You are on page 1of 8

C3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KTTT

I. GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
- Để có được GT thặng dư, nền SX phải đạt đến 1 trình độ nhất định
1. Giá trị thặng dư
❖ Khái niệm: Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân tạo ra
❖ Nguồn gốc của GT thặng dư: do hao phí sức LĐ tạo ra trong sự thống nhất của quá trình tạo ra
và tăng giá trị
❖ Bản chất: GT thặng dư mang bản chất kinh tế- xã hội là QH giai cấp giữa GC TB và GCCN
❖ Phương pháp cơ bản để SX, gia tăng GT thặng dư:
● GTTD tuyệt đối: kéo dài ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao
động tất yếu không đổi
● GTTD tương đối: rút ngắn TGLĐ tất yếu, kéo dài TGLĐ thặng dư, tăng năng suất LĐ
trong khi độ dài ngày LĐ không đổi hoặc rút ngắn
❖ GT thặng dư siêu ngạch: là phần GTTD thu được do tăng năng suất lao động cá biệt (cải tiến
kỹ thuật) làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị thị trường của nó.
➔ Là biến tướng của GTTD tương đối
- Xét trong từng xí nghiệp: hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi.
- Xét toàn bộ xã hội tư bản: hiện tượng tồn tại thường xuyên.
- Động lực thúc đẩy NTB mạnh nhất trong cải tiến KT, tăng năng suất LĐ
❖ Tỷ suất GT thặng dư: tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản
xuất ra giá trị thặng dư → phản ánh trình độ khai thác SLĐ làm thuê

❖ Khối lượng GT thặng dư (M): lượng GTTD = tiền mà nhà tư bản thu được → phản ánh quy mô
GTTD CSH thu được/ quy mô bóc lột
2. Sức LĐ/ năng lực LĐ → Năng lực thể chất và tinh thần vận dụng sản xuất ra GTSD
- SLĐ là HH đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử
- Là nguồn gốc của GTTD
❖ 2 Điều kiện để SLĐ trở thành hàng hoá ?
- Tự do thân thể, có quyền bán sức LĐ
- Phải bán sức LĐ
❖ 2 thuộc tính của HH SLĐ:
- GT: do số lượng LĐXH cần thiết để SX và tái SX ra sức LĐ quyết định = thời gian
LĐXH cần thiết để SX ra tư liệu sinh hoạt mà NLĐ tiêu dùng
● Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa sức lao động gồm:
➔ Giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra SLĐ.
➔ Phí tổn đào tạo người lao động.
➔ Giá trị của các TLSH cần thiết
Giá cả HH SLĐ luôn nhỏ hơn giá trị (thực tế)
- GTSD: mục đích thoả mãn nhu cầu của người mua
➔ Tính năng đặc biệt: giá trị được bảo tồn và có thể tạo ra lượng GT mới lớn hơn
❖ Phân loại tư bản:
Cơ sở phân chia, chìa khoá để xác định sự khác nhau giữa TBBB và TBKB trong việc tạo ra m là tính
chất hai mặt của LĐ SXHH: LĐ cụ thể và LĐ trừu tượng
● Tư bản bất biến (c):
➔ Tồn tại dưới hình thái TLSX (máy móc, thiết bị, NVL…)
➔ GT được LĐ cụ thể bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, giá trị không
biến đổi trong quá trình sản xuất.
● Tư bản khả biến (v):
➔ Tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra (tiền lương/ tiền công)
➔ Qua LĐ trừu tượng tăng lên, biến đổi về lượng trong quá trình SX
G = c + (v + m)
● G: giá trị hàng hoá
● ( v+m): GT mới, do hao phí SLĐ tạo ra

❖ Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế
tiếp nhau (TB tiền tệ, TB SX, TB HH) gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay
trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
❖ Chu chuyển TB là sự tuần hoàn tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ, thường xuyên
lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
➔ Đo lường = thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển
● Thời gian chu chuyển = TGian sản xuất + Tgian lưu thông
● Tốc độ chu chuyển (số lần): tính = số vòng chu chuyển của TB trong 1 năm

