You are on page 1of 13

TẾ BÀO – MÔ

Câu 1: Thành phần của tế bào được mô tả:

Gọi là:
A. Vách tế bào
B. Nhân tế bào
C. Thể nguyên sinh
D. Các chất hậu sinh

Câu 2: Ranh giới ngoài cùng của tế bào, giúp bảo vệ tế bào chống chịu với các tác nhân bên ngoài gọi là:
A. Màng tế bào
B. Vách tế bào
C. Màng không bào
D. Ti thể

Câu 3: Phiến giữa của vách tế bào được cấu tạo chủ yếu bởi:
A. Cellulose
B. Glucose
C. Pectin
D. Glycosid

Câu 4: Thành phần hóa học ở vách tế bào có


là:
A. Cellulose
B. Hemicellulose
C. Pectin
D. Cutin

Câu 5: Sự biến đổi ở vách tế bào gặp ở hạt é, làm cho tế bào khi hút nước sẽ phồng lên và trở lên nhớt là:
A. Hóa bần
B. Hóa sáp
C. Hóa nhầy
D. Hóa khoáng

Câu 6: Hiện tượng lá cây lúa bị bao tẩm SiO2, mặt lá và thân cây bí bị phủ một lớp CaCO3 là do sự biến đổi
gì ở vách tế bào?
A. Hóa khoáng
B. Hóa bần
C. Hóa sáp
D. Hóa cutin

Câu 7: Sự biến đổi vách tế bào khiến cho tế bào hoàn toàn không thấm nước và không khí, nước không qua
được vách nên mặc dù tế bào chết nhưng vách vẫn tồn tại tạo thành một mô che chở gọi là:
A. Hóa khoáng
B. Hóa bần
C. Hóa sáp
D. Hóa cutin

Trang 1
Câu 8: Lớp che chở có bản chất là lipid, không thấm nước và khí, bị gián đoạn bởi các lỗ khí gọi là:
A. Lớp cutin
B. Lớp bần
C. Lớp lục bì
D. Lớp chất khoáng

Câu 9: Sự biến đổi vách tế bào thường gặp ở thân cây mía, vỏ quả bí, lá cây bắp cải là:
A. Hóa bần
B. Hóa sáp
C. Hóa khoáng
D. Hóa gỗ

Câu 10: Dãy gồm các thể vùi có hình dạng xác định là:
A. Tinh bột, đường, protid, muối
B. Tinh bột, lipid, vitamin, tinh dầu
C. Tinh dầu, muối, vitamin, nhựa
D. Glycosid, phytohormon, tanin, nhựa

Câu 11: Mô được định nghĩa: “Mô được cấu tạo bởi những TB non, chưa phân hoá, màng mỏng bằng
cellulose, không chứa chất dự trữ, xếp sít vào nhau, không để hở khoảng gian bào.” Gọi là:
A. Mô mềm
B. Mô tiết
C. Mô phân sinh
D. Mô che chở

Câu 12: Tính chất của mô phân sinh:


A. Mô đã được phân hóa thành chức năng sinh sản của tế bào
B. Mô đã được phân hóa thành chức năng sinh dưỡng của tế bào
C. Phân chia nhanh tạo các thứ mô khác.
D. Mô không có khả năng phân chia

Câu 13: Mô có chức năng liên kết các thứ với nhau, đồng hoá hay dự trữ là:
A. Mô mềm
B. Mô cứng
C. Mô phân sinh
D. Mô tiết

Câu 14: Theo vị trí, mô mềm được phân loại thành:


A. Mô mềm vỏ và mô mềm ruột
B. Mô mềm trục và mô mềm biên
C. Mô mềm vỏ, mô mềm giữa và mô mềm lõi
D. Mô mềm ngoài, mô mềm trung gian, mô mềm trong

Câu 15: Mô mềm có chức năng hấp thụ là


A. Lông hút của rễ
B. Mô hình giậu
C. Mô xốp
D. Mô mềm ruột

Trang 2
Câu 16: Mô tả sau đây: Tế bào sống, vách cellulose, trong chứa chất dự trữ như tinh bột, nước, không khí...
là của mô gì?
A. Mô mềm dự trữ
B. Mô mềm hấp thụ
C. Mô mềm đồng hóa
D. Mô mềm ở dưới lớp biểu bì.

