You are on page 1of 66

Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả

thi.

GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUÁT


DO NHÀ THẦU ĐƯA RA ĐỂ THỰC HIỆN
DỊCH VỤ TƯ VẤN

Gói thầu:
Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Tên dự án:
Xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ cho giảng dạy, đào tạo và đầu tư
một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu khu đô thị ĐHQG-HCM.
Chủ đầu tư:
Ban Quản lý Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

1|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

MỤC LỤC

Phần 1. HIỂU RÕ MỤC ĐÍCH GÓI THẦU


I. GIỚI THIỆU
II. PHẠM VI CÔNG VIỆC
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
IV. MỘT SỐ AM HIỂU CỤ THỂ KHÁC VỀ GÓI THẦU
Phần 2. GIẢI PHÁP & PHƯƠNG PHÁP LUẬN
I. NHIỆM VỤ CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN KHẢO SÁT, LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
III. SÁNG KIẾN CẢI TIẾN
Phần 3. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC CÔNG VIỆC TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN
III. KẾ HOẠCH BỐ TRÍ NHÂN SỰ
IV. PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ, KIỂM TRA CỦA CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA NHÀ
THẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THIẾT KẾ
V. BỐ TRÍ NHÂN SỰ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA GÓI
THẦU
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC BÁO CÁO
VII. DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM BÀN GIAO
VIII. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CẦN QUAN TÂM, XỬ LÝ

2|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Phần 1: HIỂU RÕ MỤC ĐÍCH GÓI THẦU


I. GIỚI THIỆU
1. Khái quát về dự án:
- Tên dự án: Xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ cho giảng dạy, đào tạo và
đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu khu đô thị ĐHQG-HCM.
- Dự án nhóm B
- Quy mô dự án:
 Trạm xử lý nước thải 2 công suất 1.500m3/ng.đêm:
 Cấp công trình: cấp III;
 Công suất thiết kế: 1.500 m3/ng.đêm;
 Diện tích đất xây dựng: 2.000m2;
 Đường ống thu gom nước thải;
 Hệ thống cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước,
thoát nước, cấp điện, chiếu sáng,
 Trạm xử lý nước thải 4 công suất 2.500m3/ng.đêm:
 Cấp công trình: cấp III;
 Công suất thiết kế: 2.500 m3/ng.đêm;
 Diện tích đất xây dựng: 7.000m2;
 Đường ống thu gom nước thải;
 Hệ thống cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước,
thoát nước, cấp điện, chiếu sáng,
 Nhà thi đấu đa năng 4.000 chỗ:
 Cấp công trình: cấp II;
 Số chỗ ngồi: 4.000 chỗ;
 Diện tích đất xây dựng: 6.325m2;
 Hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện,
chiếu sáng,
 Đường Trục Trung tâm (Đại lộ ĐHQG-HCM)
 Cấp công trình : cấp III;
 Chiều dài tuyến : 363m;
 Mặt cắt ngang: 7m (vỉa hè trái) + 30 m (mặt đường) + 7m (vỉa hè phải)+ 4m (dải
phân cách).
3|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 Điện chiếu sáng đường.


 Hệ thống cống thoát nước mưa.
 Vỉa hè bố trí đường đi bộ, đi xe đạp, cây xanh cảnh quan.
- Địa điểm: Các hạng mục công trình thuộc dự án nằm trong Khu Quy hoạch Đại học
Quốc gia Tp.HCM, vi trí cụ thể theo hình:

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC DỰ ÁN

VỊ TRÍ TRẠM XLNT 2 CÔNG SUẤT 1.500M3/Ng.đêm


4|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

VỊ TRÍ TRẠM XLNT 4 CÔNG SUẤT 2.500M3/Ng.đêm

VỊ TRÍ NHÀ THI ĐẤU ĐA NĂNG 4.000 CHỖ


2. Khái quát về gói thầu:
- Tên gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Tên dự án: Xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ cho giảng dạy, đào tạo và
đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu khu đô thị ĐHQG-HCM.
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Địa điểm dự án: Các hạng mục công trình thuộc dự án nằm trong Khu Quy hoạch
Đại học Quốc gia Tp.HCM.
5|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Phạm vi công việc:


 Khảo sát địa hình, địa chất Nhà thi đấu đa năng 4.000 chỗ và hệ thống cảnh quan,
hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu
sáng. Tổng diện tích khoảng 1,5ha.
 Khảo sát địa hình Đường Trục Trung Tâm (Đại lộ ĐHQG-HCM), tổng diện tích
khoảng 3ha.
 Khảo sát địa chất trạm xử lý nước thải 2 công suất 1.500m 3/ng.đêm và trạm xử lý
nước thải 4 công suất 2.500m3/ng.đêm.
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng.
- Phương thức lựa chọn nhà thầu: Một giai đoạn, hai túi hồ sơ.
- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu: Quý III năm 2023.
- Loại hợp đồng: Trọn gói.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: 60 ngày.
3. Mục đích:
Nhằm chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu để thực hiện Tư vấn
khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Xây dựng một số công
trình thiết yếu phục vụ cho giảng dạy, đào tạo và đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật
chung thiết yếu khu đô thị ĐHQG-HCM, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và tiến độ theo yêu
cầu của gói thầu.
4. Mục đích dự án:
- Đầu tư xây dựng mới Trạm xử lý nước thải 2 (công suất 1.500m3/ngày.đêm) và
Trạm xử lý nước thải 4 (công suất 2.500m3/ngày.đêm) được thực hiện để xử lý toàn bộ
lượng nước thải sinh hoạt của Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Công Nghệ thông tin, Khu Công nghệ Phần mềm, Khu Dịch vụ Công
cộng 2… đảm bảo cho các dự án của ĐHQG-HCM triển khai trong thời gian tới đảm bảo
các quy định về môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu vực, nhất là bảo vệ
nguồn nước tiếp nhận. Tránh cho khu vực những tổn hại về mặt sinh thái cũng như môi
trường, tránh được những rủi ro về sức khỏe cho cán bộ và công nhân viên đang làm việc tại
đây. Ngoài ra, nguồn nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn còn góp phần bổ sung cho
các lưu vực nước xung quanh khu vực một khối lượng nước rất lớn đặc biệt vào mùa khô
hạn thiếu nước, nguồn nước sau xử lý có thể còn được sử dụng cho việc tưới tiêu cho hệ
thống mảng xanh, công viên trong khu đô thị đại học, bùn dư sau khi xử lý dùng để làm
phân bón. Ngoài những mục tiêu chính, dự án còn giúp đẩy nhanh công tác giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường của sinh viên, người dân sinh sống lân cận, phát huy những tác động tích
cực, giảm thiểu đến mức có thể những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường khi dự
án được đưa vào sử dụng.