- Tốc độ chu chuyển của TB tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản
- Muốn tăng tốc độ chu chuyển của TB phải giảm thời gian SX và thời gian lưu thông của nó
❖ Xét theo phương thức chu chuyển → chia thành 2 bộ phận:
● Tư bản cố định: tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tgia toàn bộ vào QTSX nhưng giá
trị chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn
● Tư bản lưu động: tồn tại dưới hình thái sức lao động, NVL, giá trị được chuyển một
lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất
II. TÍCH LUỸ TƯ BẢN
1. Tái sản xuất giản đơn
- SX lặp đi lặp lại với quy mô như cũ
- GTTD dùng cho tiêu dùng cá nhân của NTB
2. Tái sản xuất mở rộng
- SX lặp đi lặp lại với quy mô mở rộng hơn
- 1 phần GTTD dùng cho tiêu dùng cá nhân
- 1 phần GTTD chuyển hóa thành tư bản → tích luỹ tư bản
➔ Bản chất của tích lũy TB: là quá trình tái sản xuất mở rộng, thông qua việc biến
giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm
❖ Nguồn gốc duy nhất của tích lũy TB là giá trị thặng dư
3. Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ
- Trình độ khai thác SLĐ - Tỷ suất giá trị thặng dư
- Năng suất LĐ xã hội
- Sử dụng hiệu quả máy móc- Chênh lệch giữa TB sử dụng và TB tiêu dùng
- Đại lượng TB ứng trước
4. Hệ quả của tích luỹ tư bản
- Tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tăng tích tụ và tập trung tư bản
- Tăng chênh lệch giữa thu nhập của NTB với thu nhập của NLĐ tuyệt đối lẫn tương đối

III. HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


1. Lợi nhuận (p)
- Hình thái chuyển hóa của GTTD, quan niệm như con đẻ của toàn bộ TB ứng trước
- Quan niệm của P. Samuelson: phần thu nhập TD tính = hiệu quả giữa tổng doanh thu -
tổng chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận: giữa lợi nhuận (p) và toàn bộ TB ứng trước (c+v)

❖ Lợi nhuận bình quân


- Cạnh tranh giữa các ngành tất yếu dẫn đến hình thành LN bình quân
- Số LN bằng nhau của NTB như nhau đầu tư vào các ngành khác nhau
- Căn cứ lựa chọn ngành, nghề KD có hiệu quả nhất

