You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH I
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MẠCH
ĐIỀU HƯỚNG TẤM PIN MẶT TRỜI THEO
HƯỚNG SÁNG

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ NHUNG


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VIẾT DIỆP
NGUYỄN ĐÌNH CƯỜNG
QUÁCH HỒNG HƯNG

Lớp: 112202.2

Hưng yên 2022


LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, nguồn điện là một trong những thứ rất cần thiết
và vô cùng quan trọng. Vì nguồn điện rất quan trọng như thế cho nên những các
thiết bị tạo ra điện ngày càng đa dạng và nhiều hơn. Mà những thiết bị này muốn tại
ra nguồn điện thường gây hại cho môi trường, đồng thường nguồn tài nguyên hóa
thạch đang dần cạn kiệt cho nên nguồn lượng tái tạo đang trở thành ưu tiên hàng
đầu. Và nguồn năng lượng mặt trời là một trong những loại năng lượng tái tạo tuyệt
vời nhất.
     Một trong những thiết bị năng lượng măt trời dùng ánh sáng mặt trời (quang
năng) chuyển hóa thành điện năng mà cả thế giới đều đang sử dụng và khuyến
khích con người sử dụng đó là pin năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, pin mặt trời nếu ta chỉ cố định chúng ở 1 vị trí cố định thì hiệu suất
của chúng sẽ rất thấp. Vậy để nâng cao hiệu suất , chúng ta phải làm sao? Vận dụng
những kiến thức đã học và khảo sát thực tế, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề
tài: “THIẾT KẾ CHẾ TẠO MẠCH ĐIỀU HƯỚNG TẤM PIN MẶT TRỜI THEO HƯỚNG
SÁNG”. Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Nhung, nhóm
em đã hoàn thành bài báo cáo đúng thời gian được giao. Tuy nhiên do vấn đề thời
gian, cũng như kiến thức còn hạn chế, chúng em không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì
vậy chúng em rất mong nhận được nhiều ý kiến đánh giá, góp ý của quý thầy cô để
có thể phát triền và hoàn thiện đề tài này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 1
chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................5
1.1. Mục đích và yêu cầu của đề tài...............................................................................5
1.2. Cấu tạo và nguyên lý Pin mặt trời...........................................................................5
1.2.1. Cấu tạo................................................................................................................. 6
1.2.2. Nguyên lý hoạt động của Pin mặt trời..................................................................7
1.3. Biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời....................................................9
1.4. Hệ thống điều hướng Pin mặt trời Việc sử dụng Pin mặt trời được gắn trên các
mái nhà của căn nhà nhằm thu lấy năng lượng mặt trời để sử dụng đang diễn ra khá
phổ biến ở 1 số nước trên thế giới : 12
1.4.1. Các hệ thống điều hướng....................................................................................13
1.4.2. Hệ thống điều hướng xoay theo 1 trục...............................................................14
1.2.3. Hệ thống điều khiển quay theo 2 trục.................................................................14
chương 2: Tổng quan về Linh kiện..............................................................................16
2.1. Arduino UNO R3..................................................................................................16
2.1.1. Các chân năng lượng..........................................................................................17
2.1.2. Bộ nhớ................................................................................................................ 18
2.1.3. Các cổng vào/ra..................................................................................................19
2.1.4. Lập trình cho Arduino........................................................................................20
2.2. PIN mặt trời (Pin năng lượng mặt trời 100Wp 18V).............................................20
2.3. Module LM2596...................................................................................................21
2.4. Động cơ servo.......................................................................................................22
2.5. Quang trở 5mm.....................................................................................................23
chương 3: Thiết kế và thi công.....................................................................................24
3.1. Thiết kế phần cứng................................................................................................24
3.2. Lưu đồ thuật toán..................................................................................................25
3.3. Sơ đồ nguyên lý....................................................................................................26
3.3.1. Nguyên lý hoạt động..........................................................................................29
3.3.2. Chương trình điều khiển trên Arduino...............................................................30
3.3.3. Sơ đồ kết nối và mạch in....................................................................................32
Kết luận và kiến nghị...................................................................................................34
 Kết quả đạt được....................................................................................................34
2
 Mặt hạn chế và hướng khắc phục...........................................................................34
 Kiến nghị...............................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................36
Ts. Phạm Ngọc Thắng, Ths. Nguyễn Thành Long, Giáo trình Linh kiện và mạch điện
tử cơ bản, Nhà xuất bản NXB Giáo Dục Việt Nam.....................................................36
Tác giả TS. Vũ Hồng Sơn, Sách - Giáo Trình Lập Trình C Ứng Dụng, Nhà xuất bản
NXB Giáo Dục Việt Nam, Ngày xuất bản 11-201.......................................................36

3
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Mục đích và yêu cầu của đề tài

 Mục đích:
Tự động điều chỉnh thiết bị thu năng lượng Mặt Trời quay theo hướng Mặt Trời
gồm hai mục đích:
- Làm cho thiết thiết bị thu năng lượng Mặt Trời luôn hướng về phía Mặt
Trời, phát huy tối đa khả năng thu nhận năng lượng
- Lấy số liệu và so sánh hiệu suất với trường hợp khi đặt thiết bị cần cố
định một hướng.