Câu 17: Lớp TB ngoài cùng của các cơ quan, trước khi chuyển sang cấu tạo thứ cấp là:
A. Bần
B. Biểu bì
C. Thụ bì
D. Libe

Câu 18: Tế bào biểu bì mọc dài ra, có chức năng che chở và giảm thoát hơi nước gọi là:
A. Lông hút
B. Tế bào rễ
C. Lông che chở
D. Lông mao

Câu 19: Bần được sinh ra đồng thời với:


A. Biểu bì
B. Lục bì
C. Libe
D. Gỗ

Câu 20: TB vách dày, cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ, tựa như bộ xương của cây là:
A. Mô che chở
B. Mô nâng đỡ
C. Mô dẫn
D. Mô tiết

Câu 21: Lớp thực vật nào sau đây không có mô dày:
A. Lớp hành
B. Lớp ngọc lan
C. Lớp nào cũng có mô dày
D. Lớp nào cũng có cây có, cây không

Câu 22: Vỏ hạt óc chó được cấu tạo chủ yếu bởi:
A. Mô dày
B. Mô cứng
C. Mô mềm
D. Mô dẫn

Câu 23: TB dài, xếp nối nhau thành từng dãy dọc song song với trục của cơ quan làm nhiệm vụ dẫn nhựa
nguyên và nhựa luyện là:
A. Mô dẫn
B. Mô tiết
C. Mô dày
D. Mô cứng

Trang 3
Câu 24: Hình vẽ 1-4 lần lượt biểu diễn cho (QB: quản bào):
A. QB vòng, QB hình thang, QB xoắn, QB hình chấm đồng tiền
B. QB vòng, QB xoắn, QB hình thang, QB hình chấm đồng tiền
C. QB xoắn, QB vòng, QB hình chấm đồng tiền, QB hình thang
D. QB vòng, QB hình thang, QB hình chấm đồng tiền, QB xoắn

Câu 25: TB sống, dài, xếp nối tiếp nhau từng dãy, vách mỏng bằng
cellulose, vách ngang có lỗ thủng là:
A. TB kèm
B. Mạch rây
C. Mạch gỗ
D. Sợi phloem
Câu 26: Hình bên biểu diễn mặt cắt ngang (A) và mặt cắt dọc (B)
của cây bí ngô. Đặc điểm chú thích bởi (4) là:
A. Sợi
B. Tế bào kèm
C. Thể cứng
D. Libe cấp 1

Câu 27: TB sống, dài, vách mỏng, xếp cạnh mạch rây, hình thành
men giúp mạch rây thực hiện phản ứng sinh hoá là:
A. Tế bào kèm
B. Mạch rây
C. Sợi phloem
D. Mô mềm phloem

Câu 28: Tập hợp các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết ra các chất cặn
bã của cây (tinh dầu, gôm, nhựa, tannin, …) gọi là:
A. Mô tiết
B. Mô thải
C. Mô phân sinh
D. Mô mềm

Câu 29: Hình bên biểu diễn các kiểu bó libe – gỗ. Hình F biểu diễn cho:
A. Bó chồng
B. Bó chồng kép
C. Bó đồng tâm
D. Bó luân phiên

Câu 30: Libe có chức năng dự trữ tinh bột là:


A. Mạch rây
B. Tế bào kèm
C. Sợi phloem
D. Mô mềm phloem

Trang 4
RỄ, THÂN, LÁ

Câu 1: Cấu tạo một rễ còn non gồm các vùng:


A. Chóp rễ, vùng tăng trưởng, vùng hóa bần, cổ rễ
B. Chóp rễ, vùng lông hút, vùng tăng trưởng, vùng hóa bần
C. Chóp rễ, vùng tăng trưởng, vùng lông hút, vùng hóa bần, cổ rễ
D. Chóp rễ, vùng lông hút, cổ rễ

Câu 2: Đặc điểm:

là của:
A. Rễ trụ
B. Rễ chùm
C. Rễ củ
D. Rễ khí sinh

Câu 3: Loại rễ không có chóp rễ là:


A. Rễ kí sinh
B. Rễ khí sinh
C. Rễ chùm
D. Rễ phụ

Câu 4: Loại rễ có thể có diệp lục và có chức năng đồng hóa là:
A. Rễ kí sinh
B. Rễ khí sinh
C. Rễ củ
D. Rễ chùm

Câu 5: Tầng nằm ngay dưới tầng lông hút, sẽ lộ ra khi tế bào lông hút rụng đi là:
A. Biểu bì
B. Ngoại bì
C. Thụ bì
D. Lục bì

