You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á


KHOA DƯỢC

Báo cáo thực vật dược


Buổi 2

ĐỀ TÀI: Rễ cây

Giảng viên Huỳnh Như Tuấn

Tên thành viên Sombat Surapatpichai Thanh Châu


Huỳnh Thị Thu Hiền
Lê Hoàng Minh Anh

Lớp PH20A1A
Nhóm 1
Mục lục
I. Nội dung thực hành.........................................................................................3
- Làm tiêu bản vi học của rễ Si (non), rễ Đa búp đỏ, rễ Thiên môn đông..........3
II. Nội dung báo cáo.............................................................................................3
- Bài mô tả cấu trúc chi tiết của rễ Si, rễ Đa búp đỏ, rễ Thiên môn đông...........3
1. Rễ cây thiên môn đông.................................................................................3
2. Rễ cây ngò...................................................................................................4
3. Rễ Si............................................................................................................6

Mục lục hình ảnh


Hình 2.1 Vi phẫu của rễ cây Thiên môn đông...........................................................4
Hình 2.2 Vi phẫu của rễ cây Ngò..............................................................................5
Hình 2.2 Vi phẫu của rễ cây Si .................................................................................7
I. Nội dung thực hành
- Làm tiêu bản vi học của rễ Si (non), rễ Đa búp đỏ, rễ Thiên môn đông.
II. Nội dung báo cáo
- Bài mô tả cấu trúc chi tiết của rễ Si, rễ Đa búp đỏ, rễ Thiên môn đông.
1. Rễ cây thiên môn đông
- Vi phẫu rễ cây Thiên môn đông cấp 1 thuộc lớp Hành.
- Có cấu tạo hình cầu, đối xứng qua tâm.
- Chia thành 2 vùng:
+ Vùng vỏ: chiếm 2/3 bán kính vi phẫu
+ Vùng tuỷ: chiếm 1/3 bán kính vi phẫu
 Vùng vỏ
- Lông hút (1): nằm trên tầng lông hút, có nhiệm vụ hút nước và muối
khoáng. Tầng lông hút (2): lớp ngoài cùng của rễ cây, cấu tạo bởi một lớp tế
bào sống có vách mỏng bằng celllulose và xếp khít nhau. Tầng hoá bần (3):
gồm các tế bào đa giác có kích thước lớn, từ 3-5 lớp tế bào, sắp xếp lộn xộn
và có kích thước không đều, tế bào được tẩm suberin còn gọi là suberoid (giả
bần). Mô mềm vỏ (4): gồm nhiều lớp tế bào có vách mỏng bằng cellulose.
Được chia thành 2 vùng là mô mềm vỏ ngoài: cấu tạo bởi những tế bào hình
tròn hay đa giác, sắp xếp lộn xộn và mô mềm vỏ trong: cấu tạo bởi những tế
bào hình chữ nhật sắp xếp thành dãy xuyên tâm và vòng đồng tâm, có
khoảng hở ở góc tế bào. Nội bì (5): nằm dưới mô mềm vỏ, luôn là 1 một lớp
tế bào, có hình chữ nhật, sắp xếp khít nhau, kích thước đều nhau có hình chữ
U. Tại đây có những tế bào cho qua.
 Vùng trung trụ
- Trụ bì (6): nằm dưới lớp nội bì, xếp khít nhau và có kích thước hình đa giác
không đều. Libe (7): gồm nhiều bó, hình đa giác và có kích thước không
đều, xếp khít nhau và có bản chất là cellulose. Gỗ (8): gồm nhiều bó, hình đa
giác và có kích thước không đều, có bản chất là gỗ (lignin). Mạch hậu mộc
(9): nhiều mạch, có kích thước lớn, nằm xung quanh mô mềm tuỷ. Mô mềm
tuỷ (10): nằm ở trong giữa của trung trụ, gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác
xếp khít nhau, kích thước không đều, bản chất là gỗ do mô mềm hoá mô
cứng.
1
2

