
bộ giao thứcTCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu IP (trên mạng LAN, WAN, Internet) với
thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh. Công nghệ này bản chất là dựa trên
chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Nó
nén (ghép) nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được
truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành. Để thực hiện việc này, điện thoại
IP, thường được tích hợp sẵn các nghi thức báo hiệu chuẩn như SIP hay H.323, kết nối
tới một tổng đài IP (IP PBX) của doanh nghiệp hay của nhà cung cấp dịch vụ. Điện thoại
IP có thể là điện thoại thông thường (chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua
đường dây giao tiếp RJ11 thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet,
giao tiếp RJ45) hoặc phần mềm thoại (soft-phone) cài trên máy tính.

2.Hệ thống làm việc IP PBX: Hệ thống IP PBX / điện thoại VOIP
Hệ thống điện thoại VOIP/ hệ thống IP PBX bao gồm một hoặc nhiều điện thoại
chuẩn SIP / điện thoại VOIP, một máy chủ IP PBX và có thể tùy chọn bao gồm một
VOIP Gateway. Máy chủ IP PBX là tương tự như một máy chủ proxy: các máy khách

21
SIP, có thể là điện thoại dạng phần mềm hay phần cứng, đăng ký với máy chủ IP PBX và
khi chúng muốn thực hiện cuộc gọi, chúng yêu cầu máy IP PBX thiết lập kết nối. Máy IP
PBX có một danh mục tất cả mọi điện thoại/người dùng và địa chỉ SIP tương ứng của họ
và do vậy có khả năng kết nối cuộc gọi trong mạng hay dẫn hướng cuộc gọi từ bên ngoài
thông qua máyVOIP gateway hay một nhà cung cấp dịch vụ VOIP. Cách máy IP PBX
tích hợp với mạng và cách nó sử dụng đường PSTN hoặc Internet để kết nối cuộc gọi

Hình 2.10 Hệ thống IP


PBX3
3. Thông tin về VOIP gateway – Tìm hiểu về VOIP gateway
VOIP gateway là thiết bị chuyển đổi tín hiệu điện thoại sang dạng IP để truyền trên
mạng dữ liệu. Chúng được dùng bằng 2 cách:

Để chuyển đổi các cuộc gọi trên đường dây PSTN/điện thoại sang VOIP/SIP:

Theo cách này, VOIP gateway cho phép gọi và nhận cuộc gọi trên mạng điện thoại
thông thường. Trong nhiều trường hợp trong thương mại, người ta thích tiếp tục sử dụng
đường điện thoại truyền thống hơn vì họ có thể đảm bảo chất lượng cuộc gọi và sự sẵn có
hơn.

22
Để kết nối một hệ thống PBX/Điện thoại truyền thống với mạng IP:

Theo cách này, VOIP gateway cho phép gọi qua VOIP. Các cuộc gọi có thể được thực
hiện thông qua máy cung cấp dịch vụ VOIP, hoặc trong trường hợp các công ty có nhiều
văn phòng, chi phí gọi giữa các văn phòng với nhau có thể được giảm bằng cách chuyển
đường các cuộc gọi ra Internet. VOIP gateway có ở dạng thiết bị ngoài hoặc bộ điều
khiển PCI. Hầu hết các thiết bị VOIP gateway là ở dạng thiết bị ngoài. VOIP gateway có
một đầu nối mạng IP và một hoặc nhiều cổng để nối dây điện thoại.

VOIP gateway tương tự của Mediatrix

Các loại VOIP gateway

Tương tự: thiết bị tương tự dùng để kết nối đường điện thoại tương tự thông thường
với nó. Các VOIP gateway tương tự thường có từ 2-24 cổng cắm dây điện thoại.

Kỹ thuật số: thiết bị số cho phép bạn kết nối các đường dây số, có thể là một hoặc
nhiều đường BRI ISDN (châu Âu), một hoặc nhiều đường PRI/E1 (châu Âu) hoặc một
hoặc nhiều đường T1(Mỹ).

Các nhà sản xuất VOIP

Hiện nay, có rất nhiều loại VOIP gateway và do nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh, giá
cả của chúng đã giảm đáng kể. Giá VOIP gateway tương tự bắt đầu ở mức 200 đô-la Mỹ.
Dưới đây là một vài nhà sản xuất VOIP gateway:

Patton Electronics: http://www.patton.com

Audiocodes: http://www.audiocodes.com

Vegastream: http://www.vegastream.com

Mediatrix: http://www.mediatrix.com

Có thể mua chúng trực tuyến thông qua một trong các cửa hàng bán sản phẩm VOIP

23
trực tuyến.

4. Code C

Code c làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số để truyền trên mạng
dữ liệu. Ngày nay, những bộ Codec sau đây hiện đang được sử dụng:

• GSM – 13 Kbps (toàn phần), cỡ khung 20ms

• iLBC – 15Kbps, cỡ khung 20ms: 13.3 Kbps, cỡ khung 30ms

• ITU G.711 – 64 Kbps, dựa vào mẫu. Còn gọi là alaw/ulaw

• ITU G.722 – 48/56/64 Kbps

• ITU G.723.1 – 5.3/6.3 Kbps, cỡ khung 30ms

• ITU G.726 – 16/24/32/40 Kbps

• ITU G.728 – 16 Kbps

• ITU G.729 – 8 Kbps, cỡ khung 10ms

• Speex – 2.15 tới 44.2 Kbps

• LPC10 – 2.5 Kbps

• DoD CELP – 4.8 Kbps

5. Thuật ngữ FXS và FXO


FXS và FXO là tên của các cổng sử dụng bởi đường điện thoại tương tự (cũng được
biết đến với tên gọi POTS – Plain Old Telephone Service).

FXS – Giao diện Foreign eXchange Subscriber là cổng trên thực tế cung cấp đường
tín hiệu tương tự đến cho người đăng ký. Nói cách khác, nó chính là ‘phích cắm trên
tường’ cung cấp tín hiệu quay số, dòng điện và điện thế chuông.