6|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Đầu tư xây dựng mới Nhà thi đấu đa năng 4.000 chỗ thuộc Khu Trung tâm Thể dục
thể thao để đáp ứng các yêu cầu cơ bản về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu tập
luyện thể dục thể thao phong trào và thể dục thể thao thường xuyên của sinh viên, cán bộ,
công chức góp phần xây dựng lối sống lành mạnh qua các hoạt động thể thao. Nhằm đáp
ứng yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ luyện tập, huấn luyện, giảng dạy các
môn thể thao, tổ chức các sự kiện thể thao trong khu đô thị ĐHQG-HCM
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện tuyến đường Trục Trung tâm (Đại lộ ĐHQG-HCM) góp
phần đảm bảo thuận tiện lưu thông kết nối giữa ĐHQG-HCM với các khu vực bên ngoài.
Phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện cho cán bộ, giảng viên, sinh viên ĐHQG. Đảm bảo mục
tiêu đáp ứng cơ sở hạ tầng kết nối để kêu gọi đầu tư vào các khu vực có nhu cầu xã hội hóa.
Từng bước hoàn thiện hạ tầng chung toàn khu đô thị Đại học Quốc gia Tp.HCM theo quy
hoạch điều chỉnh chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được duyệt tại Quyết định 409/QĐ-TTg
ngày 23/4/2014 của Thủ Tướng Chính Phủ.
II. PHẠM VI CÔNG VIỆC:
1. Khảo sát phục vụ lập BCNCKT dự án ĐTXD
1.1. Nội dung báo cáo khảo sát
- Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
- Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng.
- Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm,
quy mô, tính chất của công trình.
- Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.
- Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
- Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
- Kết luận và kiến nghị.
- Các phụ lục kèm theo
1.2. Phạm vi công việc khảo sát:
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
- Thu thập các tài liệu, khảo sát hiện trường.
- Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định
 Khảo sát địa hình:
 Lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao cho toàn khu vực khảo sát.
 Lập bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1/500; đường đồng mức 0,5m khu vực khảo sát.
 Các công trình quan trọng: trụ điện cao thế, trạm biến thế, các loại đường điện
nổi, ngầm, đường dây thông tin, cáp quang, đường ống nước và các công trình ngầm
khác.

7|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 Vị trí các kênh mương, đầm, ao hồ, mương thủy lợi.


 Các địa vật đặc biệt: di tích lịch sử, đền chùa, miếu, nghĩa trang, …
 Trường hợp, những địa hình, địa vật đặc biệt nằm gần phạm vi nghiên cứu thì sơ
họa thể hiện trên bản đồ.
 Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở:
 Xác định sự phân bố của các lớp đất đá theo diện rộng và chiều sâu;
 Xác định đặc tính cơ lý của lớp đất, mực nước dưới đất và đánh giá sơ bộ về khả
năng ăn mòn của nước;
 Đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải, tính nén lún của các lớp đất đá nghiên cứu.
 Đánh giá sơ bộ các hiện tượng địa chất bất lợi ảnh hưởng đến công tác thi công
hố đào sâu và kiến nghị các phương án chống đỡ.
1.3. Dự kiến khối lượng thực hiện khảo sát
1.3.1 Khối lượng khảo sát địa hình lập BCNCKT

STT Nội dung Đơn vị Khối lượng


1 Thu thập các mốc khống chế cao tọa độ Quốc gia điểm 3
2 Đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền hạng IV điểm 2
3 Đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp II điểm 2
4 Đo lưới khống chế độ cao, thủy chuẩn hạng IV km 8

5 Đo vẽ bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1:500, h = 0,5m ha 0,17

6 Định vị điểm hố khoan điểm 2

1.3.2 Khối lượng khảo sát địa chất công trình lập BCNCKT

STT Nội dung Đơn vị Khối lượng


Khoan lấy nõn 2 hố khảo sát địa chất (cấp đất đá I-
m 120
1 III), từ 0m - 60m

2 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) lần 60

3 Lấy mẫu nguyên dạng mẫu 30

5 Lấy mẫu nước đánh giá ăn mòn bê tông mẫu 2

6 Thí nghiệm xác định độ ẩm tự nhiên mẫu 30

7 Thí nghiệm thành phần hạt mẫu 30

8|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

8 Thí nghiệm xác định khối lượng riêng mẫu 30

9 Thí nghiệm giới hạn dẻo, giới hạn chảy mẫu 30

10 Thí nghiệm xác định dung trọng tự nhiên mẫu 30

11 Thí nghiệm cắt cánh hiện trường điểm 7

12 Thí nghiệm nén 3 trục CU mẫu 6

13 Thí nghiệm nén cố kết mẫu 6

Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu hóa lý của mẫu nước
14 mẫu 2
ăn mòn bê tông

