You are on page 1of 13

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 4, các nội dung chủ yếu tập trung vào trình bày và phân tích các
kết quả nghiên cứu. Đánh giá độ phù hợp thang đo, mô hình cấu trúc và giả thuyết
nghiên cứu. Các nội dung chính gồm 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu, trình bày
và phân tích các đặc điểm của đáp viên. 4.2. Kiểm định độ phù hợp của thang đo,
nhằm kiểm định, đánh giá các chỉ số tin cậy, tính giá trị thang đo. Tiếp theo là 4.3.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình cấu trúc, đánh giá các chỉ số đa cộng tuyến, mô hình
cấu trúc, mức độ phù hợp. 4.4 Kiểm định các giả thuyết.
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát theo nhân khẩu học
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 207 56.9
Giới tính
Nữ 157 43.1
Từ 18 đến 24 tuổi 271 74.5
Độ tuổi Từ 25 đến 34 tuổi 86 23.6
Từ 35 tuổi trở lên 7 1.9
Học sinh/ Sinh viên 251 69.0
Nhân viên kinh doanh 39 10.7
Kinh doanh 27 7.4
Nghề nghiệp Bác sĩ/ Y tá 2 0.5
Giáo viên/ Giảng viên 11 3.0
Kỹ sư 13 3.6
Khác 21 5.8
Dưới 5 triệu/tháng 199 54.7
5-10 triệu/tháng 71 19.5
Thu nhập
10-20 triệu/tháng 73 20.1
Trên 20 triệu/tháng 21 5.8
Tổng 364 100.0
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS

1
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng đáp viên giữa nam và nữ không có quá
nhiều chênh lệch. Nam chiếm 56.9% với 207 người, nữ là 43.1% với 157 người. Độ
tuổi các đáp viên chủ yếu là từ 18 đến 24 tuổi với 74.5%, tiếp theo là từ 25 đến 34 tuổi
(23.6%), có sự chênh lệch lớn giữa nhóm từ 35 tuổi thấp nhất chỉ với 7 người chiến
1.9%. Điều này cho thấy nhóm trẻ tuổi hơn quan tâm đến thương hiệu nhiều hơn. Về
nghề nghiệp, hầu hết các nhóm đáp viên là sinh viên (chiếm 69.9%), các nhóm nghề
nghiệp còn lại có sự chênh lệch rất lớn, chỉ chiếm phần nhỏ từ 0.5% - 7.4%. Mức thu
nhập dưới 5 triệu/tháng chiếm 54.7%, nhóm từ 10 - dưới 20 triệu/tháng chiếm 20.1%,
điều này cho thấy mức thu nhập của nhóm đáp viên chỉ ở mức trung bình và thấp.
4.2. Kiểm định độ phù hợp của thang đo
4.2.1. Đánh giá chất lượng biến quan sát
Bảng 4.2. Kết quả phân tích hệ số hệ số tải ngoài nhân tố (outer loading)
  CD GD GTMV NNT NT PB TD YD
CD1 0.811              
CD2 0.865              
CD3 0.846              
CD4 0.786              
CD5 0.838              
GD1   0.905            
GD2   0.901            
GD3   0.874            
GD4   0.840            
GTMV1     0.815          
GTMV2     0.864          
GTMV3     0.808          
GTMV4     0.862          
NNT1       0.789        
NNT2       0.825        
NNT3       0.770        
NNT4       0.832        
NT1         0.865      

2
NT2         0.871      
NT3         0.837      
NT4         0.829      
NT5         0.864      
PB1           0.838    
PB2           0.857    
PB3           0.793    
TD1             0.882  
TD2             0.871  
TD3             0.890  
TD4             0.855  
YD1               0.866
YD2               0.889
YD3               0.860
YD4               0.844
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Theo Hair và cộng sự (2016), hệ số tải ngoài (outer loading) cần lớn hơn hoặc
bằng 0.708 thì biết quan sát đó có chất lượng. Kết quả phân tích trên bảng 4.2 cho thấy
hệ số tải ngoài các biến quan sát đều > 0.708 vì vậy các biến quan sát đều chất lượng
và không có biến nào bị loại bỏ, có thể tiếp tục sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy tổng hợp có thể được ưa thích để đo độ tin cậy thang đo bởi vì
Cronbach's Alpha có thể đánh giá vượt quá hoặc đánh giá thấp độ tin cậy của thang đo
(Giao & Vương, 2020). Vì lý do này tác giả dùng chì số CR (độ tin cậy tổng hợp) là
tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy thang đo. Các chỉ số CR được trình bày lần lượt trong
bảng dưới đây.

