You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

BÁO CÁO THỰC VẬT DƯỢC

Nhóm 9

Chuyên ngành: Khoa Dược


Họ và tên: Đoàn Bùi Anh Thư-1911700396
Lê Phước Nhật Linh-1911700131
Nguyễn Ngọc Xuân Mai-1911700134
Nguyễn Thanh Duy-1911700399
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- 1911700309
Lê Nguyễn Minh Sang- 1911700089

OCTOBER 9, 2020

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH, NĂM 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................1
MỤC LỤC BẢNG.....................................................................................................................3
MỤC LỤC HÌNH.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
1.1. Tổng quan về lớp Ngọc Lan (1)......................................................................................5
1.2. Phân loại lớp Ngọc Lan (1).............................................................................................6
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NHA ĐAM............................................................6
2.1. Tổng quan về nhóm Nha Đam [2]...................................................................................6
2.2. Khái quát họ Thầu Dầu [2]..............................................................................................7
2.3 Cơ cấu học:.......................................................................................................................7
2.4. Phân bố cây......................................................................................................................8
2.5 Bột Nha Đam....................................................................................................................8
2.6. Đặc điểm cây...................................................................................................................8
2.6.1 Mô tả cây (3).................................................................................................................8
2.6.2 Vi phẫu (3).....................................................................................................................8
2.7. Bộ phận dùng...................................................................................................................9
2.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý........................................................................9
2.8.1 Thành phần hóa học [3].................................................................................................9
2.8.2 Tác dụng dược lý [3].....................................................................................................9
2.9. Công dụng.....................................................................................................................10
2.10 Kiêng kị........................................................................................................................10
CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ CÂY HỒ TIÊU.................................................................10
3.1. Tổng quan về cây Hồ tiêu [4]............................................................................................10
3.2. Khái quát về họ Măng tây[4].........................................................................................11
3.3 Cơ cấu học [5]................................................................................................................11
3.4. Phân bố..........................................................................................................................12
3.5.Vi phẫu [5]......................................................................................................................12
3.6. Bột Hồ tiêu [5]...............................................................................................................12
3.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................13
3.8.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................13
3.8.2 Tác dụng dược lý -Chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra tính xác thực của Măng tây.....13
3.9. Công dụng.....................................................................................................................14
3.10 Kiêng kị........................................................................................................................14

1
CHƯƠNG 4. KHÁI QUÁT VỀ CÂY NGHỆ......................................................................14
4.1. Tổng quan về cây Bạch Chỉ [6].....................................................................................14
4.2. Đặc điểm họ Gừng [7]...................................................................................................14
4.3. Cơ cấu học [7]...............................................................................................................15
4.4. Phân bố cây Nghệ..........................................................................................................15
4.5. Mô tả cây Nghệ.............................................................................................................15
4.6.Vi phẫu...........................................................................................................................16
4.7. Bột Nghệ........................................................................................................................16
4.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................16
4.8.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................16
4.8.2 Tác dụng dược lý.........................................................................................................17
4.9. Công dụng [7]..............................................................................................................17
CHƯƠNG 5. KHÁI QUÁT VỀ CHUỐI HỘT.....................................................................17
5.1. Tổng quan về cây Chuối hột[10]...................................................................................17
5.2 Đặc điểm về chi Momoridica.........................................................................................18
5.3. Tổng quan về họ Chuối.................................................................................................18
5.4. Đặc điểm về Chuối hột [10]..........................................................................................19
5.5. Cơ cấu học họ Chuối [10]..............................................................................................19
5.6. Phân bố..........................................................................................................................19
5.7. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................19
5.7.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................19
5.10.2. Tác dụng dược lý......................................................................................................20
5.11. Công dụng [11]............................................................................................................20
CHƯƠNG 6. KHÁI QUÁT VỀ CỌ DẦU...........................................................................21
6.1. Tổng quan về Cọ dầu [12].............................................................................................21
6.2. Đặc điểm họ Cau [12]....................................................................................................22
6.3. Cơ cấu học họ Sim [12].................................................................................................23
6.4. Tổng quan về chi...........................................................................................................24
6.5. Đặc điểm về Cọ dầu 13]................................................................................................24
6.6. Vi phẫu [13]...................................................................................................................25
6.7. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý......................................................................25
6.7.1 Thành phần hóa học.....................................................................................................25
6.7.2 Tác dụng dược lý.........................................................................................................26
6.8. Công dụng [13]..............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................27

2
3
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. So sánh lớp Ngọc Lan và lớp Hành............................................................................................5