10 3
9 4
7
8
5
6

Hình 2.1 Vi phẫu của rễ cây Thiên môn đông


1. Lông hút 4. Mô mềm vở 7. Libe 10. Mô mềm tuỷ
2. Tầng lông hút 5. Nội bì 8. Gỗ
3. Tầng hoá bần 6. Trụ bì 9. Hậu mộc

3 8 10
2
5 9
4 7
1
6

2. Rễ cây ngò
- Vi phẫu rễ cây ngò cấp 2 thuộc lớp Ngọc Lan.
- Có cấu tạo hình cầu, đối xứng qua tâm.
- Chia làm 2 vùng:
+ Vùng vỏ: chiếm 1/3 bán kính vi phẫu ( từ tầng lông hút đến nội bì).
+ Vùng trung trụ: chiếm 2/3 bán kính vi phẫu ( từ trụ bì trở vào trong).
 Vùng vỏ
- Bần (1): nằm ở vùng ngoài cùng, gồm nhiều lớp tế bào xếp khít nhau, kích
thước không đều, xếp thành những vòng tròn đồng tâm và xuyên tâm. Có
bản chất là vách hoá bần. Tầng phát sinh bần lục bì (2): vị trí không cố
định, xuất hiện ở vùng vỏ tạo bần ở mặt ngoài và lục bì ở mặt trong, gồm 1
lớp tế bào ( trong hình không quan sát được). Lục bì (3): nằm dưới bần, gồm
nhiều lớp tế bào xếp khít nhau, kích thước không đều, xếp thành vòng trong
đồng tâm và xuyên tâm. Bản chất là cellulose. Mô mềm vỏ (4): gồm nhiều
lớp tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, kích thước không đều, có bản chất là
cellulose.
 Vùng trung trụ
- Libe 1 (5): bị đẩy ra trong quá trình hình thành libe 2, nằm rải rác ở vùng
bỏ, gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau, có bản chất là cellulose.
Libe 2 (6): gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau, có kích thước
không đều, sắp xếp thẳng hàng xuyên tâm và đồng tâm, có bản chất là
cellulose. Tầng phát sinh libe – gỗ (7): nằm giữa libe 2 và gỗ 2. Tạo libe 2
ở mặt ngoài và gỗ 2 ở mặt trong. Gỗ 2 (8): gồm nhiều tế bào hình tròn xếp
xuyên tâm, có bản chất là gỗ (lignin). Mô mềm gỗ 2 (9): gồm nhiều tế bào
hình đa giác, kích thước không đều xếp khít nhau tạo thành dãy thẳng hàng
xuyên tâm và đồng tâm, vách hoá gỗ. Mạch gỗ 2 (10): gốm các tế bào hình
tròn kích thước lớn, nằm rải rác xung quanh mô mềm gỗ 2, vách hoá gỗ. Gỗ
1 (11): do bị gỗ 2 phát triển đẩy vào trong, nằm xát bên cạnh gỗ 2 và tia tuỷ,
có bản chất là gỗ. Mô mềm tuỷ (12): phần trong cùng của trung trụ, gồm
nhiều lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau, có kích thước không đều, bản
chất là cellulose.

1
3
4
2

8 5
6
11

9 10

12

Hình 2.2 Vi phẫu rễ cây Ngò


1. Bần 5. Libe 1 9. Mô mềm gỗ 2
2. Tầng phát sinh bần – lục bì 6. Libe 2 10. Mạch gỗ 2
3. Lục bì 7. Tầng phát sinh libe – gỗ 11. Gỗ 1
4. Mô mềm vỏ 8. Gỗ 2 12. Mô mềm tuỷ

6
5
3 4 2 7
1 10
8
9

11

12

3. Rễ Si
- Vi phẫu rễ cây cấp 1 thuộc lớp Ngọc Lan.
- Vi phẫu rễ Si có cấu tạo hình cầu, đối xứng qua tâm.
- Chia làm 2 vùng:
+ Vùng vỏ: chiếm 2/3 bán kính vi phẫu. Từ tầng lông hút đến nội bì.
+ Vùng trung trụ: chiếm 1/3 bán kinh vi phẫu. Từ trụ bì trở vào trong.
 Vùng vỏ:
- Lông hút (1): nằm trên tầng lông hút, có vai trò hút nước và muối khoáng.
Tầng lông hút (2): là lớp ngoài cùng của rễ, gồm 1 lớp tế bào có vách mỏng,
sắp xếp khít nhau và có kích thước không đều, bản chất là cellulose. Tầng
tẩm chất bần (3): nằm dưới tầng lông hút, bản chất là tẩm suberin. Mô mềm
vỏ (4): nằm dưới tầng suberin, gồm nhiều lớp tế bào hình tròn có bản chất là
cellulose nhưng do vi phẫu già nên đã hoá gỗ (bắt màu của gỗ). Chia làm 2
vùng: mô mềm vỏ ngoài và mô mềm vỏ trong. Mô mềm vỏ ngoài gồm các tế
bào có kích thước lớn, sắp xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ trong gồm nhiều tế bào
nhỏ hơn, sắp xếp khá đều nhau thành dãy xuyên tâm và đồng tâm. Nội bì (5):
nằm dưới mô mềm vỏ, gồm các tế bào xếp thành một lớp duy nhất.
 Vùng trung trụ
- Trụ bì (6): nằm dưới nội bì, gồm 4-5 lớp tế bào xếp khít nhau, có kích thước
không đều và bản chất là cellulose. Mô dẫn (7): gồm các bó libe và gỗ sắp
xếp xen kẽ nhau, mạch gỗ phân hoá hướng tâm. Libe (8): gồm 6 bó libe, các
tế bào hình đa giác xếp thành cụm, vách có bản chất là cellulose. Gỗ (9):
gồm 6 bó gỗ, các tế bào hình đa giác xếp thành cụm, vách có bản chất là gỗ.
Mô mềm tuỷ (10): là phần trong cùng của trung trụ, gồm nhiều lớp tế bào
hình đa giác xếp khít nhau, có kích thước không đều và bản chất là cellulose.

10 2
3

6
4
5
7

Hình 2.3 Vi phẫu rễ cây Si

1. Lông hút 5. Nội bì 9. Gỗ


2. Tầng lông hút 6. Trụ bì 10. Mô mềm tuỷ
3. Tầng tẩm chất bần 7. Mô dẫn
4. Mô mềm vỏ 8. Libe
1
5 2
6 4 3
8
7

10

You might also like