 Yêu cầu cảu đề tài:

- Tìm hiểu các thiết bị thu nhận năng lượng Mặt Trời.
- Thiết kế mạch điều khiển, mạch công suất, mạch điều khiển động cơ
servo.
- Viết chương trình điều khiển cho vi xử lí Arduino UNO R3.
- Khảo nghiệm, lấy số liệu và so sánh hiệu suất giữa hai trường hợp khi
tấm pin được đặt cố định và khi sử dụng thiết bị tự động định hướng.
- Đánh giá hoạt động của mô hình.

1.2. Cấu tạo và nguyên lý Pin mặt trời.

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng từ rất
sớm, nhưng ứng dụng năng lượng mặt trời vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô
rộng thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nước nhiều năng
lượng mặt trời, những vùng sa mạc. Từ sau các cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
năm 1968 và 1973, năng lượng mặt trời càng được đặc biệt quan tâm. Các nước công
nghiệp phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt
trời. Các ứng dụng năng lượng mặt trời phổ biến hiện nay bao gồm các lĩnh vực chủ
yếu sau:
Pin mặt trời, Pin mặt trời là phương pháp sản xuất điện trực tiếp từ năng lượng
mặt trời qua thiết bị biến đổi quang điện. Pin mặt trời có ưu điểm là gọn nhẹ có thể lắp
bất kỳ ở đâu có ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong lĩnh vực tàu vũ trụ. ứng dụng năng
lượng mặt trời dưới dạng này được phát triển với tốc độ rất nhanh, nhất là ở các nước
phát triển. Ngày nay con người đã ứng dụng pin năng lượng mặt trời để chạy xe thay
thế dần nguồn năng lượng truyền thống. Tuy nhiên giá thành thiết bị pin mặt trời còn
4
khá cao, trung bình hiện nay khoảng 5USD/WP, nên ở những nước đang phát triển pin
mặt trời hiện mới chỉ có khả năng duy nhất là cung cấp năng lượng điện sử dụng cho
các vùng sâu, xa nơi mà đường điện quốc gia chưa có. ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của
một số tổ chức quốc tế đã thực hiện thành công việc xây dựng các trạm pin mặt trời có
công suất khác nhau phục vụ nhu cầu sinh hoạt và văn hoá của các địa phương vùng
sâu, vùng xa, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay
pin mặt trời vẫn đang còn là món hàng xa xỉ đối với các nước nghèo như chúng ta
1.2.1. Cấu tạo
Pin mặt trời( Pin quang điện) là thiết bị bán dẫn silic tinh khiết chứa lượng lớn
các diod p-n, là thiết bị biến đổi trực tiếp năng lượng mặt trời thành điện năng.

Hình 1. 1: Cấu tạo PIN mặt trời


 Bộ điều khiển sạc:
Là thiết bị thực hiện chức năng điều tiết sạc cho ắc quy, bảo vệ cho ắc quy
chống nạp quá tải và xả quá sâu nhắm nâng cao tuổi thọ cho bình ắc quy và giúp hệ
thống pin mặt trời sử dụng hiệu quả và lâu dài.
Bộ điều khiển còn cho biết tình trạng nạp điện của pin mặt trời vào ắc quy giúp
cho người sử dụng kiểm soát được các phụ tải .
Bộ điều khiển còn thực hiện việc bảo vệ nạp quá điện thế (>13,8 V) hoặc điện
thế thấp (<10,5V).Mạch bảo vệ của bộ điều khiển sẽ thực hiện việc ngắt mạch khi bộ
điều khiển xác định được ắc quy đã nạp đầy hoặc điện áp bình quá thấp.

 BATTERY( Ắc Quy):
Là thiết bị lưu trữ điện để sử dụng vào ban đêm hoặc lúc trời không co ánh
nắng.

5
Ắc quy có nhiều loại , kích thước và dung lượng khác nhau tùy thuộc vào công
suất và đặc điểm của hệ thống pin mặt trời. Hệ thống có công suất càng lớn thì cần sử
dụng ắc quy có dung lượng lớn hoặc dùng nhiều bình ắc quy kết nối lại với nhau.

 Khung Gá và Dây Cáp:


Để đảm bảo cho hệ thống pin mặt trời đặt đúng vị trí tốt nhất ( nắng nhiều nhất và lâu
nhất) và hiệu quả của hệ thống luôn được ổn định và lâu dài, chúng ta cần dùng bộ
khung gá và dây cáp chuyên dụng.
Để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống , các tấm pin cần được lắp đặt theo 1 góc
nghiêng và 1 hướng nhất định ( tùy thuộc vào vị trí lắp đặt cụ thể).
Lưu ý khi lắp đặt tránh các vùng có khả năng bi che , khuất nắng nên lựa chọn
những vị trí có thể hứng nắng tốt nhất cả ngày .
Các phụ kiện đồng bộ kèm theo: ống , công tắc , bảng điện , vaseline, domino, ổ
cắm…để lắp hoàn chỉnh hệ thống điện mặt trời.
1.2.2. Nguyên lý hoạt động của Pin mặt trời.
Ánh sáng mặt trời đem photon đến pin mặt trời, khi một photon chạm vào 1
mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:
Photon truyền trực xuyên qua mảnh siclic. Đó là khi năng lượng của photon nhỏ
hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn.
Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Đó là khi năng lượng của photon
lớn hơn năng lượng để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn.
Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron
trong màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường được
kết dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được
kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán dẫn.
Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là “lỗ trống”. Lỗ trống này tạo điều kiện
cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào “lỗ trống”, và điều
này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có “lỗ trống”. Cứ tiếp tục như vậy cứ như
vậy tạo thành luồng điện.
Hầu hết năng lượng mặt trời đều có tác dụng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện
sử dụng được.

