You are on page 1of 14

BÀI 2.

LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU CƠ QUAN DINH DƯỠNG THỰC VẬT

1. Mục tiêu học tập


Sau khi thực tập bài này, người học cần phải:
- Thực hiện được quy trình làm tiêu bản của các cơ quan dinh dưỡng của cây bằng
phương pháp cắt sử dụng máy cắt cầm tay.
- Quan sát, nhận diên và phân tích được đặc điểm cấu tạo giải phẫu của rễ và thân
cây.
- Học thuộc tên cây bằng tiếng Latin trong danh mục bảng 1 (Phần 3)
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài thực hành
2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan tới bài thực hành
2.1.1. Cấu tạo giải phẫu rễ cây
Cấu tạo giải phẫu của rễ cây lớp Ngọc lan khi còn non có cấu tạo sơ cấp, khi
trưởng thành có cấu tạo thứ cấp. Rễ cây lớp Hành thì luôn chỉ dừng lại ở cấu tạo sơ cấp.
Đối với cấu tạo sơ cấp của rễ cây lớp Ngọc lan hoặc lớp Hành, từ ngoài vào trong
bao gồm các lớp: Ngoại bì (có thể kéo dài thành tầng lông hút); mô mềm vỏ; nội bì (có
đai Caspari); trụ bì; các bó libe – gỗ (hướng tâm) xếp xen kẽ; mô mềm ruột.
Cấu tạo thứ cấp ở rễ lớp Ngọc lan được hình thành từ cấu tạo sơ cấp do sự phát
triển của hai tầng phát sinh (tầng phát sinh bần – lục bì và tầng phát sinh libe – gỗ). Từ
ngoài vào trong, rễ thứ cấp bao gồm các lớp: bần; tầng phát sinh bần-lục bì; mô mềm
vỏ; libe sơ cấp; libe thứ cấp; tầng phát sinh libe – gỗ; gỗ thứ cấp (ly tâm); gỗ sơ cấp;
mô mềm ruột. Các bó libe sơ cấp và gỗ sơ cấp chỉ còn là vết tích, khó quan sát. Libe và
gỗ thứ cấp thì sắp xếp chồng chất lên nhau.
2.1.2. Cấu tạo giải phẫu thân cây
Cấu tạo giải phẫu thân cây lớp Hành luôn có cấu tạo sơ cấp, từ ngoài vào trong
bao gồm các phần: Biểu bì (có thể mang lỗ khí hoặc lông che chở); mô mềm vỏ; nội bì;
trụ bì (thường hoá mô cứng); bó libe-gỗ sắp xếp theo kiểu hình chữ V (đồng tâm), trong
đó gỗ ở hai phía, kẹp libe ở giữa. Các bó mạch nằm rải rác trong mô mềm.
Thân cây lớp Ngọc lan có cấu tạo khi còn rất non là sơ cấp, khi trưởng thành là
thứ cấp. Thân thứ cấp của lớp Ngọc lan có cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm các phần:
bần; tầng phát sinh bần-lục bì; mô mềm vỏ; libe sơ cấp; libe thứ cấp; tầng phát sinh
libe-gỗ; gỗ thứ cấp (ly tâm); gỗ sơ cấp và mô mềm ruột. Giống như ở rễ, phần libe sơ
cấp và gỗ sơ cấp rất khó quan sát. Libe và gỗ thứ cấp thì sắp xếp chồng chất lên nhau.
2.2. Phương pháp thực hành
2.2.1. Phương pháp cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay
Máy cắt mỏng cầm tay (microtom)

Dùng để cắt tiêu bản với số lượng lớn. Là một dụng cụ bằng kim loại, có 2 phần
(hình 10): phần ngoài là một ống hình trụ rỗng, đường kính chừng 15mm, đầu trên của

1
ống này gắn với một mặt phẳng tròn cũng bằng kim loại, dùng làm mặt trượt cho lưỡi
dao khi cắt. Phần trong là một trục đẩy, phía dưới trục có chân đế rộng để cho máy đứng
thẳng và để vặn xoay trục. Hai phần này nối với nhau bằng một hệ thống đường xoắn
ốc dùng làm ốc vi cấp.