FXO – Giao diện Foreign eXchange Office là cổng tiếp nhận đường tín hiệu tương
tự. Nó là đầu cắm trên điện thoại hay máy fax, hoặc (các) đầu cắm trong hệ thống điện

24
thoại

25
tương tự của bạn. Nó cung cấp chỉ báo gác/thả (đóng mạch). Vì cổng FXO được đi liền
với một thiết bị, như máy fax hoặc máy điện thoại, thiết bị đó thường được gọi là ‘thiết bị
FXO’.

FXO và FXS thường đi thành cặp, tức là tương tự như đầu cắm đực/cái.

Nếu không có hệ thống PBX, điện thoại sẽ được nối trực tiếp vào cổng FXS cung cấp
bởi công ty điện thoại.

FXS / FXO không có hệ thống PBX

Nếu có hệ thống PBX thì bạn kết nối đường dây công ty điện thoại cung cấp vào hệ
thống PBX và nối các điện thoại vào PBX. Do vậy, hệ thống PBX phải có cả các cổng
FXO (để kết nối các cổng FXS mà công ty điện thoại cung cấp) và các cổng FXS (để kết
nối điện thoại hay máy fax).

6. SDP
SDP, từ viết tắt của Session Description Protocol (Giao thức Mô tả Phiên). Là một
định dạng để mô tả các thông số khởi tạo dòng thông tin phương tiện (streaming media).
SDP được ban hành bởi IETF trong tài liệu RFC 4566. Dòng thông tin phương tiện là
những nội dung được xem hoặc nghe trong khi truyền.

7. Máy chủ SIP


Là thành phần chính của hệ thống IP PBX, nó đảm đương việc thiết lập mọi cuộc
gọi
SIP trong mạng. Máy chủ SIP còn được gọi là máy SIP Proxy hay máy Đăng kiểm
(Registrar).
8. Điện thoại IP

Việc thực hiện hệ thống điện thoại IP trong doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng
loại điện thoại rất riêng biệt: Điện thoại IP.

Điện thoại IP đôi khi còn được gọi là Điện thoại VoIP, Điện thoại SIP hoặc điện
thoại mềm. Tất cả hoàn toàn giống nhau và dựa trên nguyên tắc truyền giọng nói qua
internet hoặc những gì được mọi người biết đến như công nghệ VoIP (giao thức truyền

26
giọng nói qua internet).

9. Các Phản hồi SIP - H323

H323 là một tập các tiêu chuẩn từ ITU-T, nó định nghĩa một tập các giao thức dùng
để liên lạc bằng âm thanh và hình ảnh qua mạng máy tính.

H323 là một giao thức tương đối cũ và hiện đang được thay thế bởi giao thức SIP
– Session Initiation Protocol. Một trong những điểm ưu việt của SIP là nó ít phức tạp hơn
rất nhiều và tương tự như giao thức HTTP / SMTP.

Vì vậy, hầu hết các thiết bị VOIP hiện có ngày nay đều theo chuẩn SIP. Chỉ có
những thiết bị VOIP cũ theo chuẩn H323.

10. FAX hoạt động như thế nào trong môi trường VOIP?

FAX được thiết kế cho mạng tín hiệu tương tự và không thể nào làm việc tốt được
với các mạng VOIP. Nguyên nhân của việc này là truyền thông bằng FAX sử dụng tín
hiệu theo cách khác so với truyền thông bằng tiếng nói thông thường.

Khi các công nghệ VOIP số hóa và nén tín hiệu tiếng nói ở dạng tương tự, quy
trình này chỉ được tối ưu hóa đối với TIẾNG NÓI và không đối với FAX. Hệ quả là nếu
bạn kết nối máy Fax với mạng VOIP thông qua bộ chuyển đổi ATA thì nó sẽ làm việc
được, nhưng nhiều khả năng là bạn sẽ gặp trục trặc trong khi truyền nhận fax. Nếu bạn
bắt buộc phải làm theo cách này, hãy chắn chắn rằng bạn sử dụng bộ codec G 711, bộ
codec này có tỉ số nén thấp nhất.

11. Các Phương thức SIP là gì / Yêu cầu và Phản hồi

Yêu cầu SIP:


Có sáu loại yêu cầu / phương thức cơ bản:
- INVITE = Thiết lập phiên
- ACK = Xác nhận yêu cầu INVITE
- BYE = Kết thúc phiên
- CANCEL = Hủy bỏ việc thiết lập phiên

27
- REGISTER = Trao đổi thông tin địa điểm người dùng (tên máy, IP)

- OPTIONS = Trao đổi các thông tin về khả năng của các điện thoại SIP gọi và
nghe trong phiên

Phản hồi SIP:


Các Yêu cầu SIP được trả lời bằng các Phản hồi SIP. Có 6 loại Phản hồi SIP:
- 1xx = phản hồi thông tin, ví dụ 180, có nghĩa là đang đổ chuông
- 2xx = phản hồi thành công
- 3xx = phản hồi chuyển hướng
- 4xx = yêu cầu bị thất bại
- 5xx = lỗi máy chủ
- 6xx = thất bại toàn cục.
12.Những lợi ích của hệ thống IP PBX

• Dễ cài đặt & thiết lập cấu hình hơn nhiều so với hệ thống điện thoại thông thường

• Dễ quản lý nhờ giao diện cấu hình trên nền web

• Không cần đi dây điện thoại riêng

• Cho phép người dùng cắm điện thoại của họ vào ngay ở bất cứ đâu trong văn phòng
– người dùng chỉ đơn giản lấy điện thoại của họ, cắm nó vào cổng ethernet gần
nhất và vẫn giữ được số điện thoại hiện có!

• Cho phép chuyển tiếp vùng dễ dàng – cuộc gọi có thể được chuyển hướng ở bất
kỳ đâu trên thế giới nhờ các đặc điểm của giao thức SIP.