6
Hình 1. 2: Nguyên lý hoạt động của Pin mặt trời
Hệ thống sản xuất điện từ năng lượng mặt trời thành điện 220V AC/50Hz bổ
sung vào điện lưới.
Hệ thống lưu trữ biến đổi điện năng từ năng lượng mặt trời thành điện 220V
AC/50Hz .
Tuy nhiên , chúng ta có thể sử dụng từng hệ thống một cách độc lập theo nhu
cầu của người dùng.
Khi khởi động Batterry bank luôn được ưu tiên nạp điện cho đến khi đầy. Khi
Battery bank xạc đầy bộ Inverter sẽ ngưng xạc và biến đổi điện DC từ pin mặt trời
thành điện AC 220V có điện áp tần số -pha trùng với điện lưới thông qua đồng hồ W1
để chạy các phụ tải như tivi , tủ lạnh , quạt…
Khi mất điện lưới , Inverter solar charger sẽ lấy điện DC từ Battery bank và
solar để biến đổi thành điện AC 220v cung cấp cho tải ưu tiên.
Ưu điểm và Khó khăn của hệ thống pin mặt trời.
 Ưu điểm:

- Giúp bạn tiết kiệm tiền.


- Sau khi đầu tư ban đầu đã được thu hồi, năng lượng từ mặt trời là thiết
thực miễn phí.
- Nếu hệ thống pin mặt trời sản xuất năng lượng nhiều hơn bạn sử dụng,
chính phủ của bạn có thể mua điện từ bạn.
- Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền trên hóa đơn điện của bạn hàng tháng.

7
- Pin năng lượng mặt trời sạch, tái tạo (không giống như dầu, khí đốt và
than đá) và bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta.
- Nó không gây ô nhiễm không khí do khí carbon dioxide phát hành, oxit
nitơ, khí lưu huỳnh hoặc thủy ngân vào khí quyển giống như nhiều hình
thức truyền thống của các thế hệ điện không.
- Tiết kiệm được ngay lập tức và trong nhiều năm tới.
- Nó tích cực góp phần vào việc giảm phát thải khí nhà kính có hại.
- Không đóng góp cho sự nóng lên toàn cầu, mưa axit hoặc sương mù.
- Năng lượng mặt trời hỗ trợ việc làm địa phương và tạo ra sự giàu có, thúc
đẩy nền kinh tế địa phương.
- Các hệ thống năng lượng mặt trời hầu như bảo dưỡng miễn phí và sẽ kéo
dài trong nhiều thập kỷ.
- Sau khi cài đặt, không có chi phí định kỳ.
 Khó khăn:

- Các chi phí ban đầu là bất lợi chính của việc cài đặt một hệ thống năng
lượng mặt trời, phần lớn là vì chi phí cao của các vật liệu bán dẫn được sử
dụng trong việc xây dựng
- Tấm pin năng lượng mặt trời đòi hỏi khá một vùng rộng lớn để cài đặt để
đạt được một mức độ tốt hiệu quả.
- Hiệu quả của hệ thống cũng phụ thuộc vào vị trí của mặt trời, mặc dù vấn
đề này có thể được khắc phục với việc cài đặt các thành phần nhất định.
- Việc sản xuất năng lượng mặt trời bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các
đám mây, gây ô nhiễm trong không khí.
- không có năng lượng mặt trời sẽ được sản xuất vào ban đêm mặc dù một
hệ thống pin dự phòng hoặc độ net sẽ giải quyết vấn đề này.
1.3. Biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời
 Giảm tiêu thụ điện của toàn bộ ngôi nhà:
Trước tiên bạn nên loại bỏ các thiết bị và thiết bị sử dụng quá nhiều điện năng
trong căn hộ của bạn. Chúng bao gồm các thiết bị dự phòng, bóng đèn sợi đốt, máy
nước nóng lạnh, máy điều hòa, đèn chờ và các thiết bị ít sử dụng. Tiêu thụ tổng thể của
bạn càng thấp, thì phần lớn bạn sẽ có thể sử dụng điện từ năng lượng mặt trời.

 Cài đặt đèn Led thay vì đèn sợi đốt:


Để sử dụng được các thiết bị và hệ thống năng lượng hoạt động bạn cần có ánh
sáng. Những bóng đèn quá cũ chỉ sử dụng khoảng 10% điện năng để tạo ra ánh sáng
và 90% bị mất do nhiệt tỏa ra. Chúng tạo ra nhiệt hơn là ánh sáng, bởi vì chúng được
dựa trên một sợi dây phát sáng làm bằng volfram.

8
Đèn LED hiện nay sử dụng tất cả dòng điện để tạo ra ánh sáng khi hoạt động.
Một đèn LED tốt cần khoảng một phần mười lượng điện để tạo ra một lượng ánh sáng
để hoạt động. Và bởi vì nó không tỏa nhiệt khi hoạt động, nên thời gian hoạt động của
bóng đèn sẽ kéo dài hơn nhiều so với các bóng huỳnh quang và sợi đốt.
Giá của đèn LED đã giảm rất nhiều, việc trao đổi chúng cho bóng đèn thường
xuyên sẽ được đền bù trong vòng một hoặc hai năm. Điều này cũng đúng đối với các
hệ thống chiếu sáng công nghiệp thường sử dụng đèn hơi thủy ngân. Chúng cũng sử
dụng rất nhiều điện và có thể dễ dàng thay thế bằng đèn LED.