3
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
Cronbach’s Alpha Độ tin cậy tổng hợp
Chỉ tiêu
(CA) (CR)
Chủ đề - CD 0.887 0.917
Giai điệu - GD 0.903 0.932
Giá trị MV -GTMV 0.858 0.904
Người nổi tiếng - NNT 0.818 0.880
Nhận thức - NT 0.906 0.930
Phổ biến - PB 0.774 0.869
Thái độ - TD 0.897 0.929
Ý định mua - YD 0.888 0.922
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các cấu trúc đều > 0.7. Chỉ số CR của các cấu
trúc đều lớn hơn 0.80 được xem là tốt cho nghiên cứu (Daskalakis & Mantas, 2008).
Nhìn chúng điểm tin cậy tổng hợp cho mỗi cấu trúc lớn hơn 0.8. Do đó, nó đã chứng
minh rằng thang đo có độ tin cậy nhất quán bên trong tốt.
4.2.3. Kiểm định giá trị hội tụ
Bảng 4.4. Kết quả phương sai trích trung bình được trích (AVE)
Chỉ tiêu Phương sai trung bình được trích (AVE)
Chủ đề - CD 0.688
Giai điệu - GD 0.775
Giá trị MV -GTMV 0.701
Người nổi tiếng - NNT 0.647
Nhận thức - NT 0.728
Phổ biến - PB 0.689
Thái độ - TD 0.765
Ý định mua - YD 0.748
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS

4
Phương sai trích trung bình được trích (AVE) của các cấu trúc đều lớn hơn 0.5
và hệ số tải ngoài của các biến quan sát đều lớn hơn 0.5, vì thế thang đo đạt giá trị hội
tụ.
4.2.4. Kiểm định giá trị phân biệt
Tiêu chí tiếp theo để đánh giá cho tính hợp lệ của mô hình là kiểm định độ phân
biệt của dữ liệu. Theo Henselser và ctg (2009), giá trị phân biệt là mức độ phân biệt
một khái niệm của một biến cụ thể từ khái niệm của những biến khác. Cách đánh giá
sự tương quan giữa các biến dựa vào chỉ số căn bậc hai AVE (Fornell and Larcker,
1981).
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt bằng chỉ số căn bậc hai AVE
Fornell and Larcker
  CD GD GTMV NNT NT PB TD YD
CD 0.830              
GD 0.400 0.881            
GTMV 0.664 0.561 0.837          
NNT 0.783 0.403 0.703 0.804        
NT 0.728 0.597 0.754 0.742 0.853      
PB 0.763 0.539 0.684 0.765 0.787 0.830    
TD 0.586 0.665 0.650 0.633 0.792 0.655 0.874  
YD 0.619 0.660 0.638 0.651 0.755 0.615 0.768 0.865
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Kết quả phân tích cho thấy giá trị căn bậc hai nhỏ nhất của AVE (0.804) lớn
hơn giá trị lớn nhất của tương quan giữa các cặp khái niệm (0.787). Do đó, các cấu
trúc khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt.
4.3. Đánh giá mô hình cấu trúc SEM trên Smartpls
4.3.1. Kết quả các đường dẫn của mô hình SEM trên diagram
Từ các kết quả kiểm định độ phù hợp của thang đo, tác giả tiến hành thực hiện
xây dựng mô hình từ phần mềm Smartpls cho ra kết quả như sau:

5
Hình 4.1. Kết quả kiểm định mô hình (PLS)
Nguồn: Kết quả phân tích PLS-SEM
Các chỉ số tải ngoài từng biến đều phù hợp với kết quả > 0.7. Cho thấy các biến
tiềm ẩn có thể giải thích được hơn 50% biến thiên của quan sát. Ngoài ra các chỉ số đã
được kiểm định như AVE đều phù hợp. Từ các chỉ số kiểm định đã cho thấy mô hình
xây dựng phù hợp và có độ tin cậy cao, là tiền đề để thực hiện các kiểm định hồi quy
về giả thuyết và xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến phân biệt lên biến phụ thuộc.
4.3.2. Đánh giá tính đa cộng tuyến
Theo Hair và cộng sự (2017), đa cộng tuyến có thể xảy ra nếu dung sai nhỏ hơn
0.2 hoặc hệ số phương sai phóng đại (VIF) vượt quá 5. Tác giả sử dụng giá trị VIF để
đánh giá tính đa cộng tuyến của các cấu trúc và các biến quan sát.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng chỉ số VIF của cấu trúc
CD GD GTMV NNT NT PB TD YD
CD     3.107          
GD     1.409          
GTMV         1.000   2.316  
NNT     3.127          
NT             2.316 2.683
PB     3.338          
6
TD               2.683
YD
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Nhìn chung các chỉ số VIF của các cấu trúc không vượt quá tiêu chuẩn là 5. Do
đó, các cấu trúc không xuất hiện vấn đề đa cộng tuyến.
4.3.3. Đánh giá các mối quan hệ tác động gián tiếp
4.3.3.1. Đánh giá tác động gián tiếp riêng biệt
Bảng 4.7. Kết quả tác động gián tiếp riêng biệt
Mối quan hệ giữa các biến Hệ số tác động P-value Đánh giá
CD → GTMV → NT 0.134 0.055 Không tác động
GD → GTMV → NT 0.210 0.000 Tác động
NNT → GTMV → NT 0.268 0.000 Tác động
PB → GTMV → NT 0.095 0.147 Không tác động
CD → GTMV → TD 0.022 0.198 Không tác động
GD → GTMV → TD 0.034 0.077 Không tác động
NNT → GTMV → TD 0.044 0.022 Tác động
PB → GTMV → TD 0.016 0.298 Không tác động
CD → GTMV → NT → TD 0.094 0.052 Không tác động
GD → GTMV → NT → TD 0.147 0.000 Tác động
NNT → GTMV → NT → TD 0.187 0.000 Tác động
GTMV → NT → TD 0.527 0.000 Tác động
PB → GTMV → NT → TD 0.066 0.136 Không tác động
CD → GTMV → NT → YD 0.053 0.075 Không tác động
GD → GTMV → NT → YD 0.083 0.000 Tác động
NNT → GTMV → NT → YD 0.106 0.000 Tác động
GTMV → NT → YD 0.298 0.000 Tác động
PB → GTMV → NT → YD 0.038 0.160 Không tác động
CD → GTMV → TD → YD 0.010 0.207 Không tác động
GD → GTMV → TD → YD 0.016 0.084 Không tác động
NNT → GTMV → TD → YD 0.020 0.034 Tác động

7
GTMV → TD → YD 0.056 0.039 Tác động
PB → GTMV → TD → YD 0.007 0.310 Không tác động
CD → GTMV → NT → TD → Không tác động
0.043 0.059
YD
GD → GTMV → NT → TD Tác động
0.067 0.000
→ YD
NNT → GTMV → NT → TD Tác động
0.085 0.002
→ YD
NT → TD → YD 0.318 0.000 Tác động
GTMV → NT → TD → YD 0.239 0.000 Tác động
PB → GTMV → NT → TD → Không tác động
0.030 0.147
YD
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Kết quả có 14 mối quan hệ không tác động do p-value > 0.05 còn lại 15 mối
quan hệ tác động với p-value < 0.05 nên có ý nghĩa tác động.
4.3.3.2. Đánh giá tác động gián tiếp tổng hợp
Bảng 4.8. Kết quả tác động gián tiếp tổng hợp
Mối quan hệ giữa các biến Hệ số tác động P-value Đánh giá
CD → GTMV 0.178 0.044 Tác động
CD → NT 0.134 0.055 Không tác động

CD → TD 0.116 0.054 Không tác động


CD → YD 0.106 0.056 Không tác động
GD → GTMV 0.279 0.000 Tác động
GD → NT 0.210 0.000 Tác động
GD → TD 0.181 0.000 Tác động
GD → YD 0.166 0.000 Tác động
GTMV → NT 0.754 0.000 Tác động
GTMV → TD 0.650 0.000 Tác động
GTMV → YD 0.594 0.000 Tác động
NNT → GTMV 0.355 0.000 Tác động
NNT → NT 0.268 0.000 Tác động

