You are on page 1of 14

Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
NĂM HỌC: 2020 – 2021

I/ PHẦN I: ĐỌC – HIỂU:


Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
… Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực
ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi
của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn
ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là
một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho
vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.
Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh
lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.
(Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này không phải
toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn ác, tham lam, ti
tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”.
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy
và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn
mỗi con người.” Viết đoạn văn 6- 8 dòng trình bày sự hiểu biết của mình.

Đề 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


..“20.6.70”
Đến hôm nay vẫn không thấy ai qua. Đã gần mười ngày kể từ hôm bị bom lần thứ hai. Mọi người
ra đi hẹn sẽ trở về gấp để đón bọn mình ra khỏi khu vực nguy hiểm mà mọi người nghi là gián điệp đã
chỉ điểm này. Từ lúc ấy, những người ở lại đếm từng giây, từng phút. Sáu giờ sáng mong cho đến trưa,
trưa mong đến chiều... Một ngày, hai ngày... rồi chín ngày đã trôi đi mọi người vẫn không trở lại! Những
câu hỏi cứ xoáy trong đầu óc mình và những người ở lại. Vì sao? Lý do vì sao mà không ai trở lại? Có
khó khăn gì? Không lẽ nào mọi người lại đành đoạn bỏ bọn mình trong cảnh này sao? Không ai trả lời
bọn mình cả, mấy chị em hỏi nhau, bực bội, giận hờn rồi lại bật cười, nụ cười qua hai hàng nước mắt
long lanh, chực tràn ra trên mi mắt. Hôm nay gạo chỉ còn ấn một bữa chiều nữa là hết. Không thể ngồi
nhìn thương binh đói được. Mà nếu đi, một người đi thì không đảm bảo. Đường đi trăm nghìn nguy
hiểm. Còn nếu đi hai người thì bỏ lại một người, nếu có tình huống gì xảy ra thì sao? Và không nói gì xa
xôi, trước mắt trời sẽ ập nước xuống, một mình loay hoay làm sao cho kịp. Chằng ni lông trước thì sợ
máy bay? Cuối cùng cũng phải hai người đi. Chị Lãnh và Xăng ra đi, mình đứng nhìn hai chị quần xắn
tròn trên vế, lặn lội qua dòng suối nước chảy rần rần, tự nhiên nước mắt mình rưng rưng... Bất giác
mình đọc khẽ càu thơ:
Bay giờ trời biển mênh mông
Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ...
Không, mình không còn thơ dại nữa, mình đã lớn, đã dày dạn trong gian khổ nhưng lúc này đây
sao mình cảm thấy thèm khát đến vô cùng bàn tay chăm sóc của một người mẹ mà thật ra là một bàn tay
của một người thân hay tệ hơn chỉ là một người quen cũng được. Hãy đến với mình, nắm chặt bàn tay
mình trong lúc cô đơn, truyền cho mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những chặng đường gian khổ
trước mắt.
Đó là những dòng chữ cuối cùng của chị Thùy Trâm. Hai ngày sau, ngày 22-6-1970 chị hi sinh...

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 1


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Những trang nhật kí cuối cùng, dẫn theo vietbao.vn)
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu tên phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích? (1,0 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn 6- 8 dòng trình bày suy nghĩ của Anh/ Chị về tinh thần chiến đấu của người
trẻ tuổi trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ? (1,0 điểm)

Đề 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy
cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha.
Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh
khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện
tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các
thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi
chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...
Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem
hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay
vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong
cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách
cũng dần phôi pha”?
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


(1)Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh
thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng,
nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi
công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi
là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét
đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội.
(2)”Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh
xa…”. Tiếng hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh
đất nước Việt Nam của chúng ta. “Tiến quân ca” mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc
trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm
màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê
hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim
cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
(3)Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục ý thức
công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, nên việc
thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng
là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “hát nhép”, không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học
sinh – chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời “Tiến quân ca”.
(Theo Thế Phương – Hà Nội Mới)
Câu 1. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên cho văn bản.
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3. Chép ra câu chủ đề trong đoạn (1)
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) trình bày ý nghĩa của câu : Máu của những người con nước
Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt
Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.