2. Lợi tức
- Là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho người cho vay
- Tỷ suất lợi tức (z’): giữa lợi tức (z) và tư bản cho vay : z’= (z/TBCV) * 100%
3. Địa tô TBCN
- Bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra
C4: I. ĐỘC QUYỀN, ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
I. CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỘC QUYỀN
Độc quyền: là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ
một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
➔ Trong nền KTTT, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền
1. Nguyên nhân hình thành độc quyền
- Do sự phát triển của LLSX
- Do cạnh tranh: tự do CT → tập trung sản xuất → độc quyền
- Do khủng hoảng kinh tế và sự phát triển của hệ thống tín dụng.
❖ Lợi nhuận độc quyền: do
❖ Giá cả độc quyền: do các tổ chức chiếm được vị trí độc quyền → áp đặt giá cả trong mua bán
➔ Giá cả độc quyền cao khi bán
➔ Giá cả độc quyền thấp khi mua
Độc quyền nhà nước: là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì
sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh
vật chất cho sự ổn định chính trị xã hội
➔ Trong nền KTTTTBCN, độc quyền phát triển đến trình độ nhất định sẽ xuất hiện ĐQ nhà nước
2. Nguyên nhân hình thành ĐQ nhà nước
- Do tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết XH
- Do sự phát triển của phân công lao động XH → Xuất hiện ngành mới mà nhà nước phải
đảm nhận phát triển
- Sự thống trị của ĐQ tư nhân → gia tăng phân hoá giàu-nghèo, mâu thuẫn GC → NN phải
có CS xoa dịu mâu thuẫn, ổn định chính trị, trật tự XH
- Xu hướng QT hoá → NN phải điều tiết quan hệ chính trị và kinh tế
3. Bản chất của ĐQ nhà nước
- Phục vụ lợi ích của các TCĐQ tư nhân và duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản
4. Tác động tích cực của độc quyền
- Tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động KHKT.
- Tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức ĐQ
- Tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
5. Tác động tiêu cực của độc quyền
- Cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và XH
- Kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển KT-XH
- ĐQ tư nhân chi phối quan hệ kinh tế, xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo.
6. Các loại cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền:
- Giữa các tổ chức ĐQ với các doanh nghiệp ngoài ĐQ
- Giữa các tổ chức ĐQ với nhau: cùng ngành - khác ngành
- Trong nội bộ các tổ chức ĐQ
7. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- ĐQ sinh ra từ cạnh tranh tự do >< ĐQ không thủ tiêu cạnh tranh → ĐQ làm cho cạnh
tranh đa dạng và gay gắt hơn
II. LÝ LUẬN MÁC LÊNIN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA ĐỘC QUYỀN
1. 5 đặc điểm của độc quyền tư bản chủ nghĩa
❖ Tổ chức ĐQ có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
- TCĐQ: liên minh giữa các nhà TB, cùng thoả hiệp nắm ĐQ để thu LNĐQ cao
- 4 hình thức tổ chức ĐQ cơ bản: từ thấp đến cao
● Cartel: Ký hiệp nghị thỏa thuận >< Độc lập về SX và lưu thông HH
→ Liên minh không vững chắc
● Syndicate: Độc lập SX >< KO độc lập lưu thông HH: 1 BQT đảm nhận
→ Thống nhất đầu mối mua- bán, mua NL giá rẻ >< bán với giá đắt
● Trust: Thống nhất SX và lưu thông HH đều do 1 BQT quản lý
→ NTB là cổ đông → Thu lợi nhuận theo SL cổ phần
➢ 3 hình thức trên là liên kết theo chiều ngang: các DN cùng ngành
● Consortium: Có thể có hàng trăm XN liên kết phụ thuộc vào tài chính
của 1 nhóm nhà tư bản kếch xù
➢ Liên kết theo chiều dọc: DN thuộc các ngành khác nhau
❖ Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối
- ĐQ hoá trong CN và NH → hình thành TB tài chính: sự hợp nhất giữa TBĐQ
ngân hàng và TBĐQ công nghiệp
- Sự phát triển của TBTC → hình thành tài phiệt: nhóm NTB chi phối toàn bộ ĐS
kinh tế, chính trị của XH
- Tài phiệt thực hiện thống trị thông qua “chế độ tham dự” mua CP khống chế, chi
phối công ty lớn nhất / “công ty mẹ”
❖ Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- XK GT ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) → thu GTTD và nguồn lợi
- NN của XKTB : ĐT trong nước - LN thấp → ĐT nước ngoài - LN cao hơn
- Vai trò của XKTB: mở rộng quan hệ sản xuất, bành trướng sự thống trị, bóc lột,
nô dịch của tư bản trên phạm vi toàn thế giới
- Chủ thể XKTB thay đổi lớn: nước TB PT - kém PT → những nước PT với nhau
- 2 hình thức đầu tư/ xuất khẩu:
● Đầu tư trực tiếp: xây xí nghiệp mới, mua lại XN đang HĐ ở nước nhận
đầu tư để trực tiếp KD thu lợi nhuận cao
● Đầu tư gián tiếp: Cho vay thu lợi tức, mua CP,...không trực tiếp QL
❖ Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
- Quá trình tích tụ, tập trung TB và XKTB tăng lên → sự phân chia TG về mặt KT
- Biểu hiện mới: xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập KT khu vực tăng → Hình thành
CNTB độc quyền quốc tế, liên minh kinh tế khu vực (EU, NAFTA…)
❖ Lôi kéo, thúc đẩy chính phủ vào phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để
bảo vệ lợi ích độc quyền
- Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của các cường quốc tư bản
→ các cuộc chiến tranh trên thế giới
- Nước TB thi hành CS thực dân mới: dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để
duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển
➢ 5 đặc điểm có quan hệ chặt chẽ, nói lên bản chất thống trị, Pt thực hiện lợi ích của TBĐQ
2. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
❖ Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản
- Thúc đẩy lực lượng SX phát triển nhanh chóng
- Chuyển nền SX nhỏ, giản đơn thành nền SX hiện đại
- Thực hiện xã hội hoá SX
❖ Giới hạn phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Nguyên nhân châm ngòi của hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới
- Tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, không vì lợi ích của QCNDLĐ
- Sự phân hoá giàu-nghèo trong các nước TB có xu hướng ngày càng sâu sắc
➢ CNTB không tồn tại vĩnh viễn, mà phát triển đến một trình độ nhất định sẽ bị thay thế bởi một
hình thái KT – XH mới cao hơn → HTKT – XH Cộng sản chủ nghĩa, giai đoạn đầu là CNXH

