You are on page 1of 4

Câu 1.

+) Đúng

+Năng suất lao động Là năng lực sản xuất của người lao động, được tính = số lượng sản phẩm sản xuất
ra trong 1 đơn vị thời gian (hoặc số lượng time hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm).

Khi tăng NSLD sẽ làm giảm lượng time hao phí lao động cần thiết trong 1 đơn vị hàng hóa.

Tăng NSLĐ -> số lượng sản phẩm tăng, lượng gtri của 1 sản phẩm k đổi 🡪Tổng giá trị sản phẩm không
thay đổi.

Các nhân tố tác động đến NSLĐ: trình độ của ng lao động, trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kĩ thuật,
khoa học, công nghệ, trình độ quản lí, cường độ lđ và các yếu tố tự nhiên.

+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuât.

Tăng CĐLĐ là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động, giúp tạo ra số lượng các giá trị
sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt các nhu cầu của xã hội.

Tăng CĐLĐ -> số lượng sp tăng, lg giá trị trên 1 sp k thay đổi 🡪 Tổng gtri sp tăng.

CĐLĐ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: sức khỏe, thể chất, tâm lí, trình độ của người lđ, công tác tổ chức,
kỉ luật lao động… Nếu giải quyết được các vấn đề này thì ng lđ sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn.
Tập trung hơn, do đó tạo nhiều hàng hóa hơn

2. Đúng

+ Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế

-Lợi ích của chủ thể này được thực hiện là cơ sở cho sự thực hiện lợi ích của chủ thể còn lại.

-Các chủ thể hành động vì hành động vì một mục tiêu chung thì lợi ích của các chủ thể sẽ thống nhất.

+ Sự mẫu thuẫn

-Các chủ thể thực hiện lợi ích theo các phương thức khác nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn.

Phân phối kết quả sản xuất theo các mục tiêu lợi ích khác nhau cũng sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn Đúng

3.

Đúng

Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, tận dụng lợi thế quốc gia, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng.
Tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành lĩnh vực mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh,
thu hút ngoại lực.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ của quốc gia

Tăng cơ hội tiếp cận với thị trường, tín dụng để thay đổi công nghệ sản xuất , thay đổi phương thức
quản trị doanh nghiệp.

Người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ đa dạng với mức giá cạnh tranh.

Giúp công tác hoạch định chính sách nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới, từ đó điều chỉnh
chiến lược phát triển phù hợp với đất nước

Tạo tiền đề cho giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội dân
chủ văn minh.

Nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trên phạm vi toàn cầu.

Giúp đảm bảo an ninh quốc gia để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội. Mở ra cơ hội hợp tác giải
quyết các vấn đề chung.

5.Lượng giá trị của hàng hóa được xác định bởi thời gian lao động cá biệt đúng hay sai?

Sai

Lượng GTHH của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hoa phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
một đơn vị hàng hóa đó.

4. Lợi ích kinh tế không chỉ là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế-xã hội mà còn là cơ
sở thúc đẩy sự phát triển kinh tế khác đúng hay sai? Tại sao? Cho vd?

Đúng

* Vai trò của lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp cho các chủ thể và hoạt động kinh tế – xã hội.

Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc vào mức thu nhập, các chủ thể phải hành động để nâng

cao thu nhập.

Việc theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng sẽ tạo động lực cho sự phát triển của cả nền kinh tế.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác.

Các chủ thể xã hội đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ tư liệu sản xuất, xét đến cùng là đấu tranh vì
lợi ích kinh tế.

Lợi ích kinh tế tạo tiền đề cho sự hình thành và thực hiện các lợi ích chính trị, xã hội, văn hóa của các chủ
thể xã hội.

6 Hội nhập kinh tế quốc tế ngoài những tác động tích cực nó cũng có những tác động tiêu cực đối với sự
phát triển của Việt Nam đúng hay sai? Tại sao? Cho vd.

Đúng

Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Bất lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu, dễ trở thành bãi thải
công nghệ, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Phải đối mặt với sự phân phối không công bằng về mặt lợi ích giữa các nhóm, dễ đẫn đến gia tăng bất
bình đẳng xã hội.Thách thức an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Nguy cơ khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư bất hợp pháp.

Nguy cơ bị xói mòn bản sắc dân tộc

Doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài trong việc chiếm lĩnh thị
trường.

Sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế, chính trị quốc tế.

7.Các chủ thể kinh tế tham gia thị trường có vai trò và trách nhiệm giống nhau đúng hay sai? Tại sao?
Cho vd?

Sai

Sau mỗi chủ thể tham gia các thành phần kinh tế sẽ có vài trò trách nhiệm khác nhau

Nhà sản xuất là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, họ phải có trách nhiệm cung cấp sản phẩm
đảm bảo chất lượng, không làm tổn hại đến môi trường và xã hội.

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Là người mua hàng hóa, dịch vụ. Sức mua của người tiêu dùng quyết định sự thành bại của sản xuất. Sự
đa dạng về nhu cầu là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển

TRUNG GIAN MÔI GIỚI


Là thương nhân trung gian, môi giới chứng khoán, bất động sản, công nghệ…những chủ thể này kết nối
thông tin mua và bán, nhờ đó thị trường trở nên sống động và linh hoạt hơn.

NHÀ NƯỚC

Thực hiện chức năng kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, hệ thống luật pháp hiệu
quả, phát triển cơ sở hạ tầng, đưa ra các biện pháp khắc phục khuyết tật của thị trường

8. Lợi ích kinh tế là động lực gián tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế-xã hội đúng hay sai? Tại sao?
Cho vd?

Sai

+ Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất mà chủ thể thu được khi tham gia các hoạt động kinh tế.

* Vai trò của lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp cho các chủ thể và hoạt động kinh tế – xã hội.

Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất phụ thuộc vào mức thu nhập, các chủ thể phải hành động để nâng

cao thu nhập.

Việc theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng sẽ tạo động lực cho sự phát triển của cả nền kinh tế.

You might also like