You are on page 1of 50

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

-------------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ MÔĐUN BIẾN DẠNG CỦA


ĐẤT GIỮA ĐIỀU KIỆN DỠ TẢI VỚI ĐIỀU KIỆN GIA TẢI,
TỪ ĐÓ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÍNH
TOÁN BÀI TOÁN HỐ MÓNG ĐÀO SÂU

Mã số: 15-2012/KHXD

Chủ nhiệm đề tài: Ths. NGUYỄN HOÀNG VIỆT

Hà Nội, 12/2012
Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................... 2 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... 4 
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................................................. 5 
CHƯƠNG 1:  GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................. 6 
1.1.  Đặt vấn đề ................................................................................................................... 6 
1.2.  Các mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 7 
1.3.  Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 7 
1.4.  Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................................................. 7 
CHƯƠNG 2:  TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 8 
2.1.  Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản ......................................................................... 8 
2.1.1.  Môđun biến dạng của đất ................................................................................. 8 
2.1.2.  Thí nghiệm xác định môđun biến dạng của đất ............................................... 9 
2.1.3.  Hiện tượng gia tải, dỡ tải................................................................................ 11 
2.2.  Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và thế giới ....................................... 13 
2.2.1.  Về sự ảnh hưởng của yếu tố dỡ tải:................................................................ 13 
CHƯƠNG 3:  SO SÁNH GIÁ TRỊ MÔĐUN BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT GIỮA ĐIỀU
KIỆN DỠ TẢI VỚI ĐIỀU KIỆN GIA TẢI .......................................................................... 14 
3.1.  Giới thiệu kết quả thí nghiệm cắt ba trục theo các đường ứng suất dỡ tải và gia tải
khác nhau ........................................................................................................................... 14 
3.1.1.  Cách chế bị mẫu ............................................................................................. 14 
3.1.2.  Kết quả thí nghiệm cắt ba trục theo các lộ trình ứng suất khác nhau ............ 14 
3.1.3.  Kết quả thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không nở ngang ....................... 17 
3.2.  Phân tích kết quả thí nghiệm .................................................................................... 18 
3.2.1.  So sánh giá trị môđun biến dạng của đất xác định từ thí nghiệm cắt ba trục cố
kết không thoát nước theo lộ trình ứng suất dỡ tải với lộ trình ứng suất gia tải............ 18 
3.2.2.  So sánh giá trị môđun biến dạng của đất xác định từ kết quả thí nghiệm nén
và dỡ tải một chiều không nở ngang .............................................................................. 21 
3.3.  Nhận xét chung ......................................................................................................... 23 
CHƯƠNG 4:  SỰ KHÁC NHAU VỀ GIÁ TRỊ MÔĐUN BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT GIỮA
ĐIỀU KIỆN DỠ TẢI VỚI ĐIỀU KIỆN GIA TẢI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH CHUYỂN VỊ NGANG CỦA TƯỜNG VÂY HỐ MÓNG ĐÀO SÂU....................... 24 
4.1.  Giới thiệu về một công trình hố móng đào sâu có đầy đủ kết quả quan trắc chuyển
vị ngang .............................................................................................................................. 24 
Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 2
Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
4.2.  Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để mô phỏng tính toán chuyển vị ngang
tường vây hố móng đào sâu ............................................................................................... 26 
4.2.1.  Đặt bài toán .................................................................................................... 26 
4.2.2.  Các thông số vật liệu được khai báo .............................................................. 28 
4.3.  So sánh kết quả tính toán chuyển vị ngang của tường vây với chuyển vị thực tế
quan trắc được .................................................................................................................... 32 
4.4.  Nhận xét ................................................................................................................... 37 
CHƯƠNG 5:  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 38 
5.1.  Kết luận .................................................................................................................... 38 
5.2.  Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu .......................................................... 38 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 39 
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 40 

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 3


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Nhóm các thí nghiệm cắt ba trục theo các lộ trình ứng suất khác nhau ............... 15 
Bảng 3-2: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 100KPa .............................................................................................. 20 
Bảng 3-3: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 200KPa .............................................................................................. 21 
Bảng 3-4: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 400KPa .............................................................................................. 21 
Bảng 3-5: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 800KPa .............................................................................................. 21 
Bảng 3-6: Môđun biến dạng của đất xác định từ thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không
nở ngang ................................................................................................................................. 22 
Bảng 4-1: Trình tự giai đoạn thi công hố móng đào sâu tại khu vực sử dụng 2 tầng neo ..... 26 
Bảng 4-2: Trụ địa chất điển hình K6 ..................................................................................... 26 
Bảng 4-3: Các thông số của mô hình Mohr-Coulomb ........................................................... 29 
Bảng 4-4: Môđun biến dạng của các lớp đất tính toán .......................................................... 30 
Bảng 4-5: Các thông số của mô hình Hardening Soil ........................................................... 31 
Bảng 4-6: Môđun biến dạng của các lớp đất mô phỏng bằng mô hình Hardening Soil........ 31 
Bảng 4-7: Môđun biến dạng dỡ tải Eur với các giá trị khác nhau .......................................... 32 
Bảng 4-8: Môđun biến dạng tương ứng với điều kiện dỡ tải phân tích bằng mô hình MC .. 32 
Bảng 4-9: So sánh chuyển vị ngang khi thay đổi môđun đàn hồi của tường vây.................. 33 
Bảng 4-10: So sánh chuyển vị ngang khi áp dụng điều kiện thoát nước và không thoát nước
................................................................................................................................................ 34 
Bảng 4-11: So sánh chuyển vị ứng với lực căng khi chốt bằng 60% và 100% lực căng neo 34 
Bảng 4-12: So sánh chuyển vị ngang của tường khi sử dụng mô hình MC với HS .............. 35 
Bảng 4-13: So sánh chuyển vị ngang của tường khi sử dụng mô hình HS với các giá trị
môđun dỡ tải Eur=5Eoed, 15Eoed, và 19Eoed ............................................................................. 36 
Bảng 4-14: Kết quả chuyển vị khi sử dụng môđun biến dạng dỡ tải với mô hình MC ......... 37 

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 4


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2-1. Ứng suất chính tác dụng lên mẫu đất trong thí nghiệm cắt ba trục ......................... 9 
Hình 2-2. Sự giảm ứng suất trong đất xảy ra ở các công trình ngầm và hố móng đào sâu ... 12 
Hình 2-3. Qũy đạo ứng suất gia tải thường được áp dụng trong các thí nghiệm cắt ba trục . 12 
Hình 3-1. Lộ trình ứng suất của các thí nghiệm cắt ba trục ................................................... 15 
Hình 3-2. Lộ trình ứng suất tổng ........................................................................................... 16 
Hình 3-3. Đường cong ứng suất – biến dạng của các thí nghiệm cắt ba trục theo nhóm lộ
trình ứng suất gia tải và dỡ tải khác nhau .............................................................................. 16 
Hình 3-4. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của đất được xác định dựa trên kết
quả thí nghiệm cắt theo các lộ trình ứng suất khác nhau ....................................................... 17 
Hình 3-5. Kết quả thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không nở ngang ............................... 17 
Hình 3-6. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 100 KPa........................................................................................................ 18 
Hình 3-7. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 200 KPa........................................................................................................ 19 
Hình 3-8. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 400 KPa........................................................................................................ 19 
Hình 3-9. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 800 Kpa ........................................................................................................ 20 
Hình 3-10. Môđun biến dạng của đất ứng với từng cấp tải cho từng trường hợp gia tải, dỡ tải
và gia tải lần hai xác định từ thí nghiệm nén một chiều không nở ngang ............................. 22 
Hình 4-1. Sơ đồ tính toán ....................................................................................................... 27 
Hình 4-2. Mô phỏng bài toán bằng phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis Phiên bản 8.2 ......... 28 
Hình 4-3. Mô hình Mohr-Coulomb[16]................................................................................. 29 
Hình 4-4. Mô hình Hardening Soil[16] ................................................................................. 30 

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 5


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1. Đặt vấn đề
Nhu cầu xây dựng công trình ngầm đã và đang phát triển nhanh chóng phục vụ nhu
cầu của con người nhằm khai thác không gian ngầm tại các vùng trung tâm của các đô thị
lớn khi mà nguồn tài nguyên đất đai phục vụ cho mục đích xây dựng gần như là đắt đỏ và
khan hiếm. Do đó, việc nghiên cứu phục vụ cho mục đích thiết kế, thi công các công trình
ngầm cần phải được thúc đẩy, phát triển theo hướng chuyên sâu.
Từ thực tế nghiên cứu và kinh nghiệm từ công tác xây dựng các công trình ngầm cho
thấy rằng, sự ổn định của các công trình ngầm trong giai đoạn thi công là vấn đề quan trọng
và cần phải được quan tâm đặc biệt. Trong đó chuyển vị và biến dạng của nền đất gây ra bởi
các hoạt động đào đất là mối quan tâm hàng đầu khi tính toán và thi công xây dựng các
công trình ngầm.
Trong các phương pháp tính toán thiết kế hố móng đào sâu, phương pháp phần tử
hữu hạn thường được lựa chọn. Với phương pháp này, ứng xử của nền đất có thể được mô
phỏng tương đối chính xác và hợp lý trong cả quá trình thi công đào đất. Tuy nhiên sự chính
xác của việc mô phỏng phụ thuộc chủ yếu vào giá trị của các thuộc tính nền đất khi đưa vào
chương trình.
Khi tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn, môđun biến dạng của đất là thông
số quyết định đến kết quả chuyển vị của nền. Trong khi đó, thí nghiệm đáng tin cậy nhất để
xác định môđun biến dạng của đất là thí nghiệm cắt ba trục thoát nước. Nhưng hầu hết báo
cáo khảo sát địa chất tính đến thời điểm hiện nay đều không có kết quả thí nghiệm này.
Môđun biến dạng của đất thường được xác định gián tiếp thông qua các kết quả thí nghiệm
của thí nghiệm nén một trục không nở hông, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT, thí nghiệm
xuyên tĩnh CPT.
Sự tác động gây xáo trộn lên trạng thái ứng suất của các phân tố đất ở lân cận xung
quanh công trình đang xây dựng gây ra bởi các hoạt động xây dựng. Tùy theo sự tăng hay
giảm của ứng suất, sự tác động có thể phân chia theo 2 loại: loại tác động gia tải và dỡ tải.
Có thể nói dỡ tải là yếu tố chính cái mà ảnh hưởng trội hơn các yếu tố khác đến sự
ứng xử của các phân tố đất ở lân cận xung quanh các công trình đất đào như: hố móng đào
sâu, mái dốc đào, các công trình ngầm.v.v
Chính vì vậy, so sánh môđun biến dạng của đất dưới điều kiện dỡ tải với điều kiện
gia tải, và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến chuyển vị biến dạng của nền trong bài toán hố
móng đào sâu là mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 6


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
1.2. Các mục tiêu nghiên cứu
So sánh sự khác nhau về môđun biến dạng của đất giữa điều kiện dỡ tải với điều kiện
gia tải, từ đó đánh giá ảnh hưởng đến kết quả phân tích chuyển vị ngang bài toán hố móng
đào sâu.