Câu 6: Mô cấu tạo bởi những tế bào hình tròn hoặc hình đa giác, có vách mỏng bằng cellulose, sắp xếp lộn
xộn là:
A. Mô mềm vỏ ngoài
B. Mô mềm vỏ trong
C. Mô cứng
D. Mô phân sinh

Câu 7: Chức năng làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trung trụ là của:
A. Biểu bì
B. Ngoại bì
C. Nội bì
D. Trụ bì

Câu 8: Sự phân hóa các bó libe – gỗ ở rễ cây cấp 1 là:


A. Phân hóa hướng tâm
B. Phân hóa ly tâm
C. Phân hóa không theo quy luật
D. Phân hóa hướng đất

Trang 5
Câu 9: Phần được kí hiệu bởi số (4) trong hình bên là:
A. Xylem sơ cấp
B. Phloem sơ cấp
C. Xylem thứ cấp
D. Phloem thứ cấp

Câu 10: Hình bên biểu diễn


A. Cấu tạo sơ cấp của rễ
cây lớp ngọc lan
B. Cấu tạo thứ cấp của rễ
cây lớp hành
C. Cấu tạo sơ cấp của rễ
cây lớp hành
D. Cấu tạo thứ cấp của rễ
cây lớp ngọc lan

Câu 11: Đặc điểm sau

là của:
A. Cây thân cỏ 1 năm
B. Cây thân rạ 2 năm
C. Cây thân cỏ 2 năm
D. Cây thân gỗ 2 năm

Câu 12: Cây tre thuộc loại cây:


A. Thân gỗ
B. Thân cỏ
C. Thân cột
D. Thân rạ

Câu 13: Điền chú thích vào các bộ phân


của cây được đánh dấu mũi tên (cành,
lóng, mấu, vết tích lá mầm, chồi nách,
ngọn thân, cổ rễ) cr cr

Câu 14: Cây có dạng hình tháp, cành ở


dưới là những cành già và dài nhất là kết
quả của sự phân nhánh thân cây theo
kiểu:
A. Chùm
B. Xim
C. Tán
D. Ngầu

Câu 15: Thân dài, sống nhiều năm, mọc ngang dưới đất, mang chồi và có rễ phụ, bên trong chứa nhiều chất
dự trữ như tinh bột, mỗi năm mọc lên một hoặc nhiều cành khí sinh là đặc điểm của:
A. Thân rễ
B. Thân hành
C. Thân củ
D. Thân khí sinh

Trang 6
Câu 16: Cắt ngang thân non của cây lớp 2 lá mầm, ta thấy cấu tạo thân gồm:
A. Biểu bì, vỏ cấp 1, trung trụ
B. Biểu bì, nội bì, trụ bì, trung trụ
C. Ngoại bị, nội bị, trung trụ
D. Ngoại bì, vỏ cấp 1, trung trụ

Câu 17: Chú thích cấu tạo giải phẫu cấp 1 của thân cây lớp Ngọc lan dưới đây:

1. bieu bi 2.mo mem vo 3.noi bi 4. tru bi


5.libe c1 6. tang phat sinh libe go 7. go

Câu 18: Những đặc điểm vi phẫu nào của thân cây lớp hành có thể dùng để phân biệt với lớp ngọc lan:
A. Thường khó phân biệt vỏ và trung trụ
B. Số lượng bó libe gỗ rất nhiều, sắp xếp từ 2 vòng trở lên hoặc không theo thứ tự
C. Số lượng các mạch gỗ trong một bó libe gỗ thường ít
D. Tất cả các đặc điểm trên và còn thêm một số đặc điểm nữa

Câu 19: Chú thích các phần của lá trong hình sau (bẹ chìa, bẹ lá, bẹ lá ôm thân, lá kèm, mấu, chồi nách, cuống,
gân chính, gân phụ, phiến):

be la om than

phien la

gan chinh

be la
gan phu

cuong
mau

be chia
lá kèm

Trang 7
Câu 20: Chú thích các kiểu hình
dạng lá:
(hình hẹp, hình tròn dài, hình kim,
hình thận, hình tam giác, hình mũi
giáo, hình mũi tên, hình trứng,
thon ngược, thon, hình xoan, hình
bầu dục, hình tim)

Câu 21: Lá biến đổi mỏng và dai


để làm nhiệm vụ bảo vệ hoặc dày
lên và mọng nước để làm nhiệm
vụ dự trữ gọi là:
A. Lá biến đổi thành vảy
B. Lá biến đổi thành gai
C. Lá bắc
D. Tua cuốn

