You are on page 1of 6

CÔNG TY CP BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:……./QCĐT - CT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


(dự thảo)
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011

QUY CHẾ
ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN
CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY CP BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ
cho cán bộ, nhân viên Công ty là một nội dung quan trọng trong công tác quy hoạch
phát triển, tạo nguồn Cán bộ cho Doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên thành thạo về chuyên môn, nghiệp
vụ, phục vụ lợi ích của danh nghiệp, tận tụy với công việc, có trình độ quản lý tốt,
đáp ứng được yêu cầu công việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thu hút lao động, quản lý giỏi, tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp.
- Căn cứ thực trạng đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay của doanh nghiệp.
- Để có đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ quản lý, nay
Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội ban hành quy chế đào tạo -
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV Công ty cụ thể như sau:

CHƯƠNG I
HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO
LẬP KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Điều 1: Các hình thức đào tạo


Theo yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty tổ chức hoặc cử cán
bộ, nhân viên đi đào tạo dưới các hình thức sau:
- Đào tạo dài hạn:bao gồm đào tạo sau Đại học, Đại học.

Điều 2: Xác định nhu cầu đào tạo


- Phòng Hành chính Nhân sự căn cứ kế hoạch sản xuất – kinh doanh, chiến
lược định hướng phát triển Công ty, chiến lược nhân sự để xác định nhu cầu đào tạo
ngắn hạn và dài hạn.
- Ngoài ra theo nguyện vọng của cá nhân nhân viên Công ty đề nghị, Tổng
giám đốc Công ty có thể xem xét để cử đi đào tạo hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đào
tạo.
- Các đơn vị trực thuộc lên kế hoạch thực hiện công việc, định hướng phát
triển để xác định nhu cầu về lao động, nhu cầu đào tạo để xây dựng kế hoạch đào tạo
hàng năm và gửi về Phòng Hành chính Nhân sự Công ty.

Điều 3: Trình tự lập kế hoạch đào tạo:


Trang 1
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, Phòng Hành chính Nhân sự lập kế
hoạch đào tạo, tìm nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và trình Tổng giám đốc Công ty phê
duyệt.

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN - ĐỐI TƯỢNG - TIÊU CHUẨN - NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Điều 4: Điều kiện xét đào tạo bồi dưỡng


a/. Tùy thuộc vào tình hình thực tế do nhịp độ phát triển của Doanh nghiệp
ngày càng lớn và yêu cầu công việc của các Phòng, Ban, Đơn vị để xét.
b/. Bộ máy quản lý của Doanh nghiệp đòi hỏi phải có những Cán bộ có trình
độ chuyên môn, lý luận cao để xét đề nghị bổ nhiệm.
c/. Một số bộ phận cần phải chuyên môn hóa cao để đảm nhiệm chức năng
nhiệm vụ của mình.
d/. Nằm trong quy hoạch nguồn phát triển đã được Ban Giám Đốc Công ty
thống nhất.
đ/. Số lượng xét được đào tạo bồi dưỡng hàng năm tùy thuộc vào yêu cầu,
chức năng nhiệm vụ và điều kiện của doanh nghiệp.

Điều 5: Đối tượng đào tạo bồi dưỡng:


a/. Là cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc theo hợp đồng dài hạn
được Tổng Giám Đốc Công ty ra quyết định cử đi học.
b/. Đào tạo cán bộ từ nguồn đang giữ các chức danh từ trưởng, phó phòng,
Ban, đơn vị và các chức danh tương đương trở lên.
c/. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao, hoàn thiện trình độ chuyên môn cho cán bộ
công nhân viên trong các vị trí quan trọng như quản trị, tài chính, quản lý kỹ thuật
công trình, chuyên viên kỹ thuật, tài chính, nhân sự…

Điều 6: Tiêu chuẩn đào tạo:


a/. Đào tạo sau Đại học:
- Cán bộ, công nhân viên có thời gian làm việc liên tục trong doanh nghiệp từ
03 năm trở lên.
- Tuổi đời dưới 45.
- Hoàn thành tốt công việc và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế Công
ty trong quá trình công tác.
- Ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn và công việc Công ty đang
giao.
b/. Đào tạo Đại học:
- Cán bộ, công nhân viên có thời gian làm việc liên tục trong doanh nghiệp từ
02 năm trở lên.
- Tuổi đời dưới 40.
- Hoàn thành tốt công việc và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế Công
ty trong quá trình công tác.