1.3. Phạm vi nghiên cứu


Thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm cắt ba trục của các mẫu đất đồng nhất theo
các lộ trình ứng suất gia tải và dỡ tải khác nhau.
Dựa trên kết quả phân tích, so sánh giá trị môđun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải với
gia tải.
Áp dụng vào phân tích chuyển vị ngang của tường vây hố móng đào sâu. Đánh giá
ảnh hưởng của việc lựa chọn môđun biến dạng dỡ tải đến chuyển vị của tường vây.

1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu


 Chỉ ra được sự khác nhau về giá trị môđun biến dạng của đất khi chịu cắt ở các lộ
trình ứng suất khác nhau.
 Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tính biến dạng của đất, nâng cao tính chính
xác khi lựa chọn thông số đầu vào để phân tích các bài toán hố móng đào sâu và
công trình ngầm.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 7


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1. Môđun biến dạng của đất


 Môđun Young (E), hay còn được gọi là môđun đàn hồi khi kéo hoặc nén: xét một phân
tố chỉ chịu ứng suất pháp theo một phương, môđun Young được định nghĩa bằng tỷ số
giữa ứng suất pháp () cho biến đạng dài () theo phương của ứng suất [1].

E (2.1)

 Phương trình định luật Hooke [2]: Cho vật thể đàn hồi tuyến tính đẳng hướng, ứng suất
quan hệ với biến dạng theo định luật Hooke được viết dưới dạng hệ phương trình như
sau:
1
11   11   22   33  
E
1
 22   22   33   11   (2.2)
E
1
 33   33   11   22  
E
trong đó E và  là hai hằng số đàn hồi của vật liệu, E được gọi là môđun đàn hồi khi kéo,
nén hoặc hằng số đàn hồi Young,  được gọi là hằng số đàn hồi Poisson hoặc hệ số nở
ngang.

Hai hằng số E và  tìm được từ các thí nghiệm đơn giản kéo hoặc nén các mẫu vật
liệu. Khi khảo sát trạng thái ứng suất đơn với 110; 22=33=0 thì E và  được xác định
như sau:
 11  
E và   22 hoặc   33 (2.3)
11 11 11
 Khái niệm về môđun biến dạng của đất: “Mặc dù đất không phải là môi trường đàn hồi,
các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng trong phạm vi thường gặp của tải trọng công trình, quan
hệ giữa độ lún với tải trọng có thể chấp nhận là tuyến tính. Hơn nữa, về ý nghĩa thực tế,
chỉ có biến dạng lún của nền được quan tâm mà không cần xem xét đến khả năng phục
hồi của chúng. Trong trường hợp này, việc áp dụng lý thuyết đàn hồi để dự báo độ lún
của nền dưới tác dụng của tải trọng công trình có thể được thực hiện bằng cách thay các
đặc trưng biến dạng đàn hồi thông thường E và  bằng các đặc trưng biến dạng tuyến
tính của đất và được ký hiệu bằng E0 và 0 cho áp dụng trực tiếp các kết quả của lý
thuyết đàn hồi.”[3]

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 8


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
2.1.2. Thí nghiệm xác định môđun biến dạng của đất
2.1.2.1 Xác định trực tiếp:
 Môđun biến dạng của đất E0 và 0 được xác định từ kết quả thí nghiệm cắt ba trục. Một
mẫu đất hình trụ được bao bởi một lớp màng cao su mỏng cách nước, trước khi ứng suất
theo phương đứng tác dụng lên đỉnh mẫu đất tăng lên đến khi mẫu đất bị phá hoại thì áp
lực thủy tĩnh tác động xung quanh mẫu đất được tăng đến giá trị thiết kế (xem Hình 2-1).
Giả thiết rằng biến dạng quan hệ tuyến tính với ứng suất. Quan hệ ứng suất biến dạng
được biểu diễn như hệ phương trình (2.4) sau đây:

Hình 2-1. Ứng suất chính tác dụng lên mẫu đất trong thí nghiệm cắt ba trục

1 1
 xx   xx   yy   zz     3   1   3  
E E
1 1
 yy   yy   xx   zz     3   1   3  
E E
1 1
 zz   zz   xx   yy     1   3   3   (2.4)
E E
 1  2 3
E
 zz
 xx  3   1   3 

 zz  1  2 3
2.1.2.2 Xác định gián tiếp
 Xác định từ kết quả thí nghiệm nén một chiều không nở ngang (Oedometer)[3]:
 2 2  1
E  Eoed 1   và Eoed  (2.5)
 1   mv
 Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4200: 1995 – Đất xây dựng – Phương pháp xác định
tính nén lún trong phòng thí nghiệm: “Môđun tổng biến dạng En-1,n theo kết quả thí
nghiệm nén không nở hông được tính theo công thức (2.6):

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 9


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
1  en 1
En 1,n  (2.6)
an 1,n

Để chuyển sang trạng thái ứng suất – biến dạng có nở hông, phải xét tới hệ số
2 2
  1 . Sau khi hiệu chỉnh cho , cần nhân với hệ số mk, theo TCXD 45:1978, để có trị
1 
môđun tổng biến dạng tương ứng với khi thí nghiệm bằng tấm nén tại hiện trường”.
 Xác định từ kết quả thí nghiệm nén một trục có nở hông (unconfined compression test):
Là nén một trục trên mẫu đất mà các mặt bên của mẫu hoàn toàn tự do. Chỉ có thể áp
dụng cho đất dính ở trạng thái dẻo cứng trở lên. Môđun biến dạng được xác định theo
công thức (2.7):

E (2.7)

với   h h .

 Xác định từ thí nghiệm bàn nén hiện trường theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN 80:2002:
 Thí nghiệm xác định môđun biến dạng của đất nền trong phạm vi chiều dày bằng hai
đến ba lần đường kính tấm nén, nhằm tính toán độ lún công trình.
 Môđun biến dạng E của đất được xác định theo biểu đồ liên hệ giữa độ lún tấm nén
với áp lực tác dụng lên tấm nén.
 Môđun biến dạng E của đất được tính toán cho đoạn tuyến tính của biểu đồ S=f(P),
theo công thức:
P

E  1  2  d  S
(2.8)
trong đó:

  là hệ số Poisson, được lấy bằng 0.27 cho đất hòn lớn; 0.3 cho đất cát và cát pha;
0.35 cho đất sét pha và 0.42 cho đất sét;
  hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào hình dạng và độ cứng tấm nén. Đối với
tấm nén cứng, hình tròn và hình vuông, lấy =0.79;
 d là đường kính tấm nén tròn hoặc cạnh của tấm nén vuông, cm;
 P – gia số áp lực lên tấm nén, bằng Pc-Pd, MPa;
 S – gia số độ lún của tấm nén, cm, tương ứng với P.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 10


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
 Xác định từ kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh CPT (Tiêu chuẩn ngành 20TCN174 - 89):
Dựa trên sức kháng xuyên trung bình, có thể xác định môđun biến dạng của một số loại
đất theo quan hệ thực nghiệm sau đây:
E0   qc (2.9)
trong đó:  lấy theo bảng 5.5 trang 22/28 thuộc 20TCN 174 – 89 tùy thuộc vào giá trị trung
bình qc của chúng.

 Xác định từ kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT (Theo TCXD 226:1999): Môđun
biến dạng E được xác định theo quan hệ thực nghiệm sau đây:
E0  a  c  N 30  6  (2.10)
trong đó:

 a = 40 khi N30>15 và a= 0 khi N30<15;


 c phụ thuộc vào loại đất (Tra phụ lục G TCXD 226:1999)
 Xác định từ kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường VST: môđun đàn hồi không thoát
nước của đất loại sét Eu có thể xác định từ mối quan hệ kinh nghiệm với sức kháng cắt
không thoát nước Cu sau đây:
Eu  K c Cu (2.11)
trong đó: Kc – hệ số không thứ nguyên, phụ thuộc vào chỉ số deo PI và hệ số quá cố kết của
đất; được tra theo biều đồ 3-20 trong tài liệu Soils and geology procedures for foundation
design of buildings and other structures của Quân đội Mỹ - ARMY TM 5-818-1. Trong
trường hợp đất sét cố kết thường, ta có thể lấy Kc=250-500.

2.1.3. Hiện tượng gia tải, dỡ tải


Sự tác động gây xáo trộn lên trạng thái ứng suất của các phân tố đất ở lân cận xung
quanh công trình đang xây dựng gây ra bởi các hoạt động xây dựng. Tùy theo sự tăng hay
giảm của ứng suất, sự tác động có thể phân chia theo 2 loại: loại tác động gia tải và dỡ tải.
Có thể nói dỡ tải là yếu tố chính cái mà ảnh hưởng trội hơn các yếu tố khác đến sự ứng xử
của các phân tố đất ở lân cận xung quanh các công trình đất đào như: hố móng đào sâu, mái
dốc đào, các công trình ngầm.v.v.
Sự thay đổi ứng suất dưới điều kiện dỡ tải có thể gây ra sự phá hoại dẻo ở các phân
tố đất đó trong giai đoạn xây dựng. Nghiên cứu, mô phỏng sự ứng xử của các phân tố đất ở
lân cận xung quanh công trình xây dựng; đồng thời đánh giá ổn định chung của công trình là
nhiệm vụ của người kỹ sư.
Từ rất sớm theo Karl Terzaghi [4]: “Chúng ta thí nghiệm đất sét trong phòng thí
nghiệm dưới điều kiện của ứng suất và thoát nước tương tự như những điều kiện mà dưới nó
phá hoại cắt xảy ra giống như ở hiện trường và chúng ta đưa giá trị c và f đạt được theo cách

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 11


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
đó vào phương trình của chúng ta. Rõ ràng rằng, sự thành công trong việc đó phụ thuộc chủ
yếu vào sự thành công trong việc mô phỏng điều kiện hiện trường”.
Và Donald Taylor [5]: “Tất nhiên, điều kiện thí nghiệm sao cho tái hiện điều kiện tự
nhiên một cách gần nhất có thể.”
Mặc dù vậy, để thực hiện các thí nghiệm cắt ba trục dưới điều kiện đường ứng suất
cho tới khi xuất hiện phá hoại ở mẫu đất là không dễ, cần thực hiện trên thiết bị hiện đại.
Trong thực tế, không nhiều các phòng thí nghiệm đủ đáp ứng được loại thiết bị đắt tiền này.
Do đó, thuộc tính sức bền chống cắt của đất và một số thông số khác thường được
xác định từ thí nghiệm cắt nén ba trục trên thiết bị thông thường. Tức là trong khi quá trình
cắt xảy ra: áp lực buồng được điều khiển giữ nguyên không đổi, áp lực đứng dọc trục tăng
dần cho đến khi mẫu đạt trạng thái phá hoại hoàn toàn.
Tuy nhiên, khi đưa các thông số của đất đạt được từ thí nghiệm cắt nén ba trục đó
(theo đường ứng suất gia tải đến phá hoại) vào phân tích tính ổn định của công trình, sự ứng
xử của các phân tố đất lân cận dưới điều kiện dỡ tải sẽ làm nảy sinh một số hồ nghi, không
chắc chắn.

