You are on page 1of 39

Họ và tên: Nguyễn Thanh Huyền

MSV: 11217092

Lớp học phần: Văn hóa doanh nghiệp

Lớp chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 63E

Thời gian: tiết 5,6 thứ 3

HW1

Facebook là một nền tảng mạng xã hội kết nối con người với lượng sử dụng
lớn nhất hiện nay. "Văn hóa hacker" được hiểu như việc mỗi người đóng vai trò
như một "tin tặc" - phát hiện các kẽ hở và chủ động tìm cách xử lý chúng, góp
phần cải tiến và thay đổi liên tục. Sự biến đổi không ngừng này đã giúp cho
Facebook hình thành được lợi thế cạnh tranh và trở thành trở thành một môi
trường hàng đầu trong những môi trường tuyển dụng tốt nhất trên thế giới. Để có
được thành công ngày hôm nay không thể không kể đến cách xây dựng và tổ chức
văn hóa doanh nghiệp đầy tiến bộ và tích cực của Facebook.

Về văn hóa doanh nghiệp của Facebook, thứ nhất Facebook luôn hướng tới
việc hoạt động và phát triển dựa trên giá trị cốt lõi ban đầu của họ: “Làm cho thế
giới cởi mở và kết nối hơn”. Thứ hai, Facebook áp dụng văn hóa không leo thang
chức vụ, tập trung vào việc xây dựng đội nhóm và hoạt động nhóm. Thứ ba là
văn hóa cởi mở, minh bạch, chú trọng đến trải nghiệm của nhân viên. Và cuối
cùng là văn hóa đối thoại không chính trị.

Văn hóa luôn hướng tới hoạt động theo giá trị cốt lõi giúp định hướng cho
Facebook từ việc tuyển dụng, quảng bá cho đến các hoạt động xã hội, đóng góp
trong việc ra quyết định và phát triển công ty. Việc Facebook luôn có cho mình
đội ngũ nhân lực tài giỏi nhất không hề khó hiểu khi Facebook biết cách để nhân
viên hiểu và thực hiện theo những giá trị to lớn này, những ứng viên khi vào làm
việc trước tiên phải hiểu rõ toàn bộ văn hóa, mục tiêu và tầm nhìn phát triển của
doanh nghiệp.

Thực tế việc thăng tiến tại Facebook hay ở bất cứ công ty nào là điều chắc
chắn vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên việc này lại không được khuyến khích ở
Facebook. Nếu như ở công ty khác, việc thăng tiến là động lực giúp nhân viên
làm việc hăng say, đem lại năng suất làm việc cao hơn, dẫn tới những cuộc cạnh
tranh đấu đá mệt mỏi thì tại Facebook, việc xây dựng đội nhóm và hoạt động
nhóm lại được ưu tiên hàng đầu. Mỗi vị trí quản lý đều là bước chuyển giao bên
cạnh, về phía ngang để trở thành một con đường song song trong quá trình phát
triển sự nghiệp của mỗi cá nhân, người quản lý là nhân tố hỗ trợ mọi người trong
công việc, giúp các thành viên đều có thể đưa ra tầm nhìn về cách thực hiện mục
tiêu chung, từ đó mới có thể phát triển sự nghiệp của mình. Do vậy để duy trì
động lực lao động của nhân viên, những người quản lý sẽ hỗ trợ để điều phối, xử
lý và tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên tham gia các đội nhóm mới, thực hiện
những dự án, thử thách mới, từ đó gặt hái kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu cho
bản thân.

Văn hóa cởi mở, minh bạch, chú trọng đến trải nghiệm của nhân viên.
Facebook luôn tôn trọng ý kiến của mọi nhân viên, tuyệt đối không để những cá
nhân bị thiệt thòi trách cứ, không để thành kiến cá nhân ảnh hưởng đến bất cứ
một quyết định nào. Facebook có phiên hỏi đáp cùng lãnh đạo hàng tuần, qua đó
mọi người nắm rõ thông tin về nhau hơn thay vì chỉ công việc của ai thì báo cáo
với người quản lý của bộ phận đấy. Ngoài ra, các quyết định về tuyển dụng, đánh
giá hiệu quả công việc cũng đồng minh bạch thông qua ý kiến của tất cả các phòng
ban, tạo nên một môi trường làm việc vô cùng tích cực cho nhân viên, khi mọi
người trong công ty đều coi nhau là cộng sự, hợp tác vì một mục tiêu chung.

Văn hóa cuối cùng và cũng là văn hóa khó thực hiện nhất của Facebook là
văn hóa đối thoại không chính trị, tức việc cân bằng trong giao tiếp và ứng xử của
tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện công việc. Đây là văn hóa quan
trọng nhất cần có trong bất kỳ công ty nào, bởi giao tiếp chính là cầu nối để liên
kết nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc đoàn kết, tích cực, cùng nhau làm
việc, hướng tới một mục tiêu chung phát triển công ty. Tuy nhiên không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được văn hóa này. Facebook luôn trang
bị cho nhân viên những kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông cần thiết để có thể giải
quyết các vấn đề theo hướng tích cực nhất. Họ đào tạo nhân viên của mình rằng
khi thấy những điều bản thân không hài lòng thì nên bắt đầu bằng cách nói cho
đối phương biết cảm nhân của bản thân mình trên những góc nhìn của mình, và
tiếp đó nên hiểu trên quan điểm của đối phương. Với những điều bản thân tin
tưởng, ủng hộ, hãy thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình với đồng đội. Không đòi
hỏi trách nhiệm của bất cứ ai, hãy coi trọng trách nhiệm của bản thân, và nếu biết
thì có thể làm mẫu, làm gương…

Lợi thế cạnh tranh mà Facebook có là phạm vi tiếp cận của nó và cách nó
đã tham gia vào các cộng đồng khác nhau trên toàn thế giới để làm cho thế giới
minh bạch hơn, cởi mở hơn và giao tiếp với những gì đang diễn ra trong tâm trí
của họ. Điều này hoàn toàn bắt nguồn từ văn hóa được xây dựng trong công ty.
Building 20 của trụ sở Facebook được xây dựng đơn giản với sàn nhà xi măng
không sơn phủ gì nhiều, ống dẫn khí và hơi lạnh để trơ trên trần, những bức tường
trắng khuyến khích nhân viên tô vẽ, viết thật nhiều lên đấy. Toàn bộ nhân viên
của Facebook được làm việc trong một không gian thoáng đãng, trang trí bài biện
như một không gian mở thoải mái với nhiều cây xanh, khu đồ ăn miễn phí trong
văn phòng. Đây có thể là điều bình thường với các doanh nghiệp khác, nhưng ít
có công ty nào trang bị cả khu giặt đồ trong văn phòng, tiệm cafe, văn phòng làm
việc mở. Cộng thêm những văn hóa trong doanh nghiệp đã nêu trên, đã tạo nên
không khí làm việc thoải mái để nhân viên bộc lộ khả năng của mình. Tất cả nỗ
lực của Facebook để nhân viên có không khí làm việc thoải mái và tự do, bình
đẳng, không có khoảng cách cấp bậc của mình. Đây là điều mà Facebook luôn
mong muốn sự cạnh tranh giữa các nhân viên luôn lành mạnh, tạo động lực cho
các cá nhân luôn cống hiến và phát triển hết mình trong sự nghiệp. Tại Facebook,
các cá nhân được thoải mái bộc lộ những thế mạnh của họ. Không có xu hướng
phán xét, mọi người học hỏi từ những thất bại, phân tích sai lầm và học hỏi chúng.
Khẩu hiệu về sự xem trọng công việc của chính mình, đồng cảm với tất cả mọi
người từ khách hàng, những người sử dụng dịch vụ và những đồng đội, cộng sự
trong công ty luôn được đặt lên hàng đầu.

Điều này khiến cho mỗi nhân viên cảm thấy hài lòng và làm việc hiệu quả
hơn. Rất nhiều nhân tài mong muốn gắn bó và cống hiến phát triển tại ngôi nhà
lớn này. Chính vì vậy, để doanh nghiệp của mình có thể ngày càng phát triển, mỗi
doanh nghiệp nên xây dựng cho mình văn hóa thật đúng đắn, chú trọng mối quan
hệ giữa người với người, qua đó có thể tồn tại và phát triển ngày một lớn mạnh

HW2

Vinamilk là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng
tính nhất quán và minh bạch trong kinh doanh. Đặc biệt, văn hóa doanh nghiệp
Vinamilk được xây dựng và áp dụng rất hiệu quả trong việc thu hút và giữ chân
nhân tài. Chính những điều này đã góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp, trở thành một trong những môi trường làm việc hàng đầu và đồng thời
cũng chiếm một vị thế vô cùng lớn trong lòng người tiêu dùng Việt.

Hướng tới tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về
sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người” với sứ mệnh
“Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng
đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội”, Vinamilk đã hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi : Chính trực,
Tôn trọng, Công bằng, Đạo đức, Tuân thủ. Từ đó xác định được các giá trị và
chính sách rõ ràng cho văn hóa doanh nghiệp của mình.
Vinamilk chia nhỏ văn hóa doanh nghiệp thành 3 cấp độ. Đối với nhà lãnh
đạo: Toàn bộ thành viên công ty cần phải nỗ lực để mang lại lợi ích cho các cổ
đông, đồng thời bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên vốn có của toàn doanh
nghiệp. Đối với nhân viên: Ban lãnh đạo cần phải đối xử tôn trọng và tạo điều
kiện tốt nhất cho nhân viên phát triển trên quan hệ bình đẳng, xây dựng và duy
trì văn hoá thân thiện, cởi mở. Đối với khách hàng: Doanh nghiệp cần phải cam
đoan cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Ngoài ra, các hàng hoá và sản
phẩm phải đạt tiêu chuẩn cao và minh bạch giá cả trong mọi giao dịch.

Bước khởi đầu trong hành trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của
Vinamilk là xây dựng sổ tay mang tên “Hải trình Vinamilk”. Sổ tay văn hóa doanh
nghiệp Vinamilk bao gồm 6 nguyên tắc chính. Trách nhiệm: Khi có vấn đề hay
sự việc gì xảy ra, nguyên nhân đầu tiên đều là do bạn, đừng đổ lỗi cho ai cả.
Hướng kết quả: Nói chuyện và thỏa thuận với nhau bằng lượng hoá. Sáng tạo và
chủ động: Đừng bao giờ nói “không” mà bạn hãy luôn tìm kiếm ít nhất 2 biện
pháp. Hợp tác: Người lớn không cần được người lớn giám sát mà cần người cùng
hợp tác. Vì vậy, nhân viên hãy hợp tác cùng nhau dựa trên các nguyên tắc bình
đẳng. Chính trực: Không được đổi trắng thay đen, bản thân phải chịu trách nhiệm
với mọi hành vi và lời nói của mình. Xuất sắc: Bạn phải là người học sâu hiểu
rộng, có chuyên môn cao và là chuyên gia đạt tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực
của mình.

Ngoài ra, ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của tổ chức cần nắm vững 7
hành vi lãnh đạo trong văn hóa tổ chức của công ty Vinamilk sau đây: Làm việc
theo kế hoạch cụ thể, báo cáo rõ ràng và KPIs đầy đủ, lãnh đạo cần phải khuyến
khích, động viên và quan tâm nhân viên đúng lúc, quan sát và đào tạo những nhân
viên có năng lực tốt, tạo một môi trường làm việc tốt, thoải mái đồng thời phải
gắn kết nhân viên của các phòng ban lại với nhau, không ngừng thay đổi và đưa
ra những sáng kiến hay các ý tưởng sáng tạo độc đáo, có cách cư xử văn hoá,
chính chắn trong mọi công việc và tình huống, lãnh đạo vừa là người cầm lái vừa
là người phục vụ.