• Giảm chi phí đáng kể nhờ tận dụng mạng Internet

• Chuẩn SIP cho phép loại bỏ các loại điện thoại truyền thống đắt tiền

• Có thể mở rộng phạm vi

• Việc báo cáo thống kê tốt hơn

• Xem tổng quan về tình trạng hệ thống và các cuộc gọi tốt hơn.

28
• Thêm các lợi ích khác của IP PBX

13. Công nghệ Truyền thông Hợp nhất

Công nghệ Truyền thông Hợp nhất (Unified Communications) được định nghĩa là
một quá trình mà trong đó tất cả các phương tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông
và các kênh thông tin đại chúng được tích hợp lại với nhau, cho phép người sử dụng có
thể liên lạc với bất cứ ai, khi họ ở bất cứ nơi đâu, và theo thời gian thực.

Mục tiêu của công nghệ Truyền thông Hợp nhất là nhằm tối ưu hóa các quy trình
kinh doanh và thúc đẩy hoạt động giao tiếp của con người bằng việc đơn giản hóa các
tiến trình.

14.Những lợi ích của hệ thống điện thoại IP PBX VOIP

Dễ cài đặt và thiết lập cấu hình hơn nhiều so với hệ thống điện thoại
thông thường:
Một chương trình phần mềm chạy trên máy tính có thể tận dụng khả năng xử lý
ưu việt của máy tính và giao diện người dùng & các tính năng của Windows. Bất cứ
người nào có hiểu biết về máy tính và Windows đều có thể cài đặt và cấu hình hệ thống
PBX. Một hệ thống điện thoại truyền thống thường cần có nhân viên cài đặt được huấn
luyện về chính hệ thống đó!

Dễ quản lý hơn nhờ giao diện cấu hình trên web:


Một hệ thống điện thoại VOIP có giao diện cấu hình dựa trên web, cho phép bạn
bảo trì và hiệu chỉnh hệ thống điện thoại của mình một cách dễ dàng. Giao diện của một
hệ thống điện thoại thông thường thường khó sử dụng vì được thiết kế để chỉ những
người cài đặt hệ thống mới có thể sử dụng hiệu quả được.

Giảm chi phí cuộc gọi:


Bạn có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ
VOIP đối với cuộc gọi đường dài hay cuộc gọi quốc tế. Kết nối điện thoại dễ dàng giữa
các văn phòng/chi nhánh và gọi miễn phí.

Không cần đi dây điện thoại riêng – sử dụng mạng máy tính:
29
Hệ thống điện thoại VOIP cho phép bạn kết nối điện thoại phần cứng trực tiếp vào
cổng mạng tiêu chuẩn của máy tính (mà nó có thể chia sẻ với máy tính ở bên cạnh). Điện
thoại dạng phần mềm có thể được cài đặt thẳng lên máy tính. Điều này có nghĩa là bạn
không cần phải lắp đặt & duy trì một mạng dây riêng cho hệ thống điện thoại, nó cho
phép bạn linh động hơn trong việc mở rộng và thêm người dùng. Nếu bạn đang chuyển
đến văn phòng mới và chưa kéo dây điện thoại, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều bằng
cách chỉ cần lắp đặt một mạng máy tính.

Không bị khóa bởi nhà sản xuất:


Sử dụng điện thoại chuẩn: các hệ thống điện thoại VOIP là tiêu chuẩn mở – tất cả
mọi hệ thống điện thoại VOIP đều sử dụng giao thức SIP. Điều này nghĩa là bạn có thể
sử dụng hầu như bất cứ điện thoại VOIP chuẩn SIP VOIP hay phần cứng VOIP gateway
nào. Ngược lại, hệ thống điện thoại thông thường hay đòi hỏi điện thoại phải sử dụng các
tính năng cao cấp và các mô-đun mở rộng để thêm tính năng.

Mở rộng được:
Các hệ thống thông thường hay phát triển lớn thêm: Thêm đường điện thoại hoặc
thêm số máy nhánh thường đòi hỏi nâng cấp những phần cứng đắt tiền. Trong một số
trường hợp, bạn cần một hệ thống điện thoại hoàn toàn mới. Hệ thống điện thoại VOIP
thì không như vậy: một chiếc máy tính bình thường có thể quản lý một lượng lớn các
đường điện thoại và các số máy nhánh – chỉ cần thêm các điện thoại mới vào trong mạng
của bạn để mở rộng!

Dịch vụ khách hàng & hiệu năng tốt hơn:


Vì các cuộc gọi là dựa trên máy tính, những nhà phát triển sẽ cảm thấy dễ dàng
hơn nhiều trong việc tích hợp chúng với các ứng dụng thương mại. Ví dụ: cuộc gọi đến
có thể tự động mở hồ sơ khách hàng của người gọi ra, qua đó cải thiện đáng kể dịch vụ
khách hàng và giúp giảm chi phí bằng cách giảm thời gian phục vụ dành cho mỗi người
gọi đến. Các cuộc gọi đi có thể được thực hiện trực tiếp từ Outlook, qua đó người sử
dụng không cần phải gõ số điện thoại vào.

30
Điện thoại dựa trên phần mềm dễ sử dụng hơn:
Các tính năng tiên tiến của hệ thống điện thoại như hội đàm thường khó sử dụng
hơn trên các máy điện thoại thông thường. Điện thoại SIP dựa trên phần mềm thì không
như vậy – tất cả mọi tính năng đều có thể được thực hiện dễ dàng từ một giao diện người
dùng với các cửa sổ thân thiện.

Nhiều tính năng được bao gồm trong phiên bản tiêu chuẩn:
Vì hệ thống điện thoại VOIP là dựa trên phần mềm, các nhà phát triển có thể phát
triển, thêm và cải thiện các tính năng một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, hầu hết các hệ thống
điện thoại VOIP đều có rất nhiều tính năng, bao gồm trả lời tự động, thư thoại, xếp hàng
cuộc gọi và nhiều nữa. Những lựa chọn này thường đắt tiền trong các hệ thống thông
thường. Kiểm soát tốt hơn nhờ báo cáo đầy đủ:

Các thiết lập VOIP lưu trữ thông tin cuộc gọi đến và gọi đi trong một cơ sở dữ
liệu trên máy chủ của bạn, qua đó cho phép báo cáo đầy đủ về chi phí gọi và lưu lượng
gọi.