4
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. Tiêu bản lớp Ngọc Lan.............................................................................................................5
Hình 2. Aloe vera.................................................................................................................................6
Hình 3. Hoa và quả Thầu dầu..............................................................................................................7
Hình 4. Đặc điểm họ Nha Đam.............................................................................................................8
Hình 5. Cấu tử bột Nha Đam................................................................................................................9
Hình 6. Mô tả cây...............................................................................................................................10
Hình 7. Lá Lô hội................................................................................................................................11
Hình 8. Thành phần hóa học lô hội.....................................................................................................12
Hình 9. Cây Nha Đam.........................................................................................................................13
Hình 10. Asparagus officinalis............................................................................................................14
Hình 11. Măng tây..............................................................................................................................15
Hình 12. Đặc điểm Măng tây..............................................................................................................16
Hình 13. Vi phẫu cắt ngang trung trụ Măng tây..................................................................................17
Hình 14. Bột Măng tây........................................................................................................................17
Hình 15. Thành phần hóa học Măng tây.............................................................................................18
Hình 16. Công dụng Măng tây............................................................................................................19
Hình 17. Angelica dahurica................................................................................................................20
Hình 18. Hoa thức Rhizoma Curcumae longae – K(3)C(3)A1G(3)....................................................21
Hình 19. Đặc điểm họ Gừng...............................................................................................................21
Hình 20. Đặc điểm rễ cây Nghệ..........................................................................................................22
Hình 21. Lá cây Nghệ.........................................................................................................................22
Hình 22. Vi phẫu biểu bì che chở của thân Nghệ................................................................................23
Hình 23. Vi phẫu thân Nghệ...............................................................................................................24
Hình 24. Vi phẫu lá Nghệ...................................................................................................................24
Hình 25. Tế bào lông tiết của Nghệ....................................................................................................25
Hình 26. Bột Nghệ..............................................................................................................................25
Hình 27. Chất có trong bột Nghệ........................................................................................................26
Hình 28. Công dụng bột Nghệ............................................................................................................27
Hình 29. Cây Chuối hột......................................................................................................................28
Hình 30. Hoa chuối.............................................................................................................................29
Hình 31. Buồng chuối.........................................................................................................................29
Hình 32. Lá chuối...............................................................................................................................30
Hình 33. Thân chuối...........................................................................................................................30
Hình 34. Chuối hột..............................................................................................................................31
Hình 35. Chuối hột phơi khô...............................................................................................................33
Hình 36. Elaeis guineensis Jacq..........................................................................................................34
Hình 37. Đặc điểm họ Cau..................................................................................................................35
Hình 38. Cọ dừa..................................................................................................................................36
Hình 39. Đặc điểm về Cọ dầu.............................................................................................................37
Hình 40. Lát cắt ngang từ ngoài vào trong của rễ đơn tử diệp Cây dầu cọ Châu Phi (Elaeis guineensis)
.............................................................................................................................................................38
Hình 41. Tinh dầu Cọ dầu...................................................................................................................39
Hình 42. Công dụng Cọ dầu................................................................................................................40

5
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tổng quan về lớp Ngọc Lan (1)
-Cây mầm: có 2 lá mầm.
-Rễ: rễ mầm cho ra rễ chính của cây. Rễ này phát triển mạnh hơn các rễ phụ nên rễ cây
lớp Ngọc Lan thường thuộc loại rễ trụ và có cấu tạo cấp 2.
-Thân: thường có nhiều nhánh và có cấu tạo cấp 2.
-Lá: Hình dạng của phiến và của kiểu gân lá rất biến thiên, nhưng kiểu gân song song rất
hiếm gặp. Lá thường có cuống, bẹ lá ít phát triển trừ một vài họ như họ Hoa tán (Apiacea)
-Hoa: thông thường hoa mẫu 5 hay mẫu 4 với 2 lá bắc con ở hai bên. Hoa mẫu 3 chỉ gặp
ở những họ thực vật cổ như họ Na (Annonaceae)
Bảng 1. So sánh lớp Ngọc Lan và lớp Hành

Lớp Ngọc Lan Lớp Hành


Giống nhau Đã có rễ, thân, lá, mạch dẫn nhựa, quả, hạt được bảo vệ trong 1 quả khép kín
Hạt: 2 lá mầm Hạt: 1 lá mầm
Gân lá: gặp nhau, hình lông chim hay chân vịt Gân lá: song song

Hoa mẫu 4 hay 5 Hoa mẫu 3


Có tầng sinh gỗ Không có tầng sinh gỗ
Khác nhau
Thân cây cấp 1 có 1 vòng libe- gỗ Thân cây cấp 1 có nhiều vòng, bó libe-
gỗ xếp lộn xộn.
Thân, rễ: có cấu tạp cấp 2 Không có cấu tạo cấp 2
Rễ chính: thường phát triển thành trụ Rễ chính: ít phát triển thay thế bằng rễ
chùm.

Hình 1. Tiêu bản lớp Ngọc Lan

6
1.2. Phân loại lớp Ngọc Lan (1)
Theo hệ thống của Armen Takhtajan (1997) thì thực vật có hoa được sắp xếp trong 589
họ thuộc 232 bộ. Lớp Ngọc Lan được chia làm 11 phân lớp:
1.1.1 Phân lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)
1.1.2 Phân lớp Súng (Nymphaeidae)
1.1.3 Phân lớp Sen (Nelumboidae)
1.1.4 Phân lớp Hoàng Liên (Ranunculidae)
1.1.5 Phân lớp Cẩm Chướng (Caryophyliidae)
1.1.6 Phân lớp Sau Sau (Hamamelididae)
1.1.7 Phân lớp Sổ (Dilleniidae)
1.1.8 Phân lớp Hoa Hồng (Rosidae)
1.1.9 Phân lớp Thù du (Cornidae)
1.1.10 Phân lớp Cúc (Asteridae)
1.1.11 Phân lớp Hoa Môi (Lamiidae)

CHƯƠNG 2.KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NHA ĐAM


2.1. Tổng quan về nhóm Nha Đam [2]
-Tên khoa học: Aloe vera
-Họ: Thầu Dầu (Euphorbiaceae)
-Phân lớp: Sổ
-Chi: Thầu Dầu (Aloe)
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 2. Aloe vera

-Nha đam đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong hàng ngàn năm và các nghiên cứu đã
liên kết loại cây này với nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.