8
NNT → TD 0.231 0.000 Tác động
NNT → YD 0.211 0.000 Tác động
NT → TD 0.699 0.000 Tác động
NT → YD 0.713 0.000 Tác động
PB → GTMV 0.126 0.132 Không tác động
PB → NT 0.095 0.147 Không tác động
PB → TD 0.082 0.146 Không tác động
PB → YD 0.075 0.147 Không tác động
TD → YD 0.454 0.000 Tác động
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Kết quả có 7 mối quan hệ không tác động do p-value > 0.05 còn lại 15 mối
quan hệ tác động do p-value < 0.05.
4.3.4. Kiểm định hệ số xác định R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh
Hệ số R2 sử dụng khi so sánh các mô hình với các cấu trúc ngoại sinh khác nhau
hoặc số lượng quan sát khác nhau. Mức độ biến phụ thuộc được giải thích bởi các cấu
trúc độc lập tương ứng của nó được đề xuất bởi hệ số xác định (giá trị R 2). R2 thường
được sử dụng để đánh giá mô hình cấu trúc, với hệ số nằm trong khoảng từ 0 đến 1. R 2
càng cao, mức độ chính xác dự đoán càng cao. Giá trị chấp nhận cho R 2 phụ thuộc vào
độ phức tạp của mô hình và lĩnh vực nghiên cứu. Theo Hock và Ringle (2010), giá trị
R2 giao động từ 0.19 đến 0.33 thể hiện cấu trúc nội sinh yếu, mức 0.33 đến 0.67 đạt
mức vừa phải và từ 0.67 thì mô hình được giải thích mạnh.
Bảng 4.9. Hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh
R2 R2 hiệu chỉnh
GTMV 0.611 0.606
NT 0.568 0.567
TD 0.634 0.632
YD 0.648 0.646
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Sau khi phân tích, giá trị R 2 hiệu chỉnh của các cấu trúc từ [0.567 - 0.646] đạt
tiêu chuẩn thống kê về sự phù hợp của mô hình.

9
4.3.5. Kiểm định mức độ dự đoán liên quan Q bình phương
Bên cạnh giá trị R2, mức độ dự doán su liên quan (giá trị được cho là một sự bổ
sung cho đánh giá sự phù hợp của mô hình. Mức độ biểu hiện các chỉ số dự đoán của
biến độc lập sẽ đầy đủ hơn bởi giá trị Q (Geisser và cộng sự, 1995). Chỉ số Q là một
khái niệm mới chỉ có trong SmartPLS. Nếu Q 2 > 0 chứng tỏ biến độc lập có khả năng
dự đoán thích hợp đến biến phụ thuộc đang được xem xét. Với các mức độ như sau: 0
< Q2 < 0.25: nhỏ, 0.25 ≤ Q2 ≤ 0.5: trung bình, Q2 > 0.5: lớn.
Bảng 4.10. Hệ số Q2
Q2
GTMV 0.420
NT 0.409
TD 0.477
YD 0.479
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
Giá trị Q2 của cấu trúc đều nằm trong khoảng 0.25 - 0.5, do đó mô hình thành
phần tương ứng của các biến GTMV; NT; TD; YD có khả năng dự đoán chính xác
trung bình.
4.3.6. Kiểm định chỉ số hiệu ứng kích thước f bình phương
Effect size f (f bình phương) là hệ số đánh giá hiệu quả tác động của từng biến
độc lập lên biến phụ thuộc. f sẽ có các ngưỡng đề xuất dùng để so sánh thứ tự mức tác
động của biến độc lập lên phụ thuộc (Hair và cộng sự, 2013). Cohen (1988) đã đề xuất
bảng chỉ số f Square để đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập như sau:
- f Square < 0.02: mức ảnh hưởng là cực kỳ nhỏ hoặc không có ảnh xưởng.
- 0.02 <f Square < 0.15: mức ảnh hưởng nhỏ.
- 0.15 <f Square < 0.35: mức ảnh hưởng trung bình.
- f Square ≥ 0.35; mức ảnh hưởng lớn.
Bảng 4.11. Hệ số mức ảnh hưởng f2
Mối quan hệ giữa các cấu trúc Giá trị f2 Mức độ ảnh hưởng
GD → GTMV 0.142 Ảnh hưởng nhỏ
GTMV → NT 1.316 Ảnh hưởng lớn
NT → TD 0.576 Ảnh hưởng lớn
NT → YD 0.165 Ảnh hưởng trung bình
10
TD → YD 0.219 Ảnh hưởng trung bình
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SmartPLS
4.4. Kiểm định giả thuyết
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mô hình PLS-SEM cũng như các bước kiểm
định giả thuyết trong nghiên cứu này dựa trên các gợi ý đánh giá của Hair và cộng sự
(2016, 2017). Trong PLS – SEM thuật toán Bootstrap được sử dụng để xác định mức ý
nghĩa thống kê của hệ số (Hair và cộng sự, 2014). Nếu hệ số t – value của thuật toán
Bootstrap cho kết quả lớn hơn 1.96 sẽ tương ứng với giá trị α = 0.05, và như vậy mối
quan hệ giữa hai biến tiềm ẩn được coi là có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Trong
nghiên cứu này, Kỹ thuật bootstrap phi tham số được sử dụng để kiểm định cho 346
quan sát, được lặp lại 5000 lần để đảm bảo yêu cầu kiểm định mô hình cấu trúc tuyến
tính.
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Bootstrap
Hệ số tác động
Giả thuyết Mối quan hệ T-value P-value Kết quả
chuẩn hóa
H1 NNT → GTMV 0.355 3.664 0.000 Chấp nhận