Xem tổng quan về tình trạng hệ thống hiện tại và các cuộc gọi tốt hơn:
Các hệ thống thông thường thường đòi hỏi các máy điện thoại ‘hệ thống’ đắt tiền
để biết được những gì đang diễn ra trong hệ thống điện thoại của bạn. Ngay cả trong
trường hợp đó, các thông tin tình trạng vẫn là khó hiểu. Với các hệ thống VOIP, bạn có
thể chỉ định người dùng nào có thể xem tình trạng của hệ thống điện thoại ở dạng đồ họa
thông qua trình duyệt web.

Cho phép người dùng cắm điện thoại của họ vào ngay ở bất kỳ đâu trong
văn phòng:

Người dùng chỉ đơn giản lấy điện thoại của họ, cắm nó vào cổng ethernet gần
nhất và họ vẫn giữ được số điện thoại hiện có!

Cho phép người dùng chuyển tiếp vùng dễ dàng:


Các cuộc gọi có thể được chuyển hướng bất kỳ đâu trên thế giới nhờ vào các đặc

31
điểm của giao thức SIP.

32
15. Điện thoại internet/ điện thoại IP Phone:

Điện thoại internet hay còn gọi điện thoại IP(IP phone) sử dụng công nghệ Voice-
over IP (VoIP) là cách truyền dẫn các cuộc gọi điện thoại qua mạng internet chứ không
phải qua hệ thống PSTN truyền thống.

16.Tổng đài IP

Tổng đài điện thoại nội bộ dùng giao thức Internet hay Tổng đài IP (tiếng Anh:
Internet Protocol Private Branch eXchange, viết tắt là IP PBX hay IPBX) là một mạng
điện thoại riêng dùng giao thức Internet (Internet protocol) để thực hiện các cuộc gọi
điện thoại ra bên ngoài, thường áp dụng trong phạm vi một công ty, nhà hàng, hay bệnh
viện. Dữ liệu giọng nói được truyền bằng các gói dữ liệu qua Internet thay vì mạng điện
thoại thông thường.

17.FOIP (Fax Over IP)

FOIP là từ viết tắt của Fax over IP (Fax qua IP) và là quá trình gửi và nhận fax thông
qua mạng VOIP. Fax qua IP làm việc với T38 và đòi hỏi phải có một gateway VOIP làm
việc được với T38 và một máy fax, thẻ điều khiển fax hoặc phần mềm fax tương thích
với T38.

Các máy fax hiện đại đa tính năng đều hỗ trợ T38.

Các phần mềm fax server có thể nói chuyện với T38 thì có thể gửi và nhận fax trực
tiếp qua gateway VOIP và do đó không cần phải có thêm phần cứng fax. Hiện tại, hầu
hết các máy fax server đều yêu cầu sử dụng trình điều khiển EICON SoftIP hoặc Cantata
FOIP với giấy phép sử dụng riêng biệt để gửi và nhận fax mà không cần phần cứng fax.

18. SIP URI

SIP URI là giản đồ đánh địa chỉ SIP dùng để gọi cho người khác thông qua SIP. Nói
một cách khác, SIP URI chính là số điện thoại SIP của người dùng. SIP URI giống với
địa chỉ email và được viết ở dạng sau:

SIP URI = sip:x@y:Port


Trong đó x=tên người dùng và y=máy (miền hay IP)
Ví dụ:

sip:joe.bloggs@212.123.1.213

33
sip:support@phonesystem.3cx.com

sip:22444032@phonesystem.3.com

Tiêu chuẩn SIP URI đã được định nghĩa trong tiêu chuẩn RFC 3261.

19.DID

DID – Direct Inward Dialing (còn gọi là DDI ở châu Âu) là một tính năng mà các
công ty điện thoại cung cấp để sử dụng với các hệ thống PBX của khách hàng, trong đó
công ty điện thoại cấp phát một dải số gắn liền với một hoặc nhiều đường điện thoại.

Mục đích của việc này là cho phép các công ty cấp phát một số cá nhân cho mỗi nhân
viên của mình mà không cần phải có đường điện thoại riêng cho mỗi người. Bằng cách
đó, lưu lượng điện thoại sẽ được tách ra và quản lý dễ dàng hơn. DID đòi hỏi rằng bạn
phải mua một đường ISDN hoặc đường Kỹ thuật số và yêu cầu công ty điện thoại cấp
phát một dải số. Sau đó bạn cần có các thiết bị tương thích với DID ở cơ sở của mình,
bao gồm các thẻ điều khiển BRI, E1, T1 hoặc các gateway.

20. Các bộ code C

Code C làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số để truyền trên
mạng dữ liệu. Ngày nay, những bộ Codec sau đây hiện đang được sử dụng GSM - 13
Kbps (toàn phần), cỡ khung 20ms iLBC - 15Kbps, cỡ khung 20ms: 13.3 Kbps, cỡ khung
30ms

- ITU G.711 - 64 Kbps, dựa vào mẫu. Còn gọi là alaw/ulaw


- ITU G.722 - 48/56/64 Kbps
- ITU G.723.1 - 5.3/6.3 Kbps, cỡ khung 30ms
- ITU G.726 - 16/24/32/40 Kbps
- ITU G.728 - 16 Kbps
- ITU G.729 - 8 Kbps, cỡ khung 10ms
- Speex - 2.15 tới 44.2 Kbps
- LPC10 - 2.5 Kbps
- DoD CELP - 4.8 Kbps
34
21. Real Time Transport Protocol

RTCP là từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian
Thực) và được đặc tả trong RFC 3550. RTCP làm việc song hành với RTP. RTP thực
hiện chuyển giao dữ liệu thực trong khi RTCP được dùng để gửi các gói tin điều khiển
cho những bên tham dự vào cuộc gọi. Chức năng chính của nó là thu nhận được thông tin
phản hồi về chất lượng dịch vụ của RTP.