Văn hóa của công ty Vinamilk không chỉ tác động đến bên trong doanh
nghiệp mà còn ảnh hưởng đến bên ngoài tổ chức với nhiều điểm nổi bật. Bên
trong doanh nghiệp, với 35 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã xây dựng
một nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt mà ở đó nhân viên có một môi trường
làm việc thân thiện và có thể thỏa sức phát huy sáng tạo. Nhờ đó, hơn 4000 cán
bộ, nhân viên Vinamilk đã thành công đưa Vinamilk trở thành thương hiệu dinh
dưỡng hàng đầu ở Việt Nam. Thứ hai, bên ngoài doanh nghiệp, Vinamilk đã xây
dựng một văn hóa công ty phát triển mạnh mẽ và khác biệt với các đối thủ trong
cùng ngành kinh doanh. Văn hóa của doanh nghiệp này sở hữu nhiều mặt nổi bật
như: Đối với Luật pháp và cơ quan nhà nước, Vinamilk luôn tôn trọng và cam kết
mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ theo quy định của pháp luật; đối với người
tiêu dùng, khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác đầu tư, cổ đông, sản phẩm của
Vinamilk luôn hướng tới sứ mệnh là mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
tốt nhất. Đồng thời, Vinamilk cũng luôn đặt lợi ích cho người tiêu dùng lên hàng
đầu. Vinamilk luôn nhìn nhận khách hàng như là một đối tác kinh doanh trên cơ
sở đôi bên cùng có lợi. Tôn trọng lợi ích lẫn nhau là phương châm quan trọng và
thiết yếu trong mối quan hệ của Vinamilk với các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.

Từ đó đã xây dựng được những lợi thế cạnh tranh nhất định cho doanh
nghiệp. Thứ nhất, Chúng ta có thể thấy Vinamilk là một thương hiệu mạnh,
thương hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy đem lại cho công ty rất nhiều lợi thế trong
việc đưa một sản phẩm mới tới thị trường, khách hàng và người tiêu dùng. Thứ
hai, Công ty vinamilk xây dựng được hệ thống phân phối lớn. với hơn 180 nhà
phân phối cùng với 80.000 nhà bán lẻ trong hệ thống kênh phân phối của mình.
Một hệ thống kênh phân phối lớn sẽ giúp hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công
ty, phân phối hàng hóa được đảm bảo thuận lợi nhất. Thứ ba, công ty xây dựng
được các nhà máy sản xuất với 3 nhà máy sản xuất lớn. Cùng với đó xây dựng
được vùng nguyên liệu sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật nên công ty làm
chủ được chất lượng sản phẩm cạnh tranh lại với những hãng sản xuất khác trên
thị trường. Thứ tư, đa dạng hóa sản phẩm, với nhiều mặt hàng, chủng loại sản
phẩm được công ty phân phối ra thị trường là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của
công ty đối với những đối thủ còn lại. Với hơn 200 mặt hàng do làm chủ được
công nghệ, đồng thời kiểm soát được chất lượng sản phẩm cùng với đó là kiểm
soát được từ khâu nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ nên mức giá của công ty có
sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Như vậy có thể thấy công ty Vinamilk đã
xây dựng cho mình được những lợi thế cạnh tranh khá hoàn hảo trên thị trường.
Và chính nhờ những đặc điểm trong văn hóa của doanh nghiệp đã góp phần củng
cố và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong xuyên suốt quá trình hoạt động, đem lại
một môi trường làm việc hàng đầu, với đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu về văn hóa trong doanh nghiệp ở khắp các cấp độ nhân viên,
vì con người chính là mấu chốt cho sự thành công của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, văn hóa của công ty Vinamilk còn
có một số hạn chế khi đã quá chú trọng vào văn hóa công ty ở môi trường bên
ngoài mà văn hóa nội bộ vẫn chưa thực sự chuẩn mực. Do vậy vinamilk nên có
những hoạt động định hướng văn hóa công ty ngay từ khâu tuyển dụng tới xuyên
suốt các quá trình làm việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra Vinamilk cũng nên đem
lại nhiều cơ hội để nhân viên có thể thoải mái bộc lộ được suy nghĩ của bản thân,
cần đem lại một môi trường cởi mở, minh bạch và chú trọng hơn đến trải nghiệm
của nhân viên ở mọi cấp độ, nâng cao tinh thần đoàn kết, cùng hợp tác, cùng
hướng tới mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp.

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp nếu muốn tồn tại lâu dài trong thị trường hiện nay.
Vinamilk đã áp dụng xây dựng thành công những đặc điểm văn hóa cho riêng
mình, từ đó đem lại một môi trường làm việc hàng đầu, vượt qua các thương hiệu
nước ngoài và nội địa để giữ vị trí là thương hiệu số 1 Việt Nam - thương hiệu
được người tiêu dùng lựa chọn mua nhiều nhất.

HW3

Văn hóa doanh nghiệp chính là gốc rễ, là các giá trị tồn tại lâu dài của
doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Văn hóa doanh nghiệp là
những đặc điểm nổi bật, khác biệt, mang đặc trưng riêng mà không hề bị lẫn lộn
với các doanh nghiệp khác, mục đích chính là tăng cường tiềm lực, khuyến khích
phát huy tối đa sức sáng tạo của nhân viên, tạo động lực làm việc và tăng lợi
nhuận của công ty. Ngày nay thì văn hóa doanh nghiệp đã dần trở thành một phần
không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại lâu dài trong thị trường
luôn luôn biến động không ngừng như hiện nay.

Những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp có thể được nhìn nhận thông
qua nhữung dấu hiệu, biểu hiện, biểu trưng điển hình. Trong đó biểu trưng được
chia thành Biểu trưng trực quan và biểu trưng phi – trực quan. Nếu biểu trưng phi
– trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận thức đạt được ở
các thành viên và những người hữu quan về văn hóa công ty thì biểu trưng trực
quan ở đây được hiểu là các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của
văn hóa công ty, dưới hình thức dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy những
giá trị, triết lý cần được tôn trọng. Các biểu trưng trực quan điển hình ta thường
thấy: đặc trưng kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất; logo, khẩu hiệu, ấn phẩm
điển hình; trang phục; hội họp, nghi lễ, nghi thức (các hoạt động, sự kiện văn hóa
– xã hội chính thức nhằm thắt chặt mối quan hệ với tổ chức); các câu chuyện, tấm
gương điể hình; ngôn ngữ, khẩu hiệu, cách nhân viên trong công ty ứng xử, giao
tiếp với nhau;…
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những thành công vang dội của Google
– gã khổng lồ công nghệ, với nhiều điểm nổi, được nhiều doanh nghiệp khác học
hỏi theo. Nhờ xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vững chắc, Google đã cực
kỳ thành công trong việc giữ chân nhiều nhân tài kiệt xuất. Google đã đạt 15 giải
thưởng chỉ trong năm 2019 của Comparably, với các hạng mục “Văn hóa doanh
nghiệp tốt nhất”, “Giám đốc điều hành xuất sắc nhất” và “Nơi làm việc tốt nhất
cho phụ nữ”. Fortune cũng ghi danh Google vào danh sách top công ty tuyệt vời
nhất để làm việc, và Google cũng nằm trong danh sách nơi làm việc tốt nhất trên
thế giới. Về các biểu trưng trực quan, Google đã xây dựng cho mình những đặc
điểm riêng biệt, đặc sắc mà không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể làm
được.

Google cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhân viên của họ sẽ không
bị vướng bận những chuyện ngoài lề, và có thể tập trung hoàn toàn cho công việc.
Do vậy, Google thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của nhân viên: ban lãnh đạo cố
gắng đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhà ăn, sân tập thể thao,
phòng giặt đồ, xe đưa đón nhân viên… đảm bảo cho nhân viên vững tâm và tập
trung hoàn thành tốt công việc được giao. Ở Google không chỉ có một văn phòng
làm việc như mơ mà còn có một chế độ đãi ngộ như thiên đường dành cho nhân
viên của mình, giúp họ có được môi trường làm việc thoải mái và sáng tạo nhất,
giúp phát huy hết khả năng mà mỗi nhân viên đang có.

Google luôn cung cấp sẵn sàng đồ ăn, thức uống cho nhân viên, trở thành
một nét văn hóa đại diện cho hình ảnh văn phòng của Google. Tại văn phòng làm
việc của Google có đến 3 quán ăn tự phục vụ, trong đó có tối thiểu 6 đến 8 khu
vực ẩm thực với đầy đủ đồ ăn nhẹ miễn phí, 2 nhân viên pha chế café và đồ uống
luôn sẵn sàng phục vụ, gian đồ ăn tráng miệng theo phong cách những năm 1950,
hàng dài tủ lạnh với đồ uống miễn phí... Vào cuối buổi làm việc của thứ 6 hàng
tuần sẽ có một bàn dài với đầy đủ thức ăn, bia và rượu để các nhân viên Google
“liên hoan” kết thúc tuần làm việc căng thẳng. Không chỉ phục vụ các món ăn
mặn, khu vực ẩm thực của Google còn cung cấp các món ăn chay nhằm phục vụ
cho những nhân viên của Google không ăn thịt.

Văn phòng của Google được trang trí với đầy màu sắc, góp phần làm cho
nhân viên làm việc ở đây cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Cách trang trí nội
thất tại Google được đánh giá là trẻ trung và năng động. Điểm nổi bật trong phong
cách trang trí bên trong văn phòng của Google là mọi người có thể thoải mái làm
việc ở bất kỳ đâu mình thích, mà không nhất thiết phải luôn ngồi trước máy vi
tính của bàn làm việc. Điều này tạo ra tâm lý thoải mái và tự do nhất để các nhân
viên của hãng có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới. Hơn nữa, nhân viên luôn được
chăm sóc khi làm việc tại văn phòng: bên trong trụ sở làm việc của Google có
một phòng tập thể dục với các trang thiết bị hiện đại, mở cửa suốt 24 giờ cho
những nhân viên nào ở lại làm việc tại văn phòng của Google, có những phút vận
động cơ thể. Bên cạnh đó, Google còn bố trí các bác sĩ để khám bệnh cho nhân
viên nếu họ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có cả một salon cắt tóc để chị em phụ
nữ “làm đẹp” khi cần. Nhân viên Google có thể vui chơi, thư giãn bất cứ lúc nào
mình muốn. Google trang bị một bức tường để những ai yêu thích mạo hiểm có
thể leo núi trong nhà, sân bóng đá, bán đánh bi-a, bóng rổ và hàng chục bộ ghế
mát-xa có giá 5.000 USD được Google nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Nếu
không muốn sử dụng ghế mát-xa, các nhân viên có thể tìm đến salon mát-xa ngay
bên trong trụ sở của Google, với 3 đến 4 nhà trị liệu mát-xa đã được cấp phép.
Các nhân viên có thể được mát-xa thư giãn trong suốt cả giờ đồng hồ mà không
phải trả bất kỳ khoản tiền nào. Với những ai theo đạo, Google bố trí hẳn một
phòng cầu nguyện để họ có thể làm lễ vào thời điểm nào đó trong ngày. Nếu thích
chơi game, các nhân viên có thể giải trí trên các máy Wii và Xbox được bố trí rải
rác bên trong trụ sở của Google, với hàng ngàn đầu game khác nhau. Nhân viên
muốn mua 1 chiếc guitar, Google quyết định xây hẳn cả một studio nhạc. Có một
câu chuyện thú vị được Steve Yegge – nhân viên của Google chia sẻ: một ngày,
Yegge cảm thấy ganh tị với chiếc đàn piano mà bạn của anh đang sở hữu, nên đã
gửi email lên ban lãnh đạo để hỏi xem liệu anh có được sở hữu một chiếc đàn
guitar hay không. Ban lãnh đạo trả lời rằng đây là một ý kiến khá thú vị và sẽ xem
xét. Một tháng trôi qua, Yegge bắt đầu thấy thất vọng vì không thấy có động thái
nào từ ban lãnh đạo Google, tuy nhiên anh vẫn kiên trì gửi 1 email khác lên ban
lãnh đạo với hy vọng sẽ có sự biến chuyển. Ngay lập tức, anh nhận được email
phản hồi: “Xin lỗi, tôi đã không nói với anh. Chúng tôi đã gửi yêu cầu này lên
ban Giám đốc và chúng tôi đã quyết định sẽ xây dựng một studio nhạc”. Và bây
giờ, Google có hẳn một studio nhạc bên trong trụ sở của mình, với 2 phòng riêng
biệt: một phòng với những loại nhạc cụ điện tử hiện đại, một phòng với những
loại nhạc cụ cổ điển. Tất cả đều được cách âm, để cho phép các nhân viên thỏa
sức thể hiện tài năng âm nhạc của mình bất cứ lúc nào mà không sợ làm phiền
người khác.