Hình 2-2. Sự giảm ứng suất trong đất xảy ra ở các công trình ngầm và hố móng đào sâu

Hình 2-3. Qũy đạo ứng suất gia tải thường được áp dụng trong các thí nghiệm cắt ba trục

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 12


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và thế giới

2.2.1. Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố dỡ tải


Dỡ tải theo phương ngang do đào là một trong hai nhân tố cốt yếu gây ra sự lở đất
của mái dốc đất không bão hòa [6].
C. W. W. đã đề cập rằng để cải thiện thiết kế và phân tích sự tương tác giữa đất và
công trình liên quan đến hố móng đào sâu, thì sự thay đổi của ứng suất hữu hiệu xung quanh
hố móng gây ra bởi hiện tượng dỡ tải đứng và ngang chiếm một vị trí quan trọng, cần phải
tìm hiểu [7].
Một số các nhà nghiên cứu khác cũng đã thực hiện các thí nghiệm cắt ba trục dưới
điều kiện gia tải và dỡ tải để tìm ra sự khác nhau trong tính chống cắt của đất, đặc trưng
biến dạng, môđun biến dạng, và cả áp lực nước lỗ rổng dư trong giai đoạn cắt. Tuy nhiên
kết quả còn phân tán, chưa thống nhất với nhau [8][9][10][11].

2.2.2. Các nghiên cứu biến dạng của nền trong các công trình đào có xét đến yếu tố
dỡ tải
Về các nghiên cứu liên quan đến biến dạng của công trình đào thì rất nhiều, nhưng
nếu chỉ xét các nghiên cứu có xét đến yếu tố dỡ tải thì không nhiều. Một trong những
nghiên cứu mới đây là phân tích biến dạng trong đất sét yếu do dỡ tải [12]. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng, biến dạng của nền phụ thuộc chủ yếu vào môđun biến dạng của đất. Vì vậy,
cần phải đặc biệt quan tâm đến việc xác định môđun biến dạng của đất để phân tích biến
dạng của đất. Nghiên cứu kết luận, với các công trình mà không thực hiện được thí nghiệm
để xác định môđun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải thì có thể tạm lấy giá trị môđun dỡ tải từ
3 đến 5 lần giá trị môđun có được thì kết quả thí nghiệm nén một chiều không nở ngang.
Trong việc phân tích biến dạng của hố móng đào sâu, một trong các hướng nghiên
cứu là tập trung vào việc xác định giá trị môđun biến dạng qua các mối quan hệ kinh
nghiệm với giá trị sức kháng cắt không thoát nước của đất dựa vào quan trắc thực tế, sau đó
thực hiện bài toán ngược, nổi trội là nghiên cứu về sự sụp đổ một công trình ngầm đường
cao tốc Nicoll ở Singapore [13].
Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về biến dạng ngang của hố móng đào sâu, các
nghiên cứu thường nghiêng về xét đến ảnh hưởng của việc lựa chọn mô hình nền đến biến
dạng của nền [14].

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 13


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

CHƯƠNG 3: SO SÁNH GIÁ TRỊ MÔĐUN BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT


GIỮA ĐIỀU KIỆN DỠ TẢI VỚI ĐIỀU KIỆN GIA TẢI
3.1. Giới thiệu kết quả thí nghiệm cắt ba trục theo các đường ứng suất dỡ tải và gia
tải khác nhau
Kết quả thí nghiệm cắt ba trục theo các đường ứng suất dỡ tải và gia tải khác nhau
được thu thập từ chính công trình thí nghiệm mà chính tác giả đã thực hiện trong khuôn khổ
luận văn thạc sỹ kỹ thuật[15].

3.1.1. Cách chế bị mẫu


 Đất sét được lấy từ một công trình mái dốc đất đào đem về phòng thí nghiệm. Sau
một thời gian độ ẩm của đất giảm đáng kể, có thể sử dụng búa gỗ để đập vỡ cho
đến khi đủ nhỏ, sử dụng sàng cỡ 2 mm để loại bỏ phần hạt lớn hơn.
 Phần đất lọt sàng được mang đi chế bị tạo thành các mẫu đất đồng nhất để tiến
hành thí nghiệm.
 Có 2 loại mẫu đất được chuẩn bị tương ứng với 2 loại thí nghiệm được tiến hành:
 Loại 1: 12 mẫu đất sét hình trụ có đường kính 39.1 mm và chiều cao 80 mm,
được chuẩn bị để thực hiện 12 thí nghiệm cắt ba trục theo chế độ cố kết không
thoát nước (CU) theo 3 nhóm lộ trình ứng suất gia tải và dỡ tải khác nhau.
 Loại 2: các mẫu đất sét hình trụ có đường kính 60 mm và chiều cao 20 mm
được chuẩn bị để thực hiện các thí nghiệm nén dưới các cấp tải khác nhau.

3.1.2. Kết quả thí nghiệm cắt ba trục theo các lộ trình ứng suất khác nhau
Nhóm các thí nghiệm cắt ba trục được mô tả như trong Bảng 3-1 và Hình 3-1 sau đây.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 14


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 3-1: Nhóm các thí nghiệm cắt ba trục theo các lộ trình ứng suất khác nhau

Ở thời điểm cuối giai đoạn


Giai đoạn cắt
cố kết

TT Nhóm  a' Test ID


Gia tải/ Nén/ r a
 r'  a'
 r' Dỡ tải Kéo

1 100 110 1.1 CL100


2 200 220 1.1 CL200 Không thay
A Gia tải Nén Tăng
3 400 440 1.1 CL400 đổi

4 800 880 1.1 CL800


5 100 110 1.1 EU100
6 200 220 1.1 EU200 Không thay
B Kéo Giảm
7 400 440 1.1 EU400 đổi

8 800 880 1.1 EU800


Dỡ tải
9 100 110 1.1 CU110
10 200 220 1.1 CU200 Không thay
C Nén Giảm
11 400 440 1.1 CU400 đổi

12 800 880 1.1 CU800

Hình 3-1. Lộ trình ứng suất của các thí nghiệm cắt ba trục

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 15


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Kết quả thí nghiệm được tập hợp và biểu diễn dưới dạng các biểu đồ quan hệ như sau
đây:

Hình 3-2. Lộ trình ứng suất tổng

Hình 3-3. Đường cong ứng suất – biến dạng của các thí nghiệm cắt ba trục theo nhóm lộ
trình ứng suất gia tải và dỡ tải khác nhau
Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 16
Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

Hình 3-4. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của đất được xác định dựa trên kết
quả thí nghiệm cắt theo các lộ trình ứng suất khác nhau

3.1.3. Kết quả thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không nở ngang
Kết quả thí nghiệm nén và dỡ tải theo từng cấp tải một chiều không nở ngang được
trình bày dưới dạng biểu đồ sau đây:

Hình 3-5. Kết quả thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không nở ngang

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 17


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
3.2. Phân tích kết quả thí nghiệm

3.2.1. So sánh giá trị môđun biến dạng của đất xác định từ thí nghiệm cắt ba trục
cố kết không thoát nước theo lộ trình ứng suất dỡ tải với lộ trình ứng suất
gia tải
Rõ ràng giá trị môđun biến dạng của đất xác định từ thí nghiệm cắt ba trục phụ thuộc
vào áp lực buồng hữu hiệu trước khi tiến hành cắt, phụ thuộc vào biến dạng tỷ đối mà tại đó
ta xét môđun biến dạng[15].
Cho nên, để tìm ra được sự khác nhau về giá trị môđun biến dạng không thoát nước
cát tuyến của đất xác định dựa trên kết quả thí nghiệm cắt theo các lộ trình ứng suất khác
nhau. Ta tiến hành phân tích kết quả thí nghiệm theo cách sau:
 Kết quả của các thí nghiệm cắt ba trục sẽ được phân nhóm theo tiêu chí là các thí
nghiệm có cùng áp lực buồng hữu hiệu sẽ được biểu diễn trên cùng một đồ thị;
 Giá trị môđun biến dạng tại cùng một biến dạng tỷ đối sẽ được so sánh với nhau.

Đồ thị biểu diễn giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến xác định được
từ kết quả thí nghiệm cắt ba trục theo ba nhóm lộ trình ứng suất khác nhau sẽ được biểu
diễn lần lượt theo từng nhóm cùng áp lực buồng hữu hiệu trước khi cắt lần lượt là 100, 200,
400 và 800 KPa ở Hình 3-6, Hình 3-7, Hình 3-8, và Hình 3-9 sau đây.

