You are on page 1of 44

Hoàng Văn Dũng

KTĐ – K53

BÀI 1 : ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN

I . Mục đích
Mục đích của bài thí nghiệm là phương pháp xác định điện trở suất mặt và điện
trở suất khối của các vật liệu cách điện thể rắn và nghiên cứu mối quan hệ của điện
trở suất với thời gian tác động điện áp và với điện áp.
II . Khái niệm
Trong thực tế tất cả các điện môi có điện dẫn nhất định. Điện dẫn đó lớn hay
nhỏ tùy thuộc vào điện môi và điều kiện làm việc của nó. Sự dẫn điện của điện môi
là do sự dịch chuyển của các điện tích tự do tồn tại trong điện môi cũng như các
ion tạp chất trong điện môi.
Các ion tự do không chỉ tồn tại trong thể tích điện môi mà còn ở trong các lớp
ẩm, lớp bụi bán trên bề mặt điện môi và cũng do đó dòng điện qua điện môi không
chỉ theo bề dày mà còn có khả năng theo bề mặt của điện môi.
Do đó mà đối với mỗi loại điện môi rắn người ta thường dùng hai khái niệm
điện trở suất khối ρv và điện trở suất mặt ρs để đặc trưng cho khả năng dẫn điện của
chúng.

1 1
γv = ; γs =
ρv ρs

γv : là điện dẫn suất khối


γs : là điện dẫn suất mặt
-Đơn vị điện trở suất khối ρv là Ωcm, điện trở suất mặt ρs là Ω.
Như vậy để đảm bảo có thể xác định điện trở suất khối ρv và điện trở suất mặt
ρs của điện môi thì khi đo điện trở suất ρv thì phải có biện pháp khử dòng điện mặt
Is và ngược lại khi xác định ρs thì cần phải khử dòng điện khối Iv.
Để thực hiện điều đó (nghĩa là để đảm bảo có kết quả thực hiện chính xác)
thường dùng hệ thống ba cực : cực đo lường, cực cao áp và cực bảo vệ.

1
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Ví dụ: để xác định điện trở suất khối ρv của mẫu điện môi phẳng thì dùng hệ thống
ba cực như hình 1.1

Hình 1.1: Hệ thống ba cực và mẫu điện môi phẳng để đo ρv

Theo hình 1.1 thấy rằng cực bảo vệ 2 có hai tác dụng :
- Làm cho điện trường giữa cao áp và đo lường phân phối đều hơn ( ở khu
vực mép cực )
- Đưa dòng điện mặt Is và phần dòng điện khối ở mép cực xuống đất không
qua cơ cấu đo.
+ Để xác định điện trở suất mặt ρs của một mẫu điện môi phẳng cũng dùng
hệ thống 3 cực như hình 1.2.

Để cho kết quả thí nghiệm cũng như việc đánh giá phẩm chất của điện môi
được chính xác cần chú ý đến những quy định chung về mẫu điện môi và về các
cực.

2
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ SUẤT

Xác định điện trở của điện môi thực tế là đo dòng điện đi qua điện môi và
đồng thời đo cả điện áp một chiều tác dụng lên điện môi, tùy theo giá trị lớn hay
nhỏ của điện trở suất của vật liệu mà có các cách đo khác nhau, trong đó có
phương pháp dùng đồng hồ mA.
Theo phương pháp này điện trở suất khối của mẫu điện môi phẳng được xác
định theo công thức :

US
ρv =
Ivd

Trong đó : Iv- là dòng điện đi qua điện môi


U - là điện áp một chiều tác dụng lên điện môi
S – diện tích của cực đo lường (cm2)
d – bề dày của điện môi (cm).
Điện trở suất khối có đơn vị là Ωcm.
Điện trở suất mặt của mẫu điện môi phẳng được xác định theo công thức:
2π U
ρs =
D
I s ln 1
D2
Trong đó: Is – dòng điện mặt (A)
U – điện áp một chiều tác dụng lên điện môi (V)
D1 – đường kính trong của cực cao áp
D2 – đường kính của cực đo lường
Điện trở suất mặt có đơn vị là Ω

3
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

IV. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


Trong bài thí nghiệm này sẽ sủ dụng phương pháp dùng đồng hồ mA như ở hình
1.3 để xác định điện trở suất.

Sơ đồ đã được đấu nối sẵn. Trong bài thí nghiệm này các điện cực có kích thước
như sau:
- đường kính trong của cực cao áp D1= 7 cm
- đường kính của cực đo lường D2= 5 cm.
Trình tự thao tác như sau:
- chọn mẫu điện môi và đặt vào vị trí các điện cực.
- đưa chuyển mạch K1 và K2 vào vị trí thích hợp
- đóng aptomat nguồn, đèn tín hiệu sẽ sáng.
- Đưa tự ngẫu vè vị trí ban đầu, ấn nút xanh để đưa điện áp vào biến áp tự
ngẫu .
- Đóng cầu dao để đưa điện áp một chiều lên điện môi
- Điều chỉnh tự ngẫu để tăng điện áp đặt lên điện môi
Chú ý: cần quan sát chỉ số của đồng hồ volt và đồng hồ mA để tránh làm cháy
đồng hồ.

4
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

V. CÁC NỘI DUNG THÍ NGHIỆM


1. Xác định điện trở suất mặt và điện trở suất khối của mẫu điện môi phẳng
2. Xác định quan hệ giữa điện trở của mẫu với thời gian tác dụng của điện áp
Cách tiến hành như sau :
- Chọn một giá trị nào đó của điện áp tác dụng U. Thông thường chọn giá trị nào
đó của U sao cho độ lệch pha đầu của đồng hồ μA không quá lớn( nên vào khoảng
2/3 thang đo).
- Sau khi chọn điện áp xong dùng cầu giao ngắt dòng điện đưa vào hệ thống cực
đo.
- Đóng lại cầu dao và theo dõi kim đồng hồ μA. Việc theo dõi được tiến hành sau
các khoảng thời gian 0,5, 10, 15, 20 … giây cho đến khi độ lệch của đồng hồ đo ổn
định.
Kết quả theo dõi được ghi vào bảng 1.2
3. Xác định quan hệ điện trở khối( hay điện trở suất khối) với điện áp tác dụng
Trị số điện áp tác dụng được tăng lên dần dần nhưng không quá lớn để có thể
làm độ lệch ban đầu của đồng hồ μA vượt ra khỏi thang đo.
Khi tiến hành thí nghiệm thì với mỗi giá trị điện áp tác dụng nên đo ở các vị trí
khác nhau để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ (đo ở vị trí lâu có thể làm đienj môi
phát nóng, có thể gây ảnh hưởng đến điện trở của điện môi).
Kết quả tính toán được ghi vào bảng 1.3

5
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

6
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Bảng 1.1 : Kết quả thí nghiệm đo điện trở suất của một số vật liệu cách điện