7
2.2. Khái quát họ Thầu Dầu [2]
-Thân: rất biến thiên; có thể là cỏ, đôi khi rất nhỏ (cỏ sữa lá nhỏ), gỗ nhỏ (Phyllanthus,
Sauropus), gỗ lớn (Euphorbia quantiquorum, E. Meloformis) xem giống như cây thuộc họ
xương rồng (Cactaceae) nhưng khác ở chỗ có nhựa mủ. Vài loại Phyllanthus sống nổi như
bèo.
-Lá: thường hay có lá kèm. Lá có thể mọc so le, mọc đối hay mọc vòng. Lá có thể đơn,
nguyên hoặc có khía răng hay có thùy hình chân vịt; có loại mang lá kép hình chân vịt
(Cao Su); có loại mang lá giống như kép hình lông chim (Chó đẻ, Bồ ngót). Cây có thể không
có lá nhưng có gai. Gân lá hình lông chim hay chân vịt, cuống lá đôi khi có tuyến.
-Cụm hoa:chùm, gié, xim.
-Hoa: đều, đơn tính cùng gốc hay khác gốc, thường hay có 1 đĩa mật ở trong vòng nhị (hoa
đực) hoặc cánh hoa rời (hoa cái).
-Bao hoa: 5 lá đài thường dính và 5 cánh hoa rời (Jatropha); hay hoa vô cánh (Manihot) với 5
lá đài nhưng đôi khi chỉ còn 4,3 hay 2 lá đài; hay hoa trần (Euphorbia; Poinsettia)
-Bộ nhị: thay đồi; 1 nhị (Euphorbia; Jatropha); 5 nhị đính trên 1 vòng (Phyllanthus); 10 nhị
đính trên 2 vòng (Manihot; Jatropha); rất nhiều nhị rời (Mallotus); bộ nhị giống như cây có
nhiều nhánh, mỗi nhánh tận cùng bằng 1 ô phấn (Ricinus), bộ nhị đơn thể (Hura). Màng hạt
phấn có nhiều kiểu: 3 rãnh, có rãnh lỗ, nhiều lỗ, không có khía rãnh.
-Bộ nhụy: 3 lá noãn dính liền thành bầu trên, 3 ô, mỗi ô đựng 1 hay 2 lá noãn. Vòi nhụy rời
hay dính nhau, một hay hai lần chẻ đôi. Lỗ noãn luôn luôn có nút bịt đậy lại, nút này do mô
dẫn dắt của giá noãn mọc nhô ra tạo thành mà nhiệm vụ là giúp ống dẫn phấn vào đến lỗ
noãn.
-Quả: nang tự mở thành 3 mảnh vỏ.
-Hạt: có mồng tạo bởi sự phát triển của bì quanh lỗ noãn, mầm thẳng, nội nhũ dầu

Hình 3. Hoa và quả Thầu dầu

8
Hình 4. Đặc điểm họ Nha Đam
2.3 Cơ cấu học:
-Yếu tố mạch hầu hết có mạch ngăn đơn nhưng lẫn lộn với mặt ngăn đơn có khi có mặt ngăn
hình thang. Thường có bộ máy tiết (ống nhựa mủ thân hoặc có đốt). Nhựa mủ chứa nhiều tinh
bột hay cao su. [3]
2.4. Phân bố cây
-Thế giới: Trung Quốc
-Việt Nam: được trồng ở khắp nơi nước ta. Hầu hết ở miền Nam Trung Bộ
2.5 Bột Nha Đam [3]
-Rạch 1 đường giữa lá Lô hội tươi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1
chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội. Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam màu nâu đen hoặc
màu ánh lục.
-Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nước thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra,
lọc bỏ tạp chất ở dưới rồi hòa chung với thuốc uống.
-Làm thuốc hoàn: thường dùng nó làm hồ để viên hoặclàm áo ngoài viên thuốc.

9
Hình 5. Cấu tử bột Nha Đam
2.6. Đặc điểm cây
2.6.1 Mô tả cây (3)
-Khối nhựa có kích thước không đồng đều, màu nâu đen  bóng, dễ vỡ vụn, chỗ vỡ óng ánh
như thủy tinh. Mùi hơi  khó chịu, vị đắng nồng.

10
Hình 6. Mô tả cây
2.6.2 Vi phẫu (3)

-Lá cắt ngang: biểu bì dày, mô mềm phần ngoài gồm các tế bào thành mỏng
chứa những hạt diệp lục. Phần giữa lá thì mô mềm gồm các tế bào to hơn chứa
chất nhầy. Một số tế bào mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình kim. Ở ranh
giới 2 vùng mô mềm thì có 1 vòng các bó libe gỗ. Mỗi bó libe gỗ gồm các mạch
gỗ ở giữa và liber ở xung quanh. Phía ngoài libe thì có lớp tế bào to chứa các
dẫn chất anthranoid. Các tế bào này chạy dọc bó liber gỗ, vì có vách ngang
mỏng nên dễ rách làm cho dịch chứa hoạt chất dễ chảy ra sau khi thu hoạch lá.
2.7. Bộ phận dùng
- Lá.

11
Hình 7. Lá Lô hội
2.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
2.8.1 Thành phần hóa học [3]
-Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam).
-Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và
Vị Thuốc Việt Nam).
-Trong Lô hội có Aloin, p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate
-Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol.
-Aloeresitanol, Cinnamic acid.
-Isobarbaloin, Aloin B.
-Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol

12
Hình 8. Thành phần hóa học lô hội

2.8.2 Tác dụng dược lý [3]


-Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin
tác động trên kết trường.
-Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường
kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm thận.
-Tác dụng đối với tim mạch: nước sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch
-Nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh
ngoài da.
-Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư.
-Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nước sắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút
ngắn được thời gian điều trị.
-Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của
1 số khối u và xơ gan cổ trướng.

-Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ

13
niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhưng
tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột gìa.
-Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tươi có tính sát
khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương
khi bôi lên.
2.9. Công dụng
-Thanh can nhiệt, thông tiện.

-Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại  tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh,  làm
giảm độc ba đậu.

Hình 9. Cây Nha Đam

14
2.10 Kiêng kị
-Tỳ vị suy yếu, đang ỉa lỏng hoặc phụ nữ có thai không dùng.

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ CÂY MĂNG TÂY


3.1. Tổng quan về cây Măng tây [4]
-Tên khoa học: Asparagus officinalis
-Họ: Măng tây (Asparagaceae)
-Phân lớp: Ngọc Lan
-Chi: Asparagus
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 10. Asparagus officinalis

3.2. Khái quát về họ Măng tây[4]


- Họ Măng tây hay họ Thiên môn đông (danh pháp khoa học: Asparagaceae) là một họ trong
thực vật có hoa. Họ này chỉ được rất ít các nhà phân loại học công nhận, nói chung các loài
trong họ này hay được đưa vào trong họ Loa kèn (Liliaceae).

15
Hình 11. Măng tây

3.3 Cơ cấu học [5]


-Cây thảo có thân mọc ngầm trong đất, thường gọi là thân rễ. Thân rễ dày, mang nhiều rễ dài,
đường kính 5-6mm, màu nâu sáng, xốp. Các thân đứng mọc trong không khí lởm chởm
những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Các thân khi sinh này mang những vòng cành biến
đổi thành lá hình kim.
-Lá thật tiêu giảm.
-Hoa rất nhỏ, màu lục, hình chuông, dài độ 6mm, tập hợp 4-6 cái thành nhóm ở nách lá của
các cành dạng lá. Quả hình cầu, dày màu đỏ.
-Hoa nở vào tháng 7-8.

16
Hình 12. Đặc điểm Măng tây

3.4. Phân bố
-Cây của miền Nam châu Âu, được trồng ở nhiều nước trên thế giới.
-Ở Việt Nam, măng tây đã du nhập vào đã khá lâu, nhưng đến năm 2005 thì diện tích trồng
măng tây nước ta mới phát triển. Hiện nay chúng được trồng phổ biến tại các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh (vùng Củ Chi), Bình
Phước, Vĩnh Long, An Giang… để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.
3.5.Vi phẫu [5]

17
Hình 13. Vi phẫu cắt ngang trung trụ Măng tây
3.6. Bột Măng tây [5]
-Bột măng tây được làm từ 100% thân và mầm của cây măng tây tươi, sử dụng công nghệ sấy
lạnh giúp giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng và vitamin từ măng tây. Bột rất mịn và thơm,
không có cặn lắng, màu xanh tự nhiên đẹp mắt.
-Bột măng tây mịn, có vị ngọt, mùi thơm nhẹ. Cũng như măng tây tươi, bột măng tây giúp bổ
sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, các vitamin ( A, E, D, B1, B3, B6,
B12), các nguyên tố vi lượng như: K,C, A, acid folid, Sắt, Kẽm, Selen…

Hình 14. Bột Măng tây

18
3.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
3.8.1 Thành phần hóa học

Hình 15. Thành phần hóa học Măng tây

3.8.2 Tác dụng dược lý


-Chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra tính xác thực của Măng tây.
-Giúp giảm cân: chúng rất ít Calo, chỉ có khoảng 20 Calo trong 90g Măng tây và 90% nước.
Điều này bạn có thể ăn Măng tây mà không sợ phải hấp thu nhiều Calo.
-Cải thiện sức khỏe tiêu hóa: chỉ cần ăn khoảng 90g măng tây là bạn đã có thể nhận được
1.8g chất xơ, tức 7% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Chất xơ trong măng tây chủ yếu là chất
xơ không hòa tan, có tác dụng bổ sung lượng chất xơ trong phân và hỗ trợ đi tiêu đều đặn. Nó
cũng chứa một lượng nhỏ chất xơ hòa tan, có thể hòa tan trong nước và tạo thành chất giống
như gel trong đường tiêu hóa. Chất xơ này sẽ nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột,
chẳng hạn như bifidobacteria và Lactobacillus, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và sản
xuất những dưỡng chất thiết yếu như vitamin B12 và K2.
-Tốt cho phụ nữ mang thai: Ăn măng tây rất có lợi cho bà bầu, vì đây là một nguồn folate
(vitamin B9) tuyệt vời. Trong khoảng 90g măng tây sẽ cung cấp cho người lớn 34% nhu cầu
folate hàng ngày và phụ nữ mang thai là 22% nhu cầu hàng ngày.

19
3.9. Công dụng
-Măng thường dùng để ăn, có mùi dễ chịu, dùng rất tốt, cho người suy niệu, thấp khớp, thống
phong, viêm phế quản mạn tính, đái đường, đánh trống ngực.
Rễ được dùng cho các trường hợp giảm niệu của bệnh nhãn tim, các bệnh về thận, thuỷ
thũng, vàng da.
Ở Trung Quốc, Măng tây được dùng trị phổi nóng sinh ho và sát trùng, được dùng ngoài trị
bệnh ngoài da, ghẻ, nấm và ký sinh trùng.

Hình 16. Công dụng Măng tây

20
3.10 Kiêng kị
-Người bị viêm bàng quang, viêm khớp cấp tính không nên dùng.
-Không dùng cho người bị viêm đường tiết niệu cũng như người bị bệnh thần kinh.

CHƯƠNG 4. KHÁI QUÁT VỀ CÂY NGHỆ


4.1. Tổng quan về cây Bạch Chỉ [6]
-Tên khoa học: Rhizoma Curcumae longae

-Họ: Gừng (Zingiberaceae)


-Phân lớp: Thài lài (Commelinidae)
-Chi: Nghệ (Curcuma)
-Giới: thực vật (Plantae)

Hình 17. Angelica dahurica

4.2. Đặc điểm họ Gừng [7]


-Có 3 đặc điểm chính: bộ máy dinh dưỡng có tế bào tiết tinh dầu, lá có lưỡi nhỏ, hoa có 1 nhị
thụ.