Hàng năm, Google đều tặng nhân viên những chuyến du lịch miễn phí.
Không chỉ giúp các nhân viên có những phút giây thư giãn sau thời gian làm việc
căng thẳng, những chuyến du lịch này còn giúp các nhân viên của Google có được
sự gắn kết với nhau hơn. Google sẽ lo mọi chi phí cho chuyến đi, từ phương tiện
di chuyển, phòng ở khách sạn, các dịch vụ khách sạn, trò chơi và thậm chí tiền
học các môn thể thao trong quá trình đi du lịch, như học lướt ván, trượt tuyết...
Không phải tất cả các nhân viên đều phải đi chung trong 1 chuyến du lịch, Google
thường đưa ra nhiều sự lựa chọn, sau đó chia ra thành từng nhóm đi đến những
nơi khác nhau. Không chỉ dừng lại ở đó, mỗi mùa hè, Google sẽ tổ chức cho nhân
viên tham gia những chuyến dã ngoại mà họ có thể mang theo cả gia đình mình.
Hàng năm, nhân viên của Google sẽ nhận được những món quà từ phía công ty
Hàng năm, Google đều tặng những món quà cho các nhân viên của mình, thường
là vào những dịp Giáng sinh và thường chính là những sản phẩm của công ty.
Điện thoại Android là món quà mà Google lựa chọn nhiều nhất. Ngoài ra, đôi khi
công ty cũng tặng những món quà bất ngờ cho nhân viên mà không cần có lý do.
Đôi khi chỉ là những món quà nhỏ rẻ tiền, nhưng có có thể là những món quà có
giá trị cao.

Không dừng lại ở đó, Google thường xuyên tổ chức những bữa tiệc ngẫu
nhiên không vì lý do gì để động viên và khuyến khích nhân viên làm việc. Đôi
khi là những bữa tiệc ngọt chỉ với bánh và trái cây, nhưng đôi khi là những buổi
ra ngoài cùng nhau đi xem phim, hay có thể cùng nhau đi ra ngoài để “chè chén”,
nhất là vào những ngày đẹp trời. Tòa nhà Googleplex, trụ sở chính của Google,
có bề ngoài trông như một quán cà phê với bàn ghế đủ màu được bày trong sân,
nơi mà nhân viên Google thích ngồi tán chuyện với các đồng nghiệp. Google
không ràng buộc giờ giấc làm việc của nhân viên vì yên tâm rằng họ đã tuyển
dụng những người giỏi và những người giỏi luôn luôn tự trọng, ham làm việc và
mong muốn chứng tỏ sự hiệu quả của mình.

Trụ sở của Google này là một chuỗi các tòa nhà thâm thấp đứng sát nhau,
trông giống như ký túc xá đại học hơn là trụ sở của một tập đoàn hàng đầu thế
giới. Bốn bề văn phòng được dát toàn kính màu, với đủ những điều hấp dẫn: ba
bữa ăn miễn phí mỗi ngày, một bể bơi tạo sóng ngoài trời miễn phí, phòng tập thể
thao trong nhà, một nhà trẻ cho cán bộ nhân viên có thể gửi con.

Vai cương vị là công chúng, em cảm thấy Google thực sự là một môi trường
làm việc hàng đầu thông qua toàn bộ những biểu trưng trực quan vừa nêu trên.
Chính bởi sự quan tâm tới mọi mặt đời sống của cán bộ nhân viên mà Google đã
có cho mình được đội ngũ nhân sự tài năng, tâm huyết, cống hiến hết mình vì
mục tiêu chung của công ty. Văn hóa trong công ty của Google thực sự mang
những đặc điểm mà các doanh nghiệp khác nên hướng tới học hỏi theo, để từ đó
góp nhặt, chọn lọc và xây dựng được văn hóa hoàn chỉnh, riêng biệt, đáp ứng nhu
cầu của mọi đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững và có chỗ đứng cao trong thị trường hiện nay.
HW4

Giá trị tổ chức là những niềm tin, triết lý và nguyên tắc thúc đẩy hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, được thể hiện qua cách thức mà một tổ chức, doanh
nghiệp sẽ hoạt động và tạo bản sắc cho chính mình. Giá trị tổ chức đóng vai trò
như một kim chỉ nam giúp điều hướng, dẫn dắt mọi hành vi, quyết định và hành
động của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Xác định được rõ ràng và chính xác
giá trị của tổ chức chính là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi doanh nghiệp.

Đến với Microsoft, giá trị của công ty luôn nhất quán với sứ mệnh, làm nền
tảng tạo dựng nét văn hóa riêng và thể hiện rõ nét lời khẳng định về cách công ty
đối đãi với nhân viên, khách hàng và đối tác. Chính nhờ điều này đã khiến
Microsoft trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ hàng đầu về “danh
tiếng doanh nghiệp”, đánh bại hàng loạt đối thủ nặng ký như Sony, Google,
Apple… Hướng tới sứ mệnh là truyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành
tinh sức mạnh và khả năng để họ đạt được nhiều hơn, nhận ra được tiềm năng đầy
đủ của họ; Microsoft đã xác định cho mình những giá trị cốt lõi sau đây: Tôn
trọng - Chúng tôi nhận ra rằng suy nghĩ, cảm xúc và hoàn cảnh của người khác
cũng quan trọng như của mình; Chính trực - Chúng tôi sống và làm việc trung
thực, có đạo đức và đáng tin cậy; và Trách nhiệm giải trình - Chúng tôi chịu toàn
bộ trách nhiệm cho các quyết định, hành động và kết quả của mình.

“Chúng tôi nhận ra rằng suy nghĩ, cảm xúc và hoàn cảnh của người khác
cũng quan trọng như của mình”. Microsoft luôn đặt việc tôn trọng con người lên
hàng đầu, đây chính là nền tảng cho các quyết định ở Microsoft. Gã khổng lồ về
công nghệ này quan niệm tôn trọng sự sáng tạo của nhân viên sẽ thúc đẩy họ phát
triển, sáng tạo ra nhiều phần mềm ứng dụng cao trong cuộc sống. Công ty đã
tuyên bố: “Không quan trọng bạn là ai, không quan trọng nơi bạn sống hoặc
những gì bạn làm. Khi tiềm năng của bạn đi đúng hướng, nó có thể dẫn dắt bạn
đến bất cứ nơi nào. Tại Microsoft, chúng tôi không thấy có giới hạn cho trí tưởng
tượng của con người. Đó là những gì truyền cảm hứng cho chúng tôi. Và đó là lý
do tại sao chúng tôi tạo phần mềm giúp người dân và doanh nghiệp đạt được tiềm
năng của họ”. Microsoft trân trọng mọi đóng góp của các cá nhân trong toàn công
ty, coi những câu chuyện rất riêng của họ là những gì khiến công ty trở thành một
trong những công ty năng động nhất trên toàn cầu. “Nhân viên của chúng tôi đại
diện cho nhiều cộng đồng và nền văn hóa trên thế giới, cùng nhau chung tay để
giúp mọi người đạt được thành tích cao hơn”. Microsoft luôn tạo điều kiện để
nhân viên có thể nâng cao được kĩ năng của bản thân, đầu tư và tạo dựng những
cơ hội để họ được phát triển. Microsoft có thể đặc biệt tự hào về công việc mà
nhân viên có thể làm mỗi ngày, và những tác động mà họ đưa được đến thế giới
xung quanh. Tôn trọng, quan tâm tới mọi người, Microsoft trở thành một trong
những môi trường làm việc tuyệt vời nhất tại châu Âu và trên toàn cầu. Lãnh đạo
của Microsoft luôn nỗ lực để gia tăng độ linh hoạt, đa dạng hóa các cơ hội nghề
nghiệp và xây dựng lộ trình tự đào tạo phát triển công việc cho nhân viên, đáp
ứng nhu cầu thay đổi công việc và phát triển phù hợp với tốc độ phát triển của xã
hội. Microsoft luôn liên tục kiến tạo không gian làm việc, từ đó nhân viên có thể
đóng góp ý tưởng cá nhân và đều có chung một niềm đam mê: “Tạo ra những
công nghệ thay đổi thế giới”. Chính nhờ sự tôn trọng với từng cá nhân này mà
Microsoft đã trở thành nơi thu hút được nhiều nhân tài khắp nơi trên thế giới,
đồng thời tạo sự yêu thích và gắn bó với doanh nghiệp, trở thành lợi thế cạnh
tranh đáng gờm đối với các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng và doanh nghiệp
ở mọi lĩnh vực trên thế giới nói chung.

Không những vậy, Microsoft còn tạo nên mạng lưới kết nối cả những cựu
nhân viên của công ty lại cùng nhau. Theo quan niệm của Microsoft, mạng lưới
cựu nhân viên giúp cá nhân kết nối được với những điều họ yêu thích khi làm
việc tại Microsoft. Đó không chỉ là công nghệ, môi trường học hỏi, tinh thần thiện
nguyện, mà quan trọng hơn cả là yếu tố con người trong công ty.
Microsoft coi thành công của khách hàng chính là chìa khóa thành công
của công ty. Microsoft luôn coi trọng trải nghiệm của khách hàng, luôn có những
cải tiến, đổi mới liên tục trong công nghệ. “Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể
là, và cần phải là một công cụ phục vụ cho những mục đích cao cả, đồng thời
những cải tiến có ý nghĩa sẽ có thể góp phần xây dựng một thế giới tươi sáng hơn,
dù là theo những cách nhỏ hay lớn”. Microsoft luôn cố gắng kết nối rộng rãi với
khách hàng, hiểu biết các nhu cầu của họ và cách họ sử dụng công nghệ và cung
cấp giá trị thông qua các thông tin, hỗ trợ giúp khách hàng nhận ra tiềm năng của
họ.

“Chúng tôi sống và làm việc trung thực, có đạo đức và đáng tin cậy.”
Microsoft luôn khắc sâu lòng tin của khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, đem lại cho người dùng những công cụ hỗ trợ tốt nhất, bảo mật, riêng
tư và đáng tin cậy nhất. Công ty tin rằng khi thiết kế theo đúng tâm niệm phục vụ
con người, AI có thể mở rộng khả năng của bất kỳ khách hàng, giúp họ có thêm
thời gian sáng tạo và theo đuổi các mục tiêu chiến lược, đồng thời giúp họ và tổ
chức đạt được nhiều điều hơn. Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng
được Microsoft ưu tiên hàng đầu. Các sản phẩm của Microsoft đều mang lại cho
khách hàng những trải nghiệm tốt nhất mà không phải lo lắng về các mối đe dọa
với dữ liệu cá nhân, xây dựng được nơi làm việc với quyền riêng tư bền vững.

“Chúng tôi chịu toàn bộ trách nhiệm cho các quyết định, hành động và kết
quả của mình”. Microsoft luôn sẵn sàng đảm nhận những thách thức lớn và đối
mặt với chúng, đồng thời cũng chịu trách nhiệm với mọi cam kết, kết quả và chất
lượng cho khách hàng, cổ đông, đối tác và nhân viên.

Chính nhờ ba giá trị cốt lõi Tôn trọng - Chính trực - Trách nhiệm giải trình
đã đóng góp không hề ít vào việc gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
có thể tự tin trở thành công ty hàng đầu trong các doanh nghiệp kinh doanh cùng
ngành. Nhờ sự tôn trọng với từng cá nhân, Microsoft đã trở thành nơi thu hút
được nhiều nhân tài khắp nơi trên thế giới, đồng thời tạo sự yêu thích và gắn bó
với doanh nghiệp, khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đều có thể phát huy tối đa
năng lực của bản thân, từ đó trở thành lợi thế cạnh tranh đáng gờm đối với các
doanh nghiệp cùng ngành nói riêng và doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực trên thế giới
nói chung khi Microsoft luôn có cho mình đội ngũ nhân tài xuất sắc hội tụ từ khắp
nơi trên thế giới. Nhờ vậy mà Microsoft mới có thể sở hữu hàng loạt những sản
phẩm tiện ích với người dùng, đem lại trải nghiệm tuyệt đối, chiếm được một thị
phần vô cùng lớn trong thị trường. Yếu tố chính trực và chịu trách nhiệm cũng
giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, khi khách hàng cũng như mọi
đối tượng hữu quan khác có thể an tâm hợp tác cùng Microsoft để đáp ứng, thỏa
mãn nhu cầu của bản thân mà không phải chịu nhiều rủi ro về bảo mật, quyền
riêng tư hay các vấn đề về trách nhiệm mà không phải công ty nào cũng có được.