Loại Bề dày Điện Trạng Dòng điện I(mA) Điện trở (Ω)
điện d(mm) áp thái
Khối Mặt Khối Mặt
1.85 222 0.06 0.01 392500000 414346221.8

bảo vệ
Có cực
1.85 406 0.13 0.02 331299376.3 378884157.8
1.85 663 0.27 0.04 260487988 309359848.1
1

bảo vệ
có cực
1.85 200 0.06 0.05 353603603.6 74656976.91
Không
1.85 429 0.16 0.08 284429898.6 100087009.7
1.85 710 0.33 0.13 228235053.2 101935487.7
Có cực

2 0.25 190 0.1 0.02 1491500000 177310320.2


bảo
vệ

0.25 348 0.18 0.03 1517666667 216505233


0.25 493 0.52 0.05 744240384.6 184029448.1
Không

bảo vệ

0.25 228 0.12 0.09 1491500000 47282752.04


có cực

0.25 362 0.25 0.14 1136680000 48260402.93


0.25 534 0.68 0.2 616455882.4 49833532.09
bảo
vệcực

3 0.5 320 0 0
0.5 460 0 0
0.5 863 0 0
bảo vệ
có cực
Không

0.5 306 0 0
0.5 495 0 0
0.5 870 0 0
Có cực

4 1 174 0.08 0.07 426843750 46393978.51


bảo
vệ

1 330 0.16 0.1 404765625 61592005.95


1 545 0.37 0.12 289070945.9 84766775.87
bảo vệ

1 305 0.18 0.06 332534722.2 94876574.82


Không
có cực

1 490 0.32 0.1 300507812.5 91454796.71


1 620 0.5 0.16 243350000 72323946.38
Có cực

5 0.5 210 0.01 0 8242500000


bảo
vệ

0.5 430 0.04 0.01 4219375000 802562501.8


0.5 746 0.14 0.01 2091464286 1392352619
bảo vệ
có cực

0.5 268 0.03 0.01 3506333333 500201745.3


Không

0.5 480 0.05 0.02 3768000000 447941861.5


0.5 790 0.15 0.03 2067166667 491491764.7
Có cực

bảo vệ

6 0.05 275 0.1 0.01 10793750000 513266716.3


0.05 415 0.16 0.01 10180468750 774566135.4
0.05 540 0.27 0.01 7850000000 1007869188
bảo vệ

0.05 300 0.11 0.08 10704545455 69990915.85


Không
có cực

0.05 500 0.22 0.11 8920454545 84837473.76


0.05 622 0.43 0.15 5677558140 77394399.4

7
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

VI. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


NHẬN XÉT : loại điện môi 3 có điện trở lớn nhất nên cách diện tốt nhất.
Vậy mica cách điện tốt nhất.
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1. Đo điện trở suất người ta sử dụng điện áp một chiều vì : ở điện áp một
chiều, dòng điện phân cực chỉ tồn tại trong thời gian quá trình quá độ khi đóng hay
ngắt điện. Đối với điện áp xoay chiều dòng điện phân cực tồn tại trong suốt thời
gian đặt điện áp.
2. Để tăng độ ẩm cho vật liệu khi thí nghiệm ta có thể dùng khăn ẩm lau
qua bề mặt của vật liệu.
Chúng ta chỉ dùng khăn ẩm không được cho nước vào vật liệu, vì nước có tính dẫn
điện nên có thể gây ngắn mạch làm hỏng các thiết bị đo.
3. - Điện trở suất khối là điện trở của khối lập phương có cạnh bằng 1 cm
khi dòng điện đi qua hai mặt đối diện khối lập phương đó, đơn vị đo bằng (Ω.cm).
S
ρv = Rv . [Ω.cm]
h
Trong đó : Rv - điện trở khối của mẫu, [Ω].
S - diện tích của điện cực đo.
h - chiều dày của khối điện môi.
- Điện trở suất mặt là điện trở của một hình vuông bề mặt vật liệu khi dòng điện
đi qua hai cạnh đối điện :
d
ρ s = Rs . [Ω]
l
Trong đó : Rs - điện trở mặt của khối vật liệu , [Ω]
D - chiều dài điện cực, [cm]
l - khoảng cách giữa hai cực , [cm]
4. Yếu tố ảnh hưởng đến điện trở suất mặt:
- Độ ẩm, nhiệt độ của môi trường.
- Cường độ điện trường.

8
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Bài 2: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CÁCH ĐIỆN CỦA DẦU MÁY BIẾN ÁP

I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


1. Nghiên cứu cơ cấu của sự cách điện trong chất điện môi lỏng
2. Nghiên cứu phương pháp xác định cường độ cách điện của dầu máy biến áp
theo tiêu chuẩn quy định
Nghiên cứu quan hệ của điện áp phóng điện với số lần phóng điện

II. KHÁI NIỆM


Dầu cách điện là loại điện môi lỏng có cường độ điện áp cao do đó được dùng
rộng rãi trong các máy biến áp, máy cách điện, tụ điện cao áp, cáp ngâm dầu, cách
điện xuyên…
Cường độ cách điện của dầu máy biến áp không chỉ phụ thuộc vào bản thân dầu
mà còn phụ thuộc vào lượng và loại tạp chất loại sợi và ẩm.
Trong quá trình bảo quản, chuyên trở cũng như trong vận hành lượng tạp chất
trong dầu ngày càng tăng làm cho cường độ cách điện ngày càng giảm.
Trong quá trình vận hành dưới tác dụng của nhiệt độ và cường độ điện trường
cao, của ooxy hóa trong không khí nên dầu bị già cỗi và dần dần sẻ mất tính chất
cách điện. chính vì vậy trước khi cho dầu vào máy biến áp hay thiết bị khác cũng
như trong quá trình vận hành các thiết bị ấy, phải định kì kiểm tra cừng độ cách
điện của dầu cũng như mốt số tính vật lý, hóa, nhiệt khác.
Mặt khác theo như trên đã nói, khi tính toán các kết cấu cách điện trong đó có
dùng dầu cách điện cần phải biết cường độ cách điện của dầu.
Để cho việc xác định phẩm chất của dầu được chính xác cần chú ý đến những
quy định chung về lọa cực, bình đựng dầu và các thủ tục tiến hành thí nghiệm.

9
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

III. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


1. Bình đựng dầu
Thí nghiệm xác định cường độ cách điện của dầu máy biến áp được tiến hành
trong bình sứ có thể tích vào khoảng 300-500 cm³.
Trong bình có gắn hai cực mà khoảng cách giữa chúng có thể thay đỏi được
hình 2.3

Cực có thể có dạng hình đĩa đường kính 25mm. Koảng cách tiêu chuẩn giữa 2
cực là 2.5mm. mặ cực yêu cầu phải sử lý phải thật cẩn thận và trong quá trình sử
dụng bình thí nghiệm phải thường xuyên kiểm tra trạng thái của bề mặt của cực.
Mức rong bình phải cao hơn mép cực it nhất là 15mm.

