You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023

LÊ THÁNH TÔNG Môn: HÓA HỌC - Lớp 10


Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ 209
(Đề gồm có 04 trang)
Họ, tên thí sinh:..........................................................Số báo danh: .................................Lớp: .................

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)


Câu 1: Halogen nào ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng?
A. bromine. B. chlorine. C. fluorine. D. iodine.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi xét phản ứng đốt cháy khí ethane, C2H6 theo phương trình hóa học
sau: 2C2H6(g) + 7O2(g) → 4CO2(g) + 6H2O(l)
A. Tốc độ tiêu thụ oxygen nhanh hơn tốc độ hình thành H2O.
B. H2O hình thành ở tốc độ bằng 3/2 lần tốc độ hình thành CO2.
C. Tốc độ hình thành CO2 gấp hai lần tốc độ tiêu thụ C2H6.
D. Tốc độ tiêu thụ ethane nhanh hơn 7 lần tốc độ tiêu thụ oxygen.
Câu 3: Liên quan về hóa học halogen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chlorine phản ứng với nước để tạo thành dung dịch kiềm.
B. Chlorine có thể được thêm vào nước để khử trùng nước sinh hoạt.
C. Phản ứng giữa chlorine với nước tạo thành hydrochloric acid (HCl) và hypochlorous acid (HClO).
D. Teflon: (-CF2-CF2-)n là một hợp chất chứa fluorine được dùng để phủ lên các dụng cụ nhà bếp như
nồi, chảo,… hoặc các dụng cụ thí nghiệm vì nó có chức năng chống dính.
Câu 4: Đồ thị dưới đây mô tả cho việc nghiên cứu sự thay đổi nồng độ của các chất theo thời gian của
phản ứng: 2H2(g) + O2(g) ⟶ 2H2O(g)

Theo đó, đường cong nào mô tả sự thay đổi nồng độ của hydrogen (H2) theo thời gian?
A. Đường cong số 3. B. Đường cong số 1.
C. Đường cong số 2 và 3. D. Đường cong số 2.
Câu 5: Xét phương trình hóa học tổng quát: a A + b B → c C + d D, biểu thức tốc độ trung bình phản
ứng về mặt tiêu thụ các chất phản ứng và sự hình thành chất sản phẩm nào sau đây là đúng?
1 [A] 1 [B] 1 [C] 1 [D] 1 [A] 1 [B] 1 [C] 1 [D]
A. v = = =− =− B. v = − =− = =
a t b t c t d t a t b t c t d t
1 [A] 1 [B] 1 [C] 1 [D] 1 [A] 1 [B] 1 [C] 1 [D]
C. v = = = = D. v = − = = =−
a t b t c t d t a t b t c t d t
Câu 6: Iodine có số oxi hóa +1 trong chất nào sau đây?
A. I2. B. NaIO4. C. IO-. D. IO3-.
Câu 7: Để nhận biết một phản hóa học là phản ứng ứng oxi hóa – khử, có thể dựa vào dấu hiệu thay đổi
nào sau đây của nguyên tử?
A. Số hiệu B. Số khối. C. Số oxi hóa. D. Số mol.

Trang 1/4 - Mã đề thi 209


Câu 8: Quá trình nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Khí gas cháy (khi nấu ăn): CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
B. Quá trình quang hợp: 6CO2 + 6H2O → C6H12O6+ 6O2
C. Sự axit hóa đại dương do sự gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển dẫn đến khí CO2 hấp thụ
bởi nước biển (CO2 + H2O H2CO3).
D. Quá trình hô hấp kèm với phản ứng hóa học: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O.
Câu 9: Tính chất nào sau đây biến đổi tăng dần khi xét từ trên xuống của các đơn chất nhóm VIIA?
A. Độ âm điện. B. Khả năng oxi hóa một chất khử được cho.
C. Tính phi kim. D. Nhiệt độ sôi.
Câu 10: Fluorine phản ứng mãnh liệt và gây nổ với khí hidrogen ngay cả nhiệt độ âm, trong khi đó
iodine và hidrogen phản ứng khi đun nóng và là phản ứng thuận nghịch. Phát biểu nào dưới đây là phù
hợp nhất để lý giải cho sự khác nhau đó?
A. Nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron để tạo ion âm.
B. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron dễ hơn iodine.
C. Iodine có màu đậm hơn fluorine.
D. Khả năng phản ứng của các đơn chất halogen tăng theo chiều tăng điện tích hạt nhân.
Câu 11: Cho phương trình phản ứng thế halogen như sau: X2(aq) + 2NaBr(aq) → Br2(aq)+ 2NaX(aq);
Khi phản ứng xảy ra, màu sẽ thay đổi như thế nào khi ion bromide trong dung dịch chuyển thành
bromine; và halogen X2 là gì?
A. từ không màu sang màu tím; chlorine. B. từ không màu sang màu nâu, iodine.
C. từ không màu sang màu nâu, chlorine. D. từ màu nâu sang không màu, iodine.
Câu 12: Hydrogen và chlorine phản ứng theo phương trình sau:
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g) ∆r H 298
0
= -184,6 kJ; phát biểu nào sau đây về phản ứng này là đúng?
A. Biến thiên enthalpy theo chiều nghịch của phản ứng trên (tức là cho phản ứng 2HCl(g) → H2(g) +
Cl2(g)) là +184,6 kJ.
B. Nhiệt hình thành, ∆f H 298
0
của HCl(g) là -184,6 kJ.
C. Nhiệt độ giảm trong quá trình phản ứng.
D. Năng lượng tỏa ra khi hình thành liên kết ít hơn năng lượng hấp thụ trong quá trình phá vỡ liên kết.
Câu 13: Thức ăn chậm ôi thiu hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh là ví dụ cho trường hợp tốc độ phản
ứng có thể thay đổi do ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
A. ảnh hưởng bởi áp suất. B. ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
C. ảnh hưởng bởi chất xúc tác. D. ảnh hưởng bởi nồng độ.
Câu 14: Cho phương trình nhiệt hoá học sau: 2NO2(g) → 2NO(g) + O2(g) ∆r H 298
0
= +114,0 kJ.
Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng NO(g) + 1/2O2(g) → NO2(g) là bao nhiêu?
A. +114 kJ. B. +75 kJ. C. –57 kJ. D. –114 kJ.
Câu 15: Biến thiên enthalpy của phản ứng thu nhiệt được xác định trong điều kiện chuẩn có giá trị như
thế nào và ứng với áp suất theo quy ước là bao nhiêu?
A. ∆H0 > 0 và p =1 N/m2. B. ∆H0 < 0 và p = 1 Pa.
C. ∆H0 > 0 và p =1 bar. D. ∆H0 > 0 và p = 10 bar.
-----------------------------------------------
II. TỰ LUẬN (5,0đ) – Ghi câu trả lời vào các ô khung được thiết lập
Câu 1 (1.5đ): Một trong những cách để loại bỏ khí nitrogen monoxide, NO (nguồn khí gây ô nhiễm
không khí) từ các ống xả khí thải nhà máy là bằng cách thực hiện phản ứng với khí ammonia, NH3. Chất
sản phẩm của phản ứng tạo thành không độc hại gồm N2 và H2O.
Yêu cầu Ghi nội dung trả lời Điểm
- Viết phương trình và cân
bằng phản ứng đó theo 0.75đ
phương pháp thăng bằng
electron.
- Xác định số oxi hóa của
Trang 2/4 - Mã đề thi 209
mỗi nguyên tử trong các 0.25đ
chất phản ứng và các chất
sản phẩm