Trước những biến đổi không ngừng ngày nay, ngày càng có nhiều hơn
những công ty về công nghệ mọc lên, trở thành một thách thức không hề nhỏ đối
với Microsoft. Microsoft cần giữ vững cho mình những tầm nhìn, sứ mệnh, giá
trị cốt lõi, cách làm việc của mình, đồng thời đẩy mạnh quá trình cải tiến, sáng
tạo, phát triển, qua đó đem lại những sản phẩm tiện ích, đáp ứng nhu cầu và làm
thỏa mãn người dùng, tránh những thất bại về sản phẩm do tính ứng dụng không
cao như đã vài lần xảy ra.

Do đó, việc xác định rõ ràng và chính xác giá trị tổ chức là mục tiêu hàng
đầu, ưu tiên trong mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mang tính sống còn,
mang lại những lợi ích thiết thực và đóng góp vô cùng lớn vào việc tạo hình ảnh
mong muốn và thành công của tổ chức, gắn trực tiếp với chiến lược của doanh
nghiệp. Từ đó tạo dựng cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, tạo sự thỏa mãn
khách hàng cao, đem lại thương hiệu cho tổ chức.

HW5
Bộ quy tắc ứng xử COC (Code of Conduct) là tài liệu hướng dẫn các thành
viên trong tổ chức, doanh nghiệp về những nguyên tắc hành động giúp triển khai
các hoạt động một cách trung thực và chính trực; là lời tuyên bố chính thức về
chính sách hoạt động của tổ chức; là một khuôn khổ pháp lệnh đối với tất cả mọi
nhân viên. COC được biểu hiện dưới hình thức là các nguyên tắc quy định về
hành vi ứng xử trong các mối quan hệ với các đối tượng hữu quan.

Bộ quy tắc ứng xử COC đóng vai trò quan trọng trong việc xác định niềm
tin, tăng cường nhận thức của nhân viên, khích lệ và chính thức hóa việc đối thoại,
xây dựng sự đồng thuận, hướng dẫn ra quyết định và hoạt động, là chỗ dựa tìm
lời khuyên, là nơi cổ vũ nhân viên khai báo những hành vi sai trái và các vấn đề
quan tâm khác. COC góp phần chỉ rõ các lĩnh vực, vấn đề trọng tâm liên quan
đến giá trị và kỳ vọng nhân viên thực hiện, giúp nhân viên xây dựng niềm tin và
cam kết. Do vậy mà việc xây dựng cho mình một Bộ quy tắc ứng xử trở thành
một điều cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có.

Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng
tiêu dùng nhanh. Những mặt hàng mà Unilever chuyên sản xuất rất đa dạng, từ
mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy cho đến kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm và hơn
thế. Hiện Unilever đang có mặt tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, trong đó Unilever bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1995.
Unilever tin tưởng vào việc phát triển có trách nhiệm và bền vững. Nhờ Bộ quy
tắc ứng xử trong kinh doanh, Unilever có thể dễ dàng hệ thống hóa các giá trị của
công ty, làm rõ các kỳ vọng với nhân sự. Thông qua việc hành xử theo quy tắc,
Unilever mong muốn sẽ mang các giá trị và mục đích vào cuộc sống hàng ngày
trong mọi việc mà công ty thực hiện.

Về tiêu chuẩn ứng xử, Unilever cam kết thực hiện các hoạt động của mình
với sự trung thực, chính trực và cởi mở, cũng như tôn trọng quyền con người và
lợi ích của nhân viên. Công ty cũng sẽ tôn trọng lợi ích hợp pháp tương đương
của những người có quan hệ hợp tác với họ, cam kết minh bạch trong mọi hoạt
động để đảm bảo các bên liên quan tin tưởng vào hoạt động của mình. Tiếp đó,
các công ty và nhân viên của Unilever phải tuân thủ pháp luật và các quy định
của các quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Đối với nhân viên, Unilever cam kết xây dựng môi trường làm việc nhằm
thúc đẩy sự đa dạng chủng tộc, hòa nhập, học tập suốt đời và cơ hội bình đẳng,
bao gồm cả những người khuyết tật. Doanh nghiệp tin tưởng vào một nơi làm
việc có sự tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng nhân quyền và không có phân biệt đối
xử. Unilever hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên, đảm bảo điều
kiện làm việc an toàn. Họ sẽ chỉ tuyển dụng, thuê và thăng chức cho nhân viên
dựa trên trình độ và năng lực cần thiết để đảm bảo thực hiện được công việc; chi
trả cho nhân viên mức thù lao bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu hợp
pháp và phù hợp với các tiêu chuẩn ngành trong thị trường mà họ hoạt động; cam
kết chi trả cho nhân viên mức lương đủ sống, đảm bảo họ có thể đáp ứng nhu cầu
hàng ngày. Unilever cam kết sẽ không sử dụng bất kỳ lao động cưỡng bức, ép
buộc, buôn bán hoặc lao động trẻ em nào. Doanh nghiệp tôn trọng nhân phẩm của
cá nhân và quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể của nhân viên. Unilever
duy trì tốt việc trao đổi thông tin với nhân viên thông qua các quy trình thông tin
và tư vấn ở công ty; cung cấp các quy trình minh bạch, công bằng và bí mật để
nhân viên và bên thứ ba nêu lên quan ngại; không trả đũa những người tố giác
hoặc các nhân viên đã nêu lên các vấn đề với doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng, Unilever cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ có thương hiệu và có mục đích, luôn mang lại giá trị cả về giá cả và chất lượng,
đồng thời đảm bảo an toàn khi sử dụng đúng mục đích sử dụng. Các sản phẩm và
dịch vụ phải được ghi nhãn, quảng cáo và truyền thông chính xác và phù hợp.
Đối với các cổ đông, Unilever sẽ tiến hành mọi hoạt động theo các nguyên tắc
được chấp nhận quốc tế về quản trị doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp sẽ cung cấp
thông tin kịp thời, thường xuyên và đáng tin cậy về các hoạt động, cơ cấu, tình
hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cho tất cả cổ đông. Unilever cam
kết xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với các nhà cung cấp, khách hàng và đối
tác kinh doanh. Trong giao dịch kinh doanh, Unilever hy vọng các đối tác của
mình tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh phù hợp với các nguyên tắc của doanh
nghiệp. Điều này có nghĩa là tuân thủ chính sách bên thứ ba và cam kết hợp tác
để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và hành tinh này. Unilever
sẽ phối hợp với các đối tác này để nâng cao tiêu chuẩn nhằm đảm bảo nhân viên
của họ được trả mức lương đủ sống và không sử dụng lao động cưỡng bức, ép
buộc, buôn bán hoặc lao động trẻ em.

Unilever cũng đưa ra những quy tắc ứng xử sau đây. Tuân thủ – Giám sát
– Báo cáo. Tuân thủ các nguyên tắc là một yếu tố thiết yếu đảm bảo thành công
trong kinh doanh của Unilever. Hội đồng Quản trị Unilever chịu trách nhiệm đảm
bảo các nguyên tắc này được áp dụng trên toàn bộ Unilever. Giám đốc Điều hành
chịu trách nhiệm thực thi các nguyên tắc này và được hỗ trợ bởi Ủy ban Chính
sách và Quy tắc Toàn cầu do Giám đốc Pháp lý đứng đầu. Trách nhiệm hàng ngày
được ủy quyền cho tất cả quản lý cấp cao tại các khu vực địa lý, bộ phận, phòng
ban và công ty điều hành. Họ chịu trách nhiệm thực thi các nguyên tắc này, được
hỗ trợ bởi Ủy ban Liêm chính trong Kinh doanh địa phương. Tiêu chí đảm bảo
tuân thủ được thiết lập và theo dõi hàng năm. Việc tuân thủ có thể được xem xét
bởi Hội đồng Quản trị và được hỗ trợ bởi Ủy ban Trách nhiệm Doanh nghiệp
hoặc Ủy ban Kiểm toán nếu liên quan đến các vấn đề tài chính và kế toán. Mọi vi
phạm Quy tắc này đều phải được báo cáo. Hội đồng Quản trị Unilever sẽ không
chỉ trích ban giám đốc vì bất kỳ tổn thất kinh doanh nào xuất phát từ việc tuân
thủ những quy tắc này và các chính sách bắt buộc khác. Quy định được thiết lập
để nhân viên có thể báo cáo một cách bảo mật và không nhân viên nào phải chịu
hậu quả vì đã báo cáo. Tham gia với Cộng đồng. Unilever nỗ lực trở thành một
công dân doanh nghiệp đáng tin cậy và để thực hiện trách nhiệm của họ đối với
xã hội và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động, như một phần không thể thiếu
của xã hội. Đổi mới. Trong quá trình đổi mới khoa học để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng, công ty sẽ tôn trọng mối quan tâm của người tiêu dùng và xã
hội. Họ sẽ căn cứ vào cơ sở khoa học vững chắc, đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe
về an toàn sản phẩm. Cạnh tranh. Unilever tin tưởng vào sự cạnh tranh mạnh mẽ
nhưng công bằng và ủng hộ việc xây dựng luật cạnh tranh phù hợp. Các công ty
và nhân viên của Unilever sẽ tiến hành các hoạt động theo các nguyên tắc cạnh
tranh công bằng và tất cả các quy định hiện hành. Hành tinh. Unilever cam kết
thực hiện các cải tiến liên tục nhằm quản lý tác động đối với môi trường và nhằm
mục tiêu dài hạn là phát triển một doanh nghiệp bền vững. Unilever sẽ hợp tác
với các bên khác để thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, tăng cường hiểu biết
về các vấn đề môi trường và phổ biến hành động tốt. Các Hoạt động Cộng đồng
Các công ty Unilever được khuyến khích thúc đẩy và bảo vệ lợi ích kinh doanh
hợp pháp của họ. Unilever sẽ hợp tác với các chính phủ và tổ chức khác, cả trực
tiếp và gián tiếp thông qua các cơ quan như hiệp hội thương mại trong việc xây
dựng dự thảo luật và các quy định khác có thể ảnh hưởng đến lợi ích kinh doanh
hợp pháp. Unilever không ủng hộ các đảng phái chính trị hay đóng góp vào quỹ
của các nhóm có hoạt động được tính toán để thúc đẩy lợi ích của đảng phải. Hối
lộ và Tham nhũng. Unilever không đưa hay nhận hối lộ hoặc các lợi thế không
chính đáng khác cho hoạt động kinh doanh hoặc lợi ích tài chính, dù trực tiếp hay
gián tiếp. Nhân viên không được phép đề nghị, đưa hoặc nhận bất kỳ quà tặng
hoặc khoản thanh toán nào là hối lộ hoặc có thể được hiểu là hối lộ. Mọi yêu cầu
hoặc đề nghị hối lộ phải bị từ chối ngay lập tức và báo cáo cho ban giám đốc. Hồ
sơ kế toán của Unilever và các tài liệu hỗ trợ phải mô tả chính xác và phản ánh
bản chất của các giao dịch phía sau. Không được lập hay duy trì các tài khoản,
quỹ hoặc tài sản nào không được tiết lộ hay không được ghi nhận. Xung đột Lợi
ích. Tất cả nhân viên và những người khác làm việc cho Unilever phải tránh các
hoạt động cá nhân và lợi ích tài chính có thể mâu thuẫn với trách nhiệm của họ
đối với công ty. Nhân viên không được phép tìm kiếm lợi ích cho bản thân hoặc
người khác bằng cách lạm dụng chức vụ của mình. Dữ liệu. Unilever cam kết sử
dụng dữ liệu có trách nhiệm, có đạo đức và công bằng. Chúng ta thu thập và sử
dụng dữ liệu phù hợp với các giá trị của chúng ta, pháp luật hiện hành và tôn
trọng quyền riêng tư như một quyền của con người.