Câu 22: Tua cuốn của cây bí là do


cơ quan nào biến đổi thành?
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Cành

Câu 23: Lá có cấu tạo biến đổi


như sau “lớp cutin dày, lỗ khí nằm
sâu trong giếng hoặc những huyệt có lông, có mô chứa nước trong lá” để thích nghi với:
A. Khí hậu khô
B. Chìm dưới nước
C. Tác dụng bắt mồi
D. Môi trường ẩm ướt

Câu 24: Mỗi lá gấp đôi theo chiều dọc và chỉ úp lên một nửa lá khác cũng gấp đôi theo chiều dọc là kiểu tiền
khai lá:
A. Cưỡi
B. Nửa cưỡi
C. Van
D. Lợp

Câu 25: Dù cho cuống lá có tiết diện tròn cũng không thể nhầm lẫn cuống với thân được vì:
A. Cuống lá có đối xứng qua một mặt phẳng
B. Cuống lá có lục lạp còn thân thì không
C. Vỏ ngoài cuống lá màu nhạt hơn thân
D. Cuống lá có lá bắc

Câu 26: Biểu bì của loại lá nào dưới đây không có lỗ khí:
A. Lá nằm ngang
B. Lá mọc đứng
C. Lá nổi trên mặt nước
D. Lá chìm trong nước

Trang 8
Câu 27: Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của hai loại mô mềm có thể gặp trong thịt lá:
A. Mô mềm giậu cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp khít nhau, thẳng góc với lớp biểu bì.
B. Mô mềm giậu chứa rất nhiều lục lạp.
C. Mô mềm khuyết chứa nhiều lục lạp hơn mô mềm giậu
D. Mô mềm khuyết cấu tạo bởi những tế bào tròn hoặc hình dạng không đều, để hở.

Câu 28: Cho các mệnh đề sau về cấu tạo lá cây lớp hành:
(1) Rất nhiều bó libe gỗ xếp thành một hàng trong phiến lá, tương ứng với các gân lá song song.
(2) Chỉ một lớp biểu bì trên có lỗ khí.
(3) Thịt lá thường phân hóa thành hai thứ mô khác nhau.
(4) Thịt lá thường cấu tạo bởi một loại mô mềm đồng hóa.
(5) Không có mô dày nên mô cứng thường phát triển rất nhiều tạo thành những cột nâng đỡ.
Các mệnh đề đúng là:
A. (1); (3); (5)
B. (2); (4); (5)
C. (1); (4); (5)
D. (2); (3); (5)

Câu 29: Hình bên biểu diễn cấu tạo một phần lá cây hạt trần.
Cho các mệnh đề sau:
(1) Biểu bì có vách dày hóa gỗ, lớp cutin dày, lỗ khí nằm
sâu trong giếng.
(2) Dưới biểu bì là hai hoặc ba lớp tế bào hạ bì có vách
dày hóa gỗ
(3) Các bó libe gỗ phần lớn có cấu tạo cấp 2
(4) Các bó libe gỗ phần lớn có cấu tạo cấp 1
(5) Giữa nội bì và bó mạch là mô truyền gồm 2 loại tế
bào: những tế bào sống có vách không hóa gỗ và những tế bào chết có vách hóa gỗ.
Số mệnh đề đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 30: Lá kép hình lông chim 2 lần chẵn là:


A. Cuống lá phân nhánh, mỗi nhánh mang một lá chét
B. Cuống chung mang hai hàng cuống phụ, cuống phụ mang hai hàng lá chét
C. Cuống chung mang hai hàng cuống phụ, cuống phụ mang hai hàng lá chét và không tận cùng bằng
một lá chét
D. Cuống chung mang hai hàng lá chét và không tận cùng bằng một lá chét

Trang 9
HOA, QUẢ, HẠT

Câu 1: Cụm hoa nào không có cuống hoa:


A. Chùm và bông
B. Bông và ngù
C. Tán và đầu
D. Bông và đầu

Câu 2: Phân biệt cụm hoa chùm và cụm hoa ngù:


A. Một cụm có cuống hoa còn một cụm thì không
B. Một cụm có các hoa cùng nằm trên một mặt phẳng còn một cụm thì không
C. Một cụm có các cuống hoa đều chung gốc còn một cụm thì không
D. Một cụm là cụm đơn còn một cụm là cụm kép

Câu 3: Hình bên biểu diễn kiểu cụm hoa nào?