10
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

2. Nguồn
thí nghiệm được tiến hành với thiết bị dùng đẻ thử dầu làm việc vơi điện áp
xoay chiều tần só công nghiệp.

IV. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH


Nội của bài thí nghiệm này gồm:
- Xác định cường độ cách điện của dầu và đánh giá phẩm chất cảu dầu theo
tiêu chuẩn quy định.
- Xác định quan hệ của điện áp phóng điện theo số lần phóng điện.
Để thực hiên những nội dung trên, trình tự thứ nghiệm như sau:
1. Lấy mẫu dầu

11
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Khi xác định cường độ cách điện của dầu cách điện cần đặc biệt chú ý đến cách
lấy mẫu dầu bởi vì nếu lấy dầu không đúng theo các quy định thì có thể làm cho
kết quả thí nghiệm bị sai lệch và do đó đưa đén kết luận sai lầm về phẩm chất của
dầu.
Theo quy trình kiểm tra chất lượng của dầu máy biến áp và máy cắt điện thì
mẫu dầu thí nghiệm phải được lấy từ thùng dầu máy biến áp hay máy cắt và được
đựng trong trai thủy tinh khô, sạch, đậy nút, có gắn xi hoặc parafin.

2. Kiểm tra bình thử dầu và cách đổ dầu vào bình.


Trước khi đổ dầu vào bình thử dầu cần kiểm tra kĩ tình trạng của bình và trạng
thái của mặt cực.
Khi đổ dầu vào bình dù bình đã sạch và khô nhưng cũng cần rửa sạch bình lại 2
đến 3 lần. Khi rửa nên rót dầu lên 2 mặt cực để có thể rửa vết dầu và than còn sót
lại trên mặt cực từ những lần thí nghiệm trước.
Sau khi đỏ dầu vào bình thì đợi 10 – 15 phút sau đó mới tiến hành thí nghiệm
để cho các hạt khí trong dầu có thể thoát ra ngoài.
3. Xác định cường độ cách điên của dầu
Sau khi rửa xong bình, kiểm tra lại khoảng cách giữa 2 cực là 2.5mm và rót
dầu vào bình. Tiến hành theo trình tự sau:
i. Cắt nguồn cung cấp cho thiết bị, đưa tay quay của tự ngẫu về vị trí “0”,
mở nắp thiết bị và đặt bình đựng dầu vào, nối 2 cực của bình vào các đầu
ra của máy biến áp tăng áp. Sau đó đóng lắp thiết bị lại.
ii. Đóng nguồn cung cấp: việc này chỉ có thể thực hiện được sau khi đóng
lắp thiết bị lại, nếu không đậy lắp thì khóa an toàn sẽ khóa không cho
đóng nguồn được. Nếu đóng nguồn thì đèn tín hiệu sẽ sang.
iii. Sau khi đóng nguồn điện, chỉnh tay quay để tăng điện áp với tóc độ
khoảng 2-5kv/sec cho tới lúc nào xảy ra phóng điện với tia lửa sáng chói.
Khi có phóng điện thì bộ phận bảo vệ sẽ làm việc cắt nguồn cung cấp và
đọc chỉ số phaongs điện trên Vôn met (kẻ vạch theo kv).

12
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Sau khi đã ghi lại trị số điện áp phóng điện, trả tay quay tự ngẫu về vị trí “0”,
cắt nguồn cung cấp điện và chờ 5 phút mới được phóng điện lần tiếp theo.
Trong quá trình thí nghiệm cần chú ý ghi lại trong biên bản các trị số điện áp
xuất hiện tia lửa đầu tiên và điện áp phóng điện vì tỉ số giữa 2 điện áp đó cho phép
xác định mức độ bẩn của dầu. Với mốt mẫu dầu phải cho phóng điện 6 lần, mồi lần
cách nhau 5 phút (cần phải có thời gian giữa 2 lần phóng điện la để cho tạp chất
rắn và khí do dầu bị cháy gây nên lắng xuống đáy bình hoặc đi ra khoảng giữa 2
cực ). Có thể dùng que thủy tinh sạch va khô để khuấy đều để các tạp chất lắng
xuống nhanh hơn.
Trong 6 lần phóng điện thì chỉ lấy kết quả 5 lần phóng điện sau cùng (từ lần thứ
2 đến lần thứ 6), bỏ qua kết quả lần phóng điện thứ nhất vì cho là ban đầu, do trên
mặt cực còn có thể có thể có tạp chất nên kết quả có thể có sai lệch. Từ các kết quả
đó tính điện áp phóng điện trung bình (của 5 lần sau cùng) và tính cường độ cách
điện của dầu theo công thức.

U ct (t .bình )
Ed =
S

Với S – cự ly giữa hai cực


4. Xác định quan hệ giữa điện áp phóng điện với số lần n phóng điện.
Trong phần này trình tự tiến hành như ở mục 3 và có thể dùng ngay kết quả của
6 lần phóng điện ở mục 3. Kết quả thí nghiệm ghi vào bảng 2.4

13
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

V. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


Bảng 2.4:Điện áp phóng điện của dầu máy biến áp

Cường độ điện
Lần Điện áp Điện áp phóng
trường phóng
phóng phóng điện điện trung bình Ghi chú
điện trung bình
điện Uct,kV Uct(tb), kV
Ect,kV/mm
1 35,4 14,16
2 31
3 35
4 34
5 38
6 39

Ta có bảng tiêu chuẩn độ bền điện của dầu biến áp


Điện áp làm việc của Điện áp phóng điện của dầu (kV/2,5 mm) không nhỏ hơn
Đối với dầu mới Đối với dầu đã vận hành
các thiết bị (kV)
6 và thấp hơn 25 20
35 30 25
110 và 220 40 35
330 và cao hơn 50 45

KẾT LUẬN : Dầu thí nghiệm là dầu đã sử dụng và dùng ở cấp điện áp 110
kV, theo bảng trên ta thấy dầu máy biến áp thí nghiệm có thể sử dụng được.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

