You are on page 1of 28

Hình học giải tích

Nguyễn Minh Hoàng

Ngày 14 tháng 2 năm 2023


Mục lục

1 Giới thiệu 5
1.1 Hình học: nguồn gốc và ứng dụng của nó . . . . . . . . . 5
1.2 Điều kiện tiên quyết và ký hiệu . . . . . . . . . . . . . . 6

2 Cơ sở của hình học afin 9


2.1 Không gian afin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.1.1 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.1.2 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.2 Ví dụ về không gian afin . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.2.1 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.3 Đẳng thức Chasles . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.4 Tổ hợp afin, tâm tỉ cự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.5 Không gian afin con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.6 Độc lập afin và mục tiêu afin . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.7 Ánh xạ afin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.8 Nhóm afin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.9 Hình học afin: một cái nhìn thoáng qua . . . . . . . . . . 34
2.10 Siêu phẳng afin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.11 Giao của các không gian afin . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.12 Bài tập ôn tập chương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.13 Gợi ý 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.14 Gợi ý 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40

3 Tính chất cơ bản của tập lồi 41


4 Nhúng một không gian afin vào một không gian véc tơ 43

5 Cơ sở của hình học xạ ảnh 45

6 Cơ sở của hình học Euclid 47


Chương 1

Giới thiệu

1.1 Hình học: nguồn gốc và ứng dụng của



Hình học là gì? Theo Veblen và Young [8], hình học nói về các tính chất
của các hình trong không gian. Về mặt từ nguyên, hình học có nghĩa
là khoa học thực hành về đo lường. Không có gì ngạc nhiên khi hình
học đóng một vai trò cơ bản trong toán học, vật lý, thiên văn học và kỹ
thuật. Về mặt lịch sử, như Coxeter [1] đã giải thích chi tiết hơn, hình
học đã được nghiên cứu ở Ai Cập vào khoảng năm 2000 trước Công
nguyên. Sau đó, nó được Thales (640–456 TCN) mang đến Hy Lạp.
Thales cũng bắt đầu quá trình trừu tượng hóa các vị trí và cạnh thẳng
thành các điểm và đường thẳng, đồng thời nghiên cứu các tính chất liên
thuộc. Dòng công việc này đã được phát triển rất nhiều bởi Pythagoras
và các môn đệ của ông, trong số đó điển hình nhất Hippocrates. Thật
vậy, Hippocrates đã cố gắng trình bày hình học dưới dạng suy luận logic
từ một vài định nghĩa và giả sử. Nhưng chính Euclid (khoảng 300 năm
trước Công nguyên) đã có những đóng góp cơ bản cho hình học, được
ghi lại trong tác phẩm Cơ sở bất hủ của ông, một trong những cuốn
sách được đọc nhiều nhất trên thế giới.
Đang hoàn thiện ...
1.2 Điều kiện tiên quyết và ký hiệu
Tập hợp số quen thuộc
Chúng ta ký hiệu

ˆ tập hợp {0, 1, 2, . . .}của các số tự nhiên bởi N,

ˆ vành {. . . , −2, −1, 0, 1, 2, . . .}của các số nguyên bởi Z,

ˆ trường các số hữu tỉ bởi Q,

ˆ trường các số thực bởi R, và

ˆ trường các số phức bởi C.

Nhóm nhân R \ {0} của các số thực khác không được ký hiệu là R∗ .
Tương tự, nhóm nhân của các số phức khác không được ký hiệu là C∗ .
Ta ký hiệu
R+ = {x ∈ R | x ≥ 0}
tập hợp các số thực không âm.

Không gian véc tơ


Không gian véc tơ thực n chiều của các bộ n số thực được ký hiệu là
Rn . Tương tự, không gian véc tơ phức n chiều của các bộ n số phức
được ký hiệu là Cn .
Với mỗi không gian véc tơ E, các véc tơ thường đường ký hiệu bởi các
chữ cái cuối trong bảng chữ cái như u, v, w.
Véc tơ không (0, 0, . . . , 0), trong Rn hoặc Cn , thường được ký hiệu là 0.
Không gian véc tơ chỉ bao gồm véc tơ không được gọi là không gian
véc tơ tầm thường . Không gian véc tơ tầm thường {0} được ký hiệu
đơn giản là 0. Các không gian véc tơ E ̸= {0} được gọi là không gian
véc tơ không tầm thường .
Khi nói về không gian afin, ta sẽ sử dụng ký hiệu mũi tên để phân biệt
giữa khônggian của các điểm (E, U, . . .) và không gian của các véc tơ
→− →−
E, U ,... .