22. Loại bỏ tiếng vọng

Loại bỏ tiếng vọng là quá trình loại bỏ tiếng vọng trong cuộc điện đàm để tăng chất
lượng cuộc gọi. Thường cần phải có loại bỏ tiếng vọng vì các kỹ thuật nén tiếng nói và
độ trễ do việc xử lý gói tin sinh ra tiếng vọng. Có hai loại tiếng vọng: tiếng vọng âm học
và tiếng vọng lai.

Loại bỏ tiếng vọng không chỉ cải thiện chất lượng mà còn giảm việc tiêu tốn băng thông
nhờ kỹ thuật triệt các khoảng im lặng của nó.

23. Telephone Number Mapping

ENUM là từ viết tắt của Telephone Number Mapping (Ánh xạ số điện thoại). Ẩn sau
chữ viết tắt này là một ý tưởng rất tuyệt vời: Có thể nhận cuộc gọi ở bất kỳ đâu trên thế
giới với cùng một số điện thoại – và thông qua đường truyền tuyến tốt nhất và rẻ nhất.
ENUM lấy số điện thoại và liên kết nó với một địa chỉ internet chứa trong hệ thống DNS.

Do đó, chủ nhân của số ENUM có thể thiết lập nơi một cuộc gọi sẽ được chuyển đến
thông qua một chỉ mục DNS. Hơn nữa, có thể chỉ định các tuyến khác nhau cho các loại
cuộc gọi khác nhau – ví dụ bạn có thể chỉ định một tuyến khác nếu bên gọi đến là một
máy fax. ENUM đòi hỏi máy điện thoại của bên gọi đến phải hỗ trợ ENUM.

Việc đăng ký số ENUM cũng khá giống với việc đăng ký tên miền. Hiện tại, có rất
nhiều nhà đăng ký và nhà cung cấp dịch vụ VOIP đang cung cấp dịch vụ đăng ký miễn
phí.

ENUM là một chuẩn mới và chưa được phổ biến rộng rãi lắm. Tuy vậy, chuẩn này

35
được xem là một cuộc cách mạng mới trong liên lạc và di động cá nhân.

24. Giao thức SIP


Giao thức khởi tạo phiên SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức điều khiển
và đã được chuẩn hóa bởi IETF. Nhiệm vụ của nó là thiết lập, hiệu chỉnh và xóa các
phiên làm việc giữa người dùng. Các phiên làm việc cũng có thể là hội nghị đa phương
tiên, Cuộc gọi điện thoại điểm-điểm,….SIP được sử dụng kết hợp với các chuẩn giao
thức IETF khác như là SAP, SDP và MGCP (MEGACO) để cung cấp một lĩnh vực rộng
hơn cho các dịch vụ VoIP. Cấu trúc của SIP tương tự với cấu trúc của HTTP (giao thức
client-server). Nó bao gồm các yêu cầu được gởi đến từ người sử dụng SIP client đến
SIP server. Server xử lý các yêu cầu và đáp ứng đến client. Một thông điệp yêu cầu, cùng
với các thông điệp đáp ứng tạo nên sự thực thi SIP.

25. Máy chủ STUN


Máy chủ STUN (Simple Traversal of User Datagram Protocol [UDP] Through
Network Address Translators [NATs]) cho phép các máy khách NAT (tức các máy tính
nằm sau tường lửa) thiết lập cuộc gọi với máy cung cấp VOIP nằm ngoài mạng nội bộ.

Máy của STUN cho phép máy khách tìm ra địa chỉ công cộng của mình, loại NAT
mà chúng đang đứng sau và cổng phía internet được NAT gắn liền với cổng nội bộ nào
đó. Thông tin này được sử dụng để thiết lập giao tiếp UDP giữa máy khách và máy cung
cấp VOIP và qua đó thiết lập cuộc gọi. Giao thức STUN được khai báo trong RFC 3489.

Máy chủ STUN được giao tiếp qua cổng UDP 3478, tuy nhiên máy chủ cũng sẽ gợi ý
cho các máy khách thử kết nối với IP và số cổng khác (máy chủ STUN có hai địa chỉ IP).
Chuẩn RFC quy định rằng cổng này và địa chỉ IP là tùy ý.

26. RTP - Real Time Transport Protocol – là gì?

RTP – từ viết tắt của Real Time Transport Protocol (Giao thức Vận chuyển Thời gian
Thực) đặc tả một tiêu chuẩn định dạng gói tin dùng để truyền âm thanh và hình ảnh qua
internet. Tiêu chuẩn này được khai báo trong RFC 1889. Nó được phát triển bởi nhóm
Audio Video Transport Working và được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996. RTP và

36
RTCP liên kết rất chặt chẽ với nhau – RTP truyền dữ liệu thực trong khi RTCP được
dùng để nhận thông tin phản hồi về chất lượng dịch vụ.

27. Hệ thống Điện thoại PBX

PBX là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Private Branch Exchange (Tổng đài Nhánh
Riêng), là một mạng điện thoại riêng được sử dụng trong phạm vi một công ty. Những
người sử dụng hệ thống điện thoại PBX dùng chung một số đường điện thoại ngoài để
thực hiện các cuộc gọi ra bên ngoài.

Hệ thống PBX kết nối các điện thoại nội bộ trong một doanh nghiệp đồng thời cũng
kết nối chúng vào mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Một trong những
khuynh hướng mới nhất trong sự phát triển của hệ thống điện thoại PBX là VoIP PBX,
hay còn được gọi là IP PBX, sử dụng Giao thức Internet để truyền dẫn các cuộc gọi.