14
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến dầu máy biến áp


- Ảnh hưởng của nước và sợi bẩn : dầu máy biến áp càng lẫn nhiều tạp chất
thì điện áp phóng điện trong dầu máy biến áp càng thấp, và ngược lại.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Độ bền điện của điện môi lỏng tinh khiết hầu như
không phụ thuộc vào nhiệt độ khi nhiệt độ làm việc nhỏ hơn 80oC. Khi nhiệt độ
cao, điện môi lỏng có sự giãn nở nhiệt, chuyển động của các phân tử khí tăng lên
làm cho điện áp phóng điện sẽ giảm.
- Ảnh hưởng của áp suất : Cường độ cách điện của điện môi lỏng bình thường
thì không phụ thuộc vào áp suất nhưng khi điện môi lỏng có chứa các bọt khí thì
khi áp suất tăng cường độ cách điện cũng tăng, xong không nhiều vì số lượng bọt
khí có hạn.
- Ảnh hưởng của thời gian tác dụng điện áp: Độ bền điện của điện môi lỏng
giảm khi thời gian tác dụng của điện áp càng tăng.
2. Các biện pháp tái sinh dầu: Ta thường dùng biện pháp tái sinh dầu bằng cách
chất hấp phụ, các chất hấp phụ này không những hút nước mà còn hút cả những
chất cực tính. Ngoài ra còn có thể tái sinh dầu liên tục trong máy biến áp đang vận
hành bằng cách lắp bộ lọc xi phông nhiệt. Bộ làm việc được nhờ có sự đối lưu dầu.
Trong thời gian vận hành dầu máy biến áp bị đốt nóng và giảm tỉ trọng dầu sẽ nổi
lên phần trên của thùng và chảy vào ống dẫn của xi phông nhiệt. Tại đây dầu được
nguội dần và tăng tỉ trọng dầu chảy xuống dưới của thùng máy biến áp. Nhờ có các
van ta có thể tháo bộ lọc ra để có thể thay chất hấp phụ.
3. Đặc điểm của dầu máy biến áp
Dầu máy biến áp có thành phần hóa học là hỗn hợp các hydro cacbon khác
nhau và có màu biến đổi từ chỗ hầu như không màu sang màu vàng sẫm. Dầu lấy
từ các mỏ khác nhau có các đặc tính khác nhau và các đặc tính có phụ thuộc nhiều
vào nhiệt độ. Độ nhớt của dầu máy biến áp phụ thuộc vào nhiệt độ. Tiêu chuẩn quy
định độ nhớt động học của dầu máy biến áp không quá 30.102 cm2/giây ở nhiệt độ
200C và không quá 9,6.102 cm2/giây ở nhiệt độ 500C. Trị số giới hạn của độ nhớt

15
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

có ý nghĩa quan trọng bởi vì dầu quá nhớt sẽ làm giảm sự thoát nhiệt từ dây quấn
và lõi thép của máy biến áp ra ngoài.
Dầu máy biến áp là chất lỏng dễ cháy nên nhiệt độ chớp cháy của dầu máy biến
áp quy định không được thấp hơn 135oC nhiệt độ đông dặc của dầu không được
cao hơn – 45oC.
Trị số độ bền của dầu máy biến áp rất nhạy cảm với độ ẩm của dầu.
tgδ
0.024

0.021
0.018
0.015
0.012
0.009
0.006
0.003
10 20 30 40 50 60 70 80 t
Quan hệ tgδ với nhiệt độ của dầu biến áp (ở tần số 50 Hz)

16
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Bài 3: PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÔNG KHÍ

I. MỤC ĐÍCH
1. Nghiên cứu quan hệ giữa điện áp phóng điện trong không khí với các loại
cực khác nhau và khoảng cách giữa chúng.
2. Xác định ảnh hưởng của cực tính với điện áp phóng điện khi cực được bố
trí không đối xứng
3. Xác định ảnh hưởng của vị trí màn chắn đối với điện áp phóng điện trong
không khí với một môi trường không đồng nhất
II. KHÁI NIỆM
Với một khoảng cách đã cho của 2 cực thì điện áp phóng điện phụ thuộc vào
dạng của điện trường (trường phân bố đều, đối xứng, không đối xứng), vào thời
gian tác dụng của điện áp, vào cực tính của cực bán kính cong bé và cuối cùng vào
mật độ và độ ẩm của không khí.
Trong trường gần đồng nhất là trường đặc trưng bởi khoảng cách giữa 2 cực
không lớn so với bán kính cong của cực, thì sự khác nhau giữa cường độ trường
cực đại và cường độ trung bình không lớn (cường độ trung bình chính là tỉ số giữa
điện áp tác dụng với khoảng cách giữa 2 cực Etb=U/s)
Trường rất không đồng nhất là trường đặc trưng bởi khoảng cách giữa 2 cực
lớn hơn nhiều so với bán kính của cực và cường độ trường cực đại lớn hơn nhiều
so với cường độ trường trung bình. Trong trường hợp này điện áp phóng điện vầng
quang nhỏ hơn nhiều so với điện áp phóng điện chọc thủng khi trường là đối xứng
và các cực đối xứng thì dạng cực không có ảnh hưởng quyết định(ví dụ cả 2 cực là
mũi nhọn có hình dạng và tiết diện khác nhau). Khi các cực có hình dạng không
đối xứng, ví dụ một cực có dạng là bản còn cực kia là mũi nhọn thì cực tính của
mũi nhọn ảnh hưởng nhiều tới điện áp phóng điện khi mũi nhọn có cực tính dương
nhỏ hơn nhiều so với điện áp khi mũi nhọn có cực tính âm. Cuối cùng thời gian tác
dụng của điện, cũng có ảnh hươnhr không ít đến trị số điện áp phóng điện. Để xác

17
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

định độ không đồng nhất của trường trên khoảng cách giữa 2 cực, người ta thường
dùng hệ số sử dụng a, đó là tỉ số giữa cường độ trung bình và cực đại.
Thông thường để đặc trưng cho độ không đồng nhất của trường dùng hệ số f
=1/a nghĩa là tỉ số giữa cường độ trường cực đại và trung bình.
Đối với các cực có dạng đơn giản ( khoảng cách giữa 2 quả cầu), các trụ
đồng trục và song song, trục và mặt phẳng thì có thể xác định hệ số sử dụng bằng
biểu thức giải tích hoặc từ thử nghiệm.
Bảng dướ đây cho hệ số f theo tỉ số s/r (s là khoảng cách giữa hai cực và r là
bán kính của cực của 2 quả cầu).
Bảng 1.3
s/r Hai quả cầu cách Một quả cầu nối đất
điện
0,1 1,03 1,03
0,2 1,068 1,07
0,4 1,137 1,14
0,6 1,208 1,23
0,8 1,283 1,32
1,0 1,359 1,41
1,2 1,440 1,51
1,4 1,525 1,62
1,6 1,600 1,73
1,8 1,680 1,85
2,0 1,770 1,97
3,0 2,214 3,21

Điện áp phóng điện trong tường gần đồng nhất thường có thể được tính theo
công thức:
Emax s
U pd = Emax .s.a =
f

Trong đó: Emax – Cường độ trường cực đại trên mặt cực khi xảy ra phóng
điện
s- khoảng cách giữa hai cực

18
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

f = 1/a – tỉ số giữa cường độ điện trường cực đại và trung bình


Cường độ cực đại Emax được tính theo:
 k 
Emax = k1δ 1 + 1 ÷
 rδ 

Trong đó: r- bán kính cực, đối với 2 cực cầu cầu trong bài thí nghiệm r = 5
cm
δ - mật độ tương đối của không khí
k1 và k2 là các hệ số được xác định từ bài thí nghiệm.
Theo công thức tính Emax thấy rằng nó phụ thuộc vào mật độ không khí và
bán kính cực và không phụ thuộc vào khoảng cách cực s và giảm khi khoảng cách
cực tăng.

