You are on page 1of 3

TẠI SAO NÓI: VIỆT NAM QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI,

BỎ QUA TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN?

Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa khó khăn
đan xen, với những đặc trưng cơ bản. Con đường của Việt Nam tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội là đúng đắn vì:
1. Phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân
- Đây là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết
tha của dân tộc, của đại đa số nhân dân. Thực tiễn lịch sử CMVN đã chấp nhận
và chứng minh: Con đường cách mạng duy nhất có thể đem lại hạnh phúc thực
sự cho đại đa số nhân dân và toàn thể dân tộc VN trong thời đại ngày nay là
con đường “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”
- Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng với những kết quả
nổi bật như quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu
người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần, tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993
xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới
=> Chứng tỏ sự lựa chọn đó là đúng hướng, phù hợp với lợi ích của cả dân tộc
và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại. Toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Quy luật của CMVN
là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đó là con đường phù hợp cả về lý luận
và thực tiễn, cả về đặc điểm lịch sử - cụ thể trong nước và hoàn cảnh quốc tế,
phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân VN.

2. Phù hợp với hiện thực VN


- Kinh tế xã hội:
+ Chuyển đổi kinh tế: Khi Việt Nam thực hiện các biện pháp chuyển đổi
kinh tế từ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng, nó đã
giới hạn quyền sở hữu tư nhân và thúc đẩy sự can thiệp của nhà nước
trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Điều này thể hiện sự ưu tiên
của Việt Nam đối với quản lý kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa hơn
là theo mô hình tư bản chủ nghĩa.
+ Chính sách xã hội: Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách xã hội như
giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc giảm giá, hỗ trợ cho
người nghèo và người lao động, và đảm bảo quyền lao động. Những
chính sách này thể hiện sự ưu tiên của Việt Nam đối với bình đẳng xã
hội và phát triển bền vững.
- Chính trị:
+ Lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN): ĐCSVN luôn duy
trì quyền lãnh đạo tuyệt đối trong quốc gia và tập trung vào mục tiêu
phát triển xã hội và chính trị. Điều này đã thúc đẩy việc thi hành chính
sách chủ nghĩa xã hội và tạo ra một hệ thống chính trị ổn định để thực
hiện những mục tiêu này.
+ Chính sách và quyết định địa phương: Các quyết định và chính sách
tại cơ sở ở Việt Nam thường được tập trung vào việc đảm bảo quyền lợi
của người dân và sự phát triển cộng đồng. Điều này có nghĩa là cả cấp
quốc gia và địa phương có xu hướng theo đuổi mục tiêu xã hội chủ
nghĩa.
- Văn hoá và tư tưởng:
+ Văn hoá xã hội: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã được thúc đẩy và phổ
biến trong văn hoá xã hội của Việt Nam thông qua giáo dục, truyền
thông và nghệ thuật. Điều này đã tạo ra một tư duy xã hội chủ nghĩa
mạnh mẽ trong xã hội.
+ Tư tưởng chính trị: Tư tưởng chính trị ở Việt Nam thường được xây
dựng trên cơ sở chủ nghĩa xã hội và cách tiếp cận này đã thúc đẩy sự
phát triển của các giá trị xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của người dân.

⇒ Tóm lại, Việt Nam đã phát triển hướng tới chủ nghĩa xã hội và bỏ qua
tư bản chủ nghĩa dựa trên một sự kết hợp của các yếu tố kinh tế xã hội, chính
trị và văn hoá tư tưởng. Sự ưu tiên đối với bình đẳng xã hội, vai trò quyết định
của ĐCSVN, và sự phổ biến của tư duy xã hội chủ nghĩa trong xã hội đã đóng
vai trò quan trọng trong việc định hình hướng đi này.

3. Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin


- Căn cứ vào lý luận Hình thái kinh tế - xã hội của CN Mác-Lênin:
+ Thực tiễn lịch sử đã chứng minh toàn bộ lịch sử xã hội loài người phát
triển qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Nhưng do đặc
điểm về lịch sử, về không gian, thời gian, về sự tác động của nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan, có những quốc gia phát triển tuần tự,
nhưng có những quốc gia phát triển bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế
XH nào đó. Con đường phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ
TBCN ở VN là phù hợp với tính quy luật của việc “bỏ qua” một hay
một vài hình thái KT-XH trong sự phát triển của lịch sử.
- Căn cứ vào lý luận của CNXHKH về những điều kiện để một đất nước có
thể quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN:
+ Có sự lãnh đạo của chính đảng của GCCN với kinh nghiệm và năng lực
cần thiết trong đấu tranh CM; có sự ủng hộ của quần chúng CM; có sự
giúp đỡ của lực lượng tiến bộ quốc tế.... Chúng ta khẳng định: VN hoàn
toàn có thể và có đủ điều kiện thực hiện quá độ bỏ qua chế độ TBCN để
đi lên CNXH.
** Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN
CNTB - thống trị của thiểu số với đa số - sở hữu tư nhân về TLSX
CNXH - thống trị của đa số với thiểu số - sở hữu toàn dân

VN bỏ qua gốc của CNTB, bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sx và kiến
trúc thương tầng TBCN, kế thừa + tiếp thụ những thành tựu nhân loại đạt được dưới
CNTB (đb là thành tựu khoa học công nghệ, quản lý XH…)

You might also like