You are on page 1of 4

PHÒNG GD-ĐT AN LÃO ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2013-2014

ĐỀ CHÍNH THỨC BÀI THI KIỂM TRA NĂNG LỰC


MÔN THI: TIN HỌC
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề

Câu 1 (2.0 điểm): Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước
nào ? Nêu tóm tắt yêu cầu của các bước ?
Câu 2 (2.0 điểm).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm
thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thầy (cô) hiểu như thế nào là giáo án
điện tử và bài giảng điện tử ? (0.5 điểm)
Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Thầy (Cô) bài soạn cần
đạt những yêu cầu gì ? (1.5 điểm)
Câu 3 (3.0 điểm). Cho bảng dữ liệu sau:

Yêu cầu: 1/ Thầy (Cô ) hãy viết công thức để tính giá trị cho các cột đánh dấu hỏi (?)
* Tính tổng điểm như sau:
Nếu học sinh có hạnh kiểm loại Yếu (Y): Tổng điểm = Toán + Tin - 1
Các loại hạnh kiểm khác giữ nguyên tổng điểm.
* Căn cứ vào tổng điểm để xếp loại học sinh như sau:
- Dưới 10: Kém
- Từ 10 đến 13.9: trung bình
- Từ 14 đến 16.9: Khá
- Từ 17 đến 18.9: Giỏi
- Từ 19 trở lên: Xuất sắc
2/ Trình bày cách sắp xếp lại bảng dữ liệu trên theo Tổng điểm giảm dần.
Câu 4 (3.0 điểm):
1. Thầy (Cô) hãy dùng phương pháp liệt lê từng bước để mô tả thuật toán và viết
chương trình Pascal tìm tổng sau:
+ với mọi n =1, 2, 3,…
2. Thầy (Cô) hãy nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm và mô tả thuật toán
trên.

-------------- Hết -----------------


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: TIN HỌC
---------------------------

Câu 1: (2.0 đ) Các bước biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN
Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra:
1. Căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra
2. Căn cứ vào chuẩn KT-KN
3. Căn cứ vào thực tế học tập của học sinh
Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra:
1. Đề kiểm tra tự luận;
2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra - Các bước cơ bản:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ..... tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và Q.Đ số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. ?
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận - Cần đảm bảo nguyên tắc:
1. Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm;
2. Số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm - cần đảm bảo các yêu cầu:
1. Nội dung: khoa học và chính xác;
2. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
3. Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Gồm các bước sau:
B1. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,
B2. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề,
B3. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
* (Nêu được tên 6 bước, mỗi bước 0.2 điểm. = 1.2 đ
Nêu được nội dung mỗi bước cho 0.1 điểm. Riêng nội dung bước 3 cho 0.3 đ)

Câu 2: (2.0 đ)
1. Như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ? (0.5 điểm)
- Giáo án điện tử: (0.2 đ)
+ Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài
giảng điện tử.
+ Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy –
học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá),
đồng thời phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.
- Bài giảng điện tử: (0.3 đ)
+ Bài giảng điện tử: chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được chọn lọc từ
“giáo án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với
những hiệu ứng minh họa.
+ Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các
phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.
+ Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các
thành tố của quá trình dạy – học.
2. Những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử (1.5 đ)
Yêu cầu Điểm
I. Thể hiện được mục tiêu bài giảng 0.3 đ
- Về kiến thức (0.1 đ)
- Về kỷ năng (0.1 đ)
- Về thái độ (0.1 đ)
II. Thể hiện được nội dung kiến thức 0.3 đ
- Đầy đủ, chính xác (0.1 đ)
- Thiết kế có hệ thống (0.1 đ)
- Nổi bật trọng tâm (0.1 đ)
III. Thể hiện được phương pháp 0.4 đ
- Rèn luyện được kỷ năng cho học sinh (0.1 đ)
- Lựa chọn được hoạt động thích hợp thể hiện tính tích cực của học sinh (0.1 đ)
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp (0.1 đ)
- Đầy đủ 4 bước lên lớp: Bài cũ (1), Bài mới (2), Củng cố (3), Hướng dẫn – Dặn (0.1 đ)
dò (4)
IV. Kỷ thuật ứng dụng công nghệ thông tin 0.5 đ
1. Thể hiện silide theo hệ thống kiến thức. Các thông tin có sự liên kết, dể thao
(0.1 đ)
tác, dể di chuyển đến các slide, menu ..
2. Tổ chức kiến thức trên một silide hợp lý. Đảm bảo tính thẩm mỹ và sư phạm
(màu sắc, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh phù hợp, hấp dẫn (nhưng không phân tán (0.1 đ)
sự chú ý của HS)
3. Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng (0.1 đ)
4. Sử dụng các phần mềm hổ trợ phù hợp với đặc thù bộ môn. Kích thích các
(0.1 đ)
giác quan của người học để ghi nhớ và xử lí thông tin.
5. Tư liệu phục vụ bài giảng phù hợp, vừa phải, đưa vào đúng lúc, hiệu quả (0.1 đ)