1.4. Đề xuất kỹ thuật


1.4.1 Khảo sát địa hình:

Hạng mục Mô tả

Đo vẽ bản đồ - Đo vẽ bản đồ tuyến đường trên cạn tỷ lệ 1/500, đường đồng mức
địa hình 0,5m;
- Trước khi tiến hành đo vẽ bản đồ cần nghiên cứu kỹ khu vực cần đo.
Trên bản đồ phải thể hiện được các yếu tố hiện trạng của địa hình, địa
vật (nhà cửa, đường sá, cây cối...) trong phạm vi công trình. Ngoài ra,
trên bản đồ còn phải thể hiện các điểm khống chế mặt bằng, cao độ, vị
trí và hiện trạng các hạ tầng kỹ thuật đấu nối trong phạm vi dự án như
(Giao thông, thoát nước, cấp nước, điện, cứu hỏa, cây xanh, ….). Các
hạ tầng đấu nối phải đo vẽ và thể hiện chính xác vị trí và cao độ của các
hạng mục đó;
- Các số liệu đo được nhập vào máy tính và vẽ trên phần mềm chuyên
dùng;
- Sử dụng máy toàn đạc điện tử Trimble M1 DR "2" hoặc các máy có
độ chính xác tương đương với đặc trưng kỹ thuật đảm bảo để đo vẽ bản
đồ;
- Mật độ và độ chính xác của các điểm chi tiết tuân thủ theo quy định về
đo vẽ bản đồ địa hình hiện hành, biên tập bản đồ bằng phần mềm
chuyên dụng (Topo, Nova, AND…);
- Khối lượng đo vẽ bản đồ: theo nhiệm vụ khảo sát được duyệt;
- Khảo sát đấu nối hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, thoát nước, cấp nước,
điện, cứu hỏa, cây xanh, …): Toàn bộ trong phạm vi dự án.

Một số công - Đánh giá hiện trạng mặt bằng dự án dự kiến xây dựng;

9|Page
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

tác khác có - Điều tra các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi công trình
liên quan và phản ánh lên bản đồ về hình dạng, quy cách (nếu có);
- Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,
khí tượng, thủy văn…) trong khu vực có khả năng ảnh hưởng đến
phương án thiết kế, xây dựng tuyến đường.

Công tác nội - Sau khi kết thúc công tác ngoại nghiệp tiến hành kiểm tra số liệu trước
nghiệp và lập khi đưa vào tính toán và xử lý nội nghiệp;
báo cáo - Các kết quả được tính toán bằng các phần mềm đo vẽ địa hình chuyên
ngành. Báo cáo khảo sát được lập tuân thủ theo các quy định hiện hành.

1.4.2 Khảo sát địa chất:

Hạng mục Mô tả

Khoan và lấy - Công tác khoan thăm dò địa chất công trình bao gồm các bước sau:
mẫu thí + Lập kế hoạch triển khai công tác khoan;
nghiệm + Tiến hành các công tác chuẩn bị trước khi khoan;
+ Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan;
+ Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan, chạy thử máy;
+ Tiến hành công tác khoan thăm dò, thu thập tài liệu địa chất và các
loại mẫu, làm các thí nghiệm và các quan trắc cần thiết trong lỗ
khoan;
+ Chuyển giao các loại mẫu đến nơi quy định;
+ Kết thúc, lấp lỗ khoan, thu dọn hiện trường, di chuyển sang lỗ mới;
+ Lập hồ sơ, hoàn chỉnh tài liệu khoan thăm dò của công trình;
+ Tổ chức nghiệm thu công tác thăm dò ngoài hiện trường.
- Chuẩn bị trước khi khoan:
+ Tổ chức lực lượng, điều động nhân lực theo yêu cầu;
+ Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thiết bị, dụng cụ khoan trước khi sử
dụng;
+ Giải quyết các thủ tục để triển khai công tác ở hiện trường;
+ Tổ chức vận chuyển công nhân và thiết bị đến hiện trường;
+ Thực hiện công tác chuẩn bị có liên quan khác ở hiện trường.
- Xác định vị trí và cao độ miệng lỗ khoan:
+ Căn cứ vào các cọc mốc khống chế địa hình và vị trí lỗ khoan đã
được xác định, sử dụng máy toàn đạc điện tử để định vị lỗ khoan;
+ Trong trường hợp khó khăn có thể dịch chuyển vị trí lỗ nhưng phải
đảm bảo mục đích thăm dò của lỗ khoan, đồng thời xác định tọa độ