Unilever đã thực hiện khá tốt những quy tắc ứng xử của mình. Trong doanh
nghiệp Unilever Việt Nam, từ nhà quản trị cấp cao nhất cho đến những người
nhân viên sản xuất, tất cả mọi người luôn ý thức rằng làm sao để sản xuất ra
những sản phẩm không những đem lại lợi nhuận cho công ty mà điều quan trọng
hơn là những sản phẩm đó có lợi cho sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của người
tiêu dùng sản phẩm, được người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn. Unilever là nhãn
hàng được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Theo số liệu thống kê
năm 2016 của trang Jobstreet, Unilever là thương hiệu thuộc top 10 doanh nghiệp
có môi trường làm việc được đánh giá là tốt nhất Việt Nam. Công tác tuyển dụng
nhân sự của Unilever cũng như công tác quản lý được đánh giá chuyên nghiệp
hàng đầu trong số nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Unilever xây dựng môi trường
làm việc cao cấp với các chính sách lương thưởng cùng chế độ làm việc thân
thiện, cởi mở, chuyên nghiệp. Tại doanh nghiệp này, từ lãnh đạo cao cấp tới quản
lý đều mang tới những cơ hội rộng lớn cho nhân viên thăng tiến cao hơn. Bên
cạnh mức lương thỏa thuận, chính sách nhân sự Unilever rất thoả đáng như: đi
công tác đều được hưởng chế độ trợ cấp cùng nhiều chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn
khác. Unilever xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự mới và nguồn nhân sự nước
ngoài theo hệ thống khoa học. Nhân sự của công ty Unilever được phép tham gia
các chương trình đào tạo nhân lực cao cấp nước ngoài, được tiếp xúc với nhiều
nhân sự cấp cao ở các quốc gia khác. Đây chính là cơ hội để nhân sự có điều kiện
học tập và làm việc trong điều kiện tốt hơn và phục vụ cho chính doanh nghiệp.

Từ cuối năm 2010, lần đầu tiên Chủ tịch Tập đoàn Unilever toàn cầu, ông
Paul Polman, đã công bố Kế hoạch Phát triển Bền vững từ năm 2012 đến năm
2020 tại Việt Nam. Kế hoạch này hướng đến ba mục tiêu chính trên toàn cầu.
Theo đó, tính đến năm 2020 sẽ phát triển Tập đoàn lớn mạnh hơn, đồng thời giảm
½ tác động đối với môi trường; Sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn
nguyên liệu bền vững; Giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức
khỏe và cải thiện cuộc sống. Ngay từ những ngày đầu khi kinh doanh tại Việt
Nam, Unilever đã cam kết giúp người dân Việt Nam cải thiện cuộc sống thông
qua kết quả tăng trưởng kinh doanh vững chắc, đóng góp vào sự phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước, cũng như việc liên tục đầu tư vào những chương trình
phát triển xã hội, cộng đồng, và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường.
Unilever Việt Nam đã thực hiện những cam kết đó thông qua chương trình hợp
tác với chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ khác, các đơn vị đối tác và
khách hàng của mình, cũng như thông qua những đóng góp to lớn của các nhân
viên Unilever tại Việt Nam. Cho đến nay, với sự hỗ trợ của các cơ quan lực lượng
chức năng, Unilever VN đã đóng góp hơn 200 tỷ đồng cho hàng loạt các dự án
hỗ trợ cộng đồng trải dài trên phạm vi toàn quốc, trong đó có nhiều dự án tiêu
biểu như: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Chương trình P/S Bảo vệ nụ cười Việt
Nam, tài trợ 26 tỷ đồng xây nhà vệ sinh tại các trường tiểu học…

Bộ quy tắc ứng xử COC trở thành một phần không thể thiếu đối với các
doanh nghiệp để có thể phát triển đúng hướng, bền vững và lâu dài. Mỗi doanh
nghiệp nên xây cho mình một bộ quy tắc ứng xử phù hợp để có thể tồn tại trong
môi trường luôn biến đổi như hiện nay, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim
của người tiêu dùng.

HW6

Văn hóa doanh nghiệp chính là gốc rễ, là các giá trị tồn tại lâu dài của
doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Ngày nay thì văn hóa
doanh nghiệp đã dần trở thành một phần không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp
để có thể tồn tại lâu dài trong thị trường luôn luôn biến động không ngừng như
hiện nay. Những biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp có thể được nhìn nhận thông
qua những dấu hiệu, biểu hiện, biểu trưng điển hình. Trong đó biểu trưng được
chia thành Biểu trưng trực quan và Biểu trưng phi – trực quan. Nếu biểu trưng
phi – trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận thức đạt được
ở các thành viên và những người hữu quan về văn hóa công ty thì biểu trưng trực
quan ở đây được hiểu là các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dung của
văn hóa công ty, dưới hình thức dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy những
giá trị, triết lý cần được tôn trọng. Các biểu trưng trực quan điển hình ta thường
thấy: đặc trưng kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất; logo, khẩu hiệu, ấn phẩm
điển hình; trang phục; hội họp, nghi lễ, nghi thức (các hoạt động, sự kiện văn hóa
– xã hội chính thức nhằm thắt chặt mối quan hệ với tổ chức); các câu chuyện, tấm
gương điển hình; ngôn ngữ, khẩu hiệu, cách nhân viên trong công ty ứng xử, giao
tiếp với nhau;… Biểu trưng trực quan là một trong những yếu tố quyết định sự
thành bại của một doanh nghiệp.

Những năm gần đây, thị trường cà phê tại Việt Nam trở nên sôi động hơn
bao giờ hết, trong đó loại hình cung cấp cà phê đi kèm không khí môi trường
thưởng thức cà phê cũng đang ngày càng phát triển, nhất là đối với giới trẻ.
Highlands Coffee là một cái tên vô cùng quen thuộc trong thị trường cà phê Việt
Nam, với lịch sử gần 20 năm đồng hành cùng văn hóa cà phê người Việt. Với gần
300 quán trên 21/63 tỉnh thành trên khắp cả nước, xuất hiện trong hầu hết các
trung tâm thương mại, các tuyến phố lớn, những vị trí ngoài trời thuộc hàng đắt
giá, Highlands Coffee có lẽ là chuỗi cà phê thành công nhất tại Việt Nam. Để có
được vị trí trên thị trường như hiện nay, văn hóa doanh nghiệp của Highlands
Coffee chính là chìa khóa thành công then chốt của doanh nghiệp, mang những
đặc điểm mà không phải bất kì doanh nghiệp nào khác có thể có được, với tầm
nhìn, sứ mệnh là nâng tầm phát triển di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và lan
tỏa tinh thần tự hào đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Được định hướng từ
giá trị cốt lõi Tự hào Việt và chia sẻ cộng đồng về đất nước Việt Nam; luôn giữ
lửa đam mê; tôn trọng, liêm chính trong kinh doanh; đề cao tinh thần đồng đội,
hợp tác và quan tâm khách hàng; các biểu trưng trực quan của Highlands Coffee
là một trong những yếu tố biểu hiện được nét văn hóa doanh nghiệp độc đáo của
chuỗi cà phê lớn này.

Người sáng lập thương hiệu Highlands Coffee là ông David Thái, sinh năm
1972, quê quán tại Việt Nam, kiêm giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản
trị của công ty cổ phần Việt Thái. Vào năm 1979, ông theo gia đình định cư tại
tiểu bang Seattle, Hoa Kỳ. Đây chính là nơi ươm mầm nên thương hiệu Starbucks
tiếng tăm nhất thế giới. Khi trở về Việt Nam năm 1966, ông bắt đầu tìm cơ hội
đầu tư cho ý tưởng kinh doanh cà phê của mình. Sau nhiều năm học tập, nghiên
cứu, David Thái đã bắt đầu từ con số 0 với nguồn vốn ít ỏi nhờ việc kinh doanh
cà phê Âu Lạc. Với đầu óc tinh tế, ông nhìn thấy được tiềm năng mà hầu như
chưa một công ty cà phê Việt nào biết. Theo đó, họ chỉ chú trọng xuất khẩu ngoài
thị trường mà thiếu đầu tư vào trong nước. Năm 1999, David Thái cho ra mắt
thương hiệu Highlands Coffee. Năm 2002, Tập đoàn Việt Thái - Chủ sở hữu
Highlands Coffee được thành lập. Ban đầu, chỉ có 2 chuỗi cửa hàng, một cửa
hàng cà phê đầu tiên tại Tp.HCM. Sau đó, họ đã thêm một cửa hàng mới ở Hà
Nội. Tính tới thời điểm bây giờ hãng đã có khoảng hơn 300 cửa hàng cà phê trên
khắp các tỉnh thành của cả nước. Điều này góp phần lớn vào kinh tế và chủ chốt
là thị trường cà phê Việt. Thương hiệu Highlands Coffee ra đời như một lời khẳng
định về nguồn gốc - nguồn nguyên liệu hàng đầu Việt Nam, lưu giữ và lan tỏa giá
trị cốt lõi “niềm tự hào Việt”, cùng công thức pha phin độc đáo khiến nét văn hóa
chuẩn Việt được lưu giữ trọn vẹn trong từng ly cà phê. Logo Highlands Coffee là
một điểm nhấn để thương hiệu được nhận biết rộng rãi và ghi nhớ trong tâm trí
khách hàng.

Logo của Highlands Coffee được thiết kế trên tinh thần kế thừa những giá
trị cốt lõi của doanh nghiệp. Về tổng thể, logo tạo hình hai đường oval lớn - nhỏ
vốn lấy cảm hứng từ hình ảnh hạt cà phê. Đồng thời, ba yếu tố tạo nên hình dáng
của một tách cà phê gồm núi, đồng bằng cùng dòng sông uốn lượn cũng được tái
hiện với ý nghĩa nguyên bản, đại diện cho vùng đất cao nguyên Việt Nam màu
mỡ. Bộ ba yếu tố vốn quen thuộc với những người yêu mến Highlands Coffee
được tinh gọn với nguyên lý thiết kế tối giản, gợi lên sự hiện đại, cởi mở và thân
thiện. Ngoài ra, cách sắp xếp logo cũng thể hiện triết lý Âm Dương - Ngũ Hành
trong văn hoá Á Đông nhằm khẳng định nỗ lực giữ gìn bản sắc Việt nhưng vẫn
hướng đến tương lai, hoà mình vào nhịp sống thời đại của Highlands Coffee. Bộ
màu của logo trước đây gồm Đỏ, Nâu cà phê, Nâu đất nay được chuyển thành
một lớp màu duy nhất, với các yếu tố chính mang gam màu đỏ và nằm trên nền
trong suốt. Hệ tư tưởng của Highlands Coffee đã được gửi gắm trong sự thay đổi
này. Màu đỏ vừa thể hiện cho tinh thần yêu nước, niềm đam mê, sự trân quý di
sản cà phê, tinh thần "Tận Tâm" phục vụ khách hàng, vừa tạo cảm giác gần gũi,
quan tâm, hết mình vì cộng đồng. Nền trong suốt dễ tương thích giúp logo tùy
biến trên một loạt nền màu khác nhau, tượng trưng cho sự hoà mình vào cộng
đồng của Highlands Coffee.