- Chất nào đóng vai trò là 0.25đ


chất oxi hóa?
- Chất nào đóng vai trò là 0.25đ
chất khử?

Câu 2 (1.25đ): Do sản phẩm đốt cháy không gây ô nhiễm, khí hydrogen, H2 được sử dụng làm nhiên
liệu cho tàu con thoi và cho động cơ xe hơi nguyên mẫu (prototype car):
2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g)
Yêu cầu Ghi nội dung trả lời Điểm
- Viết biểu thức tốc độ
phản ứng trung bình xét 0.5đ
theo sự biến đổi về nồng
độ: [H2], [O2] và [H2O] với
thời gian.
- Khi tốc độ tiêu thụ O2
giảm ở 0.23 mol/L.s thì tốc 0.25đ
độ hình thành H2O sẽ biến
đổi như thế nào (tăng hay
giảm) và có giá trị bao 0.5đ
nhiêu?

Câu 3 (1.25đ):
Biến thiên năng lượng trong phản ứng hóa học có thể
được biểu thị bằng giản đồ mức năng lượng. Giản đồ
như thế cho thấy độ bền tương đối của chất phản ứng
và chất sản phẩm. Chất phản ứng hoặc chất sản phẩm
bền hơn thì mức năng lương của chúng thấp hơn. Giản
đồ mức năng lượng của phản ứng tỏa nhiệt khác phản
ứng thu nhiệt. Giản đồ mức năng lượng như hình bên
là cho phản ứng tỏa nhiệt:

Hãy chọn từ thích hợp trong số các từ được cho dưới đây để điền vào các chỗ trống như được đánh số để
hoàn thành hộp thông tin sau:
tỏa ra dương hấp thụ chất phản ứng
âm chất sản phẩm
Trong phản ứng tỏa nhiệt, ______(3.1)____có năng lượng cao hơn _______(3.2)______

Điều này có nghĩa là H có giá trị _______(3.3)________

Biến thiên năng lượng được ______(3.4)______ dưới dạng nhiệt.

Phản ứng làm nhiệt độ của môi trường (3.5) tăng / giảm. (ghi từ không đúng vào ô trả lời).

Trang 3/4 - Mã đề thi 209


Trả lời câu 3: 0.25đ/1 từ đúng

3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

Câu 4 (1đ): Xét các phản ứng: X2(g) + H2(g) → 2HX(g) ∆r H 298
0
= ? kJ
Với X là: bromine (Br) và iodine (I); và năng lượng liên kết (Eb) của một số liên kết được đo ở điều kiện
chuẩn như sau:
Liên kết Br - Br I-I H-H H - Br H–I
Eb (kJ/mol) 193 151 436 364 297
➢ Tính biến thiên enthalpy chuẩn, ∆r H 298
0
cho mỗi phản ứng:
Phản ứng 1: 0.25đ
X là bromine

Phản ứng 2: 0.25đ


X là iodine:

➢ Dựa vào kết quả tính ∆r H 298


0
, cho biết phản ứng nào thuận lợi hơn? Đánh dấu (✓) vào ô tương ứng

 phản ứng của bromine với hydrogen  phản ứng của iodine với hydrogen 0.25đ

➢ Astatine (At) là nguyên tố phóng xạ được xếp dưới nguyên tố iodine trong nhóm VIIA. Năm 2020,
211
At được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa vào ứng dụng điều trị ung thư. Dựa vào xu hướng
biến đổi tính chất của các đơn chất nhóm halogen, hãy:
Nội dung thực hiện Trả lời Điểm
- So sánh khả năng oxi hóa của astatine 0.15đ
với iodine
- Đơn chất astatine có màu đậm hơn hay 0.1đ
nhạt hơn so với iodine?

Lưu ý: Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 209

You might also like