Mật độ tương đối của không khí tính theo


0,386 p
δ =
t + 273
Trong đó: p là áp suất không khí
t nhiệt độ bách phân, oC
Sự thay đổi của điện áp phóng điện về điều kiện khí hậu tiêu chuẩn (p =
760mmHg, t=20oC và độ ẩm g/m³) sẽ như sau:

k 1 + 0,01k
U = U΄ 1 = U ΄
d
d
Trong đó : U – điện áp phóng điện ở điều kiện tiêu chuẩn
U’ – điện áp phóng điện ở điều kiện tiêu chuẩn
δ – mật độ tương đối của không khí
k1 = 1+ 0.01k – hệ số hiệu chỉnh chú ý đến ảnh hưởng của độ ẩm
k = hiệu chỉnh theo % độ ẩm
Hiệu chỉnh theo độ ẩm chỉ tiến hành với trường không đồng nhất còn trong
trường đồng nhất và gần đồng nhất thì k1=1 (k=0)

19
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

III. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM


Thí nghiệm này được tiến hành cới điện áp xoay chiều và một chiều
1. Thiết bị tạo điện áp xoay chiều
Đó là máy biến áp một pha, công suất 2kVA, tần số 50Hz, làm mát tự nhiên với
điện áp định mức của cuộn sơ cấp là 180V và cuộn thứ cấp (cao áp) là 100kV.
Cũng có thể dùng biến áp máy biến áp một pha, công suất 4kVA, tần số 50Hz,
làm mát tự nhiên với điện áp định mức của cuộn sơ cấp(hạ áp) là 200V và cuộn thứ
cấp (cao áp) là 100kV.
2. Thiết bị tạo điện áp một chiều
Nguồn 1 chiều được tạo bởi máy biến áp thí nghiệm và thiết bị chỉnh lưu cao
áp vởi chỉnh lưu 1∕2 chu kì có điện áp ra có thể biến thiên theo phạm vi rộng. Các
tham số của máy biến áp như sau:
-Công suất 2kVA
-Điện áp cung cấp định mức 180V
-Tần số 50Hz
-Điện áp ra 140kVmax. Dòng điện chỉnh lưu 5Ma

IV. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


1. Sơ đồ thí nghiệm

20
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Sơ đồ nguyên lý khi dùng nguồn xoay chiều như sau: (hình 3.1)

Khi dùng nguồn một chiều thì sơ đồ nguyên lý sẽ như sau: (hình 3.2)

Khi tiến hành thí nghiệm cần chú ý một điểm sau:
i. Kiểm tra khoảng cách giữa 2 cực lúc đầu bằng không nghĩa là 2 cực tiếp
xúc nhau, sau đó mới điều chỉnh cực để có các khoảng cách cần thiết để thí
nghiệm.
ii. Đưa tay quay của máy biến áp tự ngẫu về vị trí 0

21
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

iii. Khi làm thí nghiệm thì cho điện áp tăng lên dần dần với vận tốc không đổi
trong mọi lần thí nghiệm. Khi xảy xa phóng điện phải theo dõi chỉ số của vôn met
trên mạch hạ áp của máy biến áp thí nghiệm.
iv. Khi có phóng điện thì bộ phận bảo vệ sẽ tự ngắt nguồn cung cấp vào máy
biến áp thí nghiệm. Trường hợp bộ phận bảo vệ hỏng thì phải dùng tay nhanh
chóng cắt nguồn cung cấp hay nhanh tay quay máy biến áp về vị trí 0.
v. Với mỗi khoảng cách cực s cho phóng điện 3 lần và tính trị số điện áp
phóng điện trung bình.
vi. Mỗi khi cần tiến hành các thao tác ở phía điện áp cao nhất thiết phải cắt
cầu dao chính trên mạch cung cấp điện áp cho quận hạ áp và nối đất cho tụ phóng
điện (khi dùng điện áp 1 chiều)
2. Trình tự tiến hàn thí nghiệm
a. Xác định điện áp phóng điện với điện cực cầu-cầu
Bảng 3.2

s U (xoay chiều) U (một chiều)


1 8 18
2 30 48
3 38 66
4 47 78

Đồ thị :

22
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

* Nhận xét: - Như vậy qua đồ thị mối quan hệ giữa điện áp phóng điện và
khoảng cách giữa 2 cực thì thấy rằng điện áp phóng điện tăng tỉ lệ thuận với
khoảng cách giữa 2 cực cầu – cầu trong cả hai trường hợp là điện áp xoay chiều và
một chiều.
- Điện áp phóng điện cực đại khi khoảng cách lớn nhất của điện áp
một chiều lớn hơn điện áp xoay chiều

23
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

b. Xác định điện áp phóng điện với điện cực nhon – mũi nhọn
Bảng 3.3
S U (xoay chiều) U (một chiều)
1 7 10
2 18 30
3 29 42
4 31 50
5 36 54

Đồ thị :

24
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Nhận xét: - Như vậy qua đồ thị mối quan hệ giữa điện áp phóng điện và khoảng
cách giữa 2 cực thì thấy rằng điện áp phóng điện tăng tỉ lệ thuận với khoảng cách
giữa 2 cực mũi nhọn – mũi nhọn trong cả hai trường hợp là điện áp xoay chiều và
một chiều.
- Điện áp phóng điện cực đại khi khoảng cách lớn nhất của điện áp một chiều
lớn hơn điện áp xoay chiều
- Điện áp phóng điện ở đoạn đầu và đoạn cuối tăng chậm hơn đoạn giữa.
- So với điện áp phóng điện ở 2 cực cầu – cầu thì điện áp phóng điện ở 2 cực
mũi nhọn – mũi nhọn thấp hơn khá nhiều

25
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

c. Xác định điện áp phóng điện với điện cực mũi nhọn – bản cực
Bảng 3.4

S U (xoay chiều) U+ (một chiều) kV U- (một chiều) kV


1 8 11 15
2 19 30 52
3 25 38 62
4 29 47 77

Đồ thị :

26
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Nhận xét : - Qua đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp phóng điện vào
khoảng cách giữa 2 cực mũi nhọn – bản cực khi không có màn chắn ta thấy rằng

27
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

đối với điện áp xoay chiều cũng như một chiều thì Upđ đều tỉ lệ thuận với khoảng
cách giữa 2 cực.
- Điện áp phóng điện cực đại ở điện áp xoay chiều nhỏ hơn điện áp phóng điện
cực đại ở điện áp một chiều khá lớn.
- Điện áp phóng điện ở điện áp một chiều khi mũi nhọn mang cực tính âm lớn
hơn khi mũi nhọn mang cực tính dương khá nhiều.
- Đối với trường hợp điện áp xoay chiều và điện áp một chiều khi mũi nhọn
mang cực tính âm thì ở đoạn đầu và cuối đặc tính điện áp phóng điện tăng chậm
hơn đoạn giữa đặc tính.