Highlands Coffee hiểu được người Việt có những giá trị đặc biệt để tự hào,
để phát huy các thế mạnh sẵn có, slogan của Highlands Coffee đã thể hiện rõ điều
đó: “Tự hào sinh ra từ đất Việt”. Luôn tự hào vì chúng ta: “Nơi nào cao ở dáng
vóc - mà là ở góc nhìn rộng mở”. Người Việt tuy không có lợi thế ở vóc dáng
nhưng từ xưa đã nổi tiếng khắp khu vực và thế giới vì sự khéo léo. Chúng ta đã
từng sở hữu những thương cảng lớn, sầm uất, kết nối các nền văn hóa Á - Âu như
Óc Eo, Vân Đồn, …Ngày nay, thế hệ người Việt năng động cũng không ngừng
học hỏi để hội nhập quốc tế thời kỳ mới. “Nơi giàu không chỉ bạc vàng mà là di
sản giang san tự hào”. Từ những di sản rừng vàng – biển bạc trải dài suốt hơn
3000km đất Việt, nơi đâu ta cũng có thể tìm thấy những phong cảnh đẹp mê lòng
người, những nền văn hóa đa sắc màu giao thoa. Từ Bắc đến Nam, dù là những
thắng cảnh, những nền văn hoá và con người nào trên đất Việt, vẫn luôn là những
điều đáng tự hào, là niềm cảm hứng vô tận, là tình yêu quê hương đất nước của
rất nhiều người con Việt Nam. “Nơi nhanh chẳng phải tốc độ - mà ở độ nhạy chớp
lấy thời cơ”. Những doanh nhân Việt thời hiện đại tiếp nối cha ông luôn nhạy bén
trong kinh doanh và làm nên những thương hiệu Việt Nam xứng tầm thế giới và
Highlands Coffee tự hào đóng góp một phần nhỏ bé trong cuộc hành trình nâng
tầm những giá trị Việt. “Nơi tự hào dâng trào trong máu để mang vào trong cả cà
phê”. Những di sản Việt, dù ở thời nào, cũng vẫn trường tồn, đã là niềm cảm hứng
đầy tự hào để Highlands Coffee mang vào trong từng ly cà phê phin, từng ly trà,
từng món ăn, từng phong cách thiết kế quán, để khi tự hào nghĩ về cà phê và
những giá trị Việt, ta có thể tự hào nghĩ về Highlands Coffee.

Với những chuỗi cà phê lớn, không gian và trải nghiệm khách hàng đóng
vai trò hết sức quan trọng, Highlands không phải là ngoại lệ. Điểm đầu tiên dễ
nhận thấy là những thiết kế quán cafe Highlands Coffee thường được đặt trên mặt
bằng hết sức đắc địa: trong trung tâm thương mại sầm uất, chân các tòa văn phòng,
ngã tư phố lớn. Tiêu biểu có thể kể đến Diamond Plaza, Saigon Trade Center,
Hanoi Tower, Hồ Gươm hay Nhà Hát Lớn hai miền. Những khu vực này thường
tập trung đông nhân viên văn phòng, dân làm ăn hoặc khách du lịch có điều kiện
về kinh tế. Việc chiếm vị trí ở những khu vực trung tâm không chỉ là cách để
khẳng định sức mạnh thương hiệu mà còn nhờ đó thu hút đúng tệp khách hàng
mục tiêu. Thiết kế quán Highlands Coffee có tone nâu đỏ được giữ nguyên bản
từ khi khai sinh thương hiệu đến nay. Tone màu mạnh mẽ được đồng bộ từ logo
đến nội ngoại thất và ngay cả cốc, đĩa bao bì của Highlands. Màu đỏ nổi bật tượng
trưng cho đam mê mạnh mẽ kết hợp với màu nâu của hạt cà phê đã thổi hồn cho
một thương hiệu trong hành trình lan tỏa giá trị của mình. Highlands chú trọng
truyền tải và thể hiện chất Việt qua từng chất liệu, điển hình là những thiết kế nội
thất. Thiết kế quán cafe Highlands Coffee là sự hòa quyện tuyệt vời giữa những
tinh hoa truyền thống và phong cách hiện đại đầy thoải mái. Highlands Coffee
làm ấm không gian nhờ ánh sáng đèn vàng và những bức tranh mang dấu ấn dân
tộc. Xe đạp, áo dài, nón lá hoặc những bức ảnh tái hiện lại các khu đô thị... là dấu
ấn làm nên sự khác biệt cho Highlands Coffee so với những quán cafe khác.
Những chi tiết decor này tỏ ra rất ăn nhập với tổng thể thiết kế quán cafe
Highlands Coffee, cũng là một cách ghi điểm cực kỳ ấn tượng với khách hàng.
Do hướng đến tệp khách hàng là dân văn phòng nên thiết kế quán cafe Highlands
Coffee có sự đơn giản, trưởng thành nhất định. Phong cách mà của quán mang
hơi hướng Mid Century Modern. Đặc trưng của phong cách này là sử dụng những
kiểu dáng có phong cách công nghiệp; có màu hơi tối; thiết kế sử dụng ít vật liệu
nhưng mang lại hiệu quả sử dụng cao. Với đặc điểm đó, những món đồ nội thất
của quán thường rất tập trung vào giá trị công năng. Bàn ghế tại Highlands thường
là những bàn có thể đặt máy tính để làm việc, có thiết kế đơn giản mà đa dụng, ít
rườm rà. Highlands Coffee cũng rất tinh tế khi thiết kế hệ thống ổ điện tiện dụng
cho khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện sử dụng. Ghế ngồi thường có tay tựa
với phần lưng cao giúp tạo sự thoải mái khi ngồi. Màu sắc ấm áp lấy cảm hứng
từ tông màu gỗ dịu nhẹ tạo nên sự đặc trưng của không gian Highlands Coffee.
Những điểm nhấn màu đỏ thương hiệu được đặt ở những tủ kệ và mảng tường là
một cách nhắc nhớ về thương hiệu độc đáo. Các cửa hàng Highlands Coffee cũng
rất ưa chuộng những chất liệu thiên nhiên nên thường bố trí cây xanh vào không
gian để tạo nét trang nhã, làm dịu đi sự bộn bề của chốn văn phòng. Với tinh thần
gửi gắm và truyền tải những giá trị truyền thống, thiết kế quán cafe Highlands
Coffee mang hơi thở đương đại gần gũi nhưng cũng rất hiện đại, thoải mái. Chất
Highlands đặc trưng được thể hiện rõ nhất ở khu vực quầy kệ. Đó là lý do mà tất
cả các thiết kế quán cafe Highlands dù ở chi nhánh nào thì cũng đều giữ sự đồng
nhất ở khu vực này. Quầy order với họa tiết vân gỗ được bố trí gọn gàng và chuyên
nghiệp. Những tủ bánh hay kệ đồ chia ngăn phía sau có sự góp mặt của tone màu
đỏ hút mắt, mang dấu ấn thương hiệu không thể lẫn đi đâu được. Menu của quán
đươc bố trí ở vị trí dễ nhìn, trong đó nổi bật là combo cà phê phin và bánh mỳ
truyền thống mang đậm chất Việt. Khu vực trần hút mắt với những thiết kế đèn
gỗ thả trần đặc trưng và bảng biểu cũng là thứ khiến người ta ngay lập tức nhận
ra mình đang ở trong Highlands. Phần sàn của quán thường là họa tiết vảy cá có
tác dụng điều hướng, dẫn dắt khách hàng tiến vào khu vực quầy một cách khéo
léo. Nhờ vào những chi tiết thiết kế như vậy mà bất cứ ai đến với Highlands lần
đầu cũng không bị bỡ ngỡ hay choáng ngợp với không gian.

Tại Highlands Coffee, tinh thần đoàn kết là một trong những yếu tố quyết
định đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, vào tháng 10 hàng năm, Highlands
Coffee sẽ tổ chức chuyến Team building với mong muốn gắn kết các cá nhân và
bộ phận trong công ty lại với nhau cùng với thông điệp gắn kết, yêu thương và tự
hào vì một tập thể đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình, không từ bỏ niềm tin, cứ tiếp
tục bước đi và không ngừng cố gắng. Ngoài ra, giải chung kết bóng đá nam toàn
quốc cũng là một trong những lễ hội truyền thống hàng năm để nâng cao tinh thần
đoàn kết của nhân viên tại Highlands Coffee. Bóng đá giúp tình đoàn kết đến thật
tự nhiên và dễ dàng. Hiểu được điều đó, Highlands Coffee đã tổ chức giải
Highlands Coffee Soccer Cup 2018 để giúp các chàng trai trở nên thân thiết với
nhau hơn, vòng tròn kết nối được mở rộng ra nhanh hơn đến không ngờ. Từ đó,
nhân viên Highlands Coffee có thể hiểu được giá trị của tinh thần đồng đội và sự
đoàn kết. Ngoài ra, Highlands Coffee vẫn luôn tổ chức các ngày lễ như lễ thiếu
nhi 1/6, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, phụ nữ Việt Nam 20/10; các sự kiện như tiệc tất
niên, các hoạt động tình nguyện, khám sức khỏe định kỳ,… để gắn kết các thành
viên của mình cũng như giúp ích cho cộng đồng.

Tất cả những Biểu trưng trực quan trên góp phần thể hiện, củng cố giá trị
cốt lõi, nội dung văn hóa doanh nghiệp của Highlands Coffee, qua đó góp phần
đưa hãng cà phê trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lòng
người tiêu dùng, đem lại sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó để có thể tồn tại
lâu dài trong thị trường, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được bộ văn hóa doanh
nghiệp mang những đặc điểm khác biệt, độc đáo, mang đậm những giá trị cốt lõi
của bản thân doanh nghiệp. Trong đó cần tập trung vào những Biểu trưng trực
quan, những biểu trưng hiện hữu thể hiện nội dung của văn hóa doanh nghiệp,
trực tiếp ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng cũng như các đối tượng hữu quan
liên quan khác tới doanh nghiệp.

HW7

Phong cách tổ chức là hình ảnh, ấn tượng, cảm nhận về tính đặc trưng, dễ
nhận ra, dễ nhớ, gây tác động đặc trưng về tổ chức thông qua hành động của
những đại diện tiêu biểu; thể hiện rõ các đặc điểm nổi bật về văn hóa doanh nghiệp
của tổ chức, như giá trị tổ chức, nguyên tắc chủ đạo, tình trạng quan hệ nội bộ,
khuôn mẫu hành vi tổ chức, quan điểm và phương pháp quản lý. Người lãnh đạo
tài năng thuần thục và sử dụng linh hoạt các phong cách sẽ giúp tổ chức đi đúng
hướng, đạt được những mục tiêu mong muốn và tăng trưởng kinh doanh, từ đó
đem lại thành công cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Google là một trong
những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới, đứng đầu trong danh sách Các
công ty tốt nhất để làm việc trong sáu năm hoạt động, 86% nhân viên nói rằng họ
hài lòng với công việc của mình và được xếp hạng 4,4 / 5 trên Glassdoor. Để có
thể đạt được vị trí, thành công như hiện tại không thể không kể đến sự tài năng
của nhà lãnh đạo khi đã lựa chọn được cho mình những phong cách lãnh đạo hợp
lý, từ đó vận dụng, định hình phong cách cho tổ chức, doanh nghiệp một cách
linh hoạt, tài tình.

Google lựa chọn phong cách tổ chức mềm dẻo, trong đó nhà lãnh đạo sử
dụng 3 phong cách chính: phong cách tin cậy (khích lệ cấp dưới theo đuổi hoài
bão, mục tiêu lâu dài, tạo môi trường năng động, chấp nhận thay đổi. Đây là
phong cách lãnh đạo được coi là có tích cực và có kết quả nhất, do tạo ra bầu
không khí tích cực trong tổ chức), phong cách tin cậy (khích lệ cấp dưới theo đuổi
hoài bão, mục tiêu lâu dài, tạo môi trường năng động, chấp nhận thay đổi. Đây là
phong cách lãnh đạo được coi là có tích cực và có kết quả nhất, do tạo ra bầu
không khí tích cực trong tổ chức), phong cách gắn bó (đánh giá cao sự nhiệt tình,
mong muốn của cấp dưới và chủ yếu dựa vào mối quan hệ gắn bó và sự tin cậy
để khích lệ tính năng động, sáng tạo và sự mạo hiểm của họ) và phong cách bảo
ban (tạo lập một bầu không khí tích cực qua việc hỗ trợ cho việc hình thành năng
lực cần cho việc đạt được thành công lâu dài, tin cậy giao phó trách nhiệm, và rất
khéo léo trong việc giao việc khó).

