kết luận

You might also like

You are on page 1of 2

Chiến tranh tại Việt Nam qua đi cũng là lúc một đất nước mới độc lập bắt

tay thực hiện những bước đầu tiên trong công cuộc xây dựng và phục hồi lại đất
nước. Lúc này đây cũng chính là thời điểm diễn ra những chuyển biến trên cục
diện thế giới khiến cho không chỉ các cường quốc, mà Việt Nam cũng cần phải
nhìn nhận lại mối quan hệ đối với các quốc gia khác trên bàn cờ chính trị quốc tế
ngay lúc bấy giờ, đặc biệt là với Mỹ vì khi chỉ vừa mới đây thôi, ta và Mỹ vừa
chấm dứt một cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài trong suốt 20 năm.
Bài nghiên cứu có đề tài “Sự thay đổi tư duy về Kẻ thù Mỹ và ảnh hưởng tới
quan hệ Việt – Mỹ giai đoạn 1975 – 1995” với câu hỏi được đặt ra là “ Sự thay đổi
nhận thức về Mỹ đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ Việt Mỹ giai đoạn
1975 đến 1995”. Việc lựa chọn mốc thời gian và tập trung nghiên cứu trong
khoảng thời gian tròn 20 năm kể từ khi kết thúc cuộc chiến vệ quốc đã phác hoạ rõ
nét toàn bộ quá trình trước và sau khi có những sự “đổi mới” trong tư duy và cách
nhìn nhận của Việt Nam đối với Mỹ. Thông qua hai giai đoạn rõ rệt, trước đổi mới
từ 1975 đến trước 1986, và từ 1986 đến 1995, dựa trên lý thuyết quan hệ quốc tế
(chủ nghĩa kiến tạo) và ba cấp độ phân tích khác nhau, những định nghĩa về kẻ thù
cũng đã ngày một đổi khác theo tiến trình lịch sử dựa trên những cơ sở từ thực tiễn
khách quan. Bởi lẽ nếu trong giai đoạn 1975 – 1985, trong mắt Việt Nam Mỹ là kẻ
thù mang đến chiến tranh tàn khốc, là quốc gia phủ nhận chủ quyền Việt Nam, là
chế độ chính trị thù địch với Việt Nam; thì sau 1986, Mỹ từ những ký ức không
thiện cảm đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại Việt Nam và
đặc biệt là với lợi ích quốc gia dân tộc – hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại đó
chính là mục tiêu phát triển kinh tế, phá thế bao vây, cô lập vô cùng nguy khó.
Từ việc có những sự chuyển biến lớn trong tư tưởng và nhận định đối với
Mỹ, những yếu tố mang tính quyết định của thời cuộc, đã góp phần không nhỏ thúc
đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ trong giai đoạn 1986 – 1995. Cụ thể là về
mặt hàng động, Việt Nam ta đã lần lượt thông qua những chín sách mới, những
chiến lược đối ngoại như “thêm bạn bớt thù”, “mở rộng hợp tác quốc tế”, có những
bước tiến đáng kể trong việc xúc tiến quá trình bình thường hoá quan hệ với Mỹ,
tạo nên nhiều động thái tích cực có lợi cho việc hàn gắn mối quan hệ Việt – Mỹ
Bằng việc sử dụng nền tảng lý thuyết quan hệ quốc tế kết hợp cùng hệ thống
những luận điểm chặt chẽ, logic và khách quan đã cho thấy được vai trò quan trọng
của việc đổi mới tư duy, thay đổi cách nhìn về Mỹ đã tạo ra những tác động tích
cực trong việc “phá băng mối quan hệ Việt – Mỹ”, xây dựng lòng tin và cái nhìn
mới giữa lãnh đạo hai nước. Sự thay đổi này, không chỉ giúp ích cho những nỗ lực
hàn gắn quan hệ Việt – Mỹ của ta, mà còn là cầu nối giúp Việt Nam tìm lại vị thế
của mình trên trường quốc tế thông qua việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ.
Khép lại bài nghiên cứu, có thể nhận định lại những thay đổi về tư duy kéo
theo sự thay đổi trong chính sách với kẻ thù cũ vào thời điểm đó của Đảng và nhà
nước ta là hoàn toàn phù hợp không chỉ với bối cảnh đất nước và còn là xu thế của
thời đại. Từ đó, không chỉ thêm bạn bớt thù, mà đây còn là việc đã mở ra những cơ
hội mới trên tiến trình phục hồi lại đất nước sau chiến tranh như là điều kiện thuận
lợi để tiếp xúc với nền khoa học công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện ổn định để gây
dựng nền kinh tế đi lên mà và đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ đối ngoại chiến
lược mà Đại hội Đảng đã đề ra.

You might also like