Đề 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 2
Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người.
Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống
giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần
chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những
người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được
nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp
hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những
gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn
nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân
mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính
bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập
yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu
thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta
được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự
đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ ?
Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về quan diêm của người viết: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là
lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Trà lời trong khoảng 5-7 dòng.

Đề 6: : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:


...(1) “Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột
sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột.
Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui
rèn trong quả trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen
lười... cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất.
Họ đều rẽ trải trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam
chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa... rồi chết.
(2) Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì
thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị
tài chính một cơ nghiệp lớn?. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.”
(Tony Buổi Sáng, trích Trên đường băng, Nxb Trẻ, 2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích? Chỉ ra cơ sở giúp anh/chị xác định
phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
Câu 2. Tìm và chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong phần (1) của đoạn trích?
Câu3. Xác định phương thức biểu đạt?
Câu 4. Vận dụng kiến thức cá nhân, hãy nêu và phân tích một dẫn chứng điển hình trong cuộc sống về
một người đã làm được điều mà Tony Buổi Sảng nhắc đến qua câu: “Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là
những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết
định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa... rồi chết” (trong
một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu).

Đề 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 3


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ.
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ?
Câu 4: Qua bài thơ Thời gian, Văn Cao muốn nói lên điều gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.

Đề 8: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


ĐỊA NGỤC HAY THIÊN ĐÀNG
Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh
xuống địa ngục vào đúng giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào, hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc
xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muổng, đũa, nỉa rất dài buộc dính vào đôi tay nên
dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung tóe
xuống đất. Tệ hơn nữa họ tranh giành nhau, và muổng, đũa, nỉa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau.
Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã, thất vọng, rơi phòng ăn với dạ dày trống rỗng.
Qúa sợ hãi, chàng ký giả lại rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức
ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui vẻ, khỏe mạnh. Đôi bàn tay họ cũng bị gắn chặt vào muổng,
đũa, nỉa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào miệng của mình thì họ lại yêu thương dùng muổng,
đũa, nỉa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang tiếng ca hát nói cười vui vẻ.
( Theo internet)

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên?


Câu 2: Thao tác lập luận chính trong văn bản trên ?
Câu 3: Nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản ?
Câu 4: Theo anh (chị), vì sao điều kiện ở hai nơi gần như nhau, thậm chí ở nơi chàng ký giả đến sau có
phần sút kém hơn, vậy mà một nơi là thiên đàng còn nơi kia là địa ngục?
Đề 9: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh cang
phảng trên mảnh ván. Người tù viết cong một chữ, viên quản ngục vội khúm núm cất những đồng tiền
kẽm đánh dấu ô chữ đăth trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
Thay bút con, đề xong lạc khoant, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thảng người
dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải nơi đẻ treo một
bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của
một đời người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơn ở chậu mực bốc lên
không? … Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi
đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rrồi cũng đến nhem
nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đât ẩm phong giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người
nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm dộng, vái người tù một cái, cháp tay nói một câu mà
dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm con nghẹn ngào: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”
Câu 1. Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Mô tả cảnh tượng gì?
Câu 2. Cảnh tượng cho chữ, xin chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, tại sao?
Câu 3. Tác giả đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của tử tù đối với viên quản ngục? ý
nghĩa của cái đẹp đối với cuộc sống con người?
Câu 4. Hãy viết đoạn văn ngắn (5-7) dòng trình bày quan điểm của em về một người thanh niên đẹp
trong cuộc sống.

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 4


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
Đề 10: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vân xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải Sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó


Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng


Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy


Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta"
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. PHẦN 2: TIẾNG VIỆT

Bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.