Bảng 3.5 mũi nhọn bản cực có màn chắn

S (giữa 2 điện S’ (màn chắn đến


U+ (một chiều) kV U- (một chiều) kV
cực) mũi nhọn)
0 78 81
4 0,5 83 80
1 78 74
1,5 73 66
2 65 68
2,5 58 69
3 52 56
3,5 49 54
4 41 70

28
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Đồ thị :

Nhận xét: Qua đồ thị ta có thể thấy rằng điểm cực đại của điện áp phóng điện
nằm trong khoảng từ (3,2 – 3,4)S2 tức là khoảng (80% - 85%)S. Vậy ta có thể kết
luận rằng màn chắn có tác dụng tốt nhất khi nó cách bản cực một khoảng (80% -
85%)S. Điều này là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nhưng có sai lệch một ít do
ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm của môi trường vào thời điểm tiến hành thí
nghiệm.
Kết luận: Qua bài thí nghiệm này chúng ta có thể biết được mối quan hệ giữa
điện áp phóng điện trong không khí và khoảng cách giữa chúng. Ngoài ra còn xác
định được ảnh hưởng của cực tính đến điện áp phóng điện trong không khí khi
được bố trí không đối xứng. Đặc biệt là xác định được ảnh hưởng của màn chắn
đối với điện áp phóng điện trong không khí với trường không đồng nhất. Từ đó ta

29
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

xác định được vị trí mà màn chắn phát huy tác dụng tốt nhất để có thể áp dụng vào
thực tế một cách an toàn và hiệu quả.
CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
phóng điện với điện cực cầu - cầu

s Điện áp (U) Cường độ điện trường (Emax)


xoay chiều một chiều
xoay chiều (kV/cm) một chiều (kV/cm)
(kV) (kV)
1 8 18 8.56 19.26
2 30 48 17.10 27.36
3 38 66 15.58 27.06
4 47 78 15.51 25.74

phóng điện với điện cực mũi nhọn - mũi nhọn

s Điện áp (U) Cường độ điện trường (Emax)


xoay chiều một chiều
xoay chiều (kV/cm) một chiều (kV/cm)
(kV) (kV)
1 7 10 7.00 10.00
2 18 30 9.00 15.00
3 29 42 9.67 14.00
4 31 50 7.75 12.50
5 36 54 7.20 10.80

Nhận xét : ta thấy cường độ điện trường của hai điện cực cầu - cầu luôn lớn hơn
cường độ điện trường của hai điện cực mũi nhọn – mũi nhọn.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. - Đặc điểm của phóng điện tia lửa : xảy ra khi áp suất lớn, plazma không
chiếm hết toàn bộ khoảng không gian mà chỉ là một tia dòng nhỏ nối giữa các điện
cực. Mật độ điện tích trong dòng plazma rất lớn nên có thể dẫn được dòng điện lớn
nhưng không lớn quá vì bị giới hạn bởi công suất nguồn.
- Ứng dụng: đánh lửa cho hệ thống bếp gas và dầu, đánh lửa buzi cho các loại
động cơ chạy xăng, thử nghiệm cường độ trường cách điện của các điện môi.

30
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

2. Điều kiện xảy ra phóng điện:


- Phải có điện áp đặt vào các cực đủ lớn
- Có các điện cực
- Có các điện tử mới sinh ra.
3. Điện áp phóng điện của điện cực cầu - cầu là lớn nhất, mũi nhọn – mũi
nhọn lại bé nhất vì : Điện tích tập trung nhiều ở những bề nặt nhọn nên khi có điện
áp đặt vào đủ lớn thì các electron ở điện cực âm sẽ dễ dàng di chuyển ra ngoài môi
trường và các chỉ tập chung ở mũi nhọn nên số lượng điện tích sẽ nhiều hơn. Ở
điện cực mũi nhọn – mũi nhọn sẽ dễ dàng phóng điện hơn ở điện cực cầu - cầu do
đó điện áp giữa hai điện cực mũi nhọn – mũi nhọn là nhỏ nhất còn điện áp giữa hai
điện cực cầu - cầu là lớn nhất.

31
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

TÌM HIỂU THÊM

I. LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN


1. Nguyên lý hoạt động
Khí bụi được đưa qua trường tĩnh điện mạnh giữa các bản cực của lọc bụi
điện, các điện cực được đặt song song đối xứng cách nhau một khoảng d = 20 ÷35
cm, với quy ước là một cực dương và một cực âm.
Khi đặt điện áp U ≥ Umax lên hai bản cực sẽ hình thành quầng sáng hồ
quang phá huỷ điện cực. Nếu U ≤ Umax sẽ tạo ra quá trình ion hoá hạt bụi. Các hạt
bụi bị nhiễm điện và nhiễm điện âm là chủ yếu. Khi đó chúng sẽ chuyển động dưới
lực hút tĩnh điện về phía cực dương và trong quá trình chuyển động nó có thể va
đập vào các hạt bụi khác làm cho toàn bộ không gian bị Ion hoá tạo thành đám
mây nhiễm điện tích âm, đám mây này chuyển động liên tục về phía điện cực
dương và khi tiếp xúc với cực dương thì nhường điện tử cho bản cực này để trung
hoà về điện, lắng xuống theo bề mặt của điện cực dương. Bụi thu hồi được thiết bị
vận chuyển đưa về silô đồng nhất.
Để tăng khả năng ion hoá và giảm điện áp không vượt Umax, sử dụng tháp
tăng ẩm để tăng độ ẩm cho hạt bụi làm chúng dễ bị nhiễm điện và giảm điện áp đặt
vào lọc bụi.
Để lọc bụi hoạt động ổn định và an toàn sử dụng máy phân tích thành phần
khí thải, khống chế nồng độ khí CO để ngăn chặn kịp thời hiện tượng cháy, nổ lọc
bụi.
Trở lực của lọc bụi điện ~ 200 Pa, nồng độ khí ra 100 mg/ m3N).
2.Các điện cực phóng điện
Các điện cực phóng điện phát ra dòng nạp và cung cấp điện áp phát sinh
một trường điện giữa các điện cực phóng điện và các tấm thu nhận. Trường điện
này buộc các hạt bụi trong dòng khí phải dịch chuyển hướng về phía các tấm thu
nhận. Sau đó, các hạt bụi lắng tủa lại trên các tấm thu nhận.