Trang 2
- Ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn và công việc Công ty đang
giao.
- Công ty chỉ xét đưa đi đào tạo bằng đại học thứ 2 là cử nhân chính trị khi
cán bộ đã có một bằng đại học chuyên môn.
c/. Trường hợp đặc biệt:
Những trường hợp được cử đi đào tạo mà không đáp ứng đủ các tiêu chí nói
trên do Tổng giám đốc Công ty quyết định.

Điều 7: Nội dung đào tạo bồi dưỡng:


Nội dung đào tạo gồm: Kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành
chính, quản lý doanh nghiệp, ngoại ngữ, tin học …

Điều 8: Khuyến khích đào tạo:


Công Ty khuyến khích cán bộ công nhân viên Công ty tự học lấy bằng cao đại
học và học nâng cao...trong quá trình phấn đấu làm việc nếu được doanh nghiệp xét
đưa vào quy hoạch nguồn đào tạo thì được hưởng xét các chế độ theo quy định hiện
hành của Công ty.

CHƯƠNG III
QUYỀN LỢI - TRÁCH NHIỆM - NGHĨA VỤ
CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
ĐƠN VỊ CÓ CÁN BỘ ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO

Điều 9: Quyền lợi và trách nhiệm của Cán bộ, công nhân viên đi đào tạo
a/. Quyền lợi
- Đối với Cán bộ, nhân viên được Công ty cử đi đào tạo bằng kinh phí Công ty
ngoài việc không phải trả học phí còn được hưởng nguyên chế độ về tiền lương,
đóng BHXH, BHYT, BHTN, chế độ khen thưởng, nâng lương và các chế độ khác
theo quy chế Công ty.
- Đối với Cán bộ, nhân viên đi đào tạo được Công ty hỗ trợ một phần kinh phí
đào tạo được Công ty tạo mọi điều kiện về thời gian, công việc để tham gia khóa
học; được đảm bảo chế độ BHXH, BHYT, BHTN đối với khoảng thời gian phải
nghỉ việc để theo học và các chế độ khác theo Quy chế Công ty.
- Đối với Cán bộ, nhân viên đi đào tạo do cá nhân tự túc, Công ty khuyến
khích và tạo mọi điều kiện về thời gian, công việc tham gia học.
Công ty đảm bảo chỗ làm ổn định cho cán bộ, nhân viên yên tâm trước và sau
khi đào tạo. Sau thời gian đào tạo, cán bộ, nhân viên nào có tiến bộ, có kiến thức sẽ
được Công ty cân nhắc sắp xếp vào các vị trí, công việc có vị trí và mức lương
tương xứng.
b/. Trách nhiệm của Cán bộ, nhân viên đi đào tạo
- Thực hiện nghiêm chỉnh, nghiêm túc khóa học đảm bảo hoàn thành tốt khóa
học có kết quả cao đồng thời chính làm đảm bảo uy tín cho Công ty.
- Tranh thủ thời gian (nếu có) để hoàn thành tốt công việc được giao tại Công
ty; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của Công ty về quản lý nhân sự.
Trang 3
- Sau khóa học, vận dụng kiến thức được đào tạo để cống hiến cho Công ty,
hoàn thành tốt công việc và hỗ trợ các đồng nghiệp về chuyên môn.
c/. Quy định ràng buộc cá nhân sau khóa đào tạo
- Cá nhân được Công ty cử đi học bằng kinh phí Công ty hoặc hỗ trợ một
phần kinh phí Công ty đối với khóa học có thời gian từ 36 tháng đến 60 tháng, sau
khi hết khóa học cá nhân phải cam kết làm việc cho Công ty từ 03 – 05 năm sau khi
kết thúc khóa học.
- Cá nhân được Công ty cử đi học bằng kinh phí Công ty hoặc hỗ trợ một
phần kinh phí Công ty đối với khóa học có thời gian từ 12 tháng đến dưới 36 tháng,
sau khi hết khóa học cá nhân phải cam kết làm việc cho Công ty từ 01 – dưới 03
năm sau khi kết thúc khóa học.

Điều 10: Trách nhiệm của đơn vị có cán bộ được cử đi đào tạo
a/. Với công việc chuyên môn và nhiệm vụ được giao không được để đình
đốn, ách tắc, CBCNV được cử đi học phải có người thay thế giải quyết công việc
hàng ngày.
b/. Công tác chuyên môn của những người đi học phải báo cáo với thủ trưởng
đơn vị, cấp trên và thực hiện thường xuyên đúng định kỳ.