-Thân: cỏ, sống dai nhờ thân rễ to, phân nhánh. Thân khí sinh không có (Địa liền) hay có và
mọc rất cao (Riềng).
-Lá: xếp thành 2 hàng. Phiến lá thuôn dài hoặc hình trứng. Bẹ lá có thể nguyên tạo thành 1
ống xẻ theo 1 đường dọc đối diện với phiến; đầu bẹ lá có lưỡi nhỏ. Ở nhiều cây, các bẹ lá xếp
khít thành 1 thân giả khí sinh.
-Cụm hoa: gié hay chùm ở ngót thân hoặc mọc từ gốc trên 1 trục phát hoa riêng biệt với
nhiều lá bắc úp vào nhau và có màu.
-Hoa: to, không đều, lưỡng tính, mẫu 3. Hoa thức theo kiểu:

21
Hình 18. Hoa thức Rhizoma Curcumae longae – K(3)C(3)A1G(3)
-Bao hoa: 3 lá đài màu lục, dính nhau thành ống bên dưới. 3 cánh hoa có màu, dính nhau phía
dưới thành ống, trên chia 3 thùy.
-Bộ nhị: hoa chỉ còn 1 nhị thụ phấn với bao phấn 2 ô, hướng trong. Chỉ nhị hính lòng máng
ôm lấy vòi nhụy. Nhị thụ thuộc vòng trong và là nhị sau đối diện với cánh môi. Hai nhị còn
lại hợp thành cánh môi. Màng hạt phạt phấn có 1 rãnh hay trơn.
-Bộ nhụy: 3 lá noãn tạo thành bầu dưới 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn, đính noãn trung trụ. 1 vòi
nhụy hình sợi, chui qua khe hở của 2 ô phấn và thò ra ngoài. Đầu nhụy hình phễu. Bầu 1 ô,
đính noãn bên gặp ở chi Glooba và Gagnepainia.
-Quả: nang, quả mọng hiếm gặp.
-Hạt: có nội nhũ và ngoại nhũ.

22
Hình 19. Đặc điểm họ Gừng

4.3. Cơ cấu học [7]


-Tế bào tiết túi tinh dầu rải rác trong mô mềm, do đó rễ, thân và lá đều có mùi thơm. Mạch
gần như đặc biệt chỉ có ở rễ. Yếu tố mạch thủng lỗ hình thang, ít khi có mặt ngăn thủng lỗ
đơn.
4.4. Phân bố cây Nghệ
-Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
-Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, Indonesia, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các
nước nhiệt đới.
4.5. Mô tả cây Nghệ
-Thân rễ hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, đôi khi phân nhánh  ngắn dạng chữ Y, dài 2 cm đến 5
cm, đường kính 1 cm  đen 3 cm. Mặt ngoài màu xám nâu, nhăn nheo, có những đường vòng
ngang sít nhau, đôi khi còn vết tích của các nhánh và rễ. Mặt cắt ngang thấy rõ 2 vùng vỏ và
trụ giữa; trụ giữa chiếm gần 2/3 đường kính. Chất chắc và nặng. Mặt bẻ bóng, có màu
vàng cam. Mùi thơm hắc, vị hơi đắng, hơi cay. [7]

23
Hình 20. Đặc điểm rễ cây Nghệ

Hình 21. Lá cây Nghệ

24
4.6.Vi phẫu
-Tiêu bản mới cắt, chưa nhuộm tẩy thấy rõ lớp bần dày,  gồm nhiều hàng tế bào dẹt, trong đó
rãi rác có những tế  bào màu vàng hoặc xanh xám, phía ngoài rãi rác còn có lông đơn bào dài.
Mô mềm vỏ gồm những tế bào tròn to,  thành mỏng, chứa hạt tinh bột (dược liệu đã đồ chín
thì  tinh bột ở trạng thái hồ) và rải rác trong mô mềm còn có  tế bào tiết tinh dầu màu vàng và
các bó libe-gỗ nhỏ. Nội  bì và trụ bì rõ. Mô mềm ruột có cấu tạo giống mô mềm  vỏ. Trong
mô mềm ruột có những bó libe-gỗ rải rác nhiều  hơn, một số bó tập trung sát trụ bì, gần như
tạo thành một  vòng tròn. [7]

Hình 22. Vi phẫu biểu bì che chở của thân Nghệ

25
Hình 23. Vi phẫu thân Nghệ

Hình 24. Vi phẫu lá Nghệ

26
Hình 25. Tế bào lông tiết của Nghệ
4.7. Bột Nghệ
-Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng chứa các  hạt tinh bột. Nhiều hạt tinh bột hình
trứng dài 12 µm đến  50 µm, rộng 8 µm đến 21 µm, có vân đồng tâm và rốn lệch  tâm. Tế bào
chứa tinh dầu và nhựa tạo thành những đám  lổn nhổn màu vàng. Mảnh mạch mạng và mạch
vạch. [7]

Hình 26. Bột Nghệ

27
4.8. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
4.8.1 Thành phần hóa học
-Trong nghệ người ta đã phân tích được:
+Chất màu Curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu,
ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục.
+Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen C15H24 một cacbon
không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Hai chất sau chỉ thấy có
trong tinh dầu Curcuma xanthorriza Roxb.
+ Ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat, chất béo.