Hình 3-6. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 100 KPa

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 18


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

Hình 3-7. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 200 KPa

Hình 3-8. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 400 KPa

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 19


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

Hình 3-9. Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến của các thí nghiệm với áp lực
buồng hữu hiệu 800 Kpa

Giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến xác định từ các thí nghiệm theo
lộ trình ứng suất khác nhau tại cùng một giá trị biến dạng tỉ đối được chỉ ra như trong Bảng
3-2, Bảng 3-3, Bảng 3-4, và Bảng 3-5 tương ứng sau đây.
Bảng 3-2: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 100KPa

Giá trị môđun biến dạng - Trường hợp áp lực buồng hữu hiệu 100KPa (Eu100 - KPa)

Lộ trình ứng suất Ký hiệu Biến dạng dọc trục tỷ đối a (%)
0.002 0.004 0.006 0.01 0.02 0.04 0.1
Gia tải phương đứng CL 1100 1000 900 750 600 500 350
Dỡ tải phương ngang 3400 2400 1800 1550 1100 800 500
CU
ECU/ECL 3.1 2.4 2.0 2.1 1.8 1.6 1.4
Dỡ tải phương đứng 4200 2750 2300 1800 1300 900 550
EU
EEU/ECL 3.8 2.8 2.6 2.4 2.2 1.8 1.6

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 20


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 3-3: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 200KPa

Giá trị môđun biến dạng - Trường hợp áp lực buồng hữu hiệu 200KPa (Eu200 - KPa)

Lộ trình ứng suất Ký hiệu Biến dạng dọc trục tỷ đối a (%)
0.004 0.006 0.01 0.02 0.04 0.1
Gia tải phương đứng CL 3000 2400 1800 1300 950 650
Dỡ tải phương ngang 4100 3200 2600 2100 1500 900
CU
ECU/ECL 1.4 1.3 1.4 1.6 1.6 1.4
Dỡ tải phương đứng 2400 2100 1800 1300 1100 700
EU
EEU/ECL 0.8 0.9 1.0 1.0 1.2 1.1

Bảng 3-4: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 400KPa

Giá trị môđun biến dạng - Trường hợp áp lực buồng hữu hiệu 400KPa (Eu400 - KPa)

Lộ trình ứng suất Ký hiệu Biến dạng dọc trục tỷ đối a (%)
0.002 0.004 0.006 0.01
Gia tải phương đứng CL 7500 6100 4550 3900
Dỡ tải phương ngang 9947 6600 4700 4150
CU
ECU/ECL 1.3 1.1 1.0 1.1
Dỡ tải phương đứng 14028 8595 6466 4611
EU
EEU/ECL 1.9 1.4 1.4 1.2

Bảng 3-5: Bảng so sánh giá trị môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến - Trường hợp
áp lực buồng hữu hiệu 800KPa

Giá trị môđun biến dạng - Trường hợp áp lực buồng hữu hiệu 800KPa (Eu800 - KPa)

Lộ trình ứng suất Ký hiệu Biến dạng dọc trục tỷ đối a (%)
0.004 0.006 0.01 0.02
Gia tải phương đứng CL 2822 2465 2267 2207
Dỡ tải phương ngang 70237 47331 26709 16099
CU
ECU/ECL 24.9 19.2 11.8 7.3
Dỡ tải phương đứng 9491 7080 5432 4052
EU
EEU/ECL 3.4 2.9 2.4 1.8

3.2.2. So sánh giá trị môđun biến dạng của đất xác định từ kết quả thí nghiệm nén
và dỡ tải một chiều không nở ngang
Từ kết quả thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không nở ngang, môđun biến dạng
của đất tương ứng với từng cấp tải được xác định theo công thức (2.6). Và giá trị của môđun
biến dạng của đất ứng với từng cấp tải cho từng trường hợp gia tải, dỡ tải và gia tải lần hai
được biểu diễn trên đồ thị trong Hình 3-10 sau đây:

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 21


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

Hình 3-10. Môđun biến dạng của đất ứng với từng cấp tải cho từng trường hợp gia tải, dỡ
tải và gia tải lần hai xác định từ thí nghiệm nén một chiều không nở ngang

Biểu đồ môđun biến dạng trong Hình 3-10 cho thấy:


 Kết quả thí nghiệm thêm một lần nữa khẳng định rằng giá trị môđun biến dạng
phụ thuộc chủ yếu vào cấp tải đang xét.
 Tuy nhiên, giá trị môđun biến dạng tại cùng một cấp tải còn phụ thuộc mạnh mẽ
vào lộ trình ứng suất. Giá trị môđun biến dạng của đất khi trạng thái ứng suất thay
đổi theo lộ trình ứng suất dỡ tải lớn hơn khi trạng thái ứng suất thay đổi theo lộ
trình ứng suất gia tải. Và sự chênh lệch càng lớn khi cường độ của ứng suất mà
mẫu đất đang xét càng lớn.
Bảng 3-6: Môđun biến dạng của đất xác định từ thí nghiệm nén và dỡ tải một chiều không
nở ngang

Môđun biến dạng của đất (KPa)


Cấp tải Gia tải Dỡ tải Chênh lệch Gia tải lần 2 Chênh lệch
(KPa) EL EU EU/EL ERe ERe/EL
50-100 3307 3903 1.18 14875 4.50
100-200 4757 9959 2.09 12244 2.57
200-400 3635 19341 5.32 19425 5.34
400-800 7246 51641 7.13 35856 4.95
800-1600 16420 179695 10.94 77717 4.73
1600-3200 34604 449440 12.99 120362 3.48
Trung bình 6.61 4.26
Để định lượng được sự chênh lệch về giá trị môđun biến dạng của đất tại cùng một
cấp tải nhưng trạng thái ứng suất lại thay đổi theo lộ trình ứng suất khác nhau, hai tỷ số
EU/EL và ERe/EL được sử dụng. Tỷ số thứ nhất càng lớn chứng tỏ giá trị môđun biến dạng

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 22


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
trong điều kiện dỡ tải càng lớn hơn trong điều kiện gia tải, tương tự ta có tỷ số thứ hai càng
lớn nghĩa là giá trị môđun biến dạng trong điều kiện gia tải lần hai càng lớn hơn trong điều
kiện gia tải lần đầu tiên.
Với đất được thí nghiệm, kết quả phân tích cho thấy giá trị môđun biến dạng dưới
điều kiện dỡ tải lớn hơn khoảng 6 đến 7 lần giá trị môđun biến dạng dưới điều kiện gia tải.

3.3. Nhận xét chung


 Môđun biến dạng không thoát nước cát tuyến xác định từ các thí nghiệm theo lộ trình
ứng suất dỡ tải lớn hơn đáng kể so với trường hợp gia tải.
 Giá trị môđun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải lớn hơn giá trị môđun biến dạng dưới điều
kiện gia tải. Kết quả này là phù hợp với lý thuyết cũng như kết quả nghiên cứu trước đây.
 Với đất được thí nghiệm, giá trị môđun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải lớn hơn khoảng
6 đến 7 lần giá trị môđun biến dạng dưới điều kiện gia tải.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 23


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

CHƯƠNG 4: SỰ KHÁC NHAU VỀ GIÁ TRỊ MÔĐUN BIẾN DẠNG


CỦA ĐẤT GIỮA ĐIỀU KIỆN DỠ TẢI VỚI ĐIỀU KIỆN GIA TẢI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHUYỂN VỊ NGANG CỦA
TƯỜNG VÂY HỐ MÓNG ĐÀO SÂU
Để minh chứng cho nhận định giá trị môđun biến dạng của đất dưới điều kiện dỡ tải
lớn hơn giá trị môđun biến dạng của đất dưới điều kiện gia tải, hay nói một cách khác là giá
trị môđun biến dạng của đất khi trạng thái ứng suất thay đổi theo lộ trình ứng suất dỡ tải lớn
hơn giá trị môđun biến dạng của đất khi trạng thái ứng suất thay đổi theo lộ trình ứng suất
gia tải, thay vì chọn giá trị môđun biến dạng được xác định từ Báo cáo khảo sát địa chất
(thông thường là giá trị tương ứng với điều kiện gia tải) bằng giá trị tương ứng với điều kiện
dỡ tải vào phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong bài toán hố móng đào sâu. So
sánh kết quả phân tích với giá trị quan trắc cho thấy nhận định trên là đúng.

4.1. Giới thiệu về một công trình hố móng đào sâu có đầy đủ kết quả quan trắc
chuyển vị ngang
 Tên công trình: Xây dựng tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, văn phòng nhà ở
 Địa điểm: Đường Lê Đức Thọ - Phường Mai Dịch – Quận Cầu Giấy - Huyện Từ Liêm –
Hà Nội.
 Công trình dự kiến xây dựng có quy mô bao gồm khối tổ hợp nhà ở cao 33 tầng (2 đơn
nguyên) và khối tổ hợp văn phòng và trường học cao 17 tầng và 25 tầng. Trên toàn bộ
diện tích sử dụng thiết kế 03 tầng hầm có chiều sâu dự kiến tính là 12.0m.
 Mặt bằng công trình và vị trí quan trắc chuyển vị ngang của tường vây được chỉ ra trong
PL A.
 Mặt cắt đứng đặc trưng của tường vây và hệ neo căng trước cùng với trụ địa chất của hố
khoan điển hình K6 được thể hiện ở PL B.
 Kết quả quan trắc thực tế thu thập được tại các điểm quan trắc xét ở thời điểm nguy hiểm
nhất (độ sâu đào của đáy hố móng thấp nhất, trước khi thi công sàn tầng hầm) được trình
bày bằng biểu đồ tại PL C – Hình (a). Tại điểm quan trắc ICL4 gần với vị trí hố khoan
K6 nhất (xét về khoảng cách trên mặt bằng công trình), kết quả quan trắc theo giai đoạn
được biểu diễn trên cùng một hình tại PL C – Hình (b)[16].
 Dựa trên Báo cáo khảo sát địa chất tổng hợp[17], các chỉ tiêu cơ lý cơ bản và cần thiết
cho việc phân tích chuyển vị ngang của tường vây bài toán hố móng đào sâu được tổng
hợp trong Bảng tại PL D.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 24


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
 Đặc điểm địa chất thủy văn: Tại thời điểm khảo sát khu vực dự kiến xây dựng tồn tại cả
nước mặt và nước dưới đất.
 Nước mặt có trong các hệ thống thu thoát nước xung quanh công trình, và nguồn
cung cấp là nước mưa và nước thải sinh hoạt.
 Nước dưới đất có chủ yếu trong lớp đất hạt rời. Nước dưới đất có động thái thay đổi
theo mùa, nguồn cung cấp là nước mưa, nước thải sinh hoạt.
 Tại thời điểm khảo sát đến ngày 07/03/2009 lúc 8h00’ tại hố khoan quan trắc K10,
mực nước ngầm xuất hiện tại độ sâu 24.6m.
 Một số đặc điểm cơ bản về phương pháp thi công hố móng đào sâu và biện pháp neo giữ
ổn định tường vây đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận:
 Mặt bằng công trình lớn, có nhiều hạng mục và cao trình thi công không giống nhau,
cho nên hố móng công trình được thi công bằng phương pháp đào mở, sử dụng tường
vây để chắn giữ thành vách hố đào.
 Tường vây được thiết kế với chiều dày T=600mm; chân tường được chôn sâu tới độ
sâu 20m, và 17m kể từ mặt đất lần lượt tại hai khu vực có cao độ đáy sàn tầng hầm
khác nhau.
 Biện pháp chống đỡ tường vây: Biện pháp sử dụng hệ neo phụt vữa căng trước được
sử dụng để giữ ổn định tường vây đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công và
các công trình lân cân. Hệ 3 tầng và 2 tầng neo với khoảng cách neo theo phương
ngang là Ls=2.2 m thiết kế tùy vào khu vực với độ sâu đáy sàn tầng hầm khác nhau.
Tầng neo thứ nhất cách tầng neo thứ hai, và tầng neo thứ hai cách tầng neo thứ ba
một khoảng bằng nhau và đúng bằng 3m.
 Các thông số kỹ thuật cơ bản về hệ neo được sử dụng để thi công tại công trình này
được tổng hợp trong Bảng tại PL F.
 Trình tự thi công xét tại khu vực 2 tầng neo được mô tả như trong Bảng 4-1 sau đây:

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 25


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 4-1: Trình tự giai đoạn thi công hố móng đào sâu tại khu vực sử dụng 2 tầng neo

TT Giai đoạn Cao độ đáy hố đào (m) Lực căng neo trung bình (T)
1 Thi công tường vây quanh hố móng -0.4
2 Đào đất lần một -3
3 Thi công tầng neo thứ nhất -3 24
4 Đào đất lần hai -6
5 Thi công tầng neo thứ hai -6 31
6 Đào đất lần 3 -10.4
7 Thi công sàn tầng hầm -10.4

4.2. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để mô phỏng tính toán chuyển vị ngang
tường vây hố móng đào sâu
Phần mềm Plaxis được sử dụng để mô phỏng tính toán bài toán hố móng đào sâu của
công trình thực tế đã mô tả ở mục 4.1.

