You are on page 1of 4

1

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỜI TIẾT- QUV


Người thực hiện: Ms.Oanh
Ngày thực hiện: 3/8/2021

Phương pháp được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ASTM D4587, TCVN
11608-3:2016 (ISO 16474-3:2013), TCVN 8785-1: 2011
I. Giới thiệu
- Tên thiết bị: - Máy Kiểm Lão Hóa Nhanh QUV - QUV ACCELERATED WEATHERING
TESTER –QLAB

- Cấu tạo:

+ Bóng đèn UV

+ Bảng điều khiển máy

+ Bộ phận làm mát không khí trong phòng

+ Giá để mẫu thử nghiệm

+ Bộ phận làm nóng nước …

- Các chức năng:

+ Ánh sáng UV: tái tạo tác hại của ánh sáng mặt trời (tia UV).

+ Ngưng tụ: tái hiện độ ẩm thời tiết tự nhiên dưới dạng sương.
2

+ Phun: để mô phỏng thiệt hại do mưa máy QUV được trang bị hệ thống phun nước.

-Các loại thiệt hại bao gồm: sự thay đổi màu sắc, giảm độ bóng, nứt, phấn hóa, phồng rộp, bóng
tróc, giảm bám dính…

II. Phương pháp test


- Các tiêu chuẩn tham khảo:
+ TCVN 11608-3:2016 (ISO 16474-3:2013) về Sơn và vecni - Phương pháp phơi nhiễm với
nguồn sáng phòng thử nghiệm - Phần 3: Đèn huỳnh quang tử ngoại

+ TCVN 8785-1: 2011: Sơn và lớp phủ bảo vệ kim loại- phương pháp thử trong điều kiện tự
nhiên

+ Tiêu chuẩn ASTM D4587:

- Điều kiện môi trường tại PTN:


+ Nhiệt độ: 25 ˚C
+ Độ ẩm: 45-55%
- Điều kiện test trên máy: Lab lựa chọn Cycle 2 theo ASTM D4587
Loại bóng đèn: UVA 340, UVA 340+

Nhiệt độ (˚
Chức năng Bức xạ (W.m-2.nm-1) Thời gian (giờ)
C)
UV 0.89 60 4

Ngưng tụ N/A 50 4
Lặp lại 8h/ chu kì

- Các chỉ tiêu đánh giá thời tiết bao gồm: vàng hóa, sự thay đổi màu (dE), phấn hóa, nhăn,
nứt, phồng rộp, giảm bóng, giảm bám… Trong đó, chỉ tiêu quan trong khi test QUV
thường thấy đó là sự giảm bóng và sự thay đổi màu sắc dE (sự ngả vàng đối với sơn phủ
trắng)
+ Những KQ test đặc trưng:

Kết quả tối thiểu


Mức Thời gian phơi
Loại phơi nhiễm dE (CIE LAB
độ nhiễm Độ giảm bóng
1976)
Level 1 1000h Giảm 25% độ
QUV Level 2 2000h bóng so với dE <2
Level 3 3000h ban đầu
3

- Chu kì đọc kết quả: tùy thuộc vào từng loại sơn
+ Chịu thời tiết kém (AC, Alkyd): 24-48-72-96-120 (h)
+ Chịu thời tiết tốt (PU): 100-200-300-350-450-500-…1000 (h)
III. Cách tiến hành
- Sơn được phun đạt độ dày khô tương đương độ dày khô theo thi công, màng sơn khô tự
nhiên.
- Dán băng dính ở các cạnh tiêu bản, tránh hiện tượng hoen rỉ.
- Cài đặt các chế độ chạy, thời gian
- Đưa tiêu bản sơn cần đánh giá vào giá để mẫu
- Nhấn Run để chạy
- Sau các chu kì đã quy định ở phần trên, ta lấy tiêu bản ra đánh giá các chỉ tiêu về ngoại
quan, cơ lý, dE và chụp ảnh
- Đến khi màng sơn có những thay đổi trên bề mặt, về màu sắc , độ bám dính, độ bóng như
quy định phần II thì dừng lại.
IV. Những lưu ý khi test
- Độ dày khô: độ dày thi công, ví dụ AC, Alkyd, PU: 50-60 micro, SCN: 200-300 micro…
- Một số lỗi cần lưu ý: Lỗi điện yếu, nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp, mất nước, mất
điện, hiểu chuẩn đèn sau 500h, thay bóng sau 3000-5000h, nguồn nước cung cấp cho
máy là nước sạch
V. Quy đổi giữa thời gian thực tế - QUV
1. Ở Florida

Tổng UV trung bình trong 1 năm ở Florida là 2800kJ/m2 tương đượng phơi nhiễm ở bước sóng
340nm trong máy QUV trong thời gian X (giờ). Tìm X để thể hiện mối quan hệ giữa thời gian
chịu thời tiết của màng sơn trên thực tế và trên máy QUV.

Lời giải:

Lượng UV trung bình 1 năm là:

2800kJ.m -2= 0.89 W.m-2 (1)

Có: W= J.s

Do đó (1) tương đương:

2800* 1000 J. m-2 = 0.89*3600 *X (J. m-2. h)


2800∗1000
Suy ra: X= = 873 (h)
0.89∗3600

Kết luận: Sơn phơi nhiễm 873h ở máy QUV (bước sóng 340nm, bức xạ 0.89 W.m-2.nm-1) thì
tương đương với phơi nhiễm 1 năm ngoài tự nhiên đối với nơi có năng lương bức xạ lớn nhất
TG/ năm (Florida)
4

2. Việt Nam

Tham khảo cường độ bức xạ mặt trời tại đây: https://solarpower.vn/cuong-do-buc-xa-


nang-luong-mat-troi-tai-cac-khu-vuc-viet-nam/

Lấy ví dụ với miền Bắc và miền Nam của Việt Nam. Tương tự cách tính như trên:

+ Miền Bắc: phơi nhiễm 207 giờ ở máy QUV (bước sóng 340nm, bức xạ 0.89 W.m-2.nm-1) thì
tương đương với phơi nhiễm 1 năm ngoài tự nhiên.

+Miền Nam: phơi nhiễm 331 giờ ở máy QUV (bước sóng 340nm, bức xạ 0.89 W.m-2.nm-1) thì
tương đương với phơi nhiễm 1 năm ngoài tự nhiên.

You might also like