Hình 27. Chất có trong bột Nghệ


4.8.2 Tác dụng dược lý
-Chất curcumen có tác dụng phá cholesterol trong máu (cholesterolitique).
-Toàn tinh dầu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với
Staphylcoc và vi trùng khác.

-Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đã được thí nghiệm bằng cách cho uống thuốc có

28
nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì thấy tăng cơ năng giải
độc. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là uống một lần.
4.9. Công dụng [7]
-Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh  nguyệt không đều, bế kinh, đau tức
sườn ngực, khó thở.  Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch, kết hòn  cục, hoặc ứ
huyết do sang chẩn; viêm loét dạ dày; vết  thương lâu liền miệng.

Hình 28. Công dụng bột Nghệ

4.10. Kiêng kị
-Cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, không nên dùng. [7]

CHƯƠNG 5. KHÁI QUÁT VỀ CHUỐI HỘT


5.1. Tổng quan về cây Chuối hột[10]
-Tên khoa học: Musa balbisiana Colla
-Họ: Chuối (Muasaceae)
-Phân lớp: Thài lài (Commelinidae)
-Chi: Musa
-Giới: thực vật (Plantae)

29
Hình 29. Cây Chuối hột
5.2 Đặc điểm về chi Momoridica

-Một trong số 2-3 chi của họ Chuối (Musaceae); nó bao gồm các loài chuối và chuối lá. HIện
tại người ta công nhận khoảng 50 loài thuộc chi Musa với nhiều công dụng khác nhau đối với
con người.
5.3. Tổng quan về họ Chuối

-Thân: cỏ to lớn, thân rễ phù thành củ rất to chứa nhiều bột. Từ thân rễ mọc lên những lá có
bẹ dài, to, ôm vào nhau tạo thành 1 thân giả.

-Lá: đính theo đường xoắn ốc, có bẹ dài ôm vào nhau. Phiến to, nguyên,có gân chính giữa lồi
và nhiều gân song song thẳng góc với sóng; phiến lá hya bị rách theo gân phụ, Cuống lá dài.

-Cụm hoa: trục cụm hoa phát sinh từ đầu thân ngầm, mọc lên trong ống tạo bởi các bẹ lá và
tận cùng bằng 1 cụm hoa đặc biệt.

-Buồng chuối: buồng mang nhiều nhóm hoa gọi là nải; mỗi nải được che chở bởi 1 lá bắc to
lồng vào nhau. Buồng mang hoa cái ở đoạn dưới, hoa lưỡng tính ở khoảng giữa và hoa đực ở
trên.

-Hoa: không đều, lưỡng tính và đơn tính cùng gốc, mẫu 3.

-Bao hoa: 6 phiến màu lục nhạt chia thành 2 môi; môi trước do 3 lá đài và 2 cánh hoa dính
vào nhau tạo thành 1 phiến mỏng có 5 răng, môi sau do cánh hoa còn lại tạo thành.

-Bộ nhị: 5 nhị thụ, nhị đối diện với môi sau bị ép. Bao phấn dài.

-Bộ nhụy: 3 lá noãn hợp thành bầu dưới, 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ.

-Quả: mọng hay nang.

30
Hình 30. Hoa chuối

Hình 31. Buồng chuối

31
Hình 32. Lá chuối

Hình 33. Thân chuối

32
5.4. Đặc điểm về Chuối hột [10]

-Chuối hột là một loại cây thuốc quý. Cây có thân giả xuất hiện với chiều cao từ 2 – 4m.
Thân cây to và có màu xanh. Cây có lá màu xanh hơi mốc mốc, xanh, be. Lá cây to và có
phiến dài. Buồng hoa nằm ngang. Cây có mo đỏ sẫm, không quấn lên.

-Quả của cây chuối hột có cạnh. Phần thịt nạc của quả chứa nhiều hạt có kích thước từ 4 –
5mm.

Hình 34. Chuối hột

5.5. Cơ cấu học họ Chuối [10]


-Ống nhựa mủ tiết nhựa mủ chứa nhiều tanin.
5.6. Phân bố

-Chuối hột là một loại cây của miền Đông Dương và Malaixia. Chúng thường mọc hoang ở
nhiều nơi có bãi đất thấp. Ngoài ra cây Chuối hột còn được trồng ở nhiều nơi để lấy quả và
lấy lá gói bánh.

-Ở Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều tỉnh và được trồng ở nhiều địa phương.

5.7. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý


5.7.1 Thành phần hóa học

33
-Lá bắc của cây có chứa một lượng lớn anthocianin. Trong đó, cyanidin và delphinidin là
những anthocianin chính.

-Enzym polyphenol oxydase trong phần vỏ và quả chuối.

-Quả chứa những chất sau:

 Phytoalexin
 2-phenyl-1,8-naphthalic anhydrid
 2-(4′-methoxyphenyl)-1,8-naphthalic anhydrid
 1,2,3,4-tetrahydro-6,7-dihydroxy-1-(4′-hydroxycinnamyliden)naphthalen-2-on

-Hạt Chuối hột chứa những thành phần hóa học sau:

 Flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic


 Saponin
 Coumarin
 Tanin
 Tinh dầu
 Phytosterol…

5.10.2. Tác dụng dược lý


- Vỏ quả chuối hột:
Trị đau bụng kinh niên: vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g;
cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 - 3 lần trong ngày với
nước ấm.
Trị đau bụng, tiêu chảy: vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2
lần, mỗi lần 4 - 8g, hãm nước sôi uống.
Trị kiết lỵ: vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi
10g, phơi khô, sắc uống.
Hoa chuối hột:
Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt...
Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.
Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid
dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.
Hoa chuối là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt, vì vậy nên ăn hoa chuối để thêm chất xơ cho ruột,
chống táo bón ở người cao tuổi.
Hạt chuối hột
Chuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách
lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt được, hạt được sao khô
thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày.
Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giã nát ngâm
với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày
uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ
uống.
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày

34
dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy
có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra
hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.