H2 GD → GTMV 0.279 4.771 0.000 Chấp nhận

H3 CD → GTMV 0.178 2.018 0.044 Chấp nhận

H4 PB → GTMV 0.126 1.507 0.132 Bác bỏ

H5 GTMV → NT 0.754 19.344 0.000 Chấp nhận

H6 GTMV → TD 0.123 2.165 0.030 Chấp nhận

H7 NT → TD 0.699 13.607 0.000 Chấp nhận

H8 NT → YD 0.395 6.283 0.000 Chấp nhận

H9 TD → YD 0.454 8.099 0.000 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả phân tích PLS-SEM


Giả thuyết H4 bị bác bỏ do p-value > 0.05. Còn lại tất cả các giả thuyết đều được
chấp nhận do có p-value < 0.05
Giả thuyết H1: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
NNT có ảnh hưởng tích cực đến GTMV với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.355 và T-
value là 3.664 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 1 có ý nghĩa thống kê và giả
thuyết được chấp nhận.
11
Giả thuyết H2: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
GD có ảnh hưởng tích cực đến GTMV với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.279 và T-
value là 4.771 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 2 có ý nghĩa thống kê và giả
thuyết được chấp nhận.
Giả thuyết H3: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
CD có ảnh hưởng tích cực đến GTMV với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.178 và T-
value là 2.018 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 3 có ý nghĩa thống kê và giả
thuyết được chấp nhận.
Giả thuyết H4: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy giữa PB không
ảnh hưởng đến GTMV vì sig = 0.132 > 0.05 . Do đó, giả thuyết H 4 không có ý nghĩa
thống kê và giả thuyết bị bác bỏ.
Giả thuyết H5: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
GTMV có ảnh hưởng tích cực đến NT với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.754 và T-
value là 19.344 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 5 có ý nghĩa thống kê và giả
thuyết được chấp nhận.
Giả thuyết H6: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
GTMV có ảnh hưởng tích cực đến TD với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.123 và T-
value là 2.165 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 6 có ý nghĩa thống kê và giả
thuyết được chấp nhận.
Giả thuyết H7: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
NT có ảnh hưởng tích cực đến TD với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.699 và T-value là
13.607 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 7 có ý nghĩa thống kê và giả thuyết được
chấp nhận.
Giả thuyết H8: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
NT có ảnh hưởng tích cực đến YD với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.395 và T-value là
6.283 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 8 có ý nghĩa thống kê và giả thuyết được
chấp nhận.
Giả thuyết H9: Kết quả kết quả phân tích có kết quả cho thấy sự phù hợp giữa
TD có ảnh hưởng tích cực đến YD với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.454 và T-value là
8.099 > 1.96, sig < 0.05. Do đó, giả thuyết H 9 có ý nghĩa thống kê và giả thuyết được
chấp nhận.

12
Tóm tắt chương 4
Kết quả thống kê mô tả cho thấy đặc điểm các đáp viên trong khảo sát có các tỷ
lệ không quá chênh lệch. Nam và nữ đồng đều, đa số từ 18 đến 24 tuổi, là sinh viên,
thu nhập dưới 5 triệu.
Kiết quả kiểm định sự phù hợp của thang đo cho thấy các cấu trúc đều phù hợp
với hệ số tải ngoài các biến quan sát > 0.708, độ cậy tổng hợp cho mỗi cấu trúc > 0.8,
tất cả các cấu trúc đều có chỉ số AVE > 0.5. Giá trị căn bậc hai nhỏ nhất của AVE
(0.823) lớn hơn giá trị lớn nhất của tương quan giữa các cặp khái niệm (0.717)
Về kiểm định cấu trúc SEM trên Smartpls cho thấy các cấu trúc không xuất
hiện vấn đề đa cộng tuyến. Giá trị R 2 đạt tiêu chuẩn thống kê. Giá trị f 2 cho thấy các
biến độc lập đều có mức tác động lên biến phụ thuộc.
Giả thuyết H4 bị bác bỏ do p-value > 0.05. Còn lại tất cả các giả thuyết đều được
chấp nhận do có p-value < 0.05

13

You might also like