Ở phong cách tin cậy, Google luôn coi trọng tài năng và sự sáng tạo cá
nhân của nhân viên. Sơ yếu lý lịch thường không đủ để truyền đạt những gì một
cá nhân có khả năng. Vì vậy, Google không chỉ đầu tư vào việc hiểu rõ hơn về
lực lượng lao động của mình mà còn vào việc nâng cao kỹ năng hiện tại của họ.
Google luôn cổ vũ tinh thần đổi mới liên tục. Văn hóa công ty và tinh thần đổi
mới không thể tách rời nhau. Google cũng tin rằng để duy trì tính cạnh tranh, các
công ty phải đổi mới. Cách mà Google thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo tại nơi
làm việc bao gồm: Quy trình tuyển dụng toàn diện và kỹ lưỡng của Google cho
phép họ tìm thấy những bộ óc sáng tạo nhất trên thị trường; Google liên tục tổ
chức các buổi trao đổi, nơi họ khuyến khích nhân viên giải phóng khả năng sáng
tạo và đưa ra các ý tưởng đột phá; Công ty khuyến khích sử dụng mọi nguồn lực
cần thiết để cho ra những ý tưởng và giải pháp mới; Các vị trí cấp quản lý được
dạy các quy tắc của sự lãnh đạo tuyệt vời để họ có thể nuôi dưỡng các giá trị
tương tự đối với nhân viên cấp dưới. Google sẽ cho phép nhân viên dành 20%
thời gian của họ (1 ngày mỗi tuần) để làm bất cứ thứ gì họ muốn. Ý tưởng này đã
mang lại thành công cho Google với một vài sản phẩm sáng tạo và tuyệt vời nhất
của họ, bao gồm cả Gmail và Google Suggest. Google có thể liên tục đổi mới vì
nhân viên thoải mái thử nghiệm và thất bại. Tạo không gian an toàn cho thất bại
– khuyến khích nhân viên học hỏi không chỉ từ chính họ mà còn từ những sai lầm
của nhau. Các phiên Hỏi và Đáp hàng tuần của Google đóng vai trò như một
không gian để phác thảo các dự án sắp tới cho nhân viên, đồng thời cũng để họ
đặt câu hỏi cho quản lý cấp trên. Minh bạch – trung thực với nhân viên tạo ra văn
hóa tin cậy. Nếu mọi người cảm thấy như họ đang ở trong vòng lặp, điều đó sẽ
giúp tăng cường sự gắn kết. Nhân viên ở Google luôn được công nhận và tán
thưởng về những đóng góp dù là nhỏ nhất của họ. Bất kỳ ai cũng có tâm lý muốn
được cống hiến cho công ty – nơi mình làm việc. Và cũng vậy, bất cứ ai cũng
mong muốn được công nhận những đóng góp tích cực của mình, được đồng
nghiệp, được công ty ghi nhận. Và Google đã làm tốt điều đó bằng cách tán
thưởng nhân viên bất kỳ lúc nào có thể dựa trên mức độ hoàn thành công việc của
họ. Tuy nhiên, ở Google còn một điều rất đặc biệt – đó là công ty cũng sẵn sàng
đón nhận những thất bại và cùng nhau kỷ niệm những thất bại đó. Theo nhà sáng
lập Larry Page, một lần khi một nhân viên cấp cao của Google phạm sai lầm,
khiến Google mất nhiều triệu đô, và khi nhân viên đó thông báo cho Larry Page,
anh đã nói: “Nếu chúng ta không phạm phải những sai lầm như vậy, chúng ta
đang không chấp nhận đủ rủi ro”. Chính những cách tán thưởng đóng góp của
nhân viên, cùng chấp nhận và kỷ niệm những thất bại của mình, Google đã cho
thấy mình luôn là một “ông lớn” không chỉ về quy mô công ty mà còn là đi đầu
trong văn hóa doanh nghiệp. “Yếu tố quan trọng nhất của mối quan hệ quản lý –
nhân viên đó là niềm tin. Google sẵn sàng đặt niềm tin vào nhân viên để họ tạo
ra sự sáng tạo, hiệu quả và sự hài lòng trong công việc.”- Darwin Romero,
Applaudo Studios. Google nắm lấy yếu tố quan trọng nhất của mối quan hệ giữa
người lao động và người lao động: lòng tin. Sự sẵn sàng tin tưởng nhân viên của
Google là điều tạo nên sự sáng tạo, hiệu suất vượt trội và sự hài lòng trong công
việc. Tất cả chúng ta nên lấy một trang từ cuốn sách của họ. – Darwin Romero,
Applaudo Studios Google khuyến khích tinh thần tự giác. Nhân viên của Google
được khuyến khích làm việc ở bất kỳ chỗ nào họ thích, có nghĩa là họ không bị
giới hạn trong một căn phòng, một cái bàn và một cái ghế nào. Thay vào đó, nhân
viên có thể làm việc ở bất kỳ đâu, trong các khu vực tiếp khách, quán cà phê, trên
ghế lười… Bất cứ nơi nào nhân viên cảm thấy thoải mái để tập trung làm việc thì
đó chính là văn phòng . Google không khác bất kỳ công ty nào, họ cũng luôn tìm
kiếm những con người tài năng. Tuy nhiên, thay vì chỉ xem xét nền tảng chuyên
môn của ứng viên, họ tìm cách tuyển những người có bản tính tò mò và có đam
mê học hỏi.

Thứ hai, đến với phong cách gắn bó, “Google là một trong những công ty
đầu tiên thực sự hiểu nhu cầu của nhân viên, giúp họ làm việc linh hoạt và theo
kỳ hạn để giải phóng sự sáng tạo và đạt năng suất cao hơn. Google đã cho nhân
viên của mình khám phá cách họ muốn làm việc và cho họ sự tự do tiếp cận công
việc theo cách phù hợp nhất.” theo Mohammed Othman, Calendar. Google có cơ
cấu tổ chức công ty như là một thế giới phẳng thu nhỏ, do đó khuyến khích tất cả
nhân viên chia sẻ tiếng nói của mình. Cơ cấu này cho phép giao tiếp giữa các
nhân viên ở mọi cấp độ. Điều này có nghĩa là một nhân viên cấp thấp nhất cũng
có thể chia sẻ mối quan tâm của họ trực tiếp với Giám đốc điều hành mà không
cần bất kỳ sự cho phép nào từ người quản lý trực tiếp. Chính sách giao tiếp này
cũng là một chính sách cởi mở. Nó khuyến khích nhân viên vượt qua sợ hãi, ngại
ngùng để đưa ra ý kiến trong mọi vấn đề. Họ hiểu rằng nhu cầu được lắng nghe
luôn luôn tồn tại, chỉ là có cơ chế cho họ thể hiện hay không mà thôi. Trong
trường hợp của Google, văn hóa công ty xuất phát từ việc thuê những nhân viên
có mong muốn chia sẻ ý tưởng và có tinh thần xây dựng. Sau đó, họ cho phép
nhân viên của mình tự do làm như vậy tại nơi làm việc, cho dù với đồng nghiệp
hay CEO. Hơn nữa, các vị trí cấp quản lý được dạy các quy tắc của một nhà lãnh
đạo tuyệt để họ có thể nuôi dưỡng các giá trị tương tự cho nhân viên cấp dưới.
Hầu hết các nhân viên đều làm việc tốt và ở mức tốt nhất khi các ông chủ và
người giám sát không thở dài cổ. Các thương hiệu và doanh nghiệp thành công là
những thương hiệu cho phép nhân viên và nhân viên của họ tự do sáng tạo – các
ông chủ không có độc quyền về những ý tưởng hay. Một khi một tổ chức cho thấy
rằng họ coi trọng đầu vào, tài năng và kỹ năng của từng nhân viên, thì đó là lúc
tổ chức đó sẽ chứng kiến sự gia tăng chưa từng có về năng suất và tiếp tục gặt hái
thành công. Một phần của văn hóa công sở tích cực là thiết lập các kênh giao tiếp
tốt. Tại Google, nhân viên được khuyến khích cởi mở với các mục tiêu và con
đường nghề nghiệp của họ, đồng thời các quản lý và giám sát viên của họ luôn
ủng hộ họ. Điều này làm giảm bớt sự bất mãn và cạnh tranh tiêu cực không cần
thiết giữa các đồng nghiệp. Hơn nữa, loại động lực này nói chung cũng chuyển
thành một quy trình làm việc trơn tru hơn và sự hợp tác tốt hơn giữa các cá nhân
và nhóm. Các kênh giao tiếp tốt hơn và văn hóa nơi làm việc tốt cũng dẫn đến ít
thành kiến hơn, dẫn đến mối quan hệ tốt hơn giữa các nhân viên. “Google là một
nơi vui chơi chứ không phải là một nơi làm việc. Không phải công ty nào cũng
có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, với những đặc quyền, môi trường và tính
linh hoạt, Google đã tạo ra một nơi làm việc rất sáng tạo và thú vị.” – Chalmer
Brown, Due. Google rất quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên. Google là nơi
làm việc thân thiện với chó. Chó được xem như một cách để cải thiện đời sống
làm việc của nhân viên. Trong quy tắc ứng xử của nhân viên, Google đã viết hẳn
một phần riêng về việc giữ chó tại văn phòng. Google đặt mục tiêu làm cho văn
phòng trở thành một nơi thú vị và không mang nặng không khí làm việc. Nhân
viên của họ luôn có thể rời khỏi văn phòng và tương tác nhiều hơn với nhau. Nhân
viên được cung cấp nhiều loại hình giải trí, như leo núi trong nhà, bóng chuyền
bãi biển hoặc bowling, và nhiều đồ ăn tại nhà hàng, bếp mini hoặc quán cà phê
ngay tại trụ sở. Trụ sở Google nổi tiếng vì không gian làm việc của họ tốt hơn cả
mức cần thiết. Trong thế giới mà nơi nơi là các văn phòng giống với những chiếc
hộp khổng lồ buồn tẻ, thật khó để làm được như họ. Cho dù làm thêm giờ hay
làm cuối tuần, thì nhân viên tại Google cho biết họ thực sự luôn thích đi làm.
Không gian làm việc truyền thống đã hết “date”, và Google đã có những giải pháp
hoàn hảo mang đầy tính sáng tạo, phá bỏ những suy nghĩ lối mòn. Không để cho
nhân viên phải ra khỏi công ty vì những lý do như là ăn trưa, giải trí, nghỉ ngơi…
Nhân viên của họ có mọi thứ ngay tại nơi làm việc. Trụ sở của Google có những
dịch vụ dưới đây hoàn toàn miễn phí: Bữa sáng, trưa, tối và cả đồ ăn vặt; phòng
khám; hiệu cắt tóc, dịch vụ giặt là, mát xa, phòng tập và bể bơi, khu vực để ngủ,
khu chơi game. Có rất nhiều kiểu dịch vụ ăn uống và giải trí tại các văn phòng
của Google, nó có thể không giống nhau tùy từng văn phòng. Tuy rằng chi phí
cho những dịch vụ này có thể rất tốn kém và xa xỉ, nhưng so với việc thay đổi
nhân sự thì nó rất xứng đáng để đầu tư. Google đi theo tôn chỉ: hạnh phúc của
nhân viên là chìa khóa Cũng giống như bất kỳ công ty lớn nào khác, Google có
một bộ phận nhân sự (HR) khổng lồ nhưng họ gọi nó là bộ phận “Vận hành con
người”. Vận hành Con người là nơi khoa học thuần túy và nhân sự giao nhau, và
đó là yếu tố giúp Google trở thành một trong những công ty có hiệu suất lao động
cao nhất. Trong khi hầu hết các bộ phận nhân sự đều mang tính phản ứng, thì bộ
phận Vận hành con người của Google sử dụng phương pháp chủ động. Bộ phận
Vận hành con người của Google, giống như tất cả các bộ phận khác, hoạt động
dựa trên các kết quả nghiên cứu và dữ liệu thực tế. Ví dụ, một vài năm trước,
Google nhận thấy rằng họ có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao đối với phụ nữ. Trong
khi cố gắng giảm tỷ lệ này, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ này chỉ liên quan đến
các bà mẹ mới sinh. Nên Google cho phép họ nghỉ 18 tuần thai sản được trả lương
như là giải pháp cho vấn đề này.