Ngày nay có bốn tùy chọn về hệ thống điện thoại PBX khác nhau:
- PBX

- PBX Thuê/Ảo

- IP PBX

- IP PBX Thuê/Ảo

- IP PBX là một giải pháp hệ thống điện thoại PBX chạy bằng phần mềm giúp thực
hiện một số nhiệm vụ nhất định và cung cấp những dịch vụ mà khi sử dụng hệ
thống PBX phần cứng truyền thống có thể khó thực hiện và tốn kém.

28. Ứng dụng công nghệ Voip trong thực tế


OTT (Over the top app) là thuật ngữ để chỉ các ứng dụng và các nội dung như âm
thanh, video được cung cấp trên nền tảng Internet và không một nhà cung cấp hoặc bất
kỳ cơ quan nào có thể can thiệp vào. Hầu hết các ứng dụng OTT đều sử dụng công nghệ
voip để thực hiện cuộc gọi như:

- Zalo

37
- Facebook

- Viber

- Skype

- Telegram

29. Ưu điểm công nghệ Voip


Gọi nội bộ miễn phí: Công nghệ Voip kết nối hoàn toàn qua intenret nên khái niệm
nội bộ ở đây không còn bị giới hạn về vị trí địa lý. Phù hợp với các công ty nhiều chi
nhánh, chuỗi cữa hàng sẽ tiết kiệm được 100% chi phí liên hệ nội bộ.

Vận hành quản lý dễ dàng: Có thể áp dụng quản lý từ xa, khi cần thay đổi văn phòng
thì việc di dời và setup lại cũng rất đơn giản.

Mở rộng dễ dàng: Khi cần mở rộng hệ thống thì chỉ cần mua thêm các thiết bị điện
thoại và setup cho văn phòng, việc mở rộng trên hệ thống tổng đài là rất dễ dàng.

Tính năng vượt trội so với công nghệ analog cũ: Ghi âm, quản lý lịch sử cuộc gọi, trả
lời tự động, phân phối cuộc gọi thông minh,…

Không giới hạn cuộc gọi đồng thời: Trên công nghệ analog cũ mỗi kênh chỉ được 1
cuộc gọi đồng thời gây tình trạng máy bận. Với công nghệ Voip, một đường truyền có
thể thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời. Băng thông mỗi cuộc gọi chỉ khoảng 100kb/call
rất ít so với các gói cáp quang đang sử dụng lên tới vài chục MB.

Không phụ thuộc vị trí địa lý của người dùng: Ở bất cứ nơi đâu miễn có internet sẽ
kết nối sử dụng được …

30. Nhược điểm công nghệ Voip


Yêu cầu bắt buộc phải có điện, mạng mới sử dụng được: Ngày nay đã có nhiều
phương án để backup cho nguồn điện như sử dụng máy phát điện, bộ lưu điện. Backup
cho mạng thì có thể kéo thêm đường truyền để sử dụng làm backup khi 1 đường truyền
có vấn đề.

38
Vì cuộc gọi được thực hiện thông qua môi trường internet nên đồng nghĩa dữ liệu sẽ
được truyền trong môi trường internet nên sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo
mật dữ liệu, hack cước (ăn trộm cước phí).

2.4.2. Tìm hiểu về tổng đài asterisk và elastik


1. Tổng đài asterisk

Asterisk là phần mềm thực hiện chức năng tổng đài điện thoại (PBX), Asterisk
chạy trên Linux, BSD, Windows (mô phỏng) và OS X, cung cấp tất cả các tính năng bạn
mong chờ từ một tổng đài điện thoại và nhiều hơn nữa, cho phép các máy điện thoại nội
bộ (extension) thực hiện cuộc gọi với nhau và kết nối với các hệ thống điện thoại khác
bao gồm cả mạng điện thoại công cộng (PSTN) và VoIP. Asterisk thực hiện thoại qua IP
(VoIP) trong bốn giao thức, và có thể tương thích với hầu như tất cả các thiết bị điện
thoại dựa trên tiêu chuẩn sử dụng phần cứng tương đối rẻ tiền. Asterisk có đầy đủ tính
năng của tổng đài điện thoại thương mại: phân luồng cuộc gọi, hội đàm, gọi hội nghị, thư
thoại, tương tác IVR (menu thoại)… Đặc biệt, Asterisk còn hỗ trợ nhiều giao thức VoIP
như ADSI, IAX, SIP và H.323, hoạt động như trạm kết nối giữa các điện thoại IP và
mạng PSTN.

Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, là phần mềm nguồn mở được viết bằng
ngôn ngữ C chạy trên hệ điều hành Linux, Asterisk thực hiện tất cả các tính năng của
tổng đài điện thoại và hơn thế nữa. Asterisk là một phần mềm mang tính cách mạng, tin
cậy, mã nguồn mở và miễn phí, biến một PC rẻ tiền thông thường chạy Linux thành một
hệ thống điện thoại doanh nghiệp mạnh mẽ hoạt động trên nền IP. Asterisk là một bộ
công cụ mã nguồn mở cho các ứng dụng thoại và là một Server xử lý cuộc gọi đầy đủ
chức năng. Asterisk là một nền tảng tích hợp điện thoại vi tính hoá kiến trúc mở.

2. Tổng đài elastik.

Tổng đài Elastix là phần mềm mã nguồn mở miễn phí và phần mềm máy chủ liên
lạc hợp nhất , kết hợp chức năng tổng đài IP, email, IM, fax và cộng tác. Nó có giao diện
Web và bao gồm các khả năng như phần mềm trung tâm cuộc gọi với chức năng quay số

39
dự đoán. cho phép các tiện ích mở rộng thực hiện cuộc gọi qua mạng điện thoại chuyển

40
mạch công cộng (PSTN) hoặc qua các dịch vụ Giao thức thoại qua giao thức Internet. Nó
có thể được lưu trữ trên các nhà cung cấp đám mây phổ biến như Google, Amazon
Lightsail, Microsoft Azure, AWS, OVH hoặc bất kỳ nhà cung cấp VPS Linux nào
(OpenStack) bằng tài khoản của chính bạn.