Câu 1: Trong những câu thơ sau, từ “xuân” được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế
nào? Hãy phân tích nghĩa của từ “xuân” trong lời thơ của mỗi người.
a. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. (Hồ Xuân Hương, Tự tình II)
b. Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c. Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. (Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
d. Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
Câu 2: Cùng là từ “mặt trời” trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có
sự sáng tạo như thế nào khi sử dụng?
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim.
( Tố Hữu, Từ ấy)
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ)

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 5


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
Câu 3: Theo anh/chị, trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây, sáng tạo
của cá nhân? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế
nào?
a. Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.
( Báo Quân đội nhân dân)
b. Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.
(Minh Tuyền)
c. Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ … bằng ca-mê-ra chuyên dụng của chính máy
nội soi.
(Quang Đẩu)
d. Nó phải bị tù tội, phải lao động khổ sai, thậm chí bị xử rử … Khuynh đay đả từng hình phạt, như thể
đang hành hạ, nghiến ngấu mẹ con thằng Sa.
( Hồ Anh Thái, Người vè xe chạy dưới ánh trăng)
e. Người Việt Nam mong muốn Hon-đa quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Việt
Nam, sớm có chính sách hảo hành – hậu mãi sau bán hàng, và phải chịu trách nhiệm cao nhất về mọi sản
phẩm, phụ tùng có mác Hon-đa.
(Minh Tuấn, báo Đại đoàn kết)
f. Thì ra cơn bão thị trường dù mạnh dường ấy nhưng không phải đã thổi thốc được vào tất cả các nơi.
Nơi nào náo hoạt thì cực kì náo hoạt, nơi nào yên tĩnh thì lại càng yên tĩnh
( Chu Lai, Phố)
Câu 4: Tìm những từ ngữu quen thuộc với mọi người nhưng được tác giả dùng theo cách kết hợp mới,
theo nghĩa mới; phân tích sự sáng tạo của cá nhân tác giả.
a. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng,
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
( Anh Thơ, Chiều xuân)
b. Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố.


Câu 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ (về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc)
trong các câu thơ sau:
a. Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
b. Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!
c. Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2: Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố
trong những câu thơ sau:
a. Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
b. Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
c. Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 6
Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
d. Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
e. Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
( Lâm Thị Mỹ Dạ, Truyện cổ tích nước mình.)

III. PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN.

Câu 1: “Vào phủ chúa Trịnh” thể hiện sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép tỉ mỉ, chân thực, sắc sảo
của Lê Hữu Trác khi vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Qua
đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Câu 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ “tự tình 2”?

Câu 3: “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông Tú viết về bag Tú. Hãy
phân tích bài thơ để làm rõ điều đó?

Câu 4: Phân tích hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu?

Câu 5: Tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam qua truyện ngắn “hai đứa trẻ”?

Câu 6: Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân?

Câu 7: Hãy phân tích những mâu thuẫn và chân dung trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang
gia” của Vũ Trọng Phụng?

Câu 8: Bi kịch bị cự quyền quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Nam Cao?
GIẢI ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN
HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2019 – 2020

I. PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU


Đề 1:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
Câu 2: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
So sánh: Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào.
- Tác dụng: Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang diễn ra tràn lan,
có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
Câu 3: PCNN Báo chí
Câu 4: - Câu nói thể hiện niềm tin của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc đời luôn tồn tại và có sức
sống mãnh liệt.
- Những điều tốt, lòng tốt của con người sẽ làm cho cuộc đời này luôn tươi đẹp - vẽ màu xanh lên bầu
trời; và bồi đắp cho tâm hồn con người những giá trị chân, thiện, mĩ - nở ra những thảm hoa rực rỡ
trong tâm hồn mỗi con người

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 7


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
Đề 2:
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 3: Câu nói thể hiện tâm sự chân thực về niềm cô đơn, lo lắng của người chiến sĩ, sự khao khát một
tình thương giản dị và được tiếp thếm động lực chiến đấu. Và hơn thế là sự nhận thức về sự trưởng thành
của bản thân và về những vất vả, gian lao mà cô trải qua.
Câu 4: Qua đoạn trích thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của người chiến sĩ khi ở chiến trường, ta thấy được
tinh thần kiên cường của cô gái còn đang ở độ tuổi đôi mươi. Dù có nhiều khó khăn, gian khổ, dù đôi lúc
thấy mình yếu đuối, họ vẫn luôn mạnh mẽ và dũng cảm chiến đấu và vững vàng lí tưởng cách mạng.
Tinh thần ấy thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Đề 3:
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong
cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở
thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận
thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc
sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục

Đề 4:
Câu 1. Văn bản trên đề cập đến ý nghĩa của việc hát quốc ca ở nước ta. Khẳng định đây là một nghi lễ
thiêng liêng thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, là vẻ đẹp của các bậc cháu con hướng đến tri ân thế hệ
cha anh. Văn bản cũng đề cập đến thực trạng hát quốc ca ở nước ta. Đó là hiện tượng hát nhép, không
hát, sử dụng băng ghi âm có sẵn lời nhạc…
Đặt tên cho văn bản: Quốc ca trong lòng tôi; Hãy hát bằng trái tim
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận
Câu 3. Chép ra câu chủ đề trong đoạn (1): Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn
với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) trình bày ý nghĩa của câu : Máu của những người con nước
Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt
Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.
Học sinh viết được các ý:
– Lòng nhớ ơn đời đời đến các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để “tô thắm màu cờ đỏ sao vàng”.
– Niềm tự hào khi được hát vang bài ca vĩ đại.

Đề 5:
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận phân tích.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “ cho” và “nhận” trong cuộc sống.
Câu 3. Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà
không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình
yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt.
Câu 4. Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nhấn mạnh được đó là quan điểm hoàn
toàn đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại, như là một quy luật của cuộc sống, khuyên mỗi người
hãy cho đi nhiều hơn để được nhận lại nhiều hơn.

Đề 6:
Câu 1: -Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
-Cơ sở xác định:
+ Văn bản nêu quan điểm của tác giả về vấn đề thái độ với công việc và thành công của mỗi người.
+ Cách lập luận logic, chặt chẽ.
+ Có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
Câu 2: - Phép liên kết:
+ Phép nối “Vì” nối câu thứ ba và câu thứ 4 của đoạn.
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 8
Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
+ Phép lặp từ “bóc” “lột”, “họ”.
+ Phép thế: “họ” thay thế cho “ông chủ”.
+ Phép liên tưởng: trường từ vựng về “lao động”: khả năng, xin việc, thành công, năng lực, châm chỉ,
tính kỷ luật, ông chủ, làm công,...
Câu 3: phương thức biểu đạt: nghị luận.
Câu 4:
-Về hình thức: đoạn văn 6-8 câu, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ chuẩn mực, đúng chính tả...
-Về nội dung: Bài viết xoay quanh các nội dung “Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công
ở vị trí thấp nhất”. “Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải”. “Họ có những quyết định không theo
đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa.. .rồi chết.”

Đề 7:
Câu 1. Phương thức biếu đạt chính trong bài thơ trên là biểu cảm.
Câu 2. Hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài thơ: ẩn dụ (những câu thơ còn xanh/ những bài hát
còn xanh); so sánh (đôi mắt em như hai giếng nước).
Câu 3. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 4. Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ
thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện
tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn
xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát
và đặc biệt là từ đôi mắt em.
Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Đề 8:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2: Thao tác lập luận chính: so sánh
Câu 3: Câu chuyện thiên đường hay địa ngục là một ẩn dụ cho cuộc sống. Câu chuyện ẩn chứa những ý
nghĩa sâu sắc: Cuộc sống chỉ tốt đẹp hơn khi con người biết quan tâm, yêu thương nhau
Câu 4: Trong câu chuyện Thiên đường hay địa ngục, mặc dù điều kiện ở hai nơi gần như nhau, thậm chí
ở thiên đường có phần khó khăn hơn nhưng đó vẫn là thiên đường, còn nơi kia vẫn là địa ngục,tất cả đều
có lý do của nó. Thiên đường hay địa ngục đều do chính con người mà ra. Nếu biết sống vì nhau, sống
cho nhau thì cuộc sống trở thành thiên đường hạnh phúc. Ngược lại, nếu chỉ biết nghĩ cho bản thân mình,
chỉ muốn nhận về thật nhiều thì cuộc sống trở nên nặng nề, lạnh lẽo không khác gì địa ngục.