 Tắt chế độ chờ:


Nhiều thiết bị điện (thiết bị nhà bếp, TV, máy tính, bảng điều khiển trò chơi, hệ
thống HiFi) cũng tiêu thụ điện khi không sử dụng và ở chế độ chờ. Xem xét số lượng
thiết bị điện trong một ngôi nhà bình thường, mức tiêu thụ dự phòng thực sự có thể
tăng lên. Các thiết bị như vậy không nên sử dụng nên được tách ra khỏi mạch bằng
cách sử dụng các ổ cắm có thể chuyển đổi khi không sử dụng.

 Sử dụng nước nóng bằng điện:


Nếu bạn đang sản xuất điện mặt trời, bạn nên chuyển đổi hệ thống nước nóng
của bạn thành bình nước năng lượng mặt trời. Máy nước nóng tức thời cũng cho phép
làm nóng nước gần vòi nước.
Ví dụ: Khi nước được tiếp xức ánh sáng thì phần nước sẽ được làm nóng và
được di chuyển. Nhiệt độ nước có thể được điều chỉnh chính xác những gì bạn mong
muốn. Nhu cầu về nước nóng khi sử dụng phụ thuộc khá nhiều vào lượng ánh sáng
mặt trời ít hoặc nhiều trong năm.

9
Hình 1. 3: bình nước năng lượng mặt trời
Vào cuối mùa xuân và mùa hè, nhu cầu đó hoàn toàn có thể được đáp ứng bằng
năng lượng mặt trời. Điều đó làm tăng mức độ tự tiêu thụ.

 Chạy các thiết bị điện có tiêu thụ cao trong ngày:


Các thiết bị trong gia đình có nhu cầu điện cao nhất là máy rửa bát, máy giặt,
máy sấy quần áo và bếp lò. Những thiết bị này có thể dễ dàng được trang bị công tắc
hẹn giờ, để chúng hoạt động trong ngày. Khi máy phát điện năng lượng mặt trời trên
mái nhà tạo ra nhiều đầu ra, có thể được sử dụng trực tiếp.

 Chạy các thiết bị làm vườn:


Năng suất hoạt động của điện mặt trời cao nhất vào mùa xuân và mùa thu. Đây
cũng là thời gian trong năm khi khu vườn đòi hỏi công việc nhiều nhất. Bạn có thể rất
thuận tiện chạy máy cắt cỏ bằng điện, xén hàng rào hoặc chiếu sáng bằng điện năng
lượng mặt trời. Nếu bạn có pin mặt trời, bạn có thể sử dụng nó để cấp năng lượng cho
đèn LED trong khu vườn của bạn vào buổi tối và ban đêm.

 Năng lượng lưu trữ tăng hiệu quả :


Thời gian sắp tới đây thì năng lượng mặt trời sẽ la nguồn năng lượng chính để
có thể. Đây là những lý do chính đáng để đầu tư vào pin mặt trời. Những gì kích thước
để lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu điện của tòa nhà và kích thước của máy phát điện
năng lượng mặt trời của bạn.
Pin lithium hiện nay có giá khoảng 500 trăm đến 1 triệu mỗi kilowatt giờ, pin
chì khoảng 200 đến 500 trăm. Tuy nhiên: Trong một nơi cư trú riêng, có một thiết bị
lưu trữ không có máy phát điện mặt trời có ý nghĩa rất ít. 
10
Nếu không có năng lượng lưu trữ, bạn có thể sử dụng tốt nhất là trong khoảng
50 đến 80 phần trăm điện năng lượng mặt trời cho ngôi nhà. Một pin có thể dễ dàng
đưa nó lên đến (gần như) 100 phần trăm. Nếu bạn không căn cứ mức tiêu thụ của riêng
hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Không có dung lượng, bạn có thể đáp ứng khoảng 30 đến 50% nhu cầu điện
năng của bạn trực tiếp từ năng lượng mặt trời. Kết hợp với pin năng lượng mặt trời,
điều này có thể lên tới 90%. Để đáp ứng toàn bộ nhu cầu điện của bạn trong suốt một
năm, bạn cần một hệ thống năng lượng và pin năng lương dự trữ.
1.4. Hệ thống điều hướng Pin mặt trời
Việc sử dụng Pin mặt trời được gắn trên các mái nhà của căn nhà nhằm
thu lấy năng lượng mặt trời để sử dụng đang diễn ra khá phổ biến ở 1 số
nước trên thế giới :

Hình 1. 4: Mái nhà với những tấm PIN mặt trời


Nhưng khi mặt trời di chuyển theo chiều từ Đông sang Tây thì lượng
năng lượng hấp thu được sẽ bị thay đổi, không còn đạt hiệu quả tối đa do mặt
pin không còn hướng thẳng về mặt trời nữa. Chính vì điều này, để tăng hiệu
năng của những tấm pin, ta cần nghiên cứu ,thiết kế, chế tạo hệ thống tự động
điều chỉnh góc quay bề mặt thu của thiết bị pin mặt trời để pin đạt được hiệu
năng cao nhất có thể .