Câu 3: (3.0 đ) Đúng mỗi yêu cầu sau ghi 1.0 điểm
Nội dung Điểm
1/ Công thức tính tổng điểm: 1.0 đ
- Tại ô H3 nhập: =IF(G3="Y",E3+F3-1,E3+F3) 0.5 đ
- Sao chép công thức xuống các ô H4 đến H8: (0.5 đ)
H4= IF(G4="Y",E4+F4-1,E4+F4) 0.1 đ
H5= IF(G5="Y",E5+F5-1,E5+F5) 0.1 đ
H6= IF(G6="Y",E6+F6-1,E6+F6) 0.1 đ
H7= IF(G7="Y",E7+F7-1,E7+F7) 0.1 đ
H8= IF(G8="Y",E8+F8-1,E8+F8) 0.1 đ
2/ Công thức tính xếp loại: 1.0 đ
- Tại ô I3 nhập:
=IF(H3<10,"Kém",IF(H3<14,"Trung 0.5 đ
bình",IF(H3<17,"Khá",IF(H3<19,"Giỏi","Xuất sắc"))))
- Sao chép công thức xuống các ô I4 đến I8 0.5đ
3/ Cách sắp xếp theo tuần tự từng bước sau: 1.0 đ
B1: Đánh dấu khối từ B3 đến I8, 0.2
B2: Vào bảng chọn Data, chọn Sort. Xuất hiện bảng chọn Sort 0.2
B3: Mục Sort by: Chọn Column H, 0.2
B4: Tích vào mục Descending, 0.2
B5: Chọn OK 0.2

Câu 4: (3.0 đ)

Nội dung Điểm


1/ Dùng phương pháp liệt kê được từng bước mô tả đúng thuật toán: 1.0 đ
INPUT: Số tự nhiên n 0.1 đ
OUTPUT: S = 1 + ½ + 1/3 + ... + 1/n 0.1 đ
Bước 1: Nhập n 0.1 đ
Bước 2: S 0, i 0 0.2 đ
Bước 3: i i+1 0.2 đ
Bước 4: Nếu i n, S S + 1/i và quay lại bước 3; ngược lại (i > n), thông báo 0.3 đ
kết quả và kết thúc thuật toán
2/ Viết chương trình Pascal: 1.0 đ
Program Tong_nghich_dao;
Var S: real; n, i: Integer; 0.2 đ
Begin
Write(’Nhap n = ’); readln(n); 0.2 đ
S := 0; For i:= 1 to n do S:= S + 1/i; 0.2 đ
Writrln(’Tong can tim la: ’,S:6:2); 0.2 đ
Readln;
End. 0.2 đ
3/ Đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm và mô tả thuật toán trên một cách phù 1.0 đ
hợp
- CH1: Theo yêu cầu bài toán, ta có dữ liệu vào (INPUT) và dữ liệu ra 0.2 đ
(OUTPUT) là gì?
- CH2: Bài toán cần khai báo những biến nào và kiểu dữ liệu của từng biến là 0.2 đ
gì?
- CH3: Bài toán đã cho là một tổng được cộng dồn, vậy ta gán biến S (tổng) 0.2 đ
bằng bao nhiêu? Gán biến chạy (i) từ đâu đến đâu?
- CH4: Hãy trình bày tuần tự các bước mô tả thuật toán trên? 0.2 đ
- CH5: Bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, em hãy viết chương trình giải bài toán 0.2 đ
tổng quát trên?

(Mọi cách giải khác nếu thấy phù hợp và đúng đều được ghi điểm tối đa)

You might also like