4.2.1. Đặt bài toán


 Mục đích của việc phân tích là tính toán chuyển vị ngang tường vây quanh hố móng đào
sâu phục vụ thi công tầng hầm công trình nhà cao tầng, cho nên vấn đề đầu tiên và quan
trọng nhất là trụ địa chất điển hình được đưa vào để tính toán. Do kết quả quan trắc tại
điểm quan trắc ICL4 được chọn để phân tích cho nên ta chọn trụ địa chất của hố khoan
gần nhất trên mặt bằng so với điểm quan trắc là K6 làm trụ địa chất điển hình để phân
tích (được mô tả như ở Bảng 4-2).
Bảng 4-2: Trụ địa chất điển hình K6

Các thông số cơ bản  SPT 
Lớp đất Tên lớp, trạng thái Dày
 W   G  e  I  B  N 

      (m)  [kN/m³]  %  ‐  %     %     [búa] 


Lớp 1 Đất lấp 0.9  16                      
Lớp 3 Sét pha, dẻo cứng, xám vàng 2.3  19.1  30.5  2.72  96.6  0.86  16.5  0.35  10 
Lớp 4* Sét pha, dẻo mềm, đôi chỗ xen kẹp cát pha 5.5  18.3  30.8  2.67  90.5  0.91  12.9  0.6  6 
Lớp 5 Sét pha, dẻo cứng - nửa cứng, nâu hồng 7.9  19.5  26.7  2.73  94.2  0.77  15.3  0.25  17 
Lớp 6 Sét pha, dẻo cứng, xám vàng - nâu vàng 3.8  19.5  25.6  2.72  92.6  0.75  11.8  0.37  14 
Lớp 7 Cát hạt mịn, chặt vừa, đôi chỗ chặt 14.2        2.67              26 
Lớp 8 Cát hạt mịn - trung, chặt - rất chặt 4.6        2.66              47 
Lớp 10 Cuội sỏi lẫn cát, rất chặt -       2.65              >100 
(trong bảng chỉ tóm tắt một số chỉ tiêu cơ bản, các chỉ tiêu cơ lý khác có thể tìm tại bảng
tổng hợp tại PL D trang 44)

 Sơ đồ tính toán:

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 26


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

60% của
24T

60% của 31T


Neo
Ls = 2.200
T−êng v©y
Dμy=600mm

Hình 4-1. Sơ đồ tính toán

 Việc phân tích, tính toán và thiết kế tường vây quanh hố móng công trình thường
được mô phỏng bằng bài toán biến dạng phẳng (Plane Strain).

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 27


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
 Do tính chất đối xứng qua mặt phẳng trung tâm của kết cấu tường vây và hệ neo giữ,
nên sơ đồ tính toán của bài toán được mô tả như Hình 4-1 – bài toán biến dạng phẳng
đối xứng trục. Việc mô phỏng bài toán như vậy không giảm đi tính chính xác của kết
quả phân tích, mà có thể giảm việc sử dụng tài nguyên khi thực hiện tính toán bởi
phần mềm phần tử hữu hạn do giảm số phần tử phải mô phỏng.
 Bài toán được mô phỏng bằng phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis phiên bản 8.2 như
Hình 4-2.

Hình 4-2. Mô phỏng bài toán bằng phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis Phiên bản 8.2

4.2.2. Các thông số vật liệu được khai báo


4.2.2.1 Tường vây
Tường vây được làm bằng bêtông cốt thép dày T=600mm, độ sâu của chân tường
vây là 17m. Bêtông dùng cho tường vây được thiết kế với cấp độ bền B25. Tường vây được
mô phỏng bằng phần tử tấm (Plate), vật liệu của tường vây được mô phỏng bằng mô hình
đàn hồi tuyến tính có các thông số được khai báo như PL E trang 45.
4.2.2.2 Hệ thống neo phụt vữa căng trước
Hệ neo phụt vữa căng trước 2 tầng neo với khoảng cách neo theo phương ngang là
Ls=2.2 m, và theo phương đứng là 3m. Lực căng trước trung bình cho neo tầng một và tầng
hai lần lượt là 24 T và 31 T. Lực căng thực tế còn lại sau khi chốt neo là xấp xỉ 60% lực kéo
căng neo. Neo phụt vữa được mô phỏng bằng bằng phần tử phần tử Node-to-Node Anchor
và Geogrid, vật liệu của neo có các thông số được khai báo như PL F trang 46.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 28


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
4.2.2.3 Mô hình và thông số khai báo của các lớp đất
Khi phân tích ứng xử của tường vây trong bài toán hố móng đào sâu bằng phương
pháp phần tử hữu hạn, thì đất xung quanh tường vây thông thường được mô phỏng bằng hai
mô hình: Mô hình Mohr-Coulomb (MC) và mô hình Hardening Soil (HS)[14]. Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử dụng chủ yếu là mô hình Mohr-Coulomb để mô
phỏng ứng xử của đất quanh hố đào, và mô hình Hardening Soil sẽ được sử dụng để so sánh
và đối chứng kết quả phân tích.
a. Mô hình Mohr-Coulomb

Mô hình đàn hồi – dẻo lý tưởng thường được sử dụng vì tính đơn giản và các thông
số đất có thể dễ dàng thu được từ Báo cáo khảo sát địa chất.


Hình 4-3. Mô hình Mohr-Coulomb[18]

Các thông số khai báo mô hình được liệt kê trong Bảng 4-3 sau đây:
Bảng 4-3: Các thông số của mô hình Mohr-Coulomb

TT Ký hiệu Tên Đơn vị


1 E Môđun biến dạng – Mô đun đàn hồi của đất KN/m2
2  Hệ số biến dạng ngang – Hệ số Poisson --
3 C Thông số sức kháng cắt của đất - Lực dính KN/m2
4  Thông số sức kháng cắt của đất – Góc ma sát trong o
5  Góc trương nở của đất o
Với các lớp đất không có kết quả thí nghiệm nén ép một chiều không nở ngang, chỉ
có một giá trị môđun biến dạng đại diện cho toàn bộ lớp đất theo Báo cáo khảo sát địa
chất[17].
Với các lớp đất có kết quả thí nghiệm nén ép một chiều không nở ngang, có 4 giá trị
môđun biến dạng tương ứng với các cấp tải khác nhau[17]. Rõ ràng là môđun biến dạng của
đất không phải là một hằng số, mà phụ thuộc vào trạng thái ứng suất của đất[18][19]. Cho
nên, để có giá trị môđun biến dạng phù hợp, trước hết khoảng thay đổi giá trị của trạng thái
ứng suất tại điểm giữa các lớp đất sẽ được ước tính (có thể lấy bằng sự thay đổi ứng suất
của điểm giữa lớp ở trạng thái trước và sau khi đào hố móng) (xem Bảng 4-4).

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 29


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 4-4: Môđun biến dạng của các lớp đất tính toán

Phạm Mô hình
Độ Môđun tổng biến dạng
vi thay MC
sâu
Lớp Tên đổi
trung
ứng E0-1 E1-2 E2-3 E3-4 E
bình
suất
(m) (KN) [kG/cm2] [KN/m2]
1 Đất lấp 0.45 9 3500
3 Sét pha, dẻo cứng 2.05 41 65 90 120 150 6500
4 Sét pha, dẻo mềm 5.95 119 18 23 35 50 3500
5 Sét pha, dẻo cứng - nửa cứng 12.7 253 70 100 130 160 13000
6 Sét pha, dẻo cứng 17.2 344 75 100 145 180 18000
7 Cát hạt mịn, chặt vừa 15000
8 Cát hạt mịn - trung, chặt - rất chặt 25000
10 Cuội sỏi lẫn cát, rất chặt 50000
b. Mô hình Hardening Soil

Mô hình Hardening Soil là mô hình đất nâng cao có thể mô phỏng sự ứng xử của các
loại đất khác nhau, cho cả đất yếu và đất sét cứng[18].

Hình 4-4. Mô hình Hardening Soil[18]

Các thông số khai báo mô hình được liệt kê trong Bảng 4-5 sau đây:

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 30


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 4-5: Các thông số của mô hình Hardening Soil

TT Ký hiệu Tên Đơn vị


1 m
  --
m
Hệ số liên hệ Eoed  Eoed
ref
 p ref
2 E ref Môđun biến dạng khi xét biến dạng dẻo khi gia tải ứng suất lệch KN/m2
50
3 ref
Eoed Môđun nén lún KN/m2
4 Eurref Môđun gia tải lặp và dỡ tải KN/m2
5 ur Hệ số biến dạng ngang khi gia tải lặp và dỡ tải --
6 C Thông số sức kháng cắt của đất - Lực dính KN/m2
7  Thông số sức kháng cắt của đất – Góc ma sát trong o
8  Góc trương nở của đất o

Trong Plaxis, giá trị mặc định p ref  100 KN/m2 được sử dụng. Và giá trị môđun biến
dạng của các lớp đất, được xác định theo hàm mũ như trong Bảng 4-5. Cho nên, giá trị
môđun nén ép xác định từ kết quả thí nghiệm nén một chiều không nở ngang tại điểm tham
khảo có ứng suất theo phương đứng là p ref  100 KN/m2 ( Eoed
ref
) được xác định từ giá trị
môđun tổng biến dạng ứng với cấp tải đứng là 100 KN/m2 được lấy từ Báo cáo khảo sát địa
chất theo công thức (4.1) sau:
 2 2 
Eoed  E / 1   (4.1)
 1  
Các thông số môđun biến dạng của mô hình Hardening Soil được chọn như Bảng 4-6.
Bảng 4-6: Môđun biến dạng của các lớp đất mô phỏng bằng mô hình Hardening Soil