ˆ Số chiều của một không gian véc tơ E được ký hiệu bởi dim E.
ˆ Tổng trực tiếp của hai không gian véc tơ U và V được ký hiệu là
U ⊕V.

ˆ Đối ngẫu của một không gian véc tơ E được ký hiệu là E ∗ .

ˆ Hạt nhân của một ánh xạ tuyến tính f : E → F được ký hiệu là


Ker (f ), và ảnh của nó bởi Im (f ).

ˆ Chuyển vị của một ma trận A được ký hiệu là AT .

ˆ Ánh xạ đồng nhất được ký hiệu là Id và ma trận đơn vị cỡ n × n


ký hiệu là In hoặc đơn giản là I.

ˆ Định thức của ma trận A được ký hiệu là det (A).

Tập hợp
Lực lượng của một tập hợp S được ký hiệu là |S|.
Hiệu của hai tập hợp được ký hiệu bởi

A \ B = {x ∈ A | x ∈
/ B} .

Khái niệm ánh xạ. Các trường hợp đặc biệt: đơn ánh, toàn ánh, song
ánh.
Chương 2

Cơ sở của hình học afin

2.1 Không gian afin


2.1.1 Giới thiệu
2.1.2 Định nghĩa
 → − 
Định nghĩa 2.1.1. Không gian afin là một bộ ba E, E , +


bao gồm một tập hợp không rỗng E, một không gian véc tơ E ,


và một tác động của E trên E, tức là một ánh xạ


+ : E × E → E, (a, v) 7→ a + v
a+v
v

thoả mãn các điều kiện sau:

ˆ a + 0 = a với mọi a ∈ E


ˆ (a + u) + v = a + (u + v) với mọi a ∈ E và u, v ∈ E


ˆ với hai điểm bất kỳ a, b ∈ E, tồn tại duy nhất véc tơ u ∈ E
sao cho a + u = b.
 → − 
Số chiều của không gian afin E, E , + là số chiều của


không gian véc tơ E .



Với hai điểm a, b, ta ký hiệu véc tơ u ∈ E tồn tại duy nhất sao cho


a + u = b là ab, ta có


a + ab = b. (2.1)

a+u
b
u


a ab
v a

u+v

(a + u) + v = a + (u + v)



Lưu ý rằng đẳng thức (2.1) có được nhờ định nghĩa của véc tơ ab. Đẳng


thức này cũng chính là tính chất đặc trưng của véc tơ ab.


Với hai điểm a, b ∈ E và một véc tơ u ∈ E , ta có


a + u = b ⇔ u = ab



Từ đó suy ra, với mọi điểm a ∈ E và véc tơ v ∈ E , ta có
−−−−−→
a (a + v) = v.
Điểm và véc tơ
 → − 
Cho không gian afin E, E , + .
Có mối liên hệ mật thiết giữa tập hợp nền E của không gian afin và


không gian véc tơ liên kết E của nó, nhưng nhấn mạnh rằng đây là hai
đối tượng khác nhau.

ˆ Mỗi phần tử của tập nền E là một điểm.




ˆ Mỗi phần tử của không gian véc tơ E là một véc tơ.



Liên hệ giữa tập nền E và không gian véc tơ liên kết E :
 →
− →
− →

a ∈ E, v ∈ E 7→ (a + v ∈ E) , (a ∈ E, b ∈ E) 7→ ab ∈ E .

 → − 
Để đơn giản về mặt ký hiệu, ta thường ký hiệu không gian afin E, E , +
 → − →

là E, E hoặc thậm chí là E. Không gian véc tơ E được gọi là không
gian véc tơ liên kết với không gian afin E.
Không gian afin AnK

Ví dụ đơn giản và quen thuộc nhất về các không gian afin chính là mặt
phẳng R2 và không gian R3 đã học trong chương trình THPT.
Trong mặt phẳng R2 chúng ta có cả điểm và véc tơ. Trong lịch sử hình
học, khái niệm điểm có trước và là khái niệm cơ bản, thậm chí không
được định nghĩa, còn khái niệm véc tơ thì gần đây mới có. Tuy nhiên,
trong cách tiếp cận hình học afin mà chúng ta sử dụng ở đây, khái niệm
véc tơ có trước, và ta sử dụng nó để định nghĩa khái niệm điểm.

Ở chương trình hình học phổ thông, ký hiệu (a, b) có hai ý nghĩa:

ˆ điểm có tọa độ (a, b),

ˆ véc tơ có tọa độ (a, b).