Đề 9:
Câu 1. Đoạn văn trên đây trích trong truyện ngắn “chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. Đoạn
trích miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan quản ngục.
Câu 2. Xem cảnh cho chữ là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì: Không gian cho chữ là nhà tù hôi
hám, nhơ bẩn. Ánh sáng được tỏa ra từ bó đuốc khói cay xè mắt. Người nghệ sĩ cho chữ là kẻ tử tù cổ
đeo gông, chân vướng xiềng  Hoàn toàn ngược hẳn với cảnh cho chữ bình thường của các nhà nho
xưa.
Câu 3. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về
cái đẹp: Đẹp là cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là quan
niệm tiến bộ về cái đẹp.
- Cử chỉ, thái độ và lời nói quản ngục với Huấn Cao là sự minh chứng rõ nét cho sức mạnh cảm hóa của
cái đẹp, như sự khẳng định của một nhà văn nước ngoài: Cái đẹp sẽ cứu thế giới.

Đề 10:
Câu 1. 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm
Câu 2. Ý nghĩa 2 câu thơ:
"Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"
"Đất" - nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nhưng đất không phải của riêng cho
một hạt mầm nào. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 9
Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
chúng ta. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có
hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực; phải nỗ lực vươn lên, như "Những chồi
non tự vươn lên tìm ánh sáng".
Câu 3. Tác giả cho rằng:
"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta"
Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó
khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để
vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể
hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu
điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và
trưởng thành hơn.
Câu 4. Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ thấm thía của bản
thân về thông điệp ấy:
• Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng
những cái nhỏ bé trong cuộc sống mới có đuợc hạnh phúc lớn lao.
• Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và truởng thành hơn.
• Muốn có đuợc hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vuơn lên.
• Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận,
biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.
• ……

II. PHẦN 2: TIẾNG VIỆT

Bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.


Câu 1:
- Nghĩa của từ xuân trong câu thơ của HXH: chỉ mùa xuân, sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong Câu thơ của Nguyễn Du: xuân có nghĩa là: vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi.
- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, xuân có nghĩa là: chỉ men say nồng của rượu ngon, sức sống dạt
dào và tình bạn thắm thiết.
- Trong câu thơ của HCM, từ xuân thứ nhất chỉ mùa xuân; từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới, sự thịnh
vượng, giàu có.

Câu 2:
a. Mặt trời trong thơ Huy Cận có nghĩa gốc (mặt trời của tự nhiên), được nhà thơ nhân hóa.
b. Trong câu thơ của Tố Hữu, mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng.
c. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, từ mặt trời thứ nhất dùng với nghĩa gốc, từ thứ hai chỉ đứa
con: là niềm hạnh phúc, niềm tin, hi vọng của mẹ.

Câu 3:
a. Từ mọn mằn :
- Được cá nhân tạo ra khi dựa vào: Tiếng mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.
- Quy tắc cấu tạo:
+ Tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).
+ Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau.
+ Đổi vần thành ăn đối với tiếng láy
 Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể.
b. Từ giỏi giắn :
Được tạo ra trên cơ sở tiếng giỏi và theo quy tắc như ở câu a.
 Giỏi giắn nghĩa là rất giỏi.
c. Từ nội soi :
- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn
- Theo nguyên tắc động từ chính đi sau, phụ từ bổ sung ý nghĩa được đặt trước.

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 10


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
d. Từ đay đả: nói đi nói lại một chuyện, với giọng kéo dài, bực tức.
- Cách cấu tạo:
+ Dựa vào tiếng gốc “đay” (như trong từ đay nghiến)
+ Theo phương thức láy phụ âm đầu (âm đ) và thay vần bằng vần a
e. Từ hậu mãi: sau khi bán
- Cách cấu tạo:
+ Dùng hai tiếng có sẵn: hậu (sau), mãi (bán)
+ Ghép hai tiếng theo quan hệ chính phụ
f. Từ náo hoạt: sôi động, sống động.
- Cách cấu tạo:
+ Dựa vào hai tiếng sẵn có (gốc Hán: náo, hoạt)
+ Ghép hai tiếng theo phương thức đẳng lập.