Phạm Mô hình
Môđun tổng biến dạng Mô hình Hardening Soil
Độ vi MC
sâu thay
Lớp Tên
trung đổi
E0-1 E1-2 E2-3 E3-4 E Eref Eoed_ref E50_ref Eur_ref m
bìnhứng
suất
(m) (KN) [kG/cm2] [KN/m2] [KN/m2]
1 Đất lấp 0.45 9 3500
3 Sét pha, dẻo cứng 2.05 41 65 90 120 150 6500 7750 12438 12438 62191 0.8
4 Sét pha, dẻo mềm 5.95 119 18 23 35 50 3500 2900 4654 4654 23272 0.8
Sét pha, dẻo cứng -
5 nửa cứng 12.7 253 70 100 130 160 13000 8500 13642 13642 68210 0.8
6 Sét pha, dẻo cứng 17.2 344 75 100 145 180 18000 8750 14043 14043 70216 0.8
7 Cát hạt mịn, chặt vừa 15000
Cát hạt mịn - trung,
8 chặt - rất chặt 25000
Cuội sỏi lẫn cát, rất
10 chặt 50000
c. Sử dụng mô hình Hardening Soil và thay đổi giá trị môđun dỡ tải (Eur) trong phạm vi
khảo sát

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 31


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Giá trị môđun dỡ tải Eur trong mô hình Hardening Soil chỉ được thay đổi từ 2 đến 19
lần giá trị môđun nén lún Eoed [18]. Để khảo sát sự ảnh hưởng của việc thay đổi giá trị
môđun dỡ tải trong mô hình Hardening Soil đến kết quả chuyển vị ngang của tường vây hố
móng đào sâu, lần lượt giá trị môđun dỡ tải của các lớp đất 3, 4, 5, và 6 được lấy bằng
5Eoed_ref, 15Eoed_ref, và 19Eoed_ref (xem Bảng 4-7).
Bảng 4-7: Môđun biến dạng dỡ tải E ur với các giá trị khác nhau

Mô hình Hardening Soil


Lớp Tên
Eref Eoed_ref E50_ref Eur_ref m
5Eoed_ref 15Eoed_ref 19Eoed_ref
[KN/m2]
3 Sét pha, dẻo cứng 7750 12438 12438 62191 186574 236327 0.8
4 Sét pha, dẻo mềm 2900 4654 4654 23272 69815 88432 0.8
5 Sét pha, dẻo cứng - nửa cứng 8500 13642 13642 68210 204630 259198 0.8
6 Sét pha, dẻo cứng 8750 14043 14043 70216 210648 266821 0.8
d. Sử dụng mô hình Mohr-Coulomb nhưng thay thế môđun biến dạng E bằng giá trị
môđun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

Khảo sát mối quan hệ giữa giá trị môđun biến dạng của đất dưới điều kiện dỡ tải với
giá trị môđun biến dạng của đất dưới điều kiện gia tải. Giá trị môđun biến dạng đưa vào
phân tích so sánh với mô hình Mohr-Coulomb được liệt kê trong Bảng 4-8 sau đây.
Bảng 4-8: Môđun biến dạng tương ứng với điều kiện dỡ tải phân tích bằng mô hình MC


hình MC với điều kiện dỡ tải
Lớp Tên MC
E 3E 5E 7E
[KN/m2]
1 Đất lấp 3500 10500 17500 24500
3 Sét pha, dẻo cứng 6500 19500 32500 45500
4 Sét pha, dẻo mềm 3500 10500 17500 24500
5 Sét pha, dẻo cứng - nửa cứng 13000 39000 65000 91000
6 Sét pha, dẻo cứng 18000 54000 90000 126000
7 Cát hạt mịn, chặt vừa 15000 45000 75000 105000
8 Cát hạt mịn - trung, chặt - rất chặt 25000 75000 125000 175000
10 Cuội sỏi lẫn cát, rất chặt 50000 150000 250000 350000

4.3. So sánh kết quả tính toán chuyển vị ngang của tường vây với chuyển vị thực tế
quan trắc được
Kết quả chuyển vị ngang của tường vây phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như xét với trường hợp công trình thực tế đang được
phân tích, các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán chuyển vị ngang của
hố móng tường vây lần lượt được kể đến.
Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 32
Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Tường vây của hố móng công trình được thi công dưới nước (cụ thể là dung dịch giữ
thành hố đào). Bêtông được đổ theo phương pháp vữa dâng, cho nên việc đảm bảo chất
lượng bêtông tường vây như các khối đổ trên mặt là khác nhau. Do đó, cần phải đánh giá
ảnh hưởng của chất lượng bêtông tường vây đến chuyển vị ngang của chính bản thân tường
vây. Trong bài toán mô phỏng chuyển vị tường vây bằng phần mềm phần tử hữu hạn Plaxis,
thì sự biến thiên về chất lượng bêtông có thể mô phỏng bằng việc thay đổi môđun đàn hồi
của vật liệu làm tường vây.
Kết quả chuyển vị ngang của tường vây từ hai bài toán với môđun đàn hồi của vật
liệu làm tường vây lần lượt là 24GPa - Môđun đàn hồi của bêtông cấp độ bền B20 dưới điều
kiện dưỡng hộ ở nhiệt độ áp suất khí quyển, và 30GPa – Môđun đàn hồi của bêtông cấp độ
bền B25 dưới điều kiện đóng rắn tự nhiên được so sánh như Hình (a) tại PL G trang 47 và
trong Bảng 4-9.
Bảng 4-9: So sánh chuyển vị ngang khi thay đổi môđun đàn hồi của tường vây

U0 U1 U2 (U2-U1)
Độ sâu ICL4 Ewall=24GPa Ewall=30GPa
(m) (mm)
0.5 21.47 93.69 95.54 2
2.5 20.59 93.51 94.68 1
5 15.86 93.15 93.29 0
7.5 11.39 90.46 89.85 -1
10 6.38 84.74 84.18 -1
12.5 1.95 75.04 74.93 0
15 0.66 66.50 66.56 0
17 0.44 60.60 60.66 0
Bảng 4-9 cho thấy rằng độ chênh lệch giữa kết quả chuyển vị ngang của 2 bài toán là
không đáng kể, và có thể khẳng định là chất lượng bêtông tường vây ít ảnh hưởng đến kết
quả phân tích chuyển vị ngang.
Lớp đất 3, 4, 5, và 6 là các lớp đất sét pha, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng, chiều
dày các lớp lần lượt là: 2.3m, 5.5m, 9.1m, và 2.6m. Mực nước ngầm xuất hiện tại độ sâu lớn
hơn 17m, cộng với lớp 7 dưới lớp 6 là lớp cát hạt mịn. Nên khi mô phỏng ứng xử của các
lớp đất này, điều kiện thoát nước sẽ được áp dụng thay vì điều kiện không thoát nước. Tuy
nhiên, kết quả chuyển vị ngang của tường vây xác định với cả điều kiện thoát nước và
không thoát nước cũng được so sánh ở Hình (b) tại PL G trang 47 và trong Bảng 4-10.
Bảng 4-10 chỉ ra rằng chuyển vị ngang của tường vây tại độ sâu của các lớp á sét
(các lớp đất được mô hình với điều kiện không thoát nước) lớn hơn và xa kết quả quan trắc
thực tế hơn. Điều đó chứng tỏ rằng việc mô phỏng ứng xử của các lớp đất á sét trong bài
toán này bằng mô hình thoát nước là hợp lý hơn.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 33


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 4-10: So sánh chuyển vị ngang khi áp dụng điều kiện thoát nước và không thoát
nước

U0 U2 (U2-U0) U3 (U3-U0)
Độ sâu ICL4 Drained Undrained
(m) (mm)
0.5 21.47 95.54 74 85.59 64
2.5 20.59 94.68 74 88.86 68
5 15.86 93.29 77 93.56 78
7.5 11.39 89.85 78 96.39 85
10 6.38 84.18 78 95.64 89
12.5 1.95 74.93 73 92.52 91
15 0.66 66.56 66 88.82 88
17 0.44 60.66 60 85.73 85
Lực căng trước của loại neo phụt vữa là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến
chuyển vị ngang của tường vây. Việc tính toán lực căng trước khi thi công cho một loại neo
tại một ví trí công trình cụ thể càng chính xác thì việc mô phỏng ứng xử của tường vây và
hố móng càng chính xác. Tuy nhiên, trong bài toán ở đây, công trình đã được thi công, và
giá trị lực căng trước của từng neo đã được xác định từ thực tế thi công tại công trường. Giá
trị lực căng neo trung bình cho mỗi loại neo được sử dụng để đưa vào phân tích.
Đặc điểm của loại neo căng trước này là sau khi chốt neo, lực căng neo sẽ chùng
xuống, tại công trình này sau khi chốt neo, lực căng còn khoảng 60% lúc căng. Tuy nhiên,
với mong muốn so sánh ảnh hưởng của yếu tố lực căng trước so với giá trị môđun biến dạng
của đất đến chuyển vị ngang hố móng tường vây. Kết quả chuyển vị ngang ứng với cả 2
trường hợp: Giá trị lực căng khi chốt bằng 60% lực căng neo và bằng 100% lực căng neo.
Kết quả được so sánh ở Hình (c) tại PL G trang 47 và trong Bảng 4-11.
Bảng 4-11: So sánh chuyển vị ứng với lực căng khi chốt bằng 60% và 100% lực căng neo

U0 U2 (U2-U0) U3 (U3-U0)
Độ sâu ICL4 60%J-Load 100%J-Load
(m) (mm)
0.5 21.47 95.54 74 74.90 53
2.5 20.59 94.68 74 76.79 56
5 15.86 93.29 77 79.63 64
7.5 11.39 89.85 78 80.91 70
10 6.38 84.18 78 78.61 72
12.5 1.95 74.93 73 72.59 71
15 0.66 66.56 66 66.44 66
17 0.44 60.66 60 61.91 61
Kết quả so sánh cho thấy rằng giá trị lực căng neo khi chốt ảnh hưởng lớn đến
chuyển vị ngang của tường vây hố móng đào sâu. Tuy nhiên, kết quả chuyển vị ngang của
tường vây ứng với trường hợp lực căng neo lý tưởng (lực căng neo khi chốt bằng 100% lực

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 34


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
căng neo) cũng còn khác xa kết quả quan trắc từ thực tế. Điều đó chứng tỏ rằng, lực căng
neo không phải là vấn đề cần tìm của bài toán đang xét.
Kết quả chuyển vị ngang của tường vây khi sử dụng mô hình Hardening Soil để mô
phỏng ứng xử của các lớp đất á sét và chuyển vị ngang của tường vây khi sử dụng mô hình
Mohr-Coulomb để mô phỏng ứng xử của tất cả các lớp đất được so sánh ở Hình (d) tại PL G
trang 47 và trong Bảng 4-12.
Bảng 4-12: So sánh chuyển vị ngang của tường khi sử dụng mô hình MC với HS