Ta có thể cộng các véc tơ, nhưng không cộng các điểm.

Bài tập 2.1.2. Chứng minh rằng bộ ba bao gồm

ˆ tập hợp điểm Kn , với các điểm được ký hiệu bởi các bộ số
viết thành một hàng a = (a1 , a2 , . . . , an ),

ˆ không gian
 véc
n
 tơ K với các véc tơ được ký hiệu dưới dạng
u1
 u2 
cột u =  .. ,
 
.
un

ˆ tác động Kn × Kn → Kn cho bởi


 
u1
 u2 
(a1 , a2 , . . . , an ) +  ..  = (a1 + u1 , a2 + u2 , . . . , an + un )
 
| {z } . | {z }
a a+u
un
| {z }
u

là một không gian afin.


Ta ký hiệu không gian afin trong bài tập 2.1.2 là AnK . Ta thường ký hiệu
không gian afin thực n chiều AnR một cách đơn giản là An .
Các không gian afin A2 và A3 được học trong chương trình THPT.

Ví dụ 2.1.3. Trong A2 , ta có
 
5
(−1, 2) + = (4, 1) .
−1
y

x
-3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8

-1

-2
Véc tơ hóa và afin hóa

Các điểm trong không gian afin là bình đẳng với nhau.
Sau khi cố định một điểm của không gian afin, gọi là điểm gốc, ta có
thể đồng nhất điểm với véc tơ và đồng nhất véc tơ với điểm. Bài tập
sau đây làm rõ điều này.

Mệnh đề 2.1.4. Cố định một điểm a ∈ E. Xét hai ánh xạ




E⇄E

cho bởi
→
− → −  →
−
(b ∈ E) 7→ ab ∈ E , v ∈ E 7→ (a + v ∈ E) .

a+v

v
b



ab

Hai ánh xạ này là các ánh xạ ngược của lẫn nhau. Đặc biệt, chúng
là các song ánh.


b 7→ ab

a a + v ←[ v



E E


Chứng minh. Trong chứng minh này, ta ký hiệu ánh xạ b 7→ ab là Φ và
ánh xạ v 7→ a + v là Ψ


Φ : E ⇄ E : Ψ.
Ta cần chứng minh

Φ ◦ Ψ = Id−
→,
E
Ψ ◦ Φ = IdE .

Với mỗi điểm b ∈ E, ta có


→
− →

(Ψ ◦ Φ) (b) = Ψ (Φ (b)) = Ψ ab = a + ab = b.



Với mỗi véc tơ v ∈ E , ta có
−−−−−→
(Φ ◦ Ψ) (v) = Φ (Ψ (v)) = Φ (a + v) = a (a + v) = v.

Do đó Φ ◦ Ψ = Id−
→ , Ψ ◦ Φ = IdE như mong muốn.
E
Như vậy, bằng cách chọn mỗi điểm gốc a ∈ E, ta có thể đồng nhất E


với E thông qua cặp song ánh trong bài tập 2.1.4.



b 7→ ab

a a + v ←[ v



E E

ˆ Ánh xạ

− →

E → E, b 7→ ab
được gọi là ánh xạ véc tơ hóa đối với gốc a.

ˆ Ánh xạ


E → E, v 7→ a + v
được gọi là ánh xạ afin hóa đối với gốc a.
Cấu trúc afin chính tắc trên một không gian véc tơ

Trong định nghĩa của các không gian afin AnK , ta sử dụng đến không
gian véc tơ Kn . Bài tập sau là sự tổng quát hóa tự nhiên của phép xây
dựng này. Ta định nghĩa cấu trúc không gian afin chính tắc trên một


không gian véc tơ V .
Trong AnK , ta phân biệt giữa điểm của Kn và véc tơ của Kn bằng cách
viết điểm theo kiểu hàng và véc tơ theo kiểu cột. Trong trường hợp


không gian véc tơ V tổng quát trong bài tập dưới, ta sẽ lạm dụng ký
hiệu, bằng cách ký hiệu v cho cả véc tơ và điểm.

Bài tập 2.1.5 (Không gian afin chính tắc trên không gian véc tơ).

− →

Cho V là một không gian véc tơ. Kýhiệu tập hợp nền của V là

− →

V . Chứng minh rằng bộ ba V, V , ⊞ , với tác động V × V → V


chính là phép toán cộng véc tơ trong V

a ⊞ |{z}
|{z} v =a + v},
| {z với mọi a, v ∈ V ,
điểm véc tơ điểm

là một không gian afin.

