You are on page 1of 4

Gọi WAGE là lương của người lao động (đơn vị: đô la/giờ), EXPER là kinh nghiệm làm

việc (đơn vị: năm), EDUC là số năm đi học. Khi khảo sát một mẫu gồm 100 người lao
động vào tháng 3 năm 2020 tại một vùng dân cư, người ta thu được kết quả hồi quy như
sau:

Mô hình 1:

Dependent Variable: WAGE

Method: Least Squares

Included observations: 100

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C -14.94451 7.144787 -2.091666 0.0391

EXPER 0.159455 0.106713 1.494243 0.1384

EDUC 2.560325 0.460120 5.564471 0.0000

R-squared 0.245046 Mean dependent var 23.53380

Câu 1. Viết mô hình hồi quy tổng thể, mô hình hồi quy mẫu của Mô hình 1. Giải thích ý
nghĩa của các hệ số ước lượng chỉ tác động riêng phần.

Câu 2. Hệ số xác định của Mô hình 1 bằng bao nhiêu, nêu ý nghĩa?

Câu 3. Dự báo điểm cho mức lương trung bình của lao động có kinh nghiệm làm việc 5
năm và thời gian đi học 16 năm.

Câu 4. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy với mức ý nghĩa 5%.

Câu 5. Kinh nghiệm làm việc có tác động đến tiền lương không với mức ý nghĩa 5%?

Câu 6. Với độ tin cậy 95%, nếu người lao động có số năm đi học tăng 2 năm, kinh
nghiệm làm việc giữ nguyên thì mức lương trung bình thay đổi trong khoảng nào?

Gọi METRO là biến phản ánh sự thuận tiện về giao thông ở khu vực làm việc của người
lao động, METRO = 1 nếu người này làm việc khu vực có tàu điện ngầm, METRO = 0
nếu người này làm việc khu vực không có tàu điện ngầm. Vẫn chọn mẫu trên, thực hiện
hồi quy mô hình 2 và thu được kết quả:
Mô hình 2:

WAGE = -19,0642 + 2,3825EDUC + 8,0330METRO + 0,1503METRO*EDUC + e

(se) = (0,4562) (3,4280) (0,1044)

Câu 7. Viết hồi quy mẫu khi hồi quy lương theo số năm đi học trong hai trường hợp, khu
vực làm việc có tàu điện ngầm và khu vực làm việc không có tàu điện ngầm.

Câu 8. Giải thích ý nghĩa của hai hệ số ước lượng tương ứng với biến EDUC và biến
tương tác METRO*EDUC.

Câu 9. Có nhận định: “So với khu vực không có tàu điện ngầm, trung bình của mức
lương cận biên theo số năm đi học của những lao động làm việc trong khu vực có tàu
điện ngầm cao hơn”. Hãy cho kết luận về nhận định trên với mức ý nghĩa 5%.

Câu 10. Với Mô hình 2, có các kết quả sau. Hãy cho kết luận với mức ý nghĩa 5%.

Heteroskedasticity Test: White

Null hypothesis: Homoskedasticity

F-statistic 3.983538 Prob. F(8,91) 0.0004

Obs*R-squared 25.93696 Prob. Chi-Square(8) 0.0011

Scaled explained SS 32.94160 Prob. Chi-Square(8) 0.0001

Ramsey RESET Test

Equation: UNTITLED

Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 3

Specification: WAGE C EDUC METRO METRO*EDUC

Value df Probability

F-statistic 7,221182 (2, 94) 0.0012

Likelihood ratio 14,29240 2 0.0008

Cho biết :
t(0,025;97)  1,9847; t(0,05;97)  1,6607; F0,05 1,198   3,8889; F0,05  2,97   3,0901

You might also like