Dao cắt vi phẫu


Loại dao này giống như con dao cạo của hiệu cắt tóc nhưng khác ở chỗ có một
mặt phẳng và một mặt lõm. Đây là loại dao chuyên dụng để cắt lát mỏng thực vật khi
dùng máy cắt mỏng cầm tay. Khi dùng dao cần chú ý: Dao này chỉ dùng để cắt lát mỏng
thực vật, không dùng vào mục đích khác (như cắt khoai, gọt bút chì, vv.); Khi dùng
xong, cần lau sạch lưỡi dao và trước khi cất đi phải bôi một lớp dầu để chống gỉ; Trừ
lúc dùng, dao phải luôn được gấp lại để tránh trường hợp vô ý bị đứt tay hoặc va chạm
vào vật cứng làm hỏng dao.

A
B

Hình 10. Một số dụng cụ thường dùng để làm tiêu bản vi học
A. Dao cắt tiêu bản, B. Máy cắt mỏng cầm tay

Để cắt mẫu bằng máy cắt cầm tay (microtome), tiến hành qua các bước cơ bản
sau:
Bước 1: Chuẩn bị khuôn cắt trong máy cắt cầm tay
Có thể sử dụng chất liệu tự nhiên như củ khoai lang
để tạo khuôn (cốt khoai). Dùng dao bài gọt một miếng
khoai lang hình trụ, dài khoảng 2 – 3 cm, vừa khít với
ống của mặt cắt. Bổ đôi miếng khoai theo chiều dọc
thành 2 nửa đều nhau, lát cắt dọc phải song song với
trục chính của khối khoai vừa gọt (Lưu ý tránh cắt vát
để đảm bảo độ thẳng của lát cắt). Có thể dùng các loại
chất liệu khác (như củ cà rốt, …) để thay thế nếu đảm
bảo độ chắc và dễ đẽo gọt khi tạo khuôn.
Bước 2: Cố định mẫu cắt vào khuôn

2
Khoét ở mặt cắt dọc theo chiều của trục mỗi nữa cốt
khoai một khe nhỏ bằng khoảng một nửa thể tích của
mẫu vật cắt, để khi ép mẫu vào giữa hai nửa cốt khoai
thì mẫu được giữ chặt, không bị di chuyển nhưng cũng
không bị ép bẹp do rãnh quá hẹp. Đưa cả cốt khoai đã
kẹp mẫu vào trong máy cắt sau khi đã vặn máy cắt hạ
xuống thấp nhất. Dùng dao bài cắt bỏ phần đầu trên
của cốt khoai để tạo mặt phẳng với mâm cắt.
Bước 3: Cắt tiêu bản
Bước này sử dụng dao cắt tiêu bản. Dùng tay vặn máy
cắt lên một phần của vòng quay, sao cho cốt khoai
được nhô lên so với mặt phẳng mâm cắt. Chiều cao
của cốt khoai vừa được vặn lên so với mâm cắt chính
là bề dày của lát cắt. Để mặt phẳng của lưỡi dao áp sát
với mặt phẳng của máy cắt (không chúc lưỡi dao xống
sẽ làm hỏng máy cắt và cùn dao, đồng thời khó cắt),
đặt lưỡi dao gần song song với kheo giữa của cốt khoai
rồi kéo chéo từ trái sang phải, cắt qua cốt khoai.
Không kéo thẳng vào ngực để an toàn, không day đi
day lại để tránh nát mẫu. Sau mỗi lần cắt lại vặn máy
để đẩy cốt khoai lên một chút. Lát cắt dày hay mỏng
là tuỳ thuộc vào mức độ vặn máy cắt lên ít hay nhiều.
Để lát cắt có độ mỏng thích hợp, thường vặn từ 1/6 –
1/8 vòng/lần.
Dùng chổi lông đã được thấm ướt bằng nước để gạt
các lát cắt (cả khoai và tiêu bản) từ lưỡi dao xuống đĩa
đựng sẵn nước. Dùng chổi lông khuấy nhẹ trong đĩa,
nhặt riêng các vi phẫu (rất nhỏ) để đưa vào các dung
dịch trong quy trình tẩy, nhuộm tiếp theo.
Bước 4: Nhặt riêng vi phẫu
Dùng chổi lông đã được thấm ướt bằng nước để gạt
các lát cắt (cả khoai và tiêu bản) từ lưỡi dao xuống đĩa
đựng sẵn nước. Dùng chổi lông khuấy nhẹ trong đĩa,
nhặt riêng các vi phẫu (rất nhỏ) để đưa vào các dung
dịch trong quy trình tẩy, nhuộm tiếp theo.