11
1.4.1. Các hệ thống điều hướng
Hiện nay, các bộ định hướng điều khiển pin mặt trời có 2 loại :
Điều khiển xoay theo 1 trục
Điều khiển xoay theo 2 trục

Hình 1. 5: Các loại mô hình 1 trục và 2 trục định hướng pin mặt trời

Các hệ thống có bộ định hướng có thể đạt công suất gần như tối đa suốt thời
gian hoạt động vào những ngày nắng, quang mây trong khi hệ thống có mặt thu cố
định chỉ đạt công suất tối đa trong một vài giờ trong giữa ngày.
Hệ thống có bộ định hướng theo vị trí mặt trời sẽ nhận được nhiều năng lượng
hơn so với hệ thống có mặt thu cố định vào các giờ buổi sáng và buổi chiều. Điều đó
chỉ ra rằng các dàn pin có bộ định hướng sẽ cần công suất đặt nhỏ hơn so với các dàn
pin lắp cố định mà vẫn sản ra cùng mức điện năng.
Thị trường hiện nay, có hai loại hệ thống năng lượng mặt trời định hướng, hệ
thống định hướng theo trục đơn, và hệ thống định hướng theo trục kép. Hệ thống định
hướng theo một trục duy nhất sẽ định hướng theo vị trí mặt trời từ Đông sang Tây trên
một trục đặt theo hướng Bắc Nam. Hệ thống trục kép định hướng Đông sang phía Tây
và định hướng theo phía Bắc đến phía Nam.

12
1.4.2. Hệ thống điều hướng xoay theo 1 trục
Bộ điều hướng xoay theo 1 trục thường được cố định trục Bắc – Nam , và có
thể quay mặt pin theo trục Đông – Tây tác dụng để mặt pin vuông góc với tia sáng
mặt trời trong suốt thời gian trong ngày.
Ưu điểm :
Tăng hiệu suất thu năng lượng mặt trời tới 34%.
Thiết kế đơn giản hiệu quả.
Bảo dưỡng thấp.
Chi phí thực hiện ít.
Giảm thấp khả năng hư hỏng.
Nhược điểm :
Không thích nghi được theo mùa vì mỗi mùa mặt trời sẽ đi theo những quỹ đạo
khác nhau còn giải pháp “Solar tracking system” dùng đồng hồ thời gian thực các tấm
pin chỉ đi theo một quỹ đạo cố định. Điều này khiến cho pin không đạt được hiệu quả
tối đa ở 1 số thời điểm mùa hoặc ngày.
1.2.3. Hệ thống điều khiển quay theo 2 trục
Bộ điều hướng này có thể điều khiển cho pin mặt trời quay theo cả 2 trục Nam
– Bắc và Đông – Tây có tác dụng để mặt pin vuông góc với tia sáng mặt trời trong
suốt thời gian trong ngày.

Hình 1. 6: Hệ thống điều khiển quay theo 2 trục


Bộ điều hướng này có cấu tạo khá là giống kiểu 1 trục nhưng thay vì có thể
xoay 1 chiều, nó có thể xoay 2 chiều .

13
Ưu điểm :
Tăng hiệu suất thu năng lượng mặt trời tới 37%.
Hệ thống luôn đạt được hiệu quả cao nhất.
Thiết kế đơn giản, hiệu quả.
Không bị ảnh hưởng bởi mùa hay vị trí mặt trời theo thời gian.
Nhược điểm :
- -Hoạt động mất ổn định với nguồn ánh sáng quá mạnh từ nhiều phía.

14
15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LINH KIỆN
2.1. Arduino UNO R3
 Giới thiệu về Arduino UNO R3
Arduino thực sự đã gây sóng gió trên thị trường người dùng DIY (là những
người tự chế ra sản phẩm của mình) trên toàn thế giới trong vài năm gần đây, gần
giống với những gì Apple đã làm được trên thị trường thiết bị di động. Số lượng người
dùng cực lớn và đa dạng với trình độ trải rộng từ bậc phổ thông lên đến đại học đã làm
cho ngay cả những người tạo ra chúng phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến.

Arduino là gì mà có thể khiến ngay cả những sinh viên và nhà nghiên cứu tại
các trường đại học danh tiếng như MIT, Stanford, Carnegie Mellon phải sử dụng; hoặc
ngay cả Google cũng muốn hỗ trợ khi cho ra đời bộ kit Arduino Mega ADK dùng để
phát triển các ứng dụng Android tương tác với cảm biến và các thiết bị khác?
 
Arduino thật ra là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương tác với
các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác. Đặc điểm
nổi bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với một
ngôn ngữ lập trình có thể học một cách nhanh chóng ngay cả với người ít am hiểu về
điện tử và lập trình. Và điều làm nên hiện tượng Arduino chính là mức giá rất thấp và
tính chất nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm. Mà nhắc tới dòng mạch Arduino dùng
để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện
dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (R3).

Hình 2. 1: Bo mạch Arduino UNO R3

16
Một vài thông số của Arduino UNO R3
Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit
Điện áp hoạt động 5V DC
Tần số hoạt động 16 MHz
Dòng tiêu thụ khoảng 30mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC
Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA
Bộ nhớ flash 32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi
bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)
EEPROM 1 KB (ATmega328)
Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8,
ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều
khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo
nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,… hay những ứng dụng khác.
2.1.1. Các chân năng lượng

 GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi dùng các
thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối
với nhau.
 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
 Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, nối cực dương
của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
 IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo
ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Dù vậy không được lấy nguồn 5V từ
chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn.