Câu 4:
a. Các từ ngữ trong đoạn thơ đều là từ ngữ trong vốn từ vựng chung, nhưng có những kết hợp do
sự sáng tạo riêng của cá nhân nhà thơ:
- Dùng các từ “biếng lười, nằm mặc” kết hợp với “đò”, từ “đứng” kết hợp với từ “quán” theo biện pháp
nhân hóa.
- Tác dụng: Biến các vật vô tri thành có tâm hồn, cảm xúc.
b. Cái độc đáo của hai câu thơ là dùng các từ chỉ động tác đo đếm vật thể (đong, lắc, đầy) để kết
hợp với từ “sầu” (chỉ trạng thái tâm lí bên trong), làm cho trạng thái tâm lí vốn trừu tượng hiện ra một
cách cụ thể, có thể cảm nhận bằng cảm giác.
c. Nét riêng trong đoạn thơ thể hiện sáng tạo của cá nhân nhà thơ là những trường hợp sau:
- Dùng từ “sâu” (vốn chỉ đặc điểm về không gian) cho lĩnh vực thời gian (trưa).
- Kết hợp từ “hi vọng” với từ “bùn” để thể hiện ý nghĩa: bùn sẽ mang lại mùa màng tốt tươi, từ đó có thể
khái quát: những cái đơn sơ, thô kệch vẫn có thể mang lại hương thơm cho cuộc sống.
- “Bàn tay vãi giống”: Từ nghĩa đen là bàn tay vãi hạt giống trên đồng ruộng dẫn đến nghĩa bóng là bàn
tay theo sự sống mới cho đời.

Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố.

Câu 1:
a. Đầu trâu mặt ngựa:
- Tính hình tượng: Hiện rõ hình ảnh một bọn côn đồ hung hãn (hình ảnh bọn sai nha đánh đập người
không thương tiếc)
- Tính biểu cảm: Phê phán, căm ghét.
- Tính hàm súc: Lời ít mà ý nghĩa nhiều
b. Cá chậu chim lồng:
- Tính hình tượng: hiện lên cuộc sống bị tù túng, giam cầm, mất tự do
- Tính biểu cảm: xót thương, đồng cảm cho số phận bị giam cầm
- Tình hàm súc: nói gọn, cô đúc nhưng lượng thông tin nhiều, ý nghĩa sâu sắc.
c. Đội trời đạp đất:
- Tính hình tượng: lối sống và hành động tự do, ngang tàng không chịu sự bó buộc, không chịu khuất
phục bất cứ uy quyền nào. Khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải.
- Tính biểu cảm: ca ngợi, thán phục
- Tính hàm súc: Lời ít mà ý nghĩa nhiều.

Câu 2:
a. Ba thu: Kinh Thi có câu: Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (1 ngày không thấy mặt nhau dài
như ba mùa thu) --> điển cố này muốn nói Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy
mặt có cảm giác dài như ba năm.
b. Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công ơn của cha mẹ đối với con cái: sinh, cúc, phủ, súc,
trưởng, dục, cố, phục, phúc. Thúy Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình, mà Kiều thì sống
nơi đất khách, chưa có dịp đền đáp công lao của cha mẹ.

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 11


Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
c. Liễu Chương Đài: Gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con có
câu: "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh – Nay có còn không – Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi?".
Điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì
Kiều đã thuộc về người khác.
d. Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen
của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng). Dẫn điển cố này để nói về cách nhìn nhận của
Từ Hải về phẩm giá của nàng Kiều; mặc dù phải sống trong chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng
chơi, nhưng nàng chưa hề quý ai.
e. – Thị thơm (từ truyện cổ tích Tấm Cám): sự tích cô Tấm hóa thân trong quả thị, mỗi lần bà lão
đi vắng thì từ quả thị, cô bước ra và làm mọi công việc gia đình giúp bà lão. Điển cố này nói đến hình
tượng người hiền lành, chăm chỉ, luôn được yêu thương.
- Đẽo cày (truyện Đẽo cày giữa đường) ý nói: Nếu không độc lập, có chính kiến riêng của mình
thì làm bất cứ việc gì cũng đều không đạt được mục đích.

III. PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN.

Câu 1: “Vào phủ chúa Trịnh” thể hiện sự quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép tỉ mỉ, chân thực, sắc sảo
của Lê Hữu Trác khi vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Qua
đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


a. Cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?
- Cảnh bên ngoài: quang cảnh, các cửa, các điếm…
- Cảnh bên trong: các nhà, kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vằng ….
- Nội cung của thế tử: Trướng gấm, sập thếp vàng, ghế rồng….
b. Nhận xét về cách miêu tả cảnh sinh hoạt trong phủ chúa của tác giả:
- Cách miêu tả vừa trực tiếp vừa gián tiếp qua sự quan sát và ghi chép tinh tế của tác giả.
- Cách lựa chọn những chi tiết tinh tế , sắc sảo rất ấn tượng như: cảnh thầy thuốc lạy thế tử …
- Qua cách miêu tả, cuộc sống xa hoa, quyền quý, việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa đã tự phơi bày ra
trước mắt người đọc mà tác giả không cần thêm lời bình luận nào.

Câu 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ “Tự tình 2”?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


a. Tâm trạng buồn tủi, xót xa, sự thao thức, trăn trở, nỗi phiền muộn ngổn ngang của nhà thơ trong
khung cảnh đêm khuya vắng lặng.
b. Tâm trạng phẫn uất trước duyên phận bẽ bàng, đó là bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô
đơn, gặp nhiều ngang trái trong tình duyên.
c. Nỗi niềm phẫn uất, khát vọng vươn lên ngay trong hoàn cảnh bi thương nhất, ngang trái nhất.
d. Tâm trạng chán chường, buồn tủi thể hiện qua:
- Một số từ ngữ như: ngán, xuân đi xuân lại lại, mảnh tình, con con.
- Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến.
Vừa đau buồn vừa thách thưc duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đó
chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của toàn bộ bài thơ.

Câu 3: “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông Tú viết về bà Tú. Hãy
phân tích bài thơ để làm rõ điều đó?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


a. Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả của bà Tú để “nuôi đủ năm con với một
chồng”  Thể hiện sự mang ơn sâu sắc của chồng đối với người vợ tần tảo.
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 12
Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
b. Hai câu thực: tô đậm thêm sự vất vả của bà Tú
Nghệ thuật đảo ngữ và sử dụng hình ảnh “thân cò”
c. Hai câu luận: sự đảm đang, chịu thương, chịu khó, hi sinh, vị tha của bà Tú  sự cảm thông sâu sắc
của người chồng khi nói về người vợ.
d. Hai câu kết: Là “lời chửi” ông chồng hờ hững không giúp được gì cho vợ và cái xã hội bất công làm
cho người phụ nữ gặp nhiều vất vả  ý thức sâu sắc về bản thân và càng yêu quý, trân trọng vợ.

Câu 4: Phân tích hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu?
Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:
a. Bối cảnh lịch sử được trình bày trong bài văn tế
b. Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Họ là những người nông dân, suốt đời gắn bó với ruộng đồng, xa lạ với binh đao.
- Họ là những người dân nhỏ bé, sống âm thầm lặng lẽ, quẩn quanh với lũy tre làng.
c. Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm của người nông dân Cần Giuộc khi giặc Pháp đến xâm lược
nước ta.
- Khi đất nước có kẻ thù xâm lược, lòng căm thù giặc của những người nông dân trỗi dậy mạnh mẽ và
quyết liệt theo kiểu của những người nông dân.
- Họ chờ đợi mỏi mòn tin tức, sự giúp đỡ của triều đình.
- Sự chuyển biến lớn lao về tư tưởng, họ tự nguyện cầm vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù.
d. vẻ đẹp hào hùng của những người nông dân – nghĩa sĩ trong trận công đồn.
- Khắc họa vẻ đẹp trong chiến trận của những người anh hùng nghĩa sĩ: giản dị mà kiên cường.
- Tượng đài của những người nông dân nghĩa sĩ hào hùng nhưng bi tráng.
e. Niềm tiếc thương của nhà thơ cũng như của nhân dân, đất nước trước những hi sinh oanh liệt của
những người anh hùng nghĩa sĩ.
- Cảnh tang tóc bao trùm lên núi sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình …
- Nỗi đau của những người còn sống trước sự hi sinh của những người nông dân nghĩa sĩ. Đồng thời, là
lời khẳng định một lẽ sống, một quan niệm sống mạnh mẽ, quyết liệt của nhà thơ cũng như của những
anh hùng nghĩa sĩ: Chết vinh còn hơn sống nhục.