U0 U2 (U2-U0) U3 (U3-U0)
Độ sâu ICL4 MC-1E HSM-5Eoed
(m) (mm)
0.5 21.47 95.54 74 55.39 34
2.5 20.59 94.68 74 54.44 34
5 15.86 93.29 77 52.97 37
7.5 11.39 89.85 78 49.72 38
10 6.38 84.18 78 44.50 38
12.5 1.95 74.93 73 35.98 34
15 0.66 66.56 66 28.96 28
17 0.44 60.66 60 24.91 24
Kết quả cho thấy chuyển vị ngang của tường vây khi sử dụng mô hình Hardening
Soil mô phỏng ứng xử các lớp đất á sét so với chuyển vị ngang khi sử dụng mô hình Mohr-
Coulomb đã giảm hơn một nữa sai số khi so với chuyển vị quan trắc thực tế. Tuy nhiên sự
sai khác giữa chuyển vị ngang khi sử dụng mô hình Hardening Soil vẫn còn lớn. Điều này
dẫn đến sự suy đoán về việc lựa chọn và khai báo các tham số cho các mô hình mô phỏng
ứng xử của đất nền quanh hố đào là yếu tố chính, quyết định đến tính chính xác của chuyển
vị tường vây hố móng đào sâu.
Xét các công trình đất đào, có thể nói dỡ tải là yếu tố chính, quyết định đến ứng xử
của đất[20]. Do đó, cần phải xét đến yếu tố dỡ tải khi đưa các thuộc tính của đất vào khai
báo các mô hình mô phỏng ứng xử các lớp đất xung quanh hố móng đào sâu.
Một trong những điểm khác biệt của mô hình Hardening Soil so với mô hình Mohr-
Coulomb là mô hình Hardening Soil có môđun dỡ tải Eur để mô phỏng ứng xử của đất khi
dỡ tải. Cho nên để khảo sát việc lựa chọn giá trị môđun dỡ tải Eur của mô hình Hardening
Soil đến chuyển vị ngang của tường vây quanh hố móng đào sâu, lần lượt 3 giá trị môđun
dỡ tải Eur=5Eoed, 15Eoed, và 19Eoed, được đưa vào phân tích trong khi các giá trị khác giữ
nguyên không thay đổi. Kết quả chuyển vị ngang của tường vây ứng với 3 giá trị môđun dỡ
tải Eur được so sánh ở Hình (a) và (b) tại PL H trang 49 và trong Bảng 4-13.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 35


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 4-13: So sánh chuyển vị ngang của tường khi sử dụng mô hình HS với các giá trị
môđun dỡ tải E ur =5E oed , 15E oed , và 19E oed

U0 U1 (U1-U0) U2 (U2-U0) U3 (U3-U0)


Độ sâu ICL4 HSM5Eoed HSM15Eoed HSM19Eoed
(m) (mm)
0.5 21.47 55.39 34 46.35 25 45.23 24
2.5 20.59 54.44 34 45.84 25 44.80 24
5 15.86 52.97 37 45.03 29 44.11 28
7.5 11.39 49.72 38 42.61 31 41.83 30
10 6.38 44.50 38 38.26 32 37.61 31
12.5 1.95 35.98 34 31.29 29 30.83 29
15 0.66 28.96 28 26.31 26 26.08 25
17 0.44 24.91 24 24.03 24 24.01 24
Kết quả so sánh cho thấy rằng, mô hình Hardening Soil cho kết quả ít sai số hơn mô
hình Mohr-Coulomb, và kết quả chuyển vị càng ít sai số khi giá trị môđun dỡ tải Eur trong
mô hình Hardening Soil lấy càng lớn. Tuy nhiên, mặc dù giá trị môđun dỡ tải Eur đã được
lấy gấp 19 lần giá trị môđun Eoed (trong plaxis ta chỉ được phép lấy Eur<20Eoed[18]) mà
chuyển vị ngang của tường vây vẫn sai khác lớn so với kết quả quan trắc.
Như vậy, có thể suy đoán rằng việc lựa chọn giá trị môđun biến dạng từ Báo cáo
khảo sát địa chất - giá trị môđun biến dạng được xác định dựa trên thí nghiệm với các lộ
trình ứng suất gia tải để đưa vào khai báo các mô hình nền Mohr-Coulomb, Hardening Soil
nhằm mô phỏng ứng xử của đất quanh hố đào nơi mà dỡ tải là yếu tố chính quyết định đến
ứng xử của đất là hoàn toàn không phù hợp.
Để minh chứng cho điều này, mô hình Mohr-Coulomb được sử dụng để mô phỏng
ứng xử của đất quanh hố đào, nhưng giá trị môđun biến dạng đưa vào phân tích được lấy
theo lộ trình ứng suất dỡ tải. Tuy nhiên, do từ trước đến nay yếu tố dỡ tải chưa được quan
tâm đúng mức, một phần là do thiếu thốn thiết bị thí nghiệm nên môđun biến dạng của đất
chủ yếu được xác định dựa trên kết quả thí nghiệm nén ép một chiều không nở ngang, hoặc
từ các mối quan hệ kinh nghiệm chủ yếu dựa trên kết quả thí nghiệm hiện trường xuyên tiêu
chuẩn SPT, xuyên tĩnh CPT và thí nghiệm cắt cánh VST.
Từ báo cáo khảo sát địa chất thu thập được, các môđun tổng biến dạng ứng với các
cấp tải khác nhau của các lớp đất á sét được lựa chọn theo cấp tải làm việc thực tế. Kết hợp
với kết quả so sánh giá trị môđun biến dạng của đất dưới điều kiện dỡ tải so với điều kiện
gia tải ở Chương 3. Giá trị môđun biến dạng của đất dưới điều kiện dỡ tải được lựa chọn
trong khoảng từ 3 lần đến 7 lần giá trị môđun biến dạng dưới điều kiện gia tải. Các giá trị
này lần lượt được đưa vào phân tích với mô hình Mohr-Coulomb, kết quả chuyển vị ngang
của tường vây được so sánh ở Hình (a) và (b) tại PL I trang 50 và trong Bảng 4-14.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 36


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
Bảng 4-14: Kết quả chuyển vị khi sử dụng môđun biến dạng dỡ tải với mô hình MC

U0 U1 (U1-U0) U2 (U2-U0) U3 (U3-U0) U3 (U4-U0) U4 (U5-U0)


Độ sâu ICL4 MC1E MC3E MC5E MC7E MC6E
(m) (mm)
0.5 21.47 95.54 74.1 39.04 17.6 24.88 3.4 18.08 -3.4 20.97 -0.5
2.5 20.59 94.68 74.1 38.56 18.0 24.76 4.2 18.17 -2.4 20.97 0.4
5 15.86 93.29 77.4 37.79 21.9 24.52 8.7 18.27 2.4 20.92 5.1
7.5 11.39 89.85 78.5 35.52 24.1 23.03 11.6 17.25 5.9 19.69 8.3
10 6.38 84.18 77.8 31.62 25.2 20.00 13.6 14.74 8.4 16.95 10.6
12.5 1.95 74.93 73.0 25.96 24.0 15.68 13.7 11.18 9.2 13.06 11.1
15 0.66 66.56 65.9 22.17 21.5 13.26 12.6 9.43 8.8 11.02 10.4
17 0.44 60.66 60.2 19.94 19.5 12.02 11.6 8.63 8.2 10.04 9.6
Từ kết quả so sánh cho thấy, nếu lựa chọn giá trị môđun biến dạng dỡ tải để đưa vào
phân tích chuyển vị ngang tường vây hố móng đào sâu thì kết quả chuyển vị rất sát với kết
quả quan trắc.

4.4. Nhận xét


Kết quả phân tích cho thấy giá trị môđun biến dạng của đất khi trạng thái ứng suất
thay đổi theo lộ trình ứng suất dỡ tải lớn hơn giá trị môđun biến dạng của đất khi trạng thái
ứng suất thay đổi theo lộ trình ứng suất gia tải, thay vì chọn giá trị môđun biến dạng được
xác định từ Báo cáo khảo sát địa chất (thông thường là giá trị tương ứng với điều kiện gia
tải) bằng giá trị tương ứng với điều kiện dỡ tải vào phân tích chuyển vị ngang của tường vây
trong bài toán hố móng đào sâu. So sánh kết quả phân tích với giá trị quan trắc cho thấy
nhận định trên là đúng.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 37


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu một vài kết luận được rút ra sau đây:
 Môđun biến dạng của đất là yếu tố quyết định đến biên độ chuyển vị ngang của
tường vây hố móng đào sâu.
 Khi lựa chọn môđun biến dạng của đất để đưa vào phân tích bài toán hố móng
đào sâu, công trình ngầm phải chú ý đến lộ trình ứng suất tương ứng với điều kiện
thực tế ở hiện trường.
 Môđun dưới điều kiện dỡ tải có thể lấy xấp xỉ bằng 6 lần giá trị môđun dưới điều
kiện gia tải.

5.2. Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu


 Cần phải thu thập thêm kết quả thí nghiệm về môđun biến dạng theo các lộ trình
ứng suất khác nhau.
 Cần phải kiểm chứng thêm từ các công trình có số liệu quan trắc thực tế và báo
cáo khảo sát địa chất tương đối đầy đủ.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 38