10 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

thực tế của lỗ khoan trên cơ sở được sự đồng ý của chủ đầu tư;
+ Tùy theo tình hình cụ thể ở hiện trường, mức độ chính xác yêu cầu
mà dùng một trong các phương pháp thông dụng để xác định vị trí
lỗ khoan (phương pháp tọa độ vuông góc, tọa độ cực, giao hội
thuận);
+ Đo cao độ mặt đất thiên nhiên tại vị trí lỗ khoan, giá trị lấy tròn đến
cm và ghi rõ vào nhật ký khoan (gọi là cao độ miệng lỗ khoan).
Việc đo cao độ miệng lỗ khoan được thực hiện bằng máy trắc địa
chuyên dụng, đảm bảo sai số theo quy định.
- Làm nền khoan và lắp ráp thiết bị khoan:
+ Nền khoan phải chắc chắn, ổn định và thuận lợi cho việc tiến hành
công tác khoan trong suốt thời gian khoan;
+ Mặt nền khoan phải bằng phẳng, chắc chắn, thoát nước tốt và phải
cao hơn mực nước mặt cao nhất có thể xuất hiện trong thời gian thi
công lỗ khoan ít nhất từ 0,2-0,5m tùy trường hợp theo quy định;
+ Sàn khoan phải được thiết kế và lắp ráp theo quy trình kỹ thuật hiện
hành. Khi khoan trong mùa không có bão lũ có thể dùng các kiểu
sàn khoan đã được thử thách ở những nơi có điều kiện kỹ thuật và
tự nhiên tương tự mà không cần kiểm toán;
+ Đối với loại máy khoan có bệ máy đặt trên mặt đất thì bệ máy phải
được kê trên đòn ngang và bắt chặt vào các đòn ngang ấy, đảm bảo
cho bệ máy được ngang bằng (kiểm tra bằng thước thăng bằng);
+ Lắp máy khoan lên bệ cần phải lau chùi sạch sẽ các bộ phận của
máy, kiểm tra và cho đầy đủ dầu mỡ bôi trơn theo hướng dẫn kỹ
thuật của từng loại máy, lắp đầy đủ các chi tiết máy, xiết chặt các
đinh ốc liên kết;
+ Cần kiểm tra toàn diện các mặt trước khi cho máy chạy thử.
+ Công tác khoan lấy mẫu: Công tác lấy mẫu khoan được thực hiện
đúng quy định theo quy trình khoan và khảo sát địa chất;
+ Biện pháp khoan: Sử dụng phương pháp khoan xoay bơm rửa kết
hợp dung dịch khoan bentonite. Sử dụng máy khoan XY-1 của
Trung Quốc.
- Quá trình khoan phải ghi chép đầy đủ các số liệu theo quy định:
+ Địa điểm, thời gian khoan;
+ Số hiệu lỗ khoan;
+ Biện pháp khoan;
+ Tình hình khoan (các loại thiết bị và dụng cụ khoan đã sử dụng,
diễn biễn khi khoan qua các loại địa tầng…);
+ Tình hình địa chất (sự phân bố của các tầng đất đá, chủ yếu là độ

11 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

sâu của các tầng đất đá, các hiện tượng địa chất công trình…);
+ Tình hình lấy các loại mẫu đất, đá, nước và các đặc trưng (tên gọi,
tính chất, trạng thái, thành phần) của mẫu;
+ Độ sâu thí nghiệm SPT, số búa từng đoạn và trị số N;
+ Chiều sâu kết thúc lỗ khoan;
+ Mực nước ngầm;
+ Cao độ miệng lỗ khoan;
+ Chiều sâu của từng lớp địa tầng;
+ Bề dày của từng lớp địa tầng;
+ Mô tả địa tầng;
+ Chiều sâu lấy mẫu;
+ Số hiệu mẫu;
+ Ghi chú khác;
+ Lấy mẫu bằng ống khoan: Công tác lấy mẫu không làm phá hủy
mẫu và mất đi độ ẩm tự nhiên, phù hợp với những yêu cầu cho
công tác thí nghiệm trong phòng ;
+ Mẫu phải được thí nghiệm không được quá 05 ngày kể từ khi lấy
mẫu;
+ Chiều sâu trung bình là 2m/1 mẫu và khi có sự thay đổi địa tầng.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm:
+ Mẫu nguyên dạng được bọc parafin 2 đầu, được đánh dấu đầu trên
của mẫu và dán nhãn, chiều dài mẫu từ 20cm đến 45cm;
+ Mẫu được vận chuyển về phòng thí tuân thủ theo quy định về
phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu hiện hành;
+ Khối lượng khoan (02 lỗ khoan, mỗi lỗ sâu 60m): 120m (theo
nhiệm vụ khảo sát được duyệt);
+ Số mẫu lấy: theo nhiệm vụ khảo sát được duyệt.

Thí nghiệm - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) được tiến hành tại lỗ khoan
hiện trường với khoảng cách 2m một lần, mỗi lần 3 hiệp, mỗi hiệp 15cm;
- Thiết bị xuyên tiêu chuẩn hình ống gồm đầu xuyên và mũi
xuyên; búa đóng có trọng lượng 63,5kg, tầm rơi tự do là 76cm. Mỗi
lần thí nghiệm đánh dấu 3 khoảng mỗi khoảng 15cm; búa đóng mũi
xuyên xâm nhập vào lòng đất tổng cộng 45cm, chia làm 3 hiệp mỗi
hiệp 15cm; đếm số búa mỗi hiệp và số búa N30 (30cm của 2 hiệp
sau);
- Khối lượng thực hiện: 40 lần (theo nhiệm vụ khảo sát được
duyệt).

Thí nghiệm Thí nghiệm 9 chỉ tiêu cơ lý thông thường của mẫu đất nguyên dạng:
12 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

trong phòng - Các chỉ tiêu thí nghiệm cụ thể như sau:
+ Khối lượng riêng;
+ Độ ẩm;
+ Giới hạn dẻo;
+ Giới hạn chảy;
+ Thành phần hạt;
+ Dung trọng tự nhiên;
+ Lực dính;
+ Góc ma sát trong;
+ Hệ số nén lún.
Đối với loại đất rời (cát), thí nghiệm các chỉ tiêu như sau:
+ Khối lượng riêng;
+ Độ ẩm;
+ Thành phần hạt;
+ Góc nghỉ: khô, ướt;
+ Hệ số rỗng emax, emin.
- Khối lượng thực hiện: 40 mẫu (theo nhiệm vụ khảo sát được duyệt).

Công tác nội - Sau khi kết thúc công tác ngoại nghiệp tiến hành kiểm tra số liệu, mẫu
nghiệp và lập thử trước khi đưa vào thí nghiệm, tính toán và xử lý nội nghiệp;
báo cáo - Báo cáo khảo sát được lập tuân thủ theo các quy định hiện hành.

2. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ĐTXD


2.1. Nhiệm vụ thực hiện:
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với quy mô 18 tầng nổi, 2 tầng hầm.
2.2. Nội dung thực hiện:
Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây
dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng.
Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội
dung sau:
- Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình
thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
- Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết
cấu chính của công trình xây dựng;
- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho
từng công trình;

13 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống
cháy, nổ;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập
thiết kế cơ sở.
2.3. Biên chế báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Chương 1: Tổng quan
- Giới thiệu về dự án đầu tư;
- Cơ sở lập dự án đầu tư;
- Sự cần thiết đầu tư.
Chương 2: Nội dung báo cáo
- Điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, …), kinh tế - xã hội khu vực dự án.
- Phương án thiết kế, giải pháp kỹ thuật (tổng mặt bằng xây dựng, công nghệ, kỹ thuật
- thiết bị, tổ chức xây dựng, hệ thống PCCC, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước, ...).
- Đánh giá tác động môi trường.
- Tổng mức đầu tư.
- Chỉ tiêu kinh tế tài chính.
- Kết luận và kiến nghị.
Chương 3: Phụ lục tính toán, bản vẽ
- Phụ lục tính toán.
- Các bản vẽ thiết kế cơ sở gồm: bản vẽ 2D, phối cảnh (3D) (bản giấy).
2.4. Đề xuất kỹ thuật
2.4.1 Kiến trúc:

Hạng mục Mô tả

Thiết kế tổng thể - Kế hoạch sử dụng đất, căn cứ theo qui hoạch chung đã được phê
duyệt;
- Hướng giao thông chính: các lối đi của khan giả, lối đi của vận động
viên, lối đi của khách, lối đi nhân viên....;
- Kế hoạch tạo hình: các yếu tố nghệ thuật, hài hòa với môi trường và
cảnh quan chung của môi trường và các yếu tố kinh tế.

Ý tưởng hoạch - Ý tưởng kiến trúc và không gian: đề xuất kế hoạch hướng tới người
định sử dụng đảm bảo tính thẩm mỹ, bền vững, phù hợp với kiến trúc cảnh
quan;

14 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Bố trí không gian cây xanh phù hợp.

Vật liệu hoàn - Bên ngoài:


thiện + Phải hài hòa với yếu tố ngoại cảnh;
+ Phù hợp với kiến trúc chung khu vực;
+ Xem xét nếu có thể sử dụng vật liệu tại địa phương để tiết kiệm
được chi phí và thời gian xây dựng;
+ Màu sắc vật liệu phù hợp với ý tưởng kiến trúc.
- Bên trong:
+Vật liệu phù hợp cho từng hạng mục;
+ Vật liệu mang cảm giác thân thiện và sạch sẽ.

Thiết kế chi tiết - Hoạch định chi tiết dựa trên thiết kế tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa;
- Xem xét việc phối hợp các loại vật liệu lạ để xây dựng công trình
được chính xác;
- Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam và các qui phạm hiện
hành khác.

2.4.2 Kết cấu:

Hạng mục Mô tả

Phương hướng - Tăng tính ổn định, tính khả thi kinh tế và khả năng sử dụng thông
nghiên cứu cơ qua việc giải thích, đánh giá bản vẽ kết cấu;
bản - Nghiên cứu kỹ hồ sơ khảo sát địa chất để đưa ra phương án móng tối
ưu, tiết kiệm cho công trình;
- Nghiên cứu khí hậu, vùng gió để tính toán kết cấu một cách chính
xác;
- Nắm rõ mục tiêu sử dụng của công trình, từng không gian cụ thể để
tính toán tải trọng một cách chính xác.

Giải thích và - Dùng hệ thống tối ưu để đảm bảo tính ổn định không gian.
đánh giá

Thiết kế móng, - Giải thích kết cấu và thiết kế mặt cắt ngang của móng, cột;
cột - Thiết kế hình khối cơ bản dựa trên các báo cáo địa chất.

Kiểm tra tổng - Kiểm tra chéo thiết kế và việc nâng cấp;
quan - Tư vấn các yếu tố kết cấu phối hợp với mặt bằng xây dựng.

15 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

2.4.3 Thiết kế hệ thống MEP:

Hạng mục Mô tả

Phương hướng - Hướng giao thông chính: các lối đi của khan giả, lối đi của vận động
cơ bản viên, lối đi của khách, lối đi nhân viên....;
- Tập trung vào tính năng sử dụng;
- Việc vận hành hiệu quả;
- Độ tin cậy cao;
- An toàn cho người sử dụng;
- Hướng đến người sử dụng trong công trình;
- Dễ bảo trì;
- Mỹ quan cho công trình;
- Đảm bảo tính khả thi và kinh tế.

Thiết kế điện - Thiết bị dùng điện trong công trình là điện hạ thế;
- Máy biến áp có tủ phân phối riêng;
- Máy phát điện;
- Kết hợp chiếu sáng nhân tạo với chiếu sáng tự nhiên để tiết kiệm chi
phí;
- Tiêu chuẩn chiếu sáng tương phản sẽ được áp dụng;
- Chiếu sáng khẩn cấp;
- Chiếu sáng ngoài cho công trình.

Thiết kế cơ điện - Thiết kế mang tính kinh tế dùng bản vẽ phác thảo cụ thể;
- Tận dụng những khoảng không nhìn thấy và không gian;
- Hệ thống điện thoại được lắp đặt cho khu hành chính và các phòng
chức năng khác;
- Mạng vi tính sử dụng mạng không dây, thuận tiện cho việc sử dụng
và lắp đặt.

Thiết kế nước - Bên ngoài:


+ Phải hài hòa với yếu tố ngoại cảnh;
+ Phù hợp với công trình lân cận;
+ Xem xét nếu có thể sử dụng vật liệu tại địa phương để tiết kiệm
được chi phí và thời gian xây dựng;

16 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

+Màu sắc vật liệu phù hợp với ý tưởng kiến trúc.
- Bên trong:
+ Vật liệu phù hợp cho từng hạng mục;
+ Vật liệu mang cảm giác thân thiện và sạch sẽ.

Thiết bị hình ảnh, - Sẽ có báo động trung tâm để tránh hư hỏng thiết bị;
âm thanh, camera - Hệ thống báo cháy phải được nối với bảng nhận tín hiệu;

- Lắp đặt hệ thống camera để theo dõi một số hạng mục để đảm bảo
tính an toàn.