17
 RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương đương với
việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.

Lưu ý:

 Arduino UNO không có bảo vệ cắm ngược nguồn vào. Vì thế ta phải hết sức
cẩn thận, kiểm tra các cực âm – dương của nguồn trước khi cấp cho Arduino
UNO.
 Các chân 3.3V và 5V trên Arduino là các chân dùng để cấp nguồn ra cho các
thiết bị khác, không phải là các chân cấp nguồn vào. Nên việc cấp nguồn sai vị
trí có thể làm hỏng board.
 Cấp nguồn ngoài không qua cổng USB cho Arduino UNO với điện áp dưới 6V
có thể làm hỏng board.
 Cấp điện áp trên 13V vào chân RESET trên board có thể làm hỏng vi điều
khiển ATmega328.
 Cường độ dòng điện vào/ra ở tất cả các chân Digital và Analog của Arduino
UNO nếu vượt quá 200mA sẽ làm hỏng vi điều khiển.
 Cấp điệp áp trên 5.5V vào các chân Digital hoặc Analog của Arduino UNO sẽ
làm hỏng vi điều khiển.
 Cường độ dòng điện qua một chân Digital hoặc Analog bất kì của Arduino
UNO vượt quá 40mA sẽ làm hỏng vi điều khiển. Do đó nếu không dùng để
truyền nhận dữ liệu, phải mắc một điện trở hạn dòng.

2.1.2. Bộ nhớ
Vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn cung cấp cho người dùng:

 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ
nhớ Flash của vi điều khiển.
 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến khai báo
khi lập trình sẽ lưu ở đây. Khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ
RAM.
 1KB cho
EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory): đây
giống như một chiếc ổ cứng mini – nơi có thể đọc và ghi dữ liệu vào đây mà
không phải lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu trên SRAM.

18
2.1.3. Các cổng vào/ra

Hình 2. 2: Các cổng kết nối của Arduino UNO


Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ có
2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân
đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328 (mặc
định thì các điện trở này không được kết nối).
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:

 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive
– RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông
qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối
Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2
chân này nếu không cần thiết
 Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ
phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 2 8-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm
analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở
chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những
chân khác.
 Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK).  Ngoài các
chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao
thức SPI với các thiết bị khác.
 LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm
nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số
13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.

Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu
10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên
19
board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là
nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện
áp trong khoảng từ 0V  → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.
2.1.4. Lập trình cho Arduino
Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn
ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring lại
là một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là Wiring, một số khác thì gọi là C
hay C/C++. Riêng mình thì gọi nó là “ngôn ngữ Arduino”, và đội ngũ phát triển
Arduino cũng gọi như vậy. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay
do đó rất dễ học, dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình
Arduino sẽ rất dễ thở đối với bạn.
Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm phát
triển dự án này đã cũng cấp đến cho người dùng một môi trường lập trình Arduino
được gọi là Arduino IDE (Intergrated Development Environment)
2.2. PIN mặt trời (Pin năng lượng mặt trời 100Wp 18V)

Hình 2. 3: Pin năng lượng mặt trời 100w

20
Tấm pin năng lượng mặt trời 100W có điện áp ra là 18V, sử dụng để sạc cho
bình ắc quy, pin lithium 18V thông qua sạc pin bằng năng lượng mặt trời, ứng dụng
trong các hệ thống pin năng lượng mặt trời tiết kiệm năng lượng. Có thể ghép nối các
tấm pin lại với nhau để sử dụng cho nhiều mục đích như nâng công suất sử dụng.
2.3. Module LM2596

Mạch Giảm Áp LM2596 là module giảm áp có khả năng điều chỉnh được dòng ra
đến 3A. LM2596 là IC nguồn tích hợp đầy đủ bên trong. Tức là khi cấp nguồn 9v vào
module, sau khi giảm áp ta có thể lấp được nguồn 3A < 9v...như 5V hay 3.3V

 Thông số kỹ thuật

 Module nguồn không sử dụng cách ly


 Nguồn đầu vào từ 4V - 35V.
 Nguồn đầu ra: 1V - 30V.
 Dòng ra Max: 3A
 Kích thước mạch: 53mm x 26mm
 Đầu vào: INPUT +, INPUT-
 Đầu ra: OUTPUT+, OUTPUT-

Hình 2. 4: Mạch Giảm Áp LM2596 


 Cách sử dụng LM256
Khá đơn giản, các bạn chỉ cần cấp nguồn thô vào chân INPUT+, INPUT- rồi
nhận nguồn ra từ chân OUTPUT+, OUTPUT-

21
Hình 2. 5: Các chân Mạch Giảm Áp LM2596 
Ta có thể chỉnh điện áp đầu ra bằng cách vặn cái biến trở trên module...rồi lấy
đồng hồ đo điện áp đầu ra, hiệu chỉnh sao cho phù hợp.
2.4. Động cơ servo
Động cơ servo bản chất là 1 động cơ DC thông thường nhưng được lắp them hệ
thống bánh rang giúp làm giảm tốc độ vòng tua và tăng momen xoắn. Khác với các lại
động cơ điện thông thường chỉ cần cấp nguồn là quay liên tục, Động Cơ Servo chỉ
quay khi được điều khiển với góc quay nằm trong khoảng bất kì từ 0º đến 180º.