32
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Các loại điện cực phóng điện phổ biến bao gồm các dây tròn thẳng, các
cặp dây cáp xoắn đôi, các dây thép gai phóng điện, các cột thép cứng, các khung
giàn cứng, các ống cứng đầu nhọn và các sợi dây xoắn. Các điện cực phóng điện
được đỡ bởi giàn phóng điện phía trên và được duy trì thẳng hàng giữa các giàn
phóng điện phía trên và phía dưới. Giàn phóng điện phía trên lần lượt được đỡ từ
nóc vỏ thiết bị lọc bụi. Các bộ cách điện điện áp cao được tích hợp vào hệ thống
đỡ. Trong các hệ thống dây có điều chỉnh, các điện cực phóng điện được giữ căng
nhờ các khối nặng ở đầu dưới của các sợi dây.
Các tấm thu nhận được thiết kế để thu nhận và giữ các hạt kết tủa lại cho đến
khi chúng được tháo vào phễu thu. Các tấm thu nhận cũng là một bộ phận của
mạch điện năng trong thiết bị lọc bụi. Các chức năng của tấm thu nhận này được
đưa vào phần thiết kế của thiết bị lọc bụi. Các tấm ngăn bụi ngăn các hạt kết tủa lại
khỏi dòng khí trong khi các bề mặt phẳng nhẵn cấp điện áp vận hành cao.

Các tấm thu nhận được treo từ vỏ thiết bị lọc bụi và tạo thành các đường khí ở
trong thiết bị lọc bụi. Có hai loại kết cấu phổ biến của các tấm thu nhận trong số
các kết cấu được thay đổi bởi nhà sản xuất. Trong trường hợp các tấm được đỡ từ
các dầm dạng đe ở cả hai đầu. Dầm dạng đe này cũng là điểm tác động đối với các
tấm gõ thu nhận được đỡ bởi các móc treo trực tiếp từ vỏ thiết bị lọc bụi. Trong
trường hợp khác hai hoặc nhiều tấm thu nhận được liên kết tại hoặc gần tâm đỡ
nhờ các dầm bộ gõ mà sau đó hoạt động như là các điểm tác động của hệ thống rũ
bụi.

3.Ưu điểm của hệ thống lọc bụi tĩnh điện

- Dưới tác dụng của lực tĩnh điện tạo nên các lớp bụi hình
nhánh cây trên bề mặt lưới lọc.
- Ít bị tắc do các hạt bụi mịn được ngăn chặn thâm nhập vào bộ lọc.
- Có hiệu quả thu bụi cao.
- Ít tổn thất do ma sát tăng lên trên bề mặt túi lọc

33
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

- Giảm tổn thất áp suất trong quá trình hoạt động.


- Tăng tốc độ, công suất của hệ thống lọc.
- Tuổi thọ dài hơn bộ lọc thường do chu kỳ loại bỏ bụi dài
II. SƠN TĨNH ĐIỆN
1. Sơn tĩnh điện:
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi
sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng
sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu
ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những
cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được về vấn đề môi trường cho
hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó. Do đó về vấn đề ô
nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn
nước.
2. Phân loại :
Có hai loại sơn tĩnh điện :
- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng
kim loại: sắt thép, nhôm, inox...
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản
phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
- Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại
vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được
để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
- Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại,
nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng,
chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.

Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột. Thiết bị chính là súng phun và bộ
điều khiển tự động , các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn;

34
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ
tự động tắt mở) . Máy nén khí ,máy tách ẩm khí nén .. Các bồn chứa hóa chất để
xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.

35
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

3. Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện


Xử lý bề mặt Hấp Phun sơn Sấy Thành phẩm
- Xử lý bề mặt: Vật sơn phải được xử lý bề mặt trước khi sơn qua các bước sau:
Tẩy dầu ,Rửa nước chảy tràn, Tẩy gỉ , Rửa nước chảy tràn, Định hình, Phosphat
kẽm , Rửa nước.
- Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt.
- Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển
trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn
theo hình dáng vật sơn.
- Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông
số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (nhiệt độ sấy 150oC -
200oC, thời gian sấy 10 - 15 phút).
- Cuối cùng là khâu kiểm tra, đóng gói thành phẩm.
Do trong qui trình xử lý bề mặt tốt, qui trình phosphat kẽm bám chắc lên bề mặt
kim loại, nên sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện có khả năng chống ăn mòn cao dưới
tác động của môi trường.
Màu sắc của sản phẩm sơn tĩnh điện rất đa dạng và phong phú như sơn bóng
hay nhám sần, vân búa hay nhũ bạc... Vì vậy, sản phẩm sơn tĩnh điện có thể đáp
ứng cho nhu cầu trong nhiều lĩnh vực có độ bền và thẩm mỹ cao, đặc biệt là đối
với các mặt hàng dân dụng, trang trí nội thất, thiết bị dụng cụ trong ngành giáo
dục, y tế, xây dựng, điện lực,...
4. Bột sơn tĩnh điện
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện, bao gồm
3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
Phân loại Bột sơn tĩnh điện: Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến:
Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện
trong nhà và ngoài trời.
Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện
rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạng bột khô không chứa dung môi và

36
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có
thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất: - Để nơi khô ráo, thoáng mát -
Nhiệt độ bảo quản dưới 33C (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam) -
Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp.
5. Ưu điểm
- Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống
phun sơn bằng súng tự động).
- Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết
bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước
bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như
- Tuổi thọ thành phẩm lâu dài
- Độ bóng cao
- Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay
thời tiết.
- Màu sắc phong phú và có độ chính xác cao…
Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình
ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy.

37
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

III. THANG ĐO KHOÁNG VẬT

1. Thang cơ bản

Độ cứng thang Mohs Khoáng vật Độ cứng tuyệt đối


Tan
1 1
(Mg3Si4O10(OH)2)
Thạch cao
2 2
(CaSO4•2H2O)
Đá canxit
3 9
(CaCO3)
Đá fluorit
4 21
(CaF2)
Apatit
5 48
(Ca5(PO4)3(OH-,Cl-,F-))
Octocla felspat
6 72
(KAlSi3O8)
Thạch anh
7 100
(SiO2)
Topaz
8 200
(Al2SiO4(OH-,F-)2)
Corundum
9 400
(Al2O3)
Kim cương
10 1500
(C)

38
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

3. Thang sửa đổi

Độ cứng Vật liệu hay khoáng vật


1 Tan
2 Thạch cao
2,5 đến 3 Vàng , bạc
3 Đá canxit, đồng
4 Đá fluorit
4 đến 4,5 Bạch kim
4 đến 5 Sắt
5 Apatit
6 Octocla
6,5 Quặng pyrit sắt
6 dến 7 Thủy tinh, silica nguyên chất
7 Thạch anh
7 đến 8 Thép tôi
8 Topaz
9 Corundum
10 Garmet
11 Hợp chất zirconia
12 Hợp chất alumina
13 Cacbua silic (SiC)

3. Các phương pháp đo độ cứng vật liệu


- Phương pháp đo độ cứng Brinell: là phương pháp đo độ cứng do J.A.
Brinell đưa ra vào năm 1900, sử dụng một viên bi thép đk 10mm với lực ấn 3000
kg ấn lõm vào bề mặt kim loại. Đối với các kim loại mềm, lực ấn sẽ được giảm
xuống 500kg, và đối với các kim loại cực cứng, sẽ sử dụng đến bi thử cardbide
tungsten giám thiếu biến dạng đầu thử.