Thứ ba, phong cách dân chủ. Văn hóa làm việc của Google khuyến khích
sự cộng tác, chẳng hạn như các cuộc họp ngẫu nhiên giữa những người sáng tạo
và kỹ sư để nhân viên gắn bó với văn hóa công ty và giữ cho Google phát triển
mạnh mẽ. Google tận dụng tối đa những nhân viên tài năng, thông minh của mình
bằng cách để họ dạy lẫn nhau. Giới thiệu các buổi chia sẻ kỹ năng hàng tuần để
nuôi dưỡng văn hóa chia sẻ kiến thức và tăng cường hợp tác.uyển dụng nhân viên
vì cá tính và kỹ năng. Trung bình, Google nhận được khoảng 2 triệu đơn xin việc
mỗi năm. Số lượng khủng các CV, sơ yếu lý lịch và thư xin việc cho thấy sức
mạnh của văn hóa công ty của Google. Tuy nhiên, công ty thuê ít hơn một phần
trăm trong số những người nộp đơn – trung bình khoảng 7.000 người. Hầu hết
các hồ sơ xin việc đều bị loại sau “bài kiểm tra 6 giây”, khi các nhà tuyển dụng
chỉ mất khoảng 6 giây để đọc lướt qua hồ sơ, họ xem hồ sơ có gì thực sự ấn tượng
không. Quy trình tuyển dụng của Google tuy khắt khe nhưng rất hiệu quả trong
việc tìm kiếm không chỉ những người tài năng nhất mà còn cả những người có
bản lĩnh và động lực tuyệt vời. Mặc dù cần phải tìm kiếm các ứng viên có bộ các
kỹ năng phù hợp với văn hóa công ty , nhưng Google cũng nhấn mạnh rất nhiều
vào cá tính của ứng viên, tìm kiếm những người vui vẻ, khiêm tốn, đổi mới và có
tinh thần làm việc nhóm. Họ cho rằng kỹ năng như thiết kế và lập trình thì có thể
được đào tạo, còn cá tính và các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm
thì không thể.

Thứ tư, phong cách bảo ban. Một trong những lý do lớn nhất khiến Google
luôn đi đầu trong đổi mới và dẫn đầu trong ngành công nghệ là họ có ý tưởng rõ
ràng về các giá trị và mục tiêu của mình. Trên thực tế, họ có một trang gọi là
“Mười điều chúng tôi biết là đúng” để liệt kê các giá trị cốt lõi của mình. Đó là:
Tập trung vào người dùng; Tốt nhất là chỉ làm tốt một việc; Nhanh luôn tốt hơn
là chậm; Dân chủ trong mọi hoạt động; Không cần phải luôn ngồi tại bàn làm
việc để tìm câu trả lời; Bạn có thể kiếm tiền mà không cần làm điều ác; Luôn có
nhiều thông tin hơn là bạn nghĩ; Nhu cầu về thông tin vượt qua mọi biên giới;
Bạn hoàn toàn có thể nghiêm túc khi không mặc vest; Tuyệt vời vẫn chưa đủ tại
Google. Bằng cách hiểu rõ các giá trị cốt lõi , Google có thể tiếp tục tuyển dụng
những người có cùng giá trị cốt lõi hoặc những người thể hiện tinh thần muốn tìm
hiểu những giá trị đó, đảm bảo rằng chỉ những người cùng chí hướng mới có thẻ
việc cùng nhau.

Chính việc kết hợp sử dụng linh hoạt, tài tình các phong cách lãnh đạo này
mà Google đã đưa doanh nghiệp trở thành môi trường được đánh giá hàng đầu để
làm việc, và trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất trên thế
giới.
HW8

KPI (Key performance indicator) là chỉ số năng lực thực hiện công việc cốt
yếu. Đây là phương pháp đo lường việc thực hiện, kết quả thực hiện công việc
hay nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các mục tiêu căn cứ vào các chỉ báo, dấu hiệu,
kết quả trong quá trình làm việc. KPI giúp ta đánh giá khách quan thực tế việc
triển khai công việc của nhân viên để từ đó có thể đưa ra những quyết định chủ
quan như việc xếp loại hay thưởng, phạt… Áp dụng KPI trong văn hóa doanh
nghiệp giúp cho việc quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
trở nên dễ dàng hơn.

Với quan niệm con người là yếu tố tiên quyết tạo nên sự thành công cho
doanh nghiệp thì công ty Vinamilk luôn chú trọng vào khả năng làm việc của cán
bộ công nhân viên. Cũng từ đó công ty đã chú trọng áp dụng tiêu chuẩn đánh giá
năng lực KPI với các thước đo riêng biệt để tạo nên chuỗi hoạt động hiệu quả.
Công ty vinamilk dụng KPI như một công cụ để quản lý và thúc đẩy hoạt động
của cá nhân, tập thể phòng ban trong doanh nghiệp. Sử dụng KPI để đảm bảo
được quá trình hoạt động của nguồn nhân lực trong công ty luôn có hướng phát
triển đi lên, qua đó cũng tạo nên sự phát triển của cả doanh nghiệp.

Tùy vào hoạt động của từng cá nhân, bộ phận khác nhau thì chỉ số KPI của
công ty Vinamilk sẽ có chỉ tiêu đo lường là khác nhau. Thông thường chỉ số KPI
sẽ được đánh giá khi có kết quả của hoạt động công việc được giao, tuy nhiên các
bộ phận phòng ban cũng có những mức KPI cụ thể trong các giai đoạn khác nhau
để làm mục tiêu phấn đấu thực hiện. Về chỉ số KPI của phòng kinh doanh
Vinamilk, mỗi cơ sở kinh doanh cần đạt được doanh số trung bình hàng tháng,
hàng kỳ vượt qua một mức cố định được đặt ra. Các trưởng phòng kinh doanh
phải nắm bắt các thông số để lên kế hoạch hoạt động đảm bảo đạt được kết quả
tốt, đáp ứng được hiệu suất công việc. Mỗi bộ phận kinh doanh cũng có chỉ tiêu
đánh giá KPI khác nhau, các chỉ tiêu có thể là số chiến lược quảng cáo được phê
duyệt, kết quả hoạt động của chiến dịch marketing mới. Hay hiệu quả hoạt động
chạy quảng cáo, tiếp thị cũng như doanh số bán hàng, hiệu quả của việc thực hiện
các kế hoạch, chiến lược của phòng kinh doanh đó. Các trọng số có thể phân chia
theo phần trăm và gán vào những chỉ tiêu cụ thể để xác định hiệu suất KPI của
phòng và so sánh với hoạt động KPI của các phòng ban cùng lĩnh vực để đánh
giá khen thưởng hoặc chấn chỉnh hoạt động.

Trong một khoảng thời gian nhất định bộ phận sản xuất của công ty
Vinamilk cũng phải tiến hành hoạt động sao cho đáp ứng được KPI đề ra. Mỗi
giai đoạn khác nhau thì KPI đặt ra cho sản lượng của từng loại sản phẩm có thể
khác nhau, cũng vì thế nên bộ phận sản xuất cần nắm bắt và định hướng sản xuất
để đáp ứng được chỉ tiêu đặt ra. KPI trong sản xuất của công ty Vinamilk là một
chỉ số quan trọng cho các nhà quản trị để có thể kết hợp với các chỉ tiêu khác tiến
hành xây dựng các kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất, đáp ứng được hiệu
quả hoạt động của công ty.

Các phòng ban nhân sự, bộ phận phát triển sản phẩm mới, bộ phận bán
hàng, các bộ phận quản lý rủi ro cũng thể hiện hiệu quả hoạt động qua KPI. Đương
nhiên chỉ tiêu đo lường và trọng số sẽ khác nhau do vậy chỉ số KPI cũng mang
tính tương đối và công ty Vinamilk cũng phải dựa vào nhiều chỉ số khác nữa để
tổng thể hóa hiệu suất hoạt động của dây chuyền, hệ thống sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân cũng được đánh giá thông qua chỉ số KPI và được quản lý ở
cấp phòng ban. Ví dụ một nhân viên kinh doanh thì sẽ được đánh giá bởi các chỉ
tiêu như: doanh số bán hàng, số lượng khách hàng, thời gian làm việc ngoài giờ,...
để hình thành nên kết quả hoạt động. Từ đó thiết lập được chỉ số KPI cá nhân rồi
dựa vào KPI mục tiêu để đánh giá hiệu suất hoạt động. Cũng từ vị trí nhân viên
trong các phòng ban thì cá nhân có thể được khen thưởng hoạt động xuất sắc
trong một giai đoạn nào đó hoặc bị nhắc nhở khi không hoàn thành KPI đề ra.
Đối với các cá nhân cấp quản trị sẽ được Hội Đồng Quản trị đánh giá dựa vào
KPI của phòng ban cũng như KPI hoạt động của cá nhân đó (hay là năng lực
chuyên môn cá nhân). Từ đó việc quyết định thăng chức, khen thưởng hay hạ
chức của cá nhân cấp quản trị sẽ được quyết định.

Công ty vinamilk cũng tiến hành tổng hợp và phân chia các chỉ tiêu của
từng loại KPI khác nhau nhằm đơn giản hóa quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt
động, tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như có thể truy xuất được thông tin nhanh
hơn về các vấn đề liên quan tới chỉ số KPI.Thông qua hệ thống phần mềm quản
lý chỉ số đánh giá KPI các nhà quản lý, quản trị có thể theo dõi dễ dàng tiến trình
hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi phòng ban, mỗi chi nhánh, mỗi khu vực
từ đó tạo nên nhiều chiến lược quản lý hiệu quả.Sử dụng phần mềm quản lý chỉ
tiêu đánh giá năng lực cũng giúp cho nhân viên của Vinamilk nắm bắt thường
xuyên hiệu quả hoạt động công việc của mình từ đó nâng cao trách nhiệm cũng
như phấn đấu hơn trong công việc.

Việc áp dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc giúp nhân viên thấy
rõ hơn mục tiêu công việc của mình theo tháng, theo năm; đồng thời, cũng giúp
cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đánh giá thực hiện công việc. Bên cạnh
đó, các chỉ tiêu đánh giá cũng rõ ràng và mạch lạc hơn, giúp công tác đánh giá
thực hiện công việc của doanh nghiệp được khoa học hơn.

KPI cũng thể hiện những nét đặc trưng về văn hóa doanh nghiệp của
Vinamilk: Trách nhiệm: Khi có vấn đề hay sự việc gì xảy ra, nguyên nhân đầu
tiên đều là do bạn, đừng đổ lỗi cho ai cả; Hợp tác: Người lớn không cần được
người lớn giám sát mà cần người cùng hợp tác. Vì vậy, nhân viên hãy hợp tác
cùng nhau dựa trên các nguyên tắc bình đẳng; Chính trực: Không được đổi trắng
thay đen, bản thân phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi và lời nói của mình;
Xuất sắc: Bạn phải là người học sâu hiểu rộng, có chuyên môn cao và là chuyên
gia đạt tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của mình. Do KPI giúp khích lệ tinh
thần làm việc của nhân viên, đóng góp và ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu
kinh doanh.

KPI giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân của mỗi nhân viên, là cách thiết
yếu để quản lý hiệu suất công việc. KPI của mọi phòng ban, mọi cấp quản lý, từ
sản xuất tới kinh doanh giúp thành viên trong doanh nghiệp nỗ lực hết mình để
hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu được giao, là động lực để hoàn thành xuất sắc
công việc, hợp tác cùng nhau phát triển, thể hiện những nét đặc trưng trong văn
hóa của công ty. Do vậy, KPI là một công cụ quản lý rất đắc lực dành cho nhà
quản trị để hoàn thành vai trò của mình, giúp doanh nghiệp đạt được những kết
quả mong đợi, hoàn thành những mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh mà mình đề ra.
Việc sử dụng KPI là một điều cần thiết ở mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ trong
môi trường kinh doanh đầy biến động, đòi hỏi sự kỉ luật và nỗ lực không ngừng
như hiện nay.

You might also like