Câu 5: Tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam qua truyện ngắn “hai đứa trẻ”?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


a. Câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn. Bức tranh phố huyện vào buổi
chiều tàn với những kiếp người lay lắt âm thầm. Trong bóng tối, gia đình chị Tí mòn mỏi với gánh hàng
nước nghèo nàn, bác Siêu với gánh phở đêm kén khách trở thành món quà xa xỉ đối với hai đứa trẻ, gia
đình bác Xẩm với tiếng đàn bần bật trong yên lạng và cái chậu đồng han gỉ, bà cụ Thi hơi điên cới tiếng
cười khanh khách …
b. Niềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn: Cuộc sống phố huyện chìm trong bóng tối, trong
nghèo khổ nhưng chừng ấy con người vẫn mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ của
họ. Cho nên chỉ một chuyến tàu đêm bình thường cũng làm cho mọi người trông đợi và gửi gắm vào đó
niềm hi vọng về một ngày mai tươi sáng.
 Tác phẩm đọng lại trong lòng người đọc mỗi cảm thương xót xa, một niềm hi vọng âm thầm, mong
manh nhưng thiết tha, âm ỉ.

Câu 6: Vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


a. Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ: có tài viết chữ đẹp
b. Huấn Cao là ngườii có khí phách hiên ngang: trang anh hùng dũng liệt, không khuất phục trước quyền
lực.
c. Là người có nhân cách trong sáng, cao cả: không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối,
coi trọng tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục, nhận ra thiên lương trong sáng của viên quản
ngục.
Qua hình tượng Huấn Cao, làm rõ quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 13
Trường THPT Phan Bội Châu Tổ: Văn
Câu 7: Hãy phân tích những mâu thuẫn và chân dung trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang
gia” của Vũ Trọng Phụng?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


- Mâu thuẫn tập trung ngay ở tiêu đề: tang gia – hạnh phúc
+ Cố làm ra gia đình đại hiếu  đại bất hiếu.
- Nhân vật trào phúng:
+ Những người trong gia đình (cụ cố Hồng, ông bà Văn Minh, ông Phán mọc sừng, cô Tuyết, cậu Tú
Tân)
+ Những người dự đám tang ( bạn cụ cố Hồng, trai thanh gái lịch)

Câu 8: Bi kịch bị cự quyền quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà
văn Nam Cao?

Gợi ý trả lời: HS làm rõ một số nội dung sau:


a. cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi ngày đau khổ.
- Là một đứa trẻ bị bỏ rơi, sống nhờ vào tình thương, sự cưu mang của một số ít người tốt bụng.
- Lớn lên làm canh điền, bị lợi dụng, bị đày đi tù chỉ vì thói ghen tuông của Bá Kiến.
- Sau khi ra tù, trở về làng, bị tước đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính, biến thành tay sai của Bá Kiến, là
con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Chí không còn khuôn mặt người, không ý thức về tuổi tác, thời gian.
+ Là kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ, gây ra biết bao cảnh ngang trái cho người dân vô tội. Chí làm
mọi việc trong cơn say.
b. Bi kịch bắt đầu khi Chí gặp Thị Nở.
- Tình yêu thương chân thành, vô tư của Thị Nở đã tác động mạnh đến tâm hồn của Chí, hắn đã thức
tỉnh.
- Chí muốn làm hòa với mọi người, muốn Thị Nở trở thành cầu nối để hắn có thể đến với mọi người.
- Chí muốn thực hiện những ước mơ giản dị thời trai trẻ, sống một cuộc đời hạnh phúc, có vợ có chồng.
c. Niềm mơ ước của Chí bị dập tắt khi Thị Nở từ chối tình yêu, bị mọi người ruồng bỏ. Chí ý thức đầy đủ
nỗi đau của một kiếp người bị cự tuyệt quyền làm người.
d. Chí rơi vào bi kịch, ý thức được đầy đủ sự bế tắc của mình. Nỗi đau tột cùng vừa cho thấy sự bi đát
của số phận vừa cho thất niềm khát khao hoàn lương cháy bỏng của Chí.
 Cái nhìn hiện thực mang tính phát hiện và chiều sâu trong chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn Nam Cao.

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 11- học kì I Trang: 14

You might also like