3
2.2.2. Phương pháp tẩy, nhuộm vi phẫu
Thành phần tế bào thực vật thường không màu hoặc màu sắc nhạt, khó quan sát ở
kính hiển vi. Để có thể nhận biết được cấu tạo giải phẫu của tế bào, mô và các cơ quan
thực vật, thường sử dụng các phương pháp để loại bỏ hết nội dung tế bào (phương pháp
tẩy) và nhuộm màu vách tế bào (phương pháp nhuộm) vi phẫu. Trong thực tập Thực
vật, chúng ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tẩy vi phẫu
- Vi phẫu sau khi cắt, được ngâm ngay vào nước Javen (hoặc dung dịch cloramin
5%) trong 15 – 30 phút. Rửa sạch Javen bằng cách vớt tiêu bản đã tẩy sang đĩa
khác có nước (làm ít nhất 3 lần).
- Nếu vi phẫu có lẫn hạt tinh bột thì có thể ngâm tiếp trong dung dịch cloran hydrat
đậm đặc trong 15 phút, rửa sạch lại bằng nước (tương tự như trên).
- Tiếp tục ngâm trong dung dịch acid acetic loãng 15 phút để loại hết Javen còn dư
trong vi phẫu (nếu còn sót lại trong vi phẫu, Javen sẽ tẩy hết màu thuốc nhuộm ở
các giai đoạn sau).
- Cuối cùng, rửa lại vi phẫu bằng nước (làm ít nhất 3 lần, tương tự như trên).
Bước 2: Nhuộm kép vi phẫu
- Ngâm vi phẫu đã tẩy sạch trong dung dịch xanh methylen trong khoảng 5 -10
giây, vớt nhanh sang đĩa nước để rửa sạch màu còn dư (làm ít nhất 3 lần).
- Ngâm tiếp vi phẫu trong dung dịch đỏ son phèn trong khoảng 10 -15 phút, vớt
sang đĩa nước để rửa sạch màu đỏ còn dư (làm ít nhất 3 lần tới khi nước nửa
không màu).
Lưu ý: Để tránh làm nát tiêu bản, các thao tác vớt vi phẫu được thực hiện với chổi
lông mềm. Để tránh lãng phí hoá chất, nên dùng mặt kính đồng hồ và chỉ cần lấy một
lượng vừa đủ ngập vi phẫu. Trong quá trình ngâm hoá chất tẩy (Javen và acid acetic),
cần đậy lại để tránh mùi hoá chất bay ra gây khó chịu. Sau hai bước trên, vi phẫu đã
có thể được sử dụng để làm tiêu bản giọt ép và quan sát trên kính hiển vi.

3. Hoạt động thực hành


3.1. Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất
Sinh viên tự kiểm tra mẫu vật, dụng cụ, hoá chất theo bảng 2A trước khi thực hành
Bảng 2A. Danh mục các mẫu vật, dụng cụ, hoá chất bài thực hành số 2
TT Tên loại Mô tả quy cách Số Có Không
lượng
A Mẫu vật

4
1 Rễ Đương quy Dược liệu khô, rễ con, 1
loại chưa chế biến, cắt
đoạn dài khoảng 3 cm
2 Thân Hoàn ngọc đỏ Cành cây tươi, phần 1
thân bánh tẻ
3 Tiêu bản rễ Bí ngô Tiêu bản mẫu 1
4 Tiêu bản rễ Thiên môn Tiêu bản mẫu 1
đông
5 Tiêu bản thân Dâm bụt Tiêu bản mẫu 1
6 Tiêu bản thân Thiên môn Tiêu bản mẫu 1
đông
B Dụng cụ
1 Kính hiển vi 1
2 Bộ dụng cụ làm tiêu bản Gồm phiến kính, lá 1
kính, kim mũi mác,
chổi lông, giấy thấm,
mặt kính đồng hồ, đĩa
petri.
3 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản Máy cắt cầm tay, dao 1
bài, dao cắt tiêu bản,
khoai lang.
C Hoá chất
1 Nước làm tiêu bản Lọ Theo
2 Dung dịch Javen Lọ nhóm

3 Dung dịch acid acetic Lọ


4 Dung dịch đỏ son phèn Lọ
5 Dung dịch xanh Lọ
methylen
6 Nước rửa tiêu bản Lọ

3.2. Các bước thực hành


3.2.1. Vi phẫu rễ cây
Mẫu vật: Rễ Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.); rễ Bí
ngô (Cucurbita maxima Dutch. ex Lamk.); rễ Đương quy (Angelica sinenis (Olive.)
Diels.)