Ta thường lạm dụng ký hiệu, và viết a ⊞ v đơn giản là a + v. Tuy nhiên,


trong bài tập trên, để viết chứng minh một cách tường minh, ta sử dụng
a ⊞ v.

Ta gọi không gian afin trong bài tập trên là không gian afin chính


tắc trên V .
Không gian afin chắc tắc trên không gian véc tơ Kn chính là không gian
afin AnK .
2.2 Ví dụ về không gian afin
Ta cho một số ví dụ về không gian afin mà không phải là không gian
afin chính tắc trên một không gian véc tơ cho trước. Trong các ví dụ
này, tập hợp nền không có cấu trúc véc tơ tự nhiên.

Ví dụ 2.2.1 (Đường thẳng là không gian afin). Trong không gian


afin A2 , xét tập con L bao gồm các điểm có tọa độ (x, y) thỏa
mãn phương trình
x + y − 1 = 0.
y
2

1.5

0.5

x
-1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2

-0.5

Chứng minh rằng bộ ba (L, R, +) với tác động cho bởi

L × R → L, (x, y) + u = (x + u, y − u)

là một không gian afin 1 chiều.

Giải. Ta cần chứng minh tác động thỏa mãn 3 tiên đề trong định nghĩa
của không gian afin.

ˆ Chứng minh a + 0 = a với mọi a ∈ L. Ta có

a + 0 = (x, y) +0 = (x + 0, y − 0) = (x, y) = a.
| {z }
a

ˆ Chứng minh (a + u) + v = a + (u + v) với mọi a ∈ L và u, v ∈ R.


Ta có
 

(a + u) + v = (x, y) +u + v
| {z }
a
= (x + u, y − u) + v = ((x + u) + v, (y − u) − v)

a + (u + v) = (x, y) + (u + v) = (x + (u + v) , y − (u + v)) .
| {z }
a

Vì (x + u) + v = x + (u + v) và (x − u) − v = x − (u + v) nên

(a + u) + v = a + (u + v)

như mong muốn.

ˆ Với mọi a, b ∈ L, chứng minh tồn tại duy nhất véc tơ u ∈ R sao
cho a + u = b. Ta có

a+u=b ⇔ (x, y) +u = (x′ , y ′ )


| {z } | {z }
a b
′ ′
⇔  + u, y − u) =′ (x , y )
(x
x+u = x
⇔ ′
 y − u =′ y
u = x −x

u = y − y′

Vì a = (x, y) và b = (x′ , y ′ ) thuộc đường thẳng L nên

x + y − 1 = 0, x′ + y ′ − 1 = 0.

Suy ra x + y = x′ + y ′ . Chuyển vế ta được x′ − x = y − y ′ . Do đó

a + u = b ⇔ u = x′ − x.

Như vậy, véc tơ u có nghiệm duy nhất như mong muốn.

Vì R là một R-không gian véc tơ 1 chiều nên số chiều của không gian
afin (L, R, +) là 1.
Tương tự như bài tập bên trên, trong bài tập dưới, ta định nghĩa cấu
trúc không gian afin trên một mặt phẳng.

Bài tập 2.2.2 (Mặt phẳng là không gian afin). Trong không gian
afin A3 , xét tập con H bao gồm các điểm có tọa độ (x, y, z) thỏa
mãn
x + y + z − 1 = 0.

Chứng minh rằng bộ ba (H, R2 , +) với tác động cho bởi


 
2 u
H × R → H, (x, y, z) + = (x + u, y + v, z − u − v)
v

là một không gian afin 2 chiều.


Sau đây là một ví dụ hơi lạ hơn về một không gian afin 1 chiều, khi
mà tập hợp nền của nó không thẳng như đường thẳng hay mặt phẳng
trong hai ví dụ trên, mà nó cong, nó là một đường parabol.

Bài tập 2.2.3 (Parabol là không gian afin). Trong không gian
afin A2 , xét tập con P cho bởi phương trình

y = x2 .
y
5

x
-3 -2 -1 0 1 2 3 4

-1

Chứng minh rằng bộ ba (P, R, +) với tác động cho bởi

x, x2 + u = x + u, (x + u)2
 
P × R → R,

là một không gian afin 1 chiều.


2.2.1 Bài tập
Ba bài tập bên dưới là sự tổng quát hóa và tương tự hóa ba bài tập bên
trên. Nó cho ta nhìn rõ hơn bản chất của vấn đề.