C5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN


I. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
1. Khái niệm:
- Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của thị trường
- Góp phần hướng tới xác lập XH dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Có sự điều tiết của nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo
➢ Đại hội IX của Đảng khẳng định KTTT định hướng XHCN là Mô hình KT tổng quát của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa XH của Việt Nam
2. Tính tất yếu khách quan của phát triển KTTT định hướng XHCN
- Phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của VN
- Tính ưu việt của KTTT trong thúc đẩy phát triển VN theo định hướng XHCN
- Phù hợp với nguyện vọng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của ND
3. Ưu thế của KTTT định hướng XHCN
- Thúc đẩy lực lượng SX phát triển nhanh, hiệu quả
- KT năng động, KT-CN tiến bộ, năng suất LĐ và chất lượng SP nâng cao và hạ giá thành
4. Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN
❖ Về mục tiêu
- Phát triển LLSX, xây dựng CSVC–KT của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân,
thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
➔ Điểm khác biệt cơ bản với kinh tế thị trường TBCN
❖ Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
● Sở hữu: QH giữa CN-CN trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực và kết quả lao động
- Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế (lợi ích KT) và nội dung pháp lý (qui
định mang tính chất pháp luật)
- Nhiều hình thức sở hữu: SH công, SH tư, SH hỗn hợp → SH nhà nước
đóng vai trò chủ đạo
➔ Cơ sở hình thành sở hữu: quá trình SX và tái SXXH
➔ Sở hữu chịu quy định trực tiếp của trình độ lực lượng SX
● Thành phần KT: Có 4 thành phần KT: KT nhà nước, KT tập thể, KT tư nhân,
KT có vốn đầu tư nước ngoài → KT nhà nước đóng vai trò chủ đạo, KT tư nhân
là động lực quan trọng
❖ Về quan hệ quản lý nền kinh tế
- Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là NN pháp quyền XHCN dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản (thông qua cương lĩnh, đường lối…), chịu sự giám
sát và làm chủ của nhân dân
❖ Về quan hệ phân phối
- 3 hình thức phân phối: theo KQ lao động, theo hiệu quả KT và theo phúc lợi XH
❖ Về gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội một cách tự giác
- Là đặc trưng cơ bản, thuộc tính quan trọng mang tính định hướng XHCN
- Bảo đảm ND đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận dịch vụ XH
- Nhà nước vừa phải quan tâm đầu tư vừa phải coi trọng nhân dân
➢ KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là sự kết hợp những mặt tích cực, ưu điểm của KTTT với
tính ưu việt của CNXH, tuy nhiên vẫn còn những yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện

II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ thống
luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu,
phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập
đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại
1. Những lý do phải hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
- Do chưa đồng bộ: phải xây dựng, hoàn thiện để phát huy mặt tích cực, khắc phục tiêu cực
- Hệ thống chưa đầy đủ, kém hiệu lực, hiệu quả
➔ Tiếp tục hoàn thiện thể chế là yêu cầu khách quan
2. Nội dung hoàn thiện thể chế
- Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển thành phần KT, chủ thể KT
- Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
- Gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã
hội, QPAN và thúc đẩy hội nhập quốc tế
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị, vai trò làm chủ của nhân dân

III. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM


1. Lợi ích kinh tế
- Là lợi ích vật chất, lợi ích thu được qua các HĐ kinh tế
- Phản ánh quan hệ XH giữa các chủ thể trong nền SX
- Là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế
- Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
2. Quan hệ lợi ích kinh tế
❖ Nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Địa vị của chủ thể trong quan hệ sản xuất xã hội
- Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế

❖ Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản


- Giữa người lao động (thu nhập) và người sử dụng lao động (lợi nhuận): có thống
nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế
- Giữa những người sử dụng lao động:
● Thống nhất lợi ích → liên kết, hỗ trợ nhau
● Mâu thuẫn lợi ích → cạnh tranh quyết liệt
- Giữa những người lao động
● Thống nhất → có thể thực hiện yêu sách với chủ
● Mâu thuẫn có nhiều NLĐ → cạnh tranh, lương giảm, sa thải
- Giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
➢ Bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế là yêu cầu KQ và Nhà nước là chủ thể
chính giải quyết vấn đề này.

C6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ


I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP HOÁ
1. Vai trò của CM công nghiệp đối với phát triển
- Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng SX
- Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất.
- Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
2. Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới
- Mô hình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển
- Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô
- Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới ( NICs)
➢ Đường lối CNH, HĐH ở nước ta lần đầu tiên được đề ra ở Đại hội III- 1960
➢ Chủ trương "đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước" được đề ra ở Đại hội VIII
3. Hai lý do khách quan VN phải CNN, HĐH:
- Là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSX xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua
- Các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH như Việt Nam, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật phải thực hiện ngay từ đầu thông qua CNH, HĐH

You might also like