5.11. Công dụng [11]


Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Serotinin và nore-pinephrin là hai hợp chất quan trọng về mặt sinh lý của Chuối hột. Bên
cạnh đó là dopamin và một catecholamin chưa xác định. Nhờ những chất này, dược liệu có
nhiều công dụng quan trọng trong y học. Bao gồm:

 Điều trị loét ống tiêu hóa


 Chữa táo bón
 Chữa đau tạng phủ
 Ngăn ngừa và điều trị sỏi đường tiết niệu
 Điều trị đái đường, nói sảng, tâm nhiệt phát cuồng…

Theo y học cổ truyền

Vị thuốc Chuối hột có những tác dụng sau:

 Giải mọi thứ độc


 Thoát nhiệt
 Lương huyết
 Lợi tiểu
 Tiêu cơm
 Giải nghiền khát
 Sát trùng
 Làm hết đau bụng.

35
Hình 35. Chuối hột phơi khô

CHƯƠNG 6. KHÁI QUÁT VỀ CỌ DẦU


6.1. Tổng quan về Cọ dầu [12]
-Tên khoa học: Elaeis guineensis Jacq..
-Họ: Cau (Arecaceae)
-Phân lớp: Cau (Arecidae)
-Chi: Elaeis
-Giới: thực vật (Plantae)

36
Hình 36. Elaeis guineensis Jacq..
6.2. Đặc điểm họ Cau [12]
-Thân: Cây thân gỗ, có gai hay không có gai, mang một bó lá ở ngọn; thân hình trụ, không
phân nhánh, trên thân mang nhiều sẹo lá. Cây có thể mọc đúng (Dừa, Cau) hoặc leo, bò bám
vào những cây xung quanh nhờ gai móc (May); đôi khi cây không có thân (Phoenix acaulis,
Thrinax).
-Lá: đinh trên trụ thân theo một đường gian rất dài (Mây), nhưng thưong đưong xoắn rất khít
nhau nên lá đính thành một bó ở ngọn. Lá đôi khi rất to, dài tới 10m, gân hình lồng chim
(Dừa, Cau) hay hình chân vịt (Lá nón), cuống dài, be lá ôm thân. Khi lá còn non, phiến lá
nguyên, xếp song song theo các đường gần giống như một cây quạt xếp. Khi lá già, phiến bị
rách theo các nếp xếp và lá giống như kép lông chim hay chân vịt.
-Cụm hoa: bông mo phân nhánh mọc ở nách lá (cây ra hoa nhiều lần). Bông mo ở ngọn thân
it gặp (cây chỉ ra hoa một lần sau đó chết đi).Ngoài mo chung bao bọc cum hoa, đôi khi còn
có mo riêng cho từng nhánh. Mo cứng, không có màu rực rỡ như ở họ Ráy, hay bị rách vì sự
phát triển nhanh của cụm hoa. Hoa trên các nhánh của bông mọ có thể dính xoắn ốc hay xếp
thành hai hàng.
-Hoa: không cuống, lưỡng tính (Lá nón, Kè, Co), nhưng phần lớn là đơn tính cùng gốc (Dừa,
Cau) hay khác gốc (Chà là). Những loài có hoa đơn tính cùng gốc mang hoa đực, thưong nhỏ,
ở ngọn bông mo; hoa cái to hơn, ở gốc và nở sau do đó phải có sự thụ phấn chéo.
-Bao hoa: 2 vòng, mỗi vòng có 3 bộ phận, không phân hoá thành dài và tràng, thường mỏng
hoặc khô xác.
-Bộ nhị: Hoa đực thường có 6 nhị xếp trên 2 vòng, đôi khi các nhị dính nhau ở đáy. Ở một
vài trường hợp, số nhị cao hơn 6 (cây Móc) hay ít hơn 6 (Dừa nước, Cau có 3 nhị ).

37
-Bộ nhuy: Hoa cái cấu tạo bởi 3 lá noăn rời nhau nhưng tiến dan sang dính liền nhau, mỗi lá
noãn có 1 noãn nhưng thường 2 trong 3 lá noãn bị lép đi nên quả chỉ có 1 hạt.
-Quả: mong (Chà là) hay quả hạch (Dừa). Hạt có nội nhủ dầu (Dừa) hoặc sừng (Chà là) hoặc
nội nhũ nhăn (Cau).

Hình 37. Đặc điểm họ Cau

6.3. Cơ cấu học họ Sim [12]


- Mặc dù cây to và cứng nhưng vẫn giu co cau so cấp của các cây lớp Hành, không có cau
tạo cấp 2. Trong thân có rất nhiều bó mạch kín, các bó mach xếp không thú tu trong mot mô
mêm co bản và số lượng phía ngoài nhiều hơn phía trong nên thân rất cứng.

38
Hình 38. Cọ dừa

6.4. Tổng quan về chi


-Chi Cọ dầu ( Elaeis) có hai loài thuộc họ Cau (Arecaceae). Chúng được trồng với quy mô
lớn trong nông nghiệp để sản xuất dầu cọ. Cọ dầu châu Phi (Elaeis guineensis) có nguồn gốc
ở miền tây châu Phi, trong khu vực giữa Angola và Gambia, trong khi cọ dầu châu
Mỹ (Elaeis oleifera) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ.
6.5. Đặc điểm về Cọ dầu 13]
-Cọ dầu là một loại cây mọc đơn độc, cao 5 đến 15m.