Hình 2. 6: Động cơ servo

 Thông số kỹ thuật
Chủng loại : Động cơ servo
- Khối lượng : 9g
- Kích thước: 22.2x11.8.32 mm
- Momen xoắn: 6kg/cm

22
- Tốc độ hoạt động: 60 độ trong 0.1 giây
- Điện áp hoạt động: 4.8V(~5V)
- Nhiệt độ hoạt động: 0 ºC – 55 ºC
2.5. Quang trở 5mm
Là điện trở có trị số càng giảm khi được chiếu sáng càng mạnh. Điện trở tối
(khi không được chiếu sáng - ở trong bóng tối) thường trên 1M, trị số này giảm rất nhỏ
có thể dưới 100 ôm khi được chiếu sáng mạnh

Hình 2. 7: Mô phỏng mạch quang trở


 
Nguyên lý làm việc của quang điện trở là khi ánh sáng chiếu vào chất bán dẫn
(có thể là Cadmium sulfide – CdS, Cadmium selenide – CdSe) làm phát sinh các điện
tử tự do, tức sự dẫn điện tăng lên và làm giảm điện trở của chất bán dẫn. Các đặc tính
điện và độ nhạy của quang điện trở dĩ nhiên tùy thuộc vào vật liệu dùng trong chế tạo.
 

Hình 2. 8: Nguyên lý làm việc của quang trở

23
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

3.1. Thiết kế phần cứng

3.1.1 Sơ đồ khối

- Pin mặt trời : 100w 18v


- Động cơ : DC servo
- Vi điều khiển : Adruno uno r3
- Khối cảm biến ánh sáng : Quang trở

24
3.2. Lưu đồ thuật toán

Hoạt động của lưu đồ : Vi điều khiển kiểu tra tín hiệu của quang trở
- Nếu đã cân bằng động cơ sẽ đứng yên
-Nếu 1 bên cảm biến đón sáng nhiều hơn sẽ phát tín hiệu điều chỉ góc quay động cơ
Kết thúc quay lại kiểm tra lại tín hiệu

25
3.3. Sơ đồ nguyên lý
Mô hình mạch điều hướng pin mặt trời sử dụng mạch nguyên lý sau :

Hình 3. 1: Sơ đồ nguyên lý mô phỏng

26
Hình 3. 2b: Sơ đồ nguyên lý

27
3.3.1. Nguyên lý hoạt động
Điều khiển động cơ Servo
Để có thể điều khiển 1 động cơ servo quay sao cho mặt của pin mặt trời hướng về phía
nơi có cường độ ánh sáng mạnh nhất, ta cấp vào chân nhận tín hiệu của động cơ 1
xung vuông có tần số 50Hz.

Hình 3. 3: Góc quay của động cơ và độ rộng xung


3.3.1.1. Các Nguyên Lý Của Điều Hướng
Dàn PIN mặt trời sẽ tự động quay theo mặt trời và luôn luôn vuông góc với mặt
trời. Vì vậy tấm PIN của chúng ta sẽ thu được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, tận dụng
được tối đa nguồn ánh sáng ánh sáng mặt trời.
Hệ thống định hướng sử dụng 4 quang trở làm nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ
nguồn sáng. Giữ các quang trở này được lắp 1 vách ngăn hình dấu “+” để phân chia 4
cảm biến quang trở thành 4 hướng khác biệt. Dựa vào giá trị 4 quang trở ta xác định
được hướng nắng cực đại điều khiển động cơ điều hướng tấm pin đón hướng nắng tối
ưu nhất. Lúc này giá trị 4 quang trở sẽ sấp sỉ nhau.

Tín hiệu từ cụm cảm biến này sẽ được truyền về trung tâm điều khiển Arduino.
Ở đây , Arduino sẽ tính toán bằng cách lấy giá trị trung bình của 2 cảm biến quang trở
liền kề trừ đi giá trị trung bình của 2 cảm biến còn lại. Nếu kết quả của giá trị này lớn
hơn 0 thì nó sẽ phát ra xng cho động cơ servo quay theo 1 chiều ( và quay theo hướng
ngước lại khi giá trị này nhỏ hơn 0 ). Nếu giá trị này bằng không thì sẽ ngưng cung cấp
xung đến 1 động cơ khiến nó dừng quay và hệ thống giá đỡ pin sẽ giữ cho pin ở trang
thái cố định.
28
Nguồn cung cấp cho 1 động cơ thì ta sử dụng module hạ áp LM2596Ta hạ áp
xuống mức 5V 3A. Nguồn nuôi bo mạch Arduino ta cũng lấy được từ module
LM2596.