2.4.4 Thiết kế PCCC:

Hạng mục Mô tả

Phương hướng - An toàn, dễ sử dụng, độ bền cao;


cơ bản - Đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.

Hệ thống báo - Thiết kế hệ thống báo cháy tự động cho các hạng mục;
cháy - Hệ thống báo cháy nhiệt và khói.

Hệ thống chữa - Thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường kết hợp bình chữa cháy
cháy xách tay;
- Bố trí mỹ quan, dễ nhận biết và thuận tiện khi sử dụng;
- Kết hợp với hệ thống PCCC của khu vực.

Hệ thống chống - Thiết kế chống sét cho tòan bộ công trình;


sét - Thiết kế chống sét cho các thiết bị điện.

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG:
1. Vị trí xây dựng:
Theo Qui hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đã được phê duyệt, khu vực khảo sát, lập
BCNCKT dự án ĐTXD công trình Nhà thi đấu 4000 chỗ nằm ở trung tâm khu quy hoạch
của Trung tâm Thể dục thể thao – ĐHQG Tp.HCM có diện tích 31.4423 ha nằm về phía
Đông – Bắc của ĐHQG-HCM, thuộc phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM.
- Phía Đông Bắc giáp đường Thống nhất.
- Phía Tây Bắc giáp đường nội khu Trung tâm Thể dục thể thao – ĐHQG Tp.HCM.
- Phía Đông Nam giáp đường nội khu Trung tâm Thể dục thể thao – ĐHQG Tp.HCM.
- Phía Tây Nam giáp đường Thánh Giống.

17 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Vị trí xây dựng theo mô hình quy hoạch 1/500 được phê duyệt
2. Hiện trạng khu đất xây dựng:
- Khu đất dự kiến xây dựng đã giải phóng mặt bằng, không có công trình kiến trúc
hiện hữu, phần lớn là cây bụi và cây tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khảo sát hiện
trạng cũng như quá trình thi công sau này.
- Xung quanh khu đất chưa có hệ thống hạ tầng, chỉ có đường Thánh Giống phía Tây
Nam khu đất xây dựng

18 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Một số hình ảnh vị trí và hiện trạng


3. Điều kiện địa hình:
Theo hiện trạng thực tế: cho thấy địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Trong khuôn
viên có 1 suối nhỏ chảy qua.
4. Điều kiện tự nhiên:
Nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau. Trung bình, có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên
tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới
28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao
nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm có trung bình 159 ngày
mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6
và 9.
Khu vực chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc –
Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa.
Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra,
còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung
bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như
lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào
mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
 Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí trung bình : 27oC;
- Nhiệt độ không khí cao nhất : 39oC;
- Nhiệt độ không khí thấp nhất : 15oC.
 Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm trung bình hằng năm : 79.5%;
- Độ ẩm cao nhất (mùa mưa) : 80÷86%;
19 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Độ ẩm thấp nhất (mùa khô) : 68÷75%.


 Lượng mưa:
- Tổng lượng mưa bình quân năm 1979 mm, tập trung từ đầu tháng 5 đến tháng 11,
chiếm 90% lượng mưa cả năm.
- Lượng bốc hơi trung bình năm 1399 mm
- Trong vùng có 3 hướng gió chính:
- Gió Đông Nam: tốc độ trung bình 3–4m/s, tập trung từ tháng – 5;
- Gió Tây Nam: tốc độ trình bình 3-4 m/s tập trung từ tháng 6 – 10;
- Gió Bắc: tốc độ trung bình 2,4-3m/s. tập trung từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau;
 Thủy văn:
Khu vực dự án nằm độc lập với hệ thống sông rạch, không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
chế độ nhật triều. Mực nước ngầm tại khu vực khá thấp, theo số liệu bảng sau:

Tần suất 1% 10% 25% 50% 75% 99%


Hmax 1.53 1.45 1.40 1.36 1.31 1.21
Hmin -1.58 -1.93 -2.09 -2.23 -2.34 -2.50

5. Hạ tầng kỹ thuật:
5.1. Giao thông:
- Mặt chính khu đất tiếp xúc với trục đường Thánh Giống. Ba mặt còn lại tiếp xúc với
các đường nội khu. Nên việc giao thông đối ngoại của dự án rất thuận lợi;
- Vị trí xây dựng là tiếp xúc trực tiếp đường Thánh Giống, khoảng lùi công trình lớn
có thể sử dụng trong thời gian chờ thi công theo tổng mặt bằng chung toàn khu đất.
5.2. Cấp điện:
Khu vực xây dựng hiện đã có hệ thống điện hiện hữu dọc tuyến đường Thánh Giống.
Tuy nhiên, với quy mô xây dựng mới của dự án, cần bổ sung trạm hạ thế cho dự án.
5.3. Cấp nước:
Khu đất chưa có hệ thống cấp nước, cần thiết kế hệ thống cấp nước mới dẫn vào từ hệ
thống chung của Trường.
5.4. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường cần được xử lý cục bộ trước khi thoát ra hệ
thống thoát nước chung của Trường.
6. Đề xuất chung về hệ thống kỹ thuật tổng thể:
- Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu đất xây dựng cơ bản đồng
bộ.