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] N. H. Lê, Sức bền vật liệu. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
[2] N. H. Lê and N. T. Lê, Cơ sở cơ học môi trường liên tục và lý thuyết đàn hồi. Hà Nội:
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
[3] H. Q. Phan, Cơ học đất. Hà Nội: NXB Giáo Dục Việt nam, 2012.
[4] K. Terzaghi, Theoretical Soil Mechanics. New York: John Wiley & Sons. Inc., 1943.
[5] D. Taylor, Fundamentals of Soil Mechanics. New York - London: John Wiley & Sons.
Inc., 1948.
[6] C. G. Bao and C. W. W. Ng, “Some thoughts and studies on the prediction of slope
stability in expansive soils,” 1st Asian Conference on Unsaturated Soils, 2000.
[7] C. W. W. Ng, “Stress paths in relation to deep excavations,” Journal of Geotechnical
and Geoenvironmental Engineering, vol. 125, no. 5, pp. 357–363, 1999.
[8] W. Ma and X. X. Chang, “Influence of loading and unloading on strength and
deformation of frozen soil,” Yantu Gongcheng Xuebao/Chinese Journal of
Geotechnical Engineering, vol. 23, no. 5, pp. 563–563, 2001.
[9] M. X. Zhang and J. Sun, “Unloading-induced deformation and strength properties of
loess during construction,” Yanshilixue Yu Gongcheng Xuebao/Chinese Journal of
Rock Mechanics and Engineering, vol. 24, no. 13, pp. 2248–2254, 2005.
[10] W. Wu and D. Kolymbas, “On some issues in triaxial extension tests,” Geotechnical
Testing Journal, vol. 14, no. 3, pp. 276–287, 1991.
[11] A. W. Bishop, “Shear strength parameters for undisturbed and remoulded soil
specimens,” presented at the Roscoe Memorial Symposium, Cambridge University,
1971.
[12] A. Ismail and F. Teshome, “Analysis of deformations in soft clay due to unloading,”
Chalmers University of Technology, Sweden, 2011.
[13] A. J. Whittle and R. V. Davies, “Nicoll Highway Collapse: Evaluation of Geotechnical
Factors Affecting Design of Excavation Support System,” presented at the International
Conference on Deep Excavations, Singapore, 2006.
[14] P. Võ and Đ. T. Ngô, “Nghiên cứu ảnh hưởng của mô hình nền đến dự báo chuyển vị
của tường chắn ổn định hố đào sâu,” Tạp chí Địa kỹ thuật, vol. 14, no. 2, pp. 45–55,
2011.
[15] H. V. Nguyen, “Shear strength and stress-strain behavior of saturated and unsaturated
soil under unloading condition,” Hohai University, Nanjing, China, 2010.
[16] “Báo cáo tổng hợp quan trắc nghiêng Inclinometer,” Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng
và Môi trường, Hà Nội, Báo cáo thí nghiệm quan trắc, Aug. 2011.
[17] “Báo cáo Khảo sát Địa chất công trình,” Công ty CP Tư vấn Khảo sát Thiết kế Xây
dựng Hà Nội, Hà Nội, 2009.
[18] Plaxis Geotechnical Software - Material Models Manual. Plaxis.
[19] G. T. Houlsby, A. Amorosi, and E. Rojas, “Elastic moduli of soils dependent on
pressure: a hyperelastic formulation,” Géotechnique, vol. 55, no. 5, pp. 383–392, 2005.
[20] J. Yuan and H. V. Nguyen, “Laboratory Study on Soil Shear Stiffness and Strength
Under Unloading Conditions,” Journal of Testing and Evaluation, vol. 39, no. 5, pp.
821–830, 2011.

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 39


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PHỤ LỤC

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 40


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL A. MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH, VÀ CÁC VỊ TRÍ QUAN TRẮC CHUYỂN VỊ NGANG CỦA TƯỜNG VÂY

Công trình: Xây dựng tổ hợp công


trình dịch vụ công cộng, văn phòng
nhà ở

Địa điểm: Đường Lê Đức Thọ -


Huyện Từ Liêm – Hà Nội

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 41


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL B. MẶT CẮT ĐỨNG ĐẶC TRƯNG CỦA TƯỜNG VÂY

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 42


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL C. KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHUYỂN VỊ NGANG CỦA TƯỜNG VÂY

(a) Chuyển vị ngang tại các điểm quan trắc (b) Chuyển vị ngang tại điểm quan trắc ICL4

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 43


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL D. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ LÝ CƠ BẢN CỦA CÁC LỚP ĐẤT ĐẶC TRƯNG
Các thông số cơ bản Môđun biến dạng SPT Thí nghiệm cắt đất tực tiếp Thí nghiệm ba trục
Lớp
Tên lớp, trạng thái
đất
 W  G  e I B E0‐1 E1‐2 E2‐3 E3‐4 N C  Ccu cu C'cu 'cu

[kN/m³] % % [kG/cm2] [kN/m2] [kN/m2] [kN/m2]


‐ [búa] [o ] [o] [o ]

Lớp 1 Đất lấp 16                     

Lớp 2* Sét pha, dẻo mềm, xám nâu 18.8 30.4  2.71  93.6  0.88 12.8% 0.59 25 30 45 60 4 16.9 12.75            

Lớp 3 Sét pha, dẻo cứng, xám vàng 19.1 30.5  2.72  96.6  0.858 16.5% 0.35 65 90 120 150 10 24.5 14.43 14 13.86  22.5 19.46 

Lớp 4* Sét pha, dẻo mềm, đôi chỗ xen kẹp cát pha 18.3 30.8  2.67  90.5  0.908 12.9% 0.6 18 23 35 50 6 14.4 10.6 10.4  9  15.3 12.65 

Lớp 5 Sét pha, dẻo cứng - nửa cứng, nâu hồng 19.5 26.7  2.73  94.2  0.774 15.3% 0.25 70 100 130 160 17 23.9 15.83 18  14.4  26 19.96 

Lớp 6 Sét pha, dẻo cứng, xám vàng - nâu vàng 19.5 25.6  2.72  92.6  0.752 11.8% 0.37 75 100 145 180 14 22.1 16.58            

Lớp 7 Cát hạt mịn, chặt vừa, đôi chỗ chặt    2.67    150 26            

Lớp 8 Cát hạt mịn - trung, chặt - rất chặt    2.66    250 47            

Lớp 9 Cuội sỏi lẫn cát, rất chặt    2.65    300 >100            

Lớp 10 Cuội sỏi lẫn cát, rất chặt    2.65    500 >100            

(*): Với lớp đất 2 và 4 thì cấp tải trong thí nghiệm nén như sau: 0‐0.5; 0.5‐1; 1‐2; 2‐3 
                     

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 44


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL E. CÁC ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC, VẬT LIỆU, VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CỦA TƯỜNG VÂY
I Đặc trưng hình học Ký hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú

1 m dài tường b m 1

chiều dày tường h m 0.6

Tiết diện ngang A m2 0.60

Mô men quán tính I m4 0.0180

II Đặc trưng vật liệu (theo TCXDVN 356:2005)

Cấp độ bền B MPa 25

Hệ số nở ngang - Poisson m -- 0.2

Môđun đàn hồi Eb MPa 30000 Đóng rắn tự nhiên

III Thông số tính toán tường vây

Normal Stiffness EA KN*103 18000

Flexural rigidity EI KN*103*m2 540

Trọng lượng tường w KN/m/m 6

btd KN/m3 10

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 45


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL F. LỰC CĂNG TRƯỚC VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NEO


Lực căng trước của neo

Neo  Lực căng neo  Lực căng cho phép của neo  Ls  Lực căng neo/m  Lực căng cho phép/m  Lực căng sau khi chốt/m 

   T  T  m  T/m  KN/m  T/m  KN/m  KN/m 

Tầng 1  24.383  20.301  2.2  11.08  110.83  9.23  92.28  66.50 

Tầng 2  31.005  26.301  2.2  14.09  140.93  11.96  119.55  84.56 

60% 

Đặc trưng vật liệu và hình học của thanh neo

Giá trị  E*   A  EA  No. Strand  EA của mỗi neo 


   
   KN/mm2  mm  mm2  KN       
   
Min  180  12.7  126.68  22801.84  4  9.12E+04 
   
Max  220  12.7  126.68  27868.91  4  1.11E+05 
   
(*): Tham khảo theo Tiêu chuẩn Neo trong đất BS 8081:1989 
     

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 46


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL G. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CHUYỂN VỊ NGANG CỦA TƯỜNG

Ux (mm) Ux (mm)
0 50 100 150 200 0 50 100 150 200
0 0

5 5
Depth (m)

Depth (m)
10 10

15 15

20 20

25 25
ICL4 Exc Lev ICL4 Exc Lev
Excavation Anchor Level 1 Excavation Anchor Level 1
Anchor Level 2 Lớp 1 Anchor Level 2 Lớp 1
Lớp 3 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 4
Lớp 5 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 6
MC‐1E‐Ewall=24GPa MC‐1E‐Ewall=30GPa MC‐1E MC‐1E‐Undrained

(b) Ảnh hưởng của điều kiện thoát nước và không thoát nước của
(a) Ảnh hưởng của giá trị môđun đàn hồi của tường vây
các lớp đất sét

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 47


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

Ux (mm)
Ux (mm)
0 50 100 150 200
0 50 100 150 200
0
0

5 5

10
Depth (m)

Depth (m)
10

15 15

20 20

25
25
ICL4 Exc Lev
ICL4 Exc Lev
Excavation Anchor Level 1
Excavation Anchor Level 1
Anchor Level 2 Lớp 1
Anchor Level 2 Lớp 1
Lớp 3 Lớp 4
Lớp 3 Lớp 4
Lớp 5 Lớp 6
Lớp 5 Lớp 6
MC‐1E MC‐1E‐100%J‐Load
MC‐1E HS‐Eoed‐Eur=5Eoed

(d) So sánh chuyển vị của tường khi các lớp đất á sét được mô
(c) Ảnh hưởng của giá trị lực căng trước của neo
phỏng theo mô hình Hardening Soil

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 48


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL H. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ E UR TRONG MÔ HÌNH HS ĐẾN CHUYỂN VỊ NGANG

Ux (mm) Ux (mm)
0 50 100 150 200 0 50 100 150 200
0 0

5 5
Depth (m)

Depth (m)
10 10

15 15

20 20

25 25
ICL4 Exc Lev ICL4 Exc Lev
Excavation Anchor Level 1 Excavation Anchor Level 1
Anchor Level 2 Lớp 1 Anchor Level 2 Lớp 1
Lớp 3 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 4
Lớp 5 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 6
MC‐1E HS‐Eoed‐Eur=5Eoed MC‐1E HS‐Eoed‐Eur=5Eoed
HS‐Eoed‐Eur=15Eoed HS‐Eoed‐Eur=15Eoed HS‐Eoed‐Eur=19Eoed

(a) So sánh kết quả chuyển vị khi Eur=5Eoed với Eur=15Eoed (b) So sánh kết quả chuyển vị khi Eur=5Eoed , Eur=15Eoed , Eur=19Eoed

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 49


Mô đun biến dạng dưới điều kiện dỡ tải

PL I. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ E TRONG MÔ HÌNH MC ĐẾN CHUYỂN VỊ NGANG

Ux (mm)
Ux (mm)
0 50 100 150 200
0 50 100 150 200
0
0

5
5
Depth (m)

10

Depth (m)
10
15
15
20

20
25
ICL4 Exc Lev
25
Excavation Anchor Level 1
ICL4 Exc Lev
Anchor Level 2 Lớp 1
Excavation Anchor Level 1
Lớp 3 Lớp 4
Anchor Level 2 Lớp 1
Lớp 5 Lớp 6
Lớp 3 Lớp 4
MC‐1E HS‐Eoed‐Eur=5Eoed
Lớp 5 Lớp 6
MC‐3Eoed MC‐5Eoed
MC‐6E
MC‐7Eoed

(a) So sánh kết quả chuyển vị khi: E=E, 3E, 5E, 7E (b) So sánh kết quả chuyển vị khi E=6E với kết quả thực đo

Đề tài KHCN Cấp Trường – Nguyễn Hoàng Việt (2012) 50

You might also like