Bài tập 2.2.4. Tương tự bài tập 2.2.1, định nghĩa cấu trúc afin
trên đường thẳng 2x + y − 5 = 0 trong không gian afin A2 .

Bài tập 2.2.5. Tương tự bài tập 2.2.2, định nghĩa cấu trúc afin
trên mặt phẳng ax + by + cz + d = 0 trong không gian afin A3 .

Bài tập sau đây giải thích cách tạo ra cấu trúc afin trên parabol.

Bài tập
 2.2.6. Bài tập này là sự tổng quát hóa của bài tập 2.2.3.

− 
Cho E, E , + là một không gian afin. Cho ϕ : F → E là một
 → − 
song ánh. Chứng minh rằng bộ ba F, E , +ϕ với tác động cho
bởi


F × E → F, (a, v) 7→ a +ϕ v = ϕ−1 (ϕ (a) + v)
là một không gian afin, trong đó ϕ−1 : E → F là ánh xạ ngược
của ánh xạ ϕ : F → E.

Trong bài tập trên, lưu ý rằng định nghĩa của tác động có thể giải thích
cụ thể hơn như sau
 →
−  →
−
a ∈ F, v ∈ E 7→ ϕ (a) ∈ E, v ∈ E
7→ (ϕ (a) + v ∈ E) .
−1
7→ (ϕ (ϕ (a) + v) ∈ F )

Hơn nữa, ta có
a +ϕ v = ϕ−1 (ϕ (a) + v) ⇔ ϕ (a +ϕ v) = ϕ (a) + v

Sau này, ta sẽ học khái niệm đẳng cấu afin, để đồng nhất các không
gian afin có cấu trúc nội tại giống hệt nhau, tương tự như cách ta sử
dụng đẳng cấu tuyến tính để đồng nhất các không gian véc tơ. Kết quả
trong bài tập trên sẽ được hiểu rõ ràng hơn qua khái niệm đẳng cấu
afin.
2.3 Đẳng thức Chasles

Bài tập 2.3.1 (Đẳng thức Chasles). Cho ba điểm a, b, c. Chứng


minh rằng

− → −
ab + bc = →

ac.
b



ab


bc
a



ac
c

Với cách định nghĩa véc tơ như là một đoạn thẳng có hướng trong
chương trình toán THPT, đẳng thức Chasles là định nghĩa của phép
toán cộng véc tơ. Tuy nhiên, trong cách tiếp cận của chúng ta về hình
học afin, đẳng thức Chasles là một kết quả cần phải chứng minh.
Đầu tiên, cần phải nhớ định nghĩa của véc tơ −→ với hai điểm x, y nào
xy
đó: véc tơ này được định nghĩa nhờ đẳng thức

x+−
→ = y.
xy

Nói cách khác, −


→ là véc tơ duy nhất mà khi nó tác động lên điểm x, ta
xy
nhận được điểm y.

Bài tập sau cho ta một cách viết tương đương của công thức Chasles.

Bài tập 2.3.2. Cho hai điểm a, b. Với mọi điểm x, ta có



− →

ab = xb − −

xa. (2.2)

Công thức (2.2) cho thấy rằng mọi véc tơ có thể biểu thị qua các véc tơ
đặt gốc tại một điểm x bất kỳ. Công thức này rất có ý nghĩa khi chúng
ta muốn tính toán các véc tơ từ một điểm đặc biệt nào đó.
Sử dụng công thức Chasles hoặc dạng tương đương của nó (2.2), ta dễ
dàng nhận được các tính chất sau đây của véc tơ −

xy.

Bài tập 2.3.3. Cho các điểm a, b. Chứng minh rằng

ˆ −
→=0
aa

− →

ˆ ab = − ba.

Quy tắc hình bình hành sau đây cũng có thể chứng minh một cách đơn
giản sử dụng công thức Chasles.

Bài tập 2.3.4 (Quy tắc hình bình hành). Cho bốn điểm a, b, c, d.
Chứng minh rằng

− →
− −
→ → −
ab = dc nếu và chỉ nếu ad = bc.
b


− →

ab bc

a c


→ →

ad dc

d
2.13 Gợi ý 1
Bài tập 2.1.2. Kiểm tra đầy đủ 3 tiên đề giống như đã làm trong ví
dụ 2.2.1.
Để bắt đầu, sinh viên nên cho n = 3 để mọi thứ cụ thể. Tuy nhiên,
trình bày với n tổng quát là cần thiết.

