You are on page 1of 2

Ví dụ về phương pháp nghiên cứu (ngành thương mại điện tử)

Tên và tác giả bài nghiên cứu khoa học:

Trần Thanh Huy (Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Tài chính) – Trần Thị Mỹ Diễm
(Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm). Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi lựa chọn sàn thương mại điện tử trong mua sắm trực
tuyến của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí
Minh. Tạp chí công thương điện tử-cơ quan thông tin lý luận của bộ công
thương, ngày17-05-2023.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu: bằng phương pháp phân tích đánh giá độ
tin cậy Cronbanch’s Alpha, phân tích khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến.

Giải thích 3 phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng:

Phân tích đánh giá độ tin cậy: Tác giả sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác
này có thể tạo ra các yếu tố giả. Trong nghiên cứu những thang đo có hệ số Cronbach’s
Alpha nhỏ hơn 0.7 và những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy có biến NT1 (nhận thức của
khách hàng) và HVLC2 (hành vi lựa chọn sàn thương mại điện tử) có hệ số Cronbach’s
Alpha không đạt yêu cầu nên bị loại do đó tất cả các biến còn lại phù hợp nên đưa vào
phân tích khám phá EFA.

Phân tích khám phá EFA: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích khám phá EFA
nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành các nhân
tố để chúng có ý nghĩa hơn những vẫn chứa đựng nội dung thông tin của tập biến ban
đầu. EFA giúp phát hiện mối liên hệ và cấu trúc bên trong dữ liệu, từ đó xác định các
nhóm yếu tố dựa trên mẫu dữ liệu thu thập từ phỏng vấn. Kết quả cho thấy, có 5 nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn STMDT trong MSTT của sinh viên Trường
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh gồm: chất lượng về chức năng,
nhận thức của khách hàng, chất lượng về nội dung thông tin, chất lượng về trình bày
thông tin, chất lượng về dịch vụ.

Phân tích hồi quy đa biến: Trong phần này, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để
đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đã xác định từ EFA lên hành vi lựa
chọn sàn thương mại điện tử trong mua sắm trực tuyến, từ đó có những đề
xuất giúp phát triển kênh mua săm trực tuyến và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong nghiên cứu này, kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy rằng tại các
mức giá trị Eigenvalue 1,636>1, với tổng phương sai trích là 62,593% (lớn hơn 50%)
đạt yêu cầu, thể hiện có tồn tại mối tương quan giữa biến quan sát với nhân tố, các
nhân tố đều ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn STMDT trong MSTT của sinh viên
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh. Trong đó nhân tố “ nhận
thực về chức năng” tác động thuận chiều và mạnh nhất với hành vi lựa chựa sàn
thương mại điện tử.

You might also like