A. Xim 2 ngả
B. Chùm kép
C. Xim 1 ngả hình đinh ốc
D. Xim 1 ngả hình bọ cạp

Câu 4: Hình bên biểu diễn kiểu cụm hoa nào:


A. Chùm kép
B. Tán kép
C. Chùm tán
D. Chùm đầu

Câu 5: Nếu hoa chỉ có một vòng bộ phận có màu sắc sặc sỡ thì vòng đó là:
A. Đài hoa
B. Tràng hoa
C. Nhị hoa
D. Nhụy hoa

Câu 6: Nếu đài hoa tồn tại và phù to theo quả thì gọi là:
A. Đài đồng trưởng
B. Đài tồn tại
C. Đài phụ
D. Đài con

Câu 7: “Một trong ba cánh hoa biến đổi thành cánh môi, có hình dạng đặc biệt và quay ra phía trước” là đặc
điểm của:
A. Kiểu tràng hoa lan
B. Kiểu tràng hình bướm
C. Kiểu tràng hoa hồng
D. Kiểu tràng hoa cẩm chướng

Câu 8: Cho các kiểu tràng hoa sau: (1) Hình đinh; (2) Hình hũ; (3) Hình chuông; (4) Hình bánh xe; (5) Hình
lưỡi nhỏ; (6) Hình phễu; (7) Hình môi; (8) Hình bướm. Các tràng hoa thuộc kiểu cánh dính, tràng đều là:
A. (1); (2); (3); (4); (6)
B. (1); (2); (4); (6); (8)
C. (1); (3); (5); (7); (8)
D. (1); (4); (6); (7); (8)

Trang 10
Câu 9: Chỉ nhị gắn vào bao phấn ở mặt lưng bao phấn gọi là:
A. Đính đáy
B. Đính giữa
C. Đính đỉnh dinh lung
D. Đính ngọn

Câu 10: (multiple choice) Trong trường hợp bao phấn đính đáy, phần nằm giữa hai buồng phấn:
A. Là phần kéo dài của chỉ nhị trong bao phấn
B. Thu hẹp ở điểm đính nhưng có thể phát triển theo chiều ngang giống như một đòn cân
C. Gọi là chung đới
D. Chứa nhiều chất dự trữ như glucose…

Câu 11: Cho các mệnh đề sau về cấu tạo bao phấn:
(1) Ngoài cùng bao phấn là biểu bì có lớp cutin khá dày
(2) Tầng cơ giới cấu tạo bởi những tế bào vách dày hóa gỗ hình chữ U
(3) Khi hoa nở, tầng cơ giới sẽ co vào để bảo vệ nhị tránh tiếp xúc với không khí
(4) Khi hoa nở, nhị sẽ phơi ra ngoài không khí, tế bào bị khô đi và bao phấn sẽ nứt ra
(5) Tầng nuôi dưỡng chứa nhiều dưỡng liệu và sẽ thoái hóa rất sớm thành chất nhầy để nuôi các hạt
phấn đang thành lập.
(6) Trong trung đới có 1 bó libe gỗ nằm trong một khối mô mềm

Số mệnh đề đúng là:


A. 2
B. 3
C. 5
D. 6

Câu 12: Hình bên biểu diễn lần lượt:


A. 5 – bao phấn nứt dọc; 6 – bao phấn nứt lỗ
B. 5 – bao phấn nứt lỗ; 6 – bao phấn nứt van
C. 5 – bao phấn nứt van; 6 – bao phấn nứt lỗ
D. 5 – bao phấn nứt ngang; 6 – bao phấn nứt dọc

Câu 13: Màng ngoài hạt phấn cấu tạo chủ yếu bởi chất nào, có đặc điểm gì?
A. Sporopolein, không tan trong acid và kiềm, chịu được áp lực và nhiệt độ
B. Cellulose dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm
C. Pectin có thể tan trong nước
D. Hóa bần, không thấm nước

Câu 14: Khi bao phấn bị trụy hoặc không tạo được hạt phấn thì gọi là:
A. Nhị cái
B. Nhị lép
C. Nhị vô tính
D. Nhị sinh dưỡng

Câu 15: Nhị đính liền nhau ở bao phấn gọi là:
A. Bộ nhị bó
B. Bộ nhị tụ
C. Bộ nhị nhiều bó
D. Bộ nhị đa thể

Trang 11
Câu 16: Bộ nhị hai trội có:
A. 2 nhị dài 4 nhị ngắn
B. 2 nhị dài 2 nhị ngắn
C. 2 nhị dài 1 nhị ngắn
D. 2 nhị dài 3 nhị ngắn