3.3.2. Chương trình điều khiển trên Arduino


#include <Servo.h>

Servo horizontal;

int servoh = 90;


int servohLimitHigh = 170;
int servohLimitLow = 5;

int ldrlt = 0;

int ldrrt = 1;

int ldrld = 2;

int ldrrd = 3;

void setup()
{ Serial.begin(9600);

horizontal.attach(9);

horizontal.write(90);

delay(3000);
}
void loop()
{ int lt = analogRead(ldrlt); // top left
29
int rt = analogRead(ldrrt); // top right

int ld = analogRead(ldrld); // down left

int rd = analogRead(ldrrd); // down right

int dtime = 10; int tol = 50;

int avt = (lt + rt) / 2; // average value top

int avd = (ld + rd) / 2; // average value down

int avl = (lt + ld) / 2; // average value left

int avr = (rt + rd) / 2; // average value right

int dvert = avt - avd; // check the diffirence of up and down

int dhoriz = avl - avr;// check the diffirence og left and rigt

if (-1*tol > dvert || dvert > tol)


{
if (avt > avd)

{
servov = ++servov;
delay(100);
if (servov > servovLimitHigh)
{
servov = servovLimitHigh;
}
30
}
else if (avt < avd)
{
servov= --servov;
delay(100);
if (servov < servovLimitLow)
{
servov = servovLimitLow;
}
}
vertical.write(servov);
}
delay(dtime);
}
3.3.3. Sơ đồ kết nối và mạch in

Hình 3.: Mô phỏng linh kiện

31
Hình 3. 4: Mạch in toàn mạch

32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết quả đạt được
Sau khoảng thời gian nghiên cứu, dưới sự giúp đỡ của Thầy Đỗ Quang Huy,
bọn em đã hoàn thành mô hình tề tài được giao.
Về Lý thuyết, đã khái quát được tiềm năng to lớn của năng lượng mặt trời –
được cho là vô tận, các phương pháp khai thác và sử dụng hiệu quả loại năng lượng
này.
Về khảo sát, đã tìm hiểu các phương pháp thiết kế hệ thống điều hướng cho hệ
thống giá đỡ pin, qua đó chọn lọc được phương án tối ưu nhất, hoạt động bền bỉ nhất,
dễ dàng lắp đặt và điều khiển nhất.
Về thực tế, mô hình tự động điều hướng pin mặt trời hoạt động với công suất
nhỏ. Từ đây có thể làm tiền đề chế tạo các mô hình lớn hơn, giúp làm giảm các gánh
nặng cho hệ thống lưới điện quốc gia
Hệ thống tự động diều hướng pin mặt trời do nhóm em thiết kế, thi công là loại
cỡ nhỏ, có ưu điểm là kết cấu gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ thi công lắp đặt, giá thành đầu tư
thấp, dải thu nhận ánh sáng tốt không chỉ ở 1 địa điểm cố định mà ở nhiều địa điểm
khác nhau.

 Mặt hạn chế và hướng khắc phục


Hạn chế:
Với khoảng thời gian ngắn và những kiến thức chuyên ngành còn có hạn chế
nên chắc chắn mô hình tự động điều hướng pin mặt trời khó tránh khỏi những sai sót,
vẫn tồn tại những nhược điểm sau:
Hoạt động chưa ổn định với nguồn sáng quá mạnh từ nhiều phía.
Chưa có khả năng chống nước.
Khả năng chịu nhiệt độ cao thấp nên dễ gây ra tình trạng hỏng linh kiện, cần có
biện pháp bảo vệ
Hướng khắc phục:
Cải tiến hệ thống cảm biến để có thể hoạt động được cả trong điều kiện có
nhiều nguồn sáng ở nhiều phía.
Dung keo epoxy lên toàn bộ bề mặt hệ thống để đảm bảo chống nước
Cơ cấu chuyển động phải được bôi trơn định kì.
 Kiến nghị

33
Từ những ưu điểm mà hệ thống tự động điều hướng mang lại và cách khắc phục
những nhược điểm của nó, ta có thể phát triển đề tài lên 1 tầm cao mới:
- Thiết kế 1 hệ thống lớn hơn, đủ để đáp ứng cho 1 hộ gia đình có thể tách biệt
với hệ thống điện quốc gia mà vẫn đảm bảo được sự ổn định mà giá thành không được
quá cao.
- Sử dụng thêm thời gian thực để hỗ trợ cho hệ thống cảm biến.
- Sử dụng thêm các module kiểm soát công suất có khả năng kết nối vạn vật
IOT ( Internet Of things) để giúp con người có thể kiểm soát được tình trạng hoạt động
ngay cả khi không có nhà.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ts. Phạm Ngọc Thắng, Ths. Nguyễn Thành Long, Giáo trình Linh kiện và mạch điện tử cơ
bản, Nhà xuất bản NXB Giáo Dục Việt Nam
Tác giả TS. Vũ Hồng Sơn, Sách - Giáo Trình Lập Trình C Ứng Dụng, Nhà xuất bản NXB
Giáo Dục Việt Nam, Ngày xuất bản 11-201
Arduino.vn. (n.d.). LM2596. Retrieved from https://bit.ly/2VWUQ9P
Arduino Lập trình (n.d.). Đam mê điện tử. Retrieved from https://bit.ly/2DFZ8eK
Hội Liên Hiệp (n.d.). Điều Hướng PIN MT. Retrieved from https://bit.ly/2XBNRU4
Phạm Quang Huy (12-2017). Lập Trình Iot Với Arduino. Nhà Xuất Bản Thanh Niên.
Pin Mặt Trời. (n.d.). Wikipedia. Retrieved from https://vi.wikipedia.org
Arduino UNO. (n.d.). Cộng đồng Arduino Việt. Retrieved from https://bit.ly/2OTmEJl
Mạch Arduino UNO (n.d.). Gia Dung Nha Viet. Retrieved from https://bit.ly/2ZsqTAu
PIN Mặt Trời (n.d.). Năng Lượng Việt. Retrieved from https://bit.ly/2PrG4p9

35

You might also like