Bài tập 2.1.5. Kiểm tra đầy đủ 3 tiên đề giống như đã làm trong ví
dụ 2.2.1.
Trong bài này, lưu ý phân biệt giữa phép toán ⊞ của điểm với véc tơ và
phép toán + của hai véc tơ.
Ta sẽ cần sử dụng đến các tiên đề của không gian véc tơ.

Bài tập 2.2.2. Kiểm tra đầy đủ 3 tiên đề giống như đã làm trong ví
dụ 2.2.1.
Lưu ý rằng trong trường hợp này, không gian véc tơ liên kết là R2 .

Bài tập 2.2.3. Kiểm tra đầy đủ 3 tiên đề giống như đã làm trong ví
dụ 2.2.1.

Bài tập 2.2.4. Kiểm tra đầy đủ 3 tiên đề giống như đã làm trong ví
dụ 2.2.1. Tuy nhiên, trước hết, ta cần định nghĩa tác động của không
gian véc tơ R lên đường thẳng L với phương trình 2x + y − 5 = 0.
Ta không thể lấy lại công thức

(x, y) + u = (x + u, y − u)

trong ví dụ 2.2.1 vì điểm (x + u, y − u) không thuộc L, mặc dù điểm


(x, y) thuộc L.
Hãy thử tìm công thức của tác động dưới dạng
 
(x, y) + u = x + u, y − u

trong đó ô trống là một số thực thích hợp.

Bài tập 2.2.5. Làm tương tự bài tập 2.2.4.


Lưu ý rằng một trong các hệ số a, b, c phải khác không.
Không mất tổng quát, giả sử a ̸= 0.
Bài tập 2.2.6. Kiểm tra đầy đủ 3 tiên đề giống như đã làm trong ví
dụ 2.2.1 và bài tập 2.2.3.
Sinh viên cần đọc kỹ lưu ý bên dưới đề bài, để biết cách tính toán liên
quan đến song ánh ϕ. Cụ thể hơn, tổng a +ϕ v được xác định bởi công
thức
ϕ (a +ϕ v) = ϕ (a) + v

Bài tập 2.3.1. Để chứng minh hai véc tơ u và v trong không gian véc


tơ liên kết E bằng nhau, một cách làm là chọn một điểm x thích hợp,
rồi afin hóa hai véc tơ u và v thành hai điểm x + u và x + v, và cuối
cùng chứng minh hai điểm x + u và x + v trùng nhau.

Bài tập 2.3.3. Sử dụng bài tập 2.3.2.

Bài tập 2.3.4. Một cách làm bài tập này là sử dụng bài tập 2.3.2 cho
x nào đó.
2.14 Gợi ý 2
Bài tập 2.2.3. Chứng minh (a + u) + v = a + (u + v) với mọi a ∈ P
và u, v ∈ R. Ta có
 

(a + u) + v =  x, x2 +u + v = x + u, (x + u)2 + v
 
| {z }
a

= (x + u) + v, ((x + u) + v)2



a + (u + v) = x, x2 + (u + v) = x + (u + v) , (x + (u + v))2 .
 
| {z }
a

Vì (x + u) + v = x + (u + v) và (x + u) + v = x + (u + v) nên
(a + u) + v = a + (u + v)
như mong muốn.

Bài tập 2.2.6. Chứng minh (a +ϕ u) +ϕ v = a +ϕ (u + v) với mọi a ∈ F


và u, v ∈ R. Vì ϕ : F → E là một song ánh nên công thức cần phải chứng
minh tương đương với
ϕ ((a +ϕ u) +ϕ v) = ϕ (a +ϕ (u + v)) .
Ta sử dụng định nghĩa của a +ϕ v trong tính toán này. Ta có
ϕ ((a +ϕ u) +ϕ v) = ϕ (a +ϕ u) + v = (ϕ (a) + u) + v

ϕ (a +ϕ (u + v)) = ϕ (a) + (u + v) .
Vì (ϕ (a) + u)+v = ϕ (a)+(u + v) nên ϕ ((a +ϕ u) +ϕ v) = ϕ (a +ϕ (u + v))
và do đó
(a +ϕ u) +ϕ v = a +ϕ (u + v) .

Bài tập 2.3.1. Afin hóa hai vế của đẳng thức véc tơ cần chứng minh
tại điểm a.
Lưu ý nhận xét bên dưới đề bài.

Bài tập 2.3.3. Chọn điểm x thích hợp trong bài tập 2.3.2. Thử các
trường hợp x = a, x = b, . . .

You might also like