Câu 17: Đế hoa tạo thành như chén và bầu đính vào chén trong trường hợp:
A. Bầu trên
B. Bầu dưới
C. Bầu giữa
D. Cả 3 trường hợp

Câu 18: Hình bên biểu diễn kiểu đính noãn gì?
A. Đính noãn trung tâm
B. Đính noãn trung trụ
C. Đính noãn giữa
D. Đính noãn nóc

Câu 19: Hoa đồ bên tương ứng với hoa thức nào:
A. ∗ ⚥K(3) 𝐶(3)𝐴1 ̅̅̅̅̅
𝐺(3)
B. ↑ ⚥K(3) 𝐶(3) 𝐴1 ̅̅̅̅̅
𝐺(3)
C. ↑ ⚥K3 𝐶3 𝐴1 𝐺(3)
D. ∗ ⚥K3 𝐶3 𝐴1 𝐺(3)

Câu 20: Hoa thức ứng với mô tả: Hoa đều, lưỡng tính. Đài hoa gồm 5 lá đài rời, tràng
hoa có 5 lá tràng hợp và dính với bộ nhị gồm 5 nhị rời, bộ nhụy 5 lá noãn hợp bầu trên.
A. ∗ ⚥K5 [𝐶(5) 𝐴5 ]𝐺(5)
B. ∗ ⚥K(5) 𝐶5 𝐴(5) 𝐺(5)
C. ∗ ⚥K(5) 𝐶(5) 𝐴5 𝐺5
D. ∗ ⚥K5 [𝐶(5) 𝐴5 ]𝐺(5)

Câu 21: Vỏ quả trong cứng vì bị tẩm chất gỗ, tạo thành nhân cứng đựng hạt ở bênh trong, hạt sinh bởi bầu 1
ô, đựng 1 hay nhiều noãn nhưng chỉ 1 noãn phát triển thành hạt là:
A. Quả hạch 1 hạt
B. Quả hạch nhiều hạt
C. Quả mọng 1 hạt
D. Quả hạch mọng

Câu 22: Sau khi thụ tinh, vách của bầu sẽ biến thành:
A. Vỏ quả
B. Vỏ hạt
C. Chất dinh dưỡng
D. Héo và rụng đi

Câu 23: Vỏ quả giữa sinh ra bởi:


A. Biểu bì ngoài của lá noãn
B. Mô mềm lá noãn
C. Biểu bì trong lá noãn
D. Vỏ lá noãn

Trang 12
Câu 24: “Vỏ quả ngoài dai, tất cả các phần trong: vỏ quả giữa, vách của bầu, giá noãn biến thành cơm quả
ngọt, bên trong có các hạt” là những đặc điểm của:
A. Quả mọng loại cam
B. Quả mọng loại bí
C. Quả mọng 1 hạt
D. Quả mọng nhiều hạt

Câu 25: Tập hợp các quả được hình thành từ một hoa có nhiều lá noãn dời nhau, mỗi quả được hình thành
từ một lá noãn gọi là:
A. Quả tụ
B. Quả phức
C. Quả hạch
D. Quả mọng

Câu 26: Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt còn tế bào khởi đầu của nội nhũ:
A. Phân chia và phát triển thành phôi nhũ
B. Tiêu biến
C. Dị hóa thành năng lượng
D. Phân chia và phát triển thành dịch nhầy

Câu 27: Ở họ Lúa, khi noãn biến đổi thành hạt, cả 2 lớp vỏ noãn đểu bị tiêu biến nên ở dưới vỏ quả là:
A. Nội nhũ
B. Ngoại nhũ
C. Phôi cây
D. Chồi mầm

Câu 28: Nhân của nội nhũ phân cắt mạnh nhưng tế bào không ngăn vách nên tạo một khối cộng bào chứa
nhiều nhân phân phối ở bìa hoặc khắp cùng của túi phôi là đặc điểm của:
A. Nội nhũ cộng bào
B. Nội nhũ tế bào
C. Nội nhũ trung gian
D. Nội nhũ ngoại bào

Câu 29: Phôi được hình thành do:


A. Sự phân cắt của phôi tạo thành nhiều phôi thặng dư
B. Phôi tâm không bị tiêu hóa hết khi hạt phát triển
C. Sự kết hợp của giao tử đực thứ hai với nhân thứ lưỡng tính của túi phôi
D. Sự kết hợp của giao tử đực thứ nhất với noãn cầu

Trang 13

You might also like