2.4.3. Dịch vụ SIP trunking và đầu số 1800/1900.


Sip trunking là dịch vụ đường dây trung kế thoại chạy giao thức SIP (Session
Initiation Protocol, SIP) được cung cấp trên phạm vi tất cả các tỉnh, thành phố trên cả
nước. Thường được dùng cho các đối tượng là khách hàng doanh nghiệp có trang bị tổng
đài IP PBX (có hỗ trợ giao thức SIP) Dùng để tạo kết nối cho các đầu số 1900/1800 hoặc
đầu số cố định.

Hiện tại công nghệ Voip ở Việt Nam đã được mở rộng và tích hợp trên hầu hết
các đầu số:

- Đầu số 1900

- Đầu số 1800

- Đầu Số Cố Định

- Đầu Số Di Động

Hình 2.11 Dịch vụ SIP trunking

Đặc điểm chung của dịch vụ đầu số 1800 và đầu số 1900 là hai đầu số được bộ

41
Thông tin truyền thông cấp phép sử dụng nhằm mục đích kinh doanh dịch vụ đầu số nội
dung thoại. Cả hai đầu số này chỉ có chức năng tiếp nhận cuộc gọi và không được phép
gọi đi. Bên cạnh đó, hai đầu số này cũng giống nhau về quy trình triển khai đầu số. Bao
gồm các bước: Chọn đầu số – Ký hợp đồng cung cấp đầu số – Triển khai đầu số trên hệ
thống tổng dài trong thời gian 3 ngày và có sự hỗ trợ đăng nhập kiểm tra từ website.

Đầu số 1800: Miễn phí cho người gọi vào tổng đài 1800; Doanh nghiệp đăng ký
tổng đài đầu số 1800 phải trả toàn bộ chi phí phát sinh từ mọi cuộc gọi đến.

Đầu số 1900: Người gọi phải tốn phí tùy thuộc vào mức cước đầu số đó quy định;
Doanh nghiệp đăng ký dau so 1900 sẽ được hưởng % chiết khấu từ nhà cung cấp tổng
đài đầu số 1900.

42
Chương 3. Nhận xét và đề xuất
3.1. Ưu điểm
Trong kỳ thực tập 20212 vừa rồi đã mang lại rất nhiều kiến thức bổ ích cho sinh
viên về mảng dịch vụ truyền thông và bước đầu có thể nắm vững được nhiều phần mềm,
phương thức hoạt động của các dịch vụ đang được sử dụng trên hầu hết trên thị trường
hiện nay.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì trải nghiệm một kì tại công ty thật là thú vị.
Sinh viên được quan sát môi trường làm việc, phong thái làm việc tại công ty từ đó tích
lũy được kinh nghiệm cho bản thân để góp ích vào công việc tương lai. Cùng với đó là sự
gắn kết của các sinh viên trong quá trình học tập, sự chỉ bảo tận tình của các anh chị quản
lý và hướng dẫn đã giúp khóa thực tập hoàn thành tốt đẹp và thành công.

Tuy nhiên, trong quá trình thực tập cũng có một số khó khăn mà em sẽ đề cập dưới
đây.

3.2. Nhược điểm


Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong khoảng cuối tháng 4 còn ít nhiều, vì
vậy mà sinh viên đã có phải thực hiện dãn cách, nên số buổi học offline ít đi và thêm
vào đó là học online nên việc truyền tải kiến thức sẽ gây ra sự khó khăn.

Do khoảng cách tại nơi thực tập và trường khá xa nên việc di chuyển của sinh
viên ít nhiều tạo ra sự mệt mỏi khi phải đi đường dài. Cuối cùng là sự hạn chế về mặt
thời gian do việc đi thực tập kết hợp hoàn thành chương trình trên lớp nên có nhiều kiến
thức sâu không được trình bày chi tiết, nên việc nắm vững kiến thức cũng sẽ gặp phải
một số vấn đề, quá trình học hỏi tiếp thu cũng có nhiều hạn chế, gián đoạn do lí do về
thời gian.

43
3.3. Đề xuất.

Với các ưu điểm và nhược điểm trên, em xin đóng góp thêm một số ý kiến như sau:

- Nhà trường, viện nên có thêm những buổi thăm quan cho sinh viên tại các công ty
để sinh viên chuẩn bị trước kỹ năng, tiếp xúc dần với môi trường làm việc từ sớm.

- Nhà trường sắp xếp thời gian thực tập linh động hơn để sinh viên có thể có thể
tiếp thu kiến thức thực tế một cách chủ động nhất.

44
KẾT LUẬN
Sau hai tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Tin Học Việt Nam
VNTEL chúng em đã học được rất nhiều kiến thức về Ngành Dịch Vụ trong ngành điện
tử viễn thông theo đó là những cơ hội, thách thức mà kỹ sư ra trường gặp phải.

Bên cạnh đó là các kiến thức về kỹ năng bổ trợ như tác phong làm việc, quy trình
dự án, môi trường làm việc, các kỹ năng mềm như viết mail, viết CV,… đã giúp rất nhiều
cho chúng em tích lũy kinh nghiệm cho tương lai bây giờ và cả sau này. Ngoài ra trong
quá trình thực tập đã giúp gắn kết hơn sinh viên ngành Điện tử viễn thông , giúp nâng cao
hiệu quả làm việc nhóm và thân thiết hơn với sinh viên trong viện.

Cuối cùng em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo nhà
trường, Ban lãnh đạo viện ĐTVT, Ban lãnh đạo công ty và các anh chị quản lý, hướng
dẫn đã tạo điều kiện tuyệt vời, tận tình hướng dẫn, quan tâm để chúng em có thể hoàn
thành khóa thực tập thành công và tốt đẹp.

Em xin chân thành cảm ơn!