5
Cách làm: Chọn đoạn rễ con không quá non của Đương quy, sử dụng máy cắt cầm
tay để cắt vi phẫu theo hướng cắt ngang vuông góc với trục chính của rễ. Tẩy, nhuộm
kép vi phẫu đã cắt. Lên tiêu bản bằng phương pháp giọt ép với dung môi là nước.
Các mẫu còn lại sử dụng tiêu bản mẫu đã được chuẩn bị trước.
Quan sát và vẽ:
Tiêu bản rễ Thiên môn đông (tiêu bản mẫu): Đầu tiên, quan sát ở vật kính nhỏ
để thấy cấu tạo tổng quát, sau đó chuyển sang vật kính lớn để xem chi tiết. Từ ngoài
vào trong có thể quan sát thấy hai phần rõ rệt:
- Phần vỏ: Ngoài cùng là ngoại bì, cấu tạo bởi một lớp tế bào gần đều nhau, màng
hoá bần nên bắt màu xanh nhạt. Một số tế bào kéo dài thành tầng lông hút. Tiếp theo là
mô mềm vỏ nằm ngay sát ngoại bì. Trong cùng là lớp nội bì gồm một lớp tế bào hình
chữ nhật, có khung hoá bần ở vách xuyên tâm (đai Caspari).
- Phần trụ giữa: Trụ bì là phần vỏ của trụ giữa, ngay bên trong và xen kẽ với các tế
bào nội bì. Các bó libe và bó gỗ sơ cấp xếp rời nhau, luân phiên và đối xứng qua tâm
điểm của trụ giữa. Các bó gỗ phân hoá hướng tâm (mạch gỗ to ở phía trong, mạch gỗ
nhỏ ở phía ngoài). Trong cùng là mô mềm ruột.

6
Hình 11. Cấu tạo giải phẫu rễ Thiên môn đông
Từ các đặc điểm quan sát được trên tiêu bản mẫu, chú thích tên các mô tương ứng
trong hình vẽ và nhận định cấu tạo rễ Thiên môn đông thuộc nhóm nào? (Phiếu báo cáo
thực tập bài 2).
Tiêu bản rễ Bí ngô (tiêu bản mẫu): Nguyên tắc quan sát tương tự như tiêu bản
trên. Từ ngoài vào trong có thể quan sát thấy:
- Lớp bần: Gồm vài lớp tế bào xếp đều đặn thành những vòng tròn đồng tâm và dãy
xuyên tâm. Vách tế bào này đã hoá bần, do đó bắt màu xanh trong phương pháp nhuộm
kép.
- Mô mềm vỏ: Gồm một số lớp tế bào mô mềm vỏ sơ cấp, xen lẫn với lục bì, có
vách mỏng bằng cellulose, màu hồng nhạt, sắp xếp lộn xộn, có khoảng gian bào.
- Bó libe gỗ thứ cấp: Bao gồm một số bó mạch lớn tách biệt rõ rệt, xếp theo kiểu bó
mạch chồng chất mở: libe màu hồng nằm phía ngoài, gỗ bắt màu xanh nằm phía trong,
ở giữa là dãy các tế bào của tầng phát sinh libe-gỗ. Quan sát kỹ ở vật kính lớn có thể
thấy phiến rây ở bó libe.

7
- Ruột và tia ruột: Mô mềm ruột ở chính giữa, tia ruột là khoảng mô mềm giữa các
bó mạch libe gỗ.
- Bó gỗ sơ cấp: Bị đẩy vào phía trong cùng, nằm giữa các tia ruột về phía trong cùng
sát với ruột, gồm có vài mạch gỗ nhỏ và còn giữ tính chất phân hoá hướng tâm. Kích
thước bó gỗ này rất nhỏ so với bó gỗ thứ cấp.

Hình 12. Cấu tạo giải phẫu rễ Bí ngô


Từ các đặc điểm quan sát được trên tiêu bản mẫu, chú thích tên các mô tương ứng
trong hình vẽ (Phiếu báo cáo thực tập bài 2) và nhận định cấu tạo rễ Bí ngô thuộc nhóm
nào?
Tiêu bản rễ Đương quy: Cũng với nguyên tắc tương tự, quan sát tiêu bản rễ
Đương quy, nhận dạng các nhóm mô từ ngoài vào trong, chỉ ra điểm khác biệt giữa tiêu
bản rễ Đương quy và tiêu bản rễ Bí ngô (Hoàn thiện bảng so sánh trong phiếu báo cáo).
1.2.1. Vi phẫu thân cây
Mẫu vật: Thân Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.); thân
Dâm bụt (Hibiscus rosa ); thân Hoàn ngọc đỏ (Pseuderanthemum bracteatum J.
B.Imley).
Cách làm: Chọn đoạn thân bánh tẻ (không quá non và không quá già) của Hoàn
ngọc đỏ, sử dụng máy cắt cầm tay để cắt vi phẫu theo hướng cắt ngang vuông góc với