Lực tác động toàn phần sẽ được duy trì trong khoảng 10 - 15 giây đối với thử
độ cứng của gang và thép, và tối thiểu 30 giây với các kim loại khác. Đường kính
của vết lõm trên bề mặt vật liệu thử được đo bằng kính hiển vi. Độ cứng Brinell
được xác định theo công thức:

39
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

F
BHN=
π
D
2
(
D- D 2 − Di2 )
Bi bằng thép

vật liệu cần đo

Thông số độ cứng Brinell thường được viết liền với các điều kiện thử. Ví dụ
75HB 10/500/300 có nghĩa là độ cứng Brinel 75 đo được khi sử dụng bi thử đường
kính 10mm, lực thử 500 kg tác động trong vòng 30 giây.

So với các phương pháp thử độ cứng khác, bi thử Brinell tạo ra vết lõm sâu và
rộng nhất, do đó phép thử sẽ bình quân được độ cứng trên một phạm vi rộng hơn
của vật đo. Đây là phương pháp tối ưu để đô độ cứng khối hoặc hoặc độ cứng tổng
thể của một loại vật liệu, đặc biệt là vật liệu có cấu trúc không đồng đều. Các vết
xước và độ nhám bề mặt hầu như không ảnh hưởng tới phép thử Brinell. Các giá
trị BHN tiêu biểu là Nhôm 35MPa, thép gió 120Mpa, thép không gỉ 1250Mpa. Tuy
nhiên phương pháp thử này không phù hợp với đo các vật thể nhỏ.

-Phương pháp đo độ cứng Vicker: được phát triển vào những năm 1920. Các
tính toán của phương pháp thử Vicker không thuộc với kích cỡ của đầu thử. Đầu
thử có thể sử dụng cho mọi loại vật liệu. Phép thử sử dụng một mũi thử kim cương
hình chóp 4 cạnh có góc giữa các mặt phẳng đối diện là 136o. Góc này xấp xỉ tỷ lệ
lý thuyết của đường kính vết lõm với đường kính bi thử trong phương pháp thử
Brinell. Giá trị độ cứng (thường phiên âm DPH, VHN hoặc VPH) xác định bằng

40
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

lực tác động chia cho diện tích mặt lõm theo công thức :

136o
2 F sin F
2 ; HN = 1,854
HN = 2 d2
d

41
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

Phương pháp thử này có thể sử dụng cho tất cả các loại kim loại. Với một lực
thử cho trước, nó cho kết quả một thang đo liên tục, từ kim loại mềm là 5DPH tới
các kim loại cứng là 1500 DPH.
Phương pháp đo độ cứng Rockwell: là phương pháp đo độ cứng bằng cách tác
động làm lõm vật thử với một đầu thử kim cương hình nón hoặc bi thép cứng. Quy
trình đo cơ bản như sau : tác động đầu thử vào vật mẫu với một lực tối thiểu,
thường là 10kgf. Khi đạt độ cân bằng, thiết bị đo (theo dõi dịch chuyển đầu đo và
các phản hồi về thay đổi chiều sâu tác động của đầu đo) ghi lại giá trị xác định.
Tiếp đến, trong khi vẫn duy trì lực tác động tối thiểu, người ta tác động thêm một
lực tối đa. Khi đạt được độ cân bằng, thôi tác động lực tối đa nhưng vẫn duy trì lực
tác động tối thiểu ban đầu. Khi lực tối đa được thu về, độ sâu vết lõm trên bề mặt
vật thử sẽ được phục hồi một phần. Độ sâu vết lõm còn lại (kết quả của phát và thu
lực tối đa) được sử dụng để tính toán độ cứng Rockwell.
Có nhiều thang đo độ cứng Rockwell, ký hiệu là RA, RB, RC, ... tuỳ thuộc vào
loại và kích thước đầu đo cũng như giá trị lực tác dụng được sử dụng.
* HRA . . . . carbides, thép tôi cứng bề mặt
* HRB . . . . Phôi đồng đỏ, thép mềm, phôi nhôm, gang mềm...
* HRC . . . . Thép, gang cứng , thép tôi hoặc các vật liệu cứng hơn 100 HRB
* HRD . . . . Thép mỏng, gang mềm
* HRE . . . . Gang, nhôm , kim loại ổ bi
* HRF . . . . Kim loại tấm có chiều dầy mỏng
* HRG . . . . Đồng phốtpho, beryllium copper,Thiếc, chì ...
* HRK . . . . }
* HRL . . . . }
* HRM . . . .} . . . . Kim loại ổ bi mềm, nhựa, các vật liệu cực mỏng
* HRP . . . . }
* HRR . . . . }
* HRS . . . . }

42
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

* HRV . . . . }

Ví dụ như thép tôi được thử ở thang đo C với đầu thử kim cương và lực tác
động tối đa 150kg sẽ nẵm trong khoảng RC 20 tới RC 70. Với các vật liệu mềm
hơn được thử ở thang đo B bi thử đk 1/16 inch và lực thử tối đa 100 kg, kết quả đo
trong phạm vi RB 0 tới RB100. Thang đo A (với đầu thử kim cương và lực thử tối
đa 60kg) thường dùng dải phạm vi vật liệu đồng nhiệt luyện tới carbide.
Kiểm tra độ cứng theo phương pháp Rockwell cho kết quả nhanh và chính
xác. Vết lõm bằng phương pháp thử này thương nhỏ, do đó chi tiết sau nhiệt luyện
có thể thử độ cứng bằng phương pháp này mà không bị hư hại.
Các thiết bị đo độ cứng Rockwell có công suất phát lực thử tới 103N (100kg)
có khả năng tạo một điểm lõm trên các vật liệu thử. Các thiết bị đo hiện đại có thể
sử dụng các công nghệ điện tự và tự động để tối ưu tính năng. Người sử dụng cũng
có thể sử dụng kính hiển vi để định vị đầu đo kim cương cực nhỏ để xung lực chỉ
vài N để đo độ cứng của một hạt kim loại. Đây còn được biết đến như các phép thử
độ cứng tế vi (micro harness).

Phương pháp đo độ cứng Rockwell


Độ cứng Rockwell được tính theo công thức:

N-h
HR=
s

- N: hằng số phụ thuộc vào các pp đo rockwell khác nhau


- h: độ sâu vết lõm tính theo mm
- s: giá trị độ chia tính theo mm ( Rockwell thông thường là 0,002. rockell
bề mặt là 0,001)
PHƯƠNG PHÁP ĐO:
- di chuyển mũi thử sát bề mặt mẫu cần thử
- ra tải trước 3 or 10kg và vị trí 0 đã được thiết lập

43
Hoàng Văn Dũng
KTĐ – K53

- ra tải : 15, 30, 45, 60, 100, 150 tùy thuộc vào từng ứng dụng.
- Kết quả hiển thị được tính dựa vào độ sâu vết lõm và giá trị lực tải.

44

You might also like