You are on page 1of 4

NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY

QUẢN TRỊ GIÁ


Phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến thiết lập giá,
lấy ví dụ minh hoạ.

Họ và tên: Nguyễn Thảo Linh


Lớp : Quản trị Marketing 63F
MSV : 11213317
Bài làm

Thiết lập giá là công đoạn mang tính chất quan trọng và phức tạp - quan trọng
bởi giá của sản phẩm ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như
doanh thu, lợi nhuận, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh... - phức tạp
bởi việc định gia sản phẩm cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Chính vì thế,
hocmarketing.org sẽ trình bày chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá
sản phẩm.

Có thể nói, để thiết lập ra giá của một sản phẩm thì chúng ta cần phải xem xét
nhiều yếu tố bao gồm cả bên trong và bên ngoài.

Xét về yếu tố bên ngoài, ta sẽ cần quan tâm đến: Môi trường vĩ mô, Bản chất và
cơ cấu của cạnh tranh, Khách hàng: số lượng và phản ứng của họ.

Xét về yếu tố bên trong, ta sẽ chú ý tới: Mục tiêu Marketing, Định vị thị trường,
Chu kỳ sống của sản phẩm, Đặc tính sản phẩm, Chi phí sản xuất.

Trong bài tiểu luận này, ta sẽ chú trọng đi phân tích các yếu bên trong ảnh
hưởng đến thiết lập giá.

Trước hết, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành nên giá đó là Mục
tiêu Marketing của doanh nghiệp. Chính sách marketing trong doanh nghiệp là
yếu tố quan trọng đến quyết định định giá sản phẩm. Thông thường giá bán sản
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Chính sách
bán hàng được thực hiện thông qua một chuỗi các công việc từ khi quảng cáo thâm
nhập thị trường, xây dựng hệ thống phân phối bán hàng, bảo hành sau khi bán.

Yếu tố ảnh hưởng thứ hai đó là Định vị thị trường. Chiến lược định vị thị
trường là một trong các yếu tố chiến lược của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc
định giá. Bản chất của định vị thị trường là công việc xác định mức giá và chất
lượng của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Chính
vì thế, chiến lược định vị thị trường đã phần nào quy định giá sản phẩm/dịch vụ
nằm ở một khoảng nào đó trên bản đồ định vị thị trường.

Tiếp theo, sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong ảnh hướng đến quyết định
hình thành giá sẽ không thể không kể đến Chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ
sống của sản phẩm (hay còn gọi là vòng đời sản phẩm) là khoảng thời gian kể từ
khi sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu đến người tiêu dùng cho đến khi sản
phẩm đó biến mất hoàn toàn trên thị trường. Vòng đời của sản phẩm thường được
chia thành bốn giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Không chỉ
thế, chu kỳ sống của sản phẩm còn biểu thị chỉ số tương tác giữa khách hàng và
sản phẩm trong từng khoảng thời gian cụ thể tính từ lúc chính thức đưa lên kệ (số
lượng tiếp cận, số lượng tiêu thụ, tỷ lệ cạnh tranh….). Chu kỳ sống của sản phẩm
được các nhà tiếp thị sử dụng để xác định thời gian thực hiện các chiến lược quảng
cáo, định giá, mở rộng sang thị trường sản phẩm mới, thiết kế lại bao bì,.. Những
phương pháp chiến lược hỗ trợ sản phẩm này được gọi là quản lý vòng đời sản
phẩm.

Để hình thành nên mức giá hợp lý cho sản phẩm thì ta sẽ cần tìm hiểu cả về Đặc
tính của sản phẩm. Để tạo nên một mức giá hợp lý cho sản phẩm/dịch vụ, ta
cần biết được sản phẩm của mình có gì nội bật, vượt trội hơn những sản
phẩm/dịch vụ của đối thủ. Nếu sản phẩm của mình có điểm đặc biệt hơn hẳn với
đối thủ thì đây có thể là một cơ hội để nâng giá trị sản phẩm của mình.

Cuối cùng thứ ảnh hưởng đến việc thiếp lập giá đó là Chi phí sản xuất. Chi phí
sản xuất ra sản phẩm là yếu tố có tính chất quyết định tới việc hình thành và vận
động của giá bán sản phẩm. Chi phí của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả
và hiệu quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, đó là nhân tố để doanh nghiệp
tồn tại và phát triển như thế nào trên thị trường. Do vậy chỉ cần sự thay đổi đáng kể
của chi phí, các nhà quản trị lại có quyết định định giá mới.

- Ví dụ minh hoạ: Coca-Cola lon


+ Chiến lược Marketing của Coca Cola dùng chiến lược tiếp thị dựa trên sự kết
hợp tiếp thị nổi tiếng của Mô hình 4P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place
(Địa điểm), Promotion (quảng bá - tiếp thị).
+ Định vị thị trường: Coca-Cola
+ Đặc tính của sản phẩm: loại nước uống có gas

● Nước có ga – Khoảng 90% Coca-Cola là nước. Phần có ga là carbon


dioxit tinh chế, làm cho thức uống xuất hiện trạng thái "nổi bóng khí"
hoặc "sủi bọt".
● Đường – Hương vị ngọt ngào của Coca-Cola truyền thống (cũng như cảm
giác trong miệng) xuất phát từ đường. Coca-Cola Zero Sugar và Coke
Light không chứa đường, trong khi Coca-Cola Life được pha trộn đường
và stevia chiết xuất từ thực vật, chất làm ngọt không đường từ các nguồn
tự nhiên.
● Màu Caramel – Một loại caramel rất đặc biệt được sản xuất đặc biệt cho
Coca-Cola, mang lại màu sắc đặc trưng cho sản phẩm.
● Axit photphoric – Vị chát của Coca-Cola là từ axit photphoric.
● Caffeine – Vị đắng nhẹ trong hương vị của Coca-Cola có nguồn gốc từ
caffeine
● Hương vị tự nhiên – Bản chất của công thức bí mật của Coca-Cola là sự
pha trộn của hương vị tự nhiên. Đây là bí quyết được bảo vệ và bí mật
nhất của công thức
è 1 loại thức uống yêu thích của mọi người vì hương vị
+ Chi phí sản xuất
Ở Việt Nam, 1 lon Coca-Cola có giá khoảng 8.000 đồng.
Chi phí nhỏ nhất là nguyên vật liệu (chỉ chiếm 4,3%, tức là chỉ hơn 300 đồng)
so với chi phí bỏ ra quảng cáo (59,8%, tương đương hơn 4.700 đồng trong
8.000 đồng).

You might also like