8
trục chính của thân. Tẩy, nhuộm kép vi phẫu đã cắt. Lên tiêu bản bằng phương pháp
giọt ép với dung môi là nước.
Các mẫu còn lại sử dụng tiêu bản mẫu đã được chuẩn bị trước.
Quan sát
Tiêu bản thân Thiên môn đông (tiêu bản mẫu): Đầu tiên, quan sát ở vật kính nhỏ
để thấy cấu tạo tổng quát, sau đó chuyển sang vật kính lớn để xem chi tiết. Từ ngoài
vào trong có thể quan sát thấy hai phần rõ rệt:

Hình 13. Cấu tạo giải phẫu thân Thiên môn đông
- Phần vỏ: Tương đối mỏng so với toàn bộ thân. Ngoài cùng là biểu bì, cấu tạo bởi
một lớp tế bào gần đều nhau, vách hoá cutin hơi có màu xanh rất nhạt. Tiếp theo là mô
mềm vỏ nằm ngay sát ngoại bì. Trong cùng là lớp nội bì gồm một lớp tế bào hình chữ
nhật.
- Phần trụ giữa: Trụ bì là phần vỏ của trụ giữa, ngay bên trong nội bì, gồm các tế
bào hoá mô cứng bắt màu xanh. Các bó libe gỗ sơ cấp xếp rải rác trong mô mềm ruột,
kích thước các bó phía trong thì lớn hơn các bó phía ngoài. Các bó gỗ hình chữ V, góc
nhọn là các mạch gỗ nhỏ ở phía đáy, mạch gỗ to ở hai cạnh chữ V, kẹp giữa là libe.
Từ các đặc điểm quan sát được trên tiêu bản mẫu, chú thích tên các mô tương ứng
trong hình vẽ vào báo cáo và nhận định cấu tạo thân Thiên môn đông thuộc nhóm nào?
(Phiếu báo cáo thực tập bài 2).

9
Tiêu bản thân Dâm bụt (tiêu bản mẫu): Nguyên tắc quan sát tương tự như tiêu
bản trên. Từ ngoài vào trong có thể quan sát thấy:

Hình 14. Cấu tạo giải phẫu thân Dâm bụt


- Lớp bần: Gồm vài lớp tế bào xếp đều đặn thành những vòng tròn đồng tâm và dãy
xuyên tâm. Vách tế bào này đã hoá bần, do đó bắt màu xanh trong phương pháp nhuộm
kép. Trên lớp bần có thể thấy lỗ vỏ.
- Mô mềm vỏ: Gồm một số lớp tế bào mô mềm vỏ sơ cấp, xen lẫn với lục bì, có
vách mỏng bằng cellulose, màu hồng nhạt, sắp xếp lộn xộn, có khoảng gian bào.Bó libe
sơ cấp: Thường bị ép bẹt thành những lớp mỏng màu đỏ sẫm, không rõ từng tế bào,
nằm lẫn trong mô mềm vỏ, gần sát lục bì.
- Bó libe gỗ thứ cấp: Bao gồm các bó mạch chồng chất mở, xếp tương đối sát nhau
tạo thành một vòng tròn: libe màu hồng nằm phía ngoài như dạng hình nón cụt, bị cắt
ngang bởi những lớp sợi libe (màu xanh); gỗ bắt màu xanh nằm phía trong, phân hoá ly
tâm gồm mạch gỗ nhỏ ở phía trong, mạch gỗ to ở phía ngoài; giữa libe và gỗ là dãy các
tế bào dẹt mảnh của tầng phát sinh libe-gỗ.