Điều 11: Hồ sơ Cán bộ, nhân viên được Doanh nghiệp xét cho đi đào tạo
gồm:
- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
- Đề xuất của các Phòng, Ban, đơn vị có CBCNV được cử đi đào tạo.
- Phê duyệt của Tổng giám đốc về việc cử CBCNV đi đào tạo.
- Bản cam kết của cá nhân được công ty cử đi đào tạo (quy định về thời gian
yêu cầu phục vụ sau khi đào tạo; các chế độ, quyền lợi của người được cử đi đào tạo
được hưởng …)
- Quyết định của Trưởng đơn vị về việc cử CBCNV đi đào tạo.

CHƯƠNG IV
XỬ LÝ VI PHẠM CHẾ ĐỘ ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG

Điều 12: Bồi thường chi phí đào tạo:


1/. Những trường hợp sau đây được gọi là vi phạm hợp đồng đào tạo và phải
bồi thường toàn bộ kinh phí đào tạo mà công ty hỗ trợ:
a/.Trong thời gian học tập vi phạm kỷ luật của nhà trường từ khiển trách trở
lên hoặc bị nhà trường đình chỉ học do vi phạm nội quy.
b/. Tự ý bỏ học giữa chừng không có lý do chính đáng.
c/. Kết thúc khóa học không có chứng chỉ, không được công nhận tốt nghiệp.
d/. CB.CNV đang trong thời gian được cử đi đào tạo bồi dưỡng mà đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc,
đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay.

Trang 4
Nếu vi phạm một trong bốn điểm trên, đều phải bồi thường cho Công ty các
khoản chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) mà công ty hỗ trợ tính theo từng
người được đào tạo.
2/. Đối với các trường hợp khác thì chi phí bồi thường được tính như sau:
Căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian CBCNV làm việc liên tục
tại đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính
mức bồi thường như sau:

Thời gian yêu Thời gian làm việc Tổng chi phí
-
Chi phí đào cầu phục vụ sau khi đào tạo thực tế của khóa
tạo phải bồi = x đào tạo mà Công
thường Thời gian yêu cầu phục vụ ty chi cho người
lao động

3/. Thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo và quy trình xét bồi
thường
* Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị
quyết định thành lập, gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị là Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp hoặc đại diện công đoàn cơ
quan, đơn vị là ủy viên;
c) Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCNV của bộ phận Tổ chức
cán bộ của cơ quan, đơn vị là ủy viên;
d) Người phụ trách bộ phận tài chính kế toán của cơ quan, đơn vị là ủy viên;
đ) Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường là ủy
viên;
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng
chỉ tiến hành họp xem xét khi có đủ các thành viên Hội đồng.
* Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo được thực hiện theo trình tự sau:
- Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;
- Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận Tổ chức cán bộ
báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường và các quy định về chế độ bồi
thường;
- Người phụ trách bộ phận tài chính kế toán báo cáo mức bồi thường theo quy
định tại khoản 2 điều này;
- Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo
quá trình công tác của người phải bồi thường;
- Hội đồng thảo luận về mức bồi thường sau khi căn cứ vào thâm niên công
tác, cống hiến của người được cử đi đào tạo để quyết định mức bồi thường một phần
hoặc toàn bộ chi phí đào tạo được tính theo quy định tại khoản 2 điều này. Kiến nghị
mức bồi thường của Hội đồng được lập thành văn bản đề nghị trưởng cơ quan xem
xét, quyết định;
Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Trang 5
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Quy chế này gồm 05 Chương và 12 Điều, Phòng Hành chính Nhân sự Công
ty có trách nhiệm công khai bằng văn bản tới người lao động biết.
Trưởng các Phòng, Ban, đơn vị trực thuộc căn cứ quy chế để tổ chức thực hiện
tốt ở đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện quy chế, nếu có gì vướng mắc hoặc
chưa phù hợp với tình hình thực tế thì Trưởng các đơn vị gửi văn bản về Phòng
Hành Chính Nhân sự để phối hợp hướng dẫn thực hiện hoặc trình Tổng giám đốc
xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, những văn bản trước đây đã ban hành
trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY


- Ban tổng giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Lưu HCNS./.

Trần Thanh Sơn

Trang 6

You might also like