45
PHỤ LỤC
Assigment 1: Hãy nêu cấu trúc của giao thức IP phiên bản 4 (IPv4)

Trả lời:

Ý nghĩa các trường như sau:

- Version: độ rộng 4 bit mô tả phiên bản IP

- IP Header Length(IHL): có độ rộng 4 bit, xác định độ rộng của phần tiêu đềcủa gói
tin IP

- Type of Service: có độ rộng 8 bit, xác định các tham số chỉ dịch vụ sử dụng khi
truyền gói tin qua mạng. Rất nhiều mạng cung cấp các dịch vụ vềđộưu tiên lưu
thông, đặc biệt khi mạng bị quá tải. Việc lựa chọn này đảm bảo đường truyền đạt
ba tiêu chuẩn là thời gian trễ, độ tin cậy, bộ thông suốt của gói tin. Được mô tả cụ
thể như sau:

o Quyền ưu tiên (3 bit) oĐộ trễ D (1 bit)

• D=0: độ trễ bình thường

• D=1: độ trễ cao

o Thông lượng T (1bit)

• T=0: thông lượng bình thường

• T=1: thông lượng cao

o Độ tin cậy (1bit):

• R=0: độ tin cậy bình thường

• R=1: độ tin cậy cao

- Total Length (16bit): xác định độ dài của gói tin kể cả phần tiêu đề. Có giá trị tối
đa là 65535 byte. Thông thường các host chỉ có thể xử lý gói tin có độdài là 576
byte gồm 512 byte dữ liệu và 64 byte tiêu đề. Các host chỉ có thểgửi các gói tin
cốđộ dài
46
lớn hơn 576 byte khi biết trước là host đích có khảnăng xử lý gói này.

- Indentification: cùng với trường địa chỉ nguồn, đích dùng để định danh duy nhất
cho một gói tin trong khoảng thời gian nó tồn tại.

- Flag : có độ rộng 3 bit, chỉ độ phân đoạn của gói tin

o Bit 0: luôn bằng 0 oBit 1 (DF):

• DF=0: có phân đoạn

• DF=1: không phân đoạn

o Bit 2 (MF):

• MF=0: mảnh cuối cùng

• MF=1: không phải mảnh cuối cùng

- Fragment Offset: độ rộng 13 bit, chỉ rõ vị trí của phân mảnh trong gói tin tính theo
đơn vị 64bit.

- Time to Live: độ rộng 8 bit, quy định thời gian tồn tại của gói tin.

- Protocol: độ rộng 8 bit, xác định giao thức tầng giao vận. Ví dụ:

o Protocol = 6: giao thức TCP

o Protocol=17: giao thức UDP

- Header Checksum: độ rộng 16 bit, mã kiểm tra CRC-16 của phần tiêu đềcho phát
hiệnlỗi

- Source Address: độ rộng 32 bit, xác định địa chỉ nguồn.

- Destination Address: độ rộng 32 bit, xác định địa chỉđích •Option: có độ dài thay
đổi để lưu thông tin tùy biến của người dùng

- Padding: có độ dài thay đổi, đảm bảo độ dài của header luôn là bội 32 bit

- Data: có độ dài tối đa là 65535 byte chứa dữ liệu lớp cao hơn.

Assigment 2: Viết chương trình cấp phát bộ nhớ động 10 bytes cho 1 con trỏ, với mẫu
47
hàm được cung cấp như sau:

#include<stdint.h>
#include <stdbool.h>bool allocate10Bytes(uint8_t *outPtr);
-outPtr: output pointer
-return: true: Nếu cấp phát thành

công. false: Nếu cấp phát bị lỗi.

48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://www.voipmart.vn/news/tong-quan-ve-tong-dai-asterisk.html

[2] https://viblo.asia/p/voipip-pbx-elastix-gVQelwxEGZJ

[3] https://www.ods.vn/tin-cong-nghe/dau-so-1800-la-gi.html

[4] https://voip24h.vn/tim-hieu-cong-nghe-voip/

[5] https://quantrimang.com/tim-hieu-ve-voice-over-internet-protocol-voip-35240

[6] https://vietnix.vn/ipv4-va-ipv6/

[7] https://omicall.com/sip-trunk-la-gi-loi-ich-cua-sip-trunking-va-nha-cung-cap-
sip-trunking-hang-dau-viet-nam/

49
PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

50
51
ĐÁNH GIÁ QUYỂN BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
(Dùng cho cán bộ phản biện)
Giảng viên đánh giá: .........................................................................................................
Họ và tên sinh viên: ........................................................ MSSV: .....................................
Tên báo cáo : .....................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)

Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như 1 2 3 4 5
phạm vi ứng dụng của báo cáo
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc 1 2 3 4 5
tế)
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5
4 Có kết quả mô phỏng/thực nghiệm và trình bày rõ ràng kết 1 2 3 4 5
quả đạt được
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)

Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp
5 thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có 1 2 3 4 5
hệ thống
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
6 1 2 3 4 5
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung
7 1 2 3 4 5
cấp lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện
trong tương lai
Kỹ năng viết quyển báo cáo (10)

52
Báo cáo trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các
chương logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu
đề, được đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến;
8 1 2 3 4 5
căn lề thống nhất, có dấu cách sau dấu chấm, dấu phảy v.v.),
có mở đầu chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham
khảo và có trích dẫn đúng quy định
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
9 1 2 3 4 5
học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)

Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/Đạt giải
SVNCKH giải 3 cấp Viện trở lên/Có giải thưởng khoa học
10a 5
(quốc tế hoặc trong nước) từ giải 3 trở lên/Có đăng ký bằng
phát minh, sáng chế
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị SVNCKH
nhưng không đạt giải từ giải 3 trở lên/Đạt giải khuyến khích
10b 2
trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế khác về chuyên ngành
(VD: TI contest)
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0

Điểm tổng /50


Điểm tổng quy đổi về thang 10
Nhận xét khác của cán bộ phản biện
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày: … / … / 20…
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

53
54

You might also like