10
- Bó gỗ sơ cấp: Bị dồn vào phía trong, ở ngay dưới gỗ thứ cấp, xếp theo kiểu ly tâm.
- Tia ruột: là khoảng mô mềm tương đối hẹp giữa các bó mạch libe gỗ.
- Mô mềm ruột: ở chính giữa thân.
Từ các đặc điểm quan sát được trên tiêu bản mẫu, hãy chú thích tên các mô tương
ứng vào hình vẽ trong báo cáo (Hình 2 – Phiếu báo cáo thực tập bài 2) và nhận định cấu
tạo thân Dâm bụt thuộc nhóm nào?
Tiêu bản thân Hoàn ngọc đỏ: Cũng với nguyên tắc tương tự, quan sát tiêu bản
thân Hoàn ngọc đỏ, nhận dạng các nhóm mô từ ngoài vào trong, chỉ ra điểm khác biệt
giữa tiêu bản thân Hoàn ngọc đỏ và tiêu bản thân Dâm bụt (Hoàn thiện bảng so sánh
trong Phiếu báo cáo bài số 2).
Bảng 2B. Tóm tắt các mẫu vật quan sát trong bài thực tập số 2
TT Mẫu vật Đặc điểm Phương pháp Yêu cầu Lưu ý
cần quan sát thực hành (SV tự ghi
chép)
1 Làm tiêu bản vi phẫu
1.1 - Rễ Toàn bộ vi Cắt vi phẫu Vi phẫu là lát cắt
Đương phẫu, cấu tạo bằng đủ mỏng, vuông
quy (chưa giải phẫu rễ microtom góc để quan sát
chế) (L) và thân Tẩy, nhuộm được các tế bào.
kép. Vi phẫu được
- Thân Lên tiêu bản tẩy sạch, nhuộm
Hoàn ngọc giọt ép với đủ 2 màu xanh,
đỏ (tươi) nước hồng.
Tiêu bản sạch,
đủ dung môi,
không có bọt khí
và khô, sạch ở
bề mặt.
2 Nhận biết các nhóm mô trong cấu tạo giải phẫu các cơ quan
2.1 Rễ Thiên Cấu tạo giải
Nhận biết được
môn đông phẫu sơ cấp
các nhóm mô
(M) của rễ cây lớp
trong 3 tiêu bản
Hành.
vi phẫu.
2.2 Rễ Bí ngô Cấu tạo giải
(M) phẫu thứ cấp
Chú thích vào
của rễ cây lớp Quan sát trên
hình đúng các
Ngọc lan. KHV ở các vật

11
2.3 Thân Cấu tạo giải kính 4x, 10x, mô đã quan sát
Thiên môn phẫu sơ cấp 40x. được.
đông (M) của thân cây
lớp Hành.
2.4 Thân Dâm Cấu tạo giải
bụt (M) phẫu thứ cấp
của thân cây
lớp Ngọc lan.

4. Yêu cầu đánh giá


- Thang đánh giá: ĐẠT / KHÔNG ĐẠT
- Sinh viên được đánh giá kết quả ĐẠT khi hoàn thành đủ các chỉ tiêu đánh giá.
- Sinh viên được đánh giá KHÔNG ĐẠT khi không hoàn thành 1 chỉ tiêu đánh
giá.
Bảng 2C. Các chỉ tiêu đánh giá bài thực tập số 2
Chỉ tiêu đánh giá Hoàn thành Không hoàn thành
1. Hoàn thành đạt yêu cầu tiêu bản vi phẫu Rễ
Đương quy / Hoàn ngọc đỏ

2. Quan sát và nhận biết được các đặc điểm


trên tiêu bản mẫu và tiêu bản tự làm.

3. Nhận biết được trên KHV một đặc điểm


bất kỳ trên tiêu bản đã quan sát (theo yêu
cầu của giảng viên).
Sinh viên được phép quan sát lại lần 2 theo
chỉ định của giảng viên nếu lần 1 chưa
quan sát đúng đặc điểm.
4. Thực hiện đúng nội quy và quy trình thực
tập. Trung thực trong kết quả thực hành.

12
Họ và tên ……………………………… Lớp: ........... Tổ: .........
Mã sinh viên ………………………….. Thứ: .............. Ca: .........
BÀI 2 - LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA CÂY

1. Hoàn thành chú thích các hình vẽ trong bài thực hành số 2

Hình Chú thích các đặc điểm

1. 6.
2. 7.
11 3. 8.
4 9.
5 10.

1. 6.
2. 7.
12 3. 8.
4 9.
5 10.

1. 6.
2. 7.
13 3. 8.
4 9.
5 10.

1. 6.
2. 7.
14 3. 8.
4 9.
5 10.

2. So sánh đặc điểm khác biệt

Rễ Bí ngô Đương quy

13
Thân Dâm bụt Hoàn ngọc đỏ

3. Chú thích tiêu bản Đương quy và/hoặc Hoàn ngọc đỏ

Test cuối bài


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

14

You might also like