-Thân thẳng đứng, có nhiều gai do cuống lá rụng để lại. Đường kính thân có thể từ 0,30 đến
0,60m.
-Lá mọc tập trung ờ đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng, cuống lá có gai do các lá
chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài, nhọn đầu. Cây đã trưởng thành có thể thấy hai
chùm vòng lá: 8 vòng bò ngả này và 13 vòng ngả khác. Nếu vòng lá gồm 8 lá bò theo chiều
kim đồng hồ thì vòng 13 lá bò theo chiều ngược lại. Chiều dài của tàu lá đạt tới 7-8m. Hoa
đơn tính cùng gốc.
-Cụm hoa dày đặc, cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu Ương bẹ các lá già, áp sát
thân.
-Hoa đực ở sâu ương những hố nhỏ của cuống chính.
-Hoa cái mọc ở kẽ các lá bắc có gai.

39
-Quả hình trứng, màu vàng hay đỏ, có vò quả ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiêu sợi
và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng, có lỗ ở dầu quả. Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng
tới 10-20kg, gồm từ 1.000 đến 2.000 quả.

Hình 39. Đặc điểm về Cọ dầu


6.6. Vi phẫu [13]
-Rễ cây cọ dầu: - Bên dưới tầng lông hút hay tồn tích tầng lông hút là vùng gồm nhiều lớp tế
bào có vách tẩm suberin và gọi là vùng tẩm suberin.
-Nội bì có khung tẩm suberin hình chữ U hay khung sube hình móng ngựa do vách tế bào tẩm
suberin dày lên ở các phía trừ phía ngoài có vách tế bào vẫn còn celuloz.
-Số bó libe gỗ thường nhiều hơn 20 bó.

40
Hình 40. Lát cắt ngang từ ngoài vào trong của rễ đơn tử diệp Cây dầu cọ Châu Phi (Elaeis
guineensis)

6.7. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý


6.7.1 Thành phần hóa học
-Dầu quả cọ dầu: là một chất béo hơi đặc, có màu từ vàng cam đến vàng sẫm (do thành phần
carote chứa trong dầu) ... Khi mới ép xong, mùi không rõ rệt, nhưng để lâu rất chóng bị khét.
Thành phần chủ yếu cùa dầu quả cọ là glyxerit của các axit panmitic, oleic và linoleic.
-Tùy theo nguồn gốc, axit panmitic thay đổi từ 32-45%, oleic từ 38-52%, linoleic từ 5-11 %,
ngoài ra còn stearic từ 2,2 đến 6,3%, myristic từ 0,6 đến 5,9%. Phẩn không xà phòng hóa
được khoảng 0,3%, độ chảy 27-42u5C, độ đông đặc 31-41°c, trọng lượng ờ 15°c 0,920, chỉ
số xà phòng hóa 199-202, chỉ số iôt 53,6-57,9. Đáu nhàn cọ (huile de palmiste) đặc ở 20°c,
màu trắng vàng nhạt. Gồm glyxerit của những axit béo có trọng lượng phân tử thấp hơn như
axit lauric, axit myristic, axit oleic, trong đó lauric chiếm 46-52%, myristic 14-17%, oleic
13- 19%, ngoài ra còn caprylic 3-4%, caproic 3-7%, panmitic 6-9%, stearic 1-2,5%, linoleic
0,5-2%. Độ chảy 23-26°C, độ đổng đặc 20-23uC, trọng lượng ở 15nC 0,952.

6.7.2 Tác dụng dược lý


-Vitamin E: - 70% ở dạng Toco-trienol. Hoạt tính sinh học cao gấp 60 lần so với Vitamin E
thường. Giúp phòng ngừa Oxy hóa, làm đẹp da, tiêu diệt gốc tự do.
-Vitamin A: Hàm lượng tiền chất của Vitamin A cao gấp 15 lần cà rốt. Chúng có khả năng
loại trừ nguyên tử Oxy dư thừa.
-Este (POES): có tác dụng thẩm hiệu quả và không bị nhờn rít.

41
-Axit Lauric, Capric: mang lại công dụng kháng khuẩn và khử trùng rất cao.
-Giàu chất chống Oxy hóa: Squalene, Phenolic, Axit Oleic,.. giúp dưỡng da, làm đẹp.
-Chất Elaeis Guineensis, Hydrogenated Palm, làm xà phòng, dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm.

Hình 41. Tinh dầu Cọ dầu

6.8. Công dụng [13]


-Dầu quả cọ (huile de palme) được nhân dân châu Phi dùng làm dầu ăn. Ngoài ra còn dược
dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, chế mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn
caroten: 400-600mg/kg dầu. Người ta còn dùng dầu quả cọ để chế macgarin. Dầu nhăn cọ
(huile de palme) cũng cùng một công dụng như dầu quả cọ: Dầu ăn, chế xà phòng bột, thuốc
gội đầu, tinh chế thành macgarin.

42
Hình 42. Công dụng Cọ dầu

43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr185
2) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr269
3) Dược điển Việt Nam 5 [2.3; 2.5; 2.6; 2.8; 2.9]
4) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr185
5) Dược điển Việt Nam 5 [3.3; 3.4; 3.5; 3.7; 3.9; 3.10]
6) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr260
7) Dược điển Việt Nam 5 [ 4.3; 4.5; 4.6; 4.7; 4.9; 4.10]
8) Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí (1990)
9) Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, tr598
10) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr208
11) Dược điển Việt Nam 5 [5.6; 5.7; 5.8; 5.10]
12) Trương Thị Đẹp (2007), Thực Vật Dược, tr233
13) Dược điển Việt Nam 5 [6.5; 6.6; 6.7; 6.8]

44

You might also like