20 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Việc tính toán thiết kế dự án phải bảo đảm việc đấu nối thuận tiện và hợp lý với hạ
tầng kỹ thuật xung quanh, và phải phù hợp với các tiêu chí kiến trúc về khoảng lùi xây
dựng, độ cao, số tầng cao công trình, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng công trình, cây
xanh, sân vườn phù hợp với cảnh quan xung quanh theo quy hoạch kiến trúc được duyệt của
dự án.
7. Địa chất công trình: Theo yêu cầu nhiệm vụ trong hồ sơ mời thầu
8. Điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng cho công trình:
Dự án nằm ở vị trí gần tuyến đường giao thông chính, thuận lợi cho việc vận chuyển,
cung cấp các loại nguyên vật liệu xây dựng cũng như các trang thiết bị cho dự án.
IV. MỘT SỐ AM HIỂU CỤ THỂ KHÁC VỀ GÓI THẦU:
- Về tổng thể kiến trúc cảnh quan, công trình phải thể hiện là điểm nhấn Kiến trúc tại
Trung tâm Thể dục thể thao – ĐHQG Tp.HCM, bên cạnh các yếu tố thẩm mỹ mang tính
biểu trưng riêng của dự án;
- Mặt tiền khu đất xây dựng có hệ thống giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn
chỉnh, cần nghiên cứu tiếp tục sử dụng, hạn chế việc thay đổi để tiết kiệm chi phí đầu tư;
- Chung quanh khu vực xây dựng công trình không có các công trình qui mô lớn ảnh
hưởng tầm nhìn đối với dự án.
- Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước bẩn của đường Thánh Giống khá hoàn chỉnh
nên việc đấu nối rất thuận tiện;
- Hệ thống mạng internet hiện hữu có sẵn khá hoàn chỉnh nên việc đấu nối rất thuận
tiện.

21 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Phần 2: GIẢI PHÁP & PHƯƠNG PHÁP LUẬN


I. NHIỆM VỤ CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN KHẢO SÁT, LẬP BÁO CÁO NGHIÊN
CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu, từ các thông số và yêu cầu của Bên mời thầu, công
việc tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Xây dựng một số công trình thiết
yếu phục vụ cho giảng dạy, đào tạo và đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung thiết
yếu khu đô thị ĐHQG-HCM cần phải am hiểu và thực hiện đúng một số vấn đề:
1. Danh mục các tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm áp dụng trong thiết kế
bản vẽ thi công xây dựng công trình.
1.1. Cơ sở pháp lý & Các văn bản pháp quy:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày
17/06/2020;
- Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước
của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ–CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Thông tư số 06/2021/TT–BXD ngày 30/06/2021 của Bộ Xây dựng quy định
về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây
dựng (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2021);
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
1.2. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng:
- QCXDVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
- QCVN 05:2008/BXD: Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức
khoẻ;
- QCVN 01:2008/BCT: Quy chuẩn quốc gia về an toàn điện;

22 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCXDVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và
công trình;
- QCXDVN 09:2017/BXD: Quy chuẩn xây dựng kỹ thuật quốc gia về Các công trình
xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả;
- QCVN 10:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
- QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng.
 Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng:
Khảo sát địa hình:
- TCXDVN 9401:2012: Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa
công trình” do Bộ xây dựng ban hành;
- TCXDVN 9398: 2012: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung”
của Bộ Xây dựng;
- Thông tư số 68/ 2015/ TT- BTNMT: Thông tư Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa
hình, phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1000,
1:2000, 1: 5000 do Bộ TNMT ban hành ngày 22/12/2015;
- QCVN 11: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao;
- QCVN: 04:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độ;
- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000 của Tổng cục Địa chính
ban hành ngày 19/11/1994 (nay là Bộ TNMT).
Khảo sát địa chất:
- TCVN 9398:2012: “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung”
của Bộ Xây dựng.
- TCVN 4419:1987: Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản.
- 22 TCN 259: 2000: Khoan thăm dò địa chất công trình.
- TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
- TCVN 9363:2012: Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
- TCVN 2683:2012: Đất xây dựng phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển, bảo quản
mẫu.
- TCVN 9351:2012: Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT).
- ASTM D2573-94: Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường.
- 22TCN 355: 2006: Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường.
23 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- TCVN 9438:2012: Đất xây dựng. Phương pháp xác định độ bền nén một trục nở
hông.
- TCVN 4195:2012: Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm.
- TCVN 4196:2012: Phương pháp xác định độ ẩm, độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm.
- TCVN 4197:2012: Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng
thí nghiệm.
- TCVN 4198: 2014: Phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm.
- TCVN 4199:1995: Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở
máy cắt phẳng.
- TCVN 4200:2012: Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm.
- TCVN 4202:2012: Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí
nghiệm.
- ASTM D2435:95: Phương pháp thí nghiệm nén cố kết
- ASTM D4767:95: Phương pháp thí nghiệm nén ba trục cố kết không thoát nước
(CU).
- TCXD 81:1981: Nước dùng trong xây dựng. Các phương pháp phân tích hóa học.
- TCVN 6492: 2011: Chất lượng nước – Xác định độ pH.
- TCVN6179-1:1996: Chất lượng nước – Xác định Amoni.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành:
 Tiêu chuẩn thiết kế Kiến trúc:
- TCVN 264:2002: Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình
đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng;
- TCVN 7958:2008: Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình
xây dựng mới;
- TCVN 9257:2012: Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị. Tiêu
chuẩn thiết kế;
- TCVN 4529:2012: Công trình thể thao – Nhà thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.
 Tiêu chuẩn thiết kế Kết cấu:
- TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 205:1998: Móng cọc, tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229:1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCXD
2737: 1995;
- TCVN 5573:2011: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
24 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- TCVN 5574:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5575:2012: Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 9386-1:2012: Thiết kế công trình chịu động đất – Phần 1: Quy định chung,
tác động động đất và quy định với kết cấu nhà;
- TCVN 9386-2:2012: Thiết kế công trình chịu động đất – Phần 2: Nền móng, tường
chắn và các vấn đề địa kỹ thuật;
- TCVN 10304:2014: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế.
 Tiêu chuẩn thiết kế Cấp điện
- TCXD 16-1986: Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong các công trình xây dựng;
- TCXD 319:2004: Nối đất thiết bị trong công trình dân dụng và công nghiệp;
- TCXD VN 333-2005: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình;
- TCVN 5687:2010: Thông gió, điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7447 (gồm 14TCVN): Hệ thống lắp đặt điện hạ áp;
- TCVN 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu
chuẩn thiết kế;
- TCVN 9207:2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCVN 9208:2012: Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp.
- TCVN 9385:2012: Chống sét cho các công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống;
 Tiêu chuẩn thiết kế Cấp thoát nước:
- TCVN 4474:1987: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên trong nhà;
- TCVN 4513:1988: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong nhà;
- TCVN 5576:1991: Qui phạm quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước;
- TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng lưới bên ngoài;
- TCVN 7957:2008: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mạng lưới bên ngoài.
 Tiêu chuẩn thiết kế hạ tầng:
- 22 TCN 262-2000: Quy trình khảo sát thiết kế nền đường đắp trên đất yếu;
- TCXDVN 104-2007: Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 4054-05: Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô;
- 22 TCN 211-06: Quy trình thiết kế áo đường mềm;
- TCVN 1770-1986: Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật;
25 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- TCVN 8819:2011: Mặt đường BTN nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu;
- TCVN 8859:2011: Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - vật liệu,
thi công và nghiệm thu.
 Tiêu chuẩn thiết kế Phòng cháy chữa cháy:
- TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết
kế;
- TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy - yêu cầu chung thiết kế về lắp đặt thiết bị;
- TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động. Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7336 : 2003: PCCC cho hệ thống tự động (Srinkler và Drencher);
- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
2. Phạm vi công việc:
- Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Tên dự án: Xây dựng một số công trình thiết yếu phục vụ cho giảng dạy, đào tạo
và đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật chung thiết yếu khu đô thị ĐHQG-HCM.
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Địa chỉ bên mời thầu: Tổ 7, khu phố Phước Hiệp, Thị trấn Hiệp Phước, Huyện Nhơn
Trạch, Tỉnh Đồng Nai.
2.1. Qui mô đầu tư xây dựng dự án:
 Trạm xử lý nước thải 2 công suất 1.500m3/ng.đêm:
 Cấp công trình: cấp III;
 Công suất thiết kế: 1.500 m3/ng.đêm;
 Diện tích đất xây dựng: 2.000m2;
 Đường ống thu gom nước thải;
 Hệ thống cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước,
thoát nước, cấp điện, chiếu sáng,
 Trạm xử lý nước thải 4 công suất 2.500m3/ng.đêm:
 Cấp công trình: cấp III;
 Công suất thiết kế: 2.500 m3/ng.đêm;
 Diện tích đất xây dựng: 7.000m2;
 Đường ống thu gom nước thải;
 Hệ thống cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước,
thoát nước, cấp điện, chiếu sáng,
26 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 Nhà thi đấu đa năng 4.000 chỗ:


 Cấp công trình: cấp II;
 Số chỗ ngồi: 4.000 chỗ;
 Diện tích đất xây dựng: 6.325m2;
 Hạ tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện,
chiếu sáng,
 Đường Trục Trung tâm (Đại lộ ĐHQG-HCM)
 Cấp công trình : cấp III;
 Chiều dài tuyến : 363m;
 Mặt cắt ngang: 7m (vỉa hè trái) + 30 m (mặt đường) + 7m (vỉa hè phải)+ 4m (dải
phân cách).
 Điện chiếu sáng đường.
 Hệ thống cống thoát nước mưa.
 Vỉa hè bố trí đường đi bộ, đi xe đạp, cây xanh cảnh quan.
2.2. Phạm vi và khối lượng công việc yêu cầu nhà thầu phải thực hiện bao gồm:
2.2.1 Phạm vi công việc:
- Khảo sát địa hình, địa chất Nhà thi đấu đa năng 4.000 chỗ và hệ thống cảnh quan, hạ
tầng kỹ thuật, sân đường kết nối, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng. Tổng
diện tích khoảng 1,5ha.
- Khảo sát địa hình Đường Trục Trung Tâm (Đại lộ ĐHQG-HCM), tổng diện tích
khoảng 3ha.
- Khảo sát địa chất trạm xử lý nước thải 2 công suất 1.500m 3/ng.đêm và trạm xử lý
nước thải 4 công suất 2.500m3/ng.đêm.
2.2.2 Khối lượng công việc:

27 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

28 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

3. Đề xuất kỹ thuật cho công tác khảo sát, lập BCNCKT:


3.1. Khảo sát địa hình:
3.1.1 Công tác chuẩn bị.
Công tác chuẩn bị bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Xác định, giao nhận vị trí công trình cụ thể ngoài hiện trường.
- Chuẩn bị số liệu tọa độ, cao độ mốc chuẩn.
- Chuẩn bị về nhân - vật lực và thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc ngoài thực địa.
Nhân lực: gồm 1 tổ đo đạc thực hiện ngoài hiện trường và nhóm lập hồ sơ nội nghiệp.
Danh sách thiết bị thực hiện gồm:
STT Thiết bị Số lượng
1 Máy toàn đạc điện tử Leica 01 cái
2 Máy thủy chuẩn Leica 01 cái
3 Máy đo RTK 01 bô
4 Sào gương, quả gương Leica 02 cái
5 Mia nhôm 5m 02 cái
6 Máy bộ đàm Motorola 02 cái
7 Thước 50m 02 cái
8 Máy tính 01 cái
9 Các vật dụng cần thiết khác
3.1.2 Thành lập lưới khống chế mặt bằng, thủy chuẩn hạng IV, địa hình cấp IV.
- Lưới đường chuyền hạng IV gồm 3 điểm: GPS1, GPS2, GPS3: Vị trí điểm hạng IV
được Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư nghiên cứu các tài liệu quy hoạch và điều kiện thi
công, điều kiện đo đạc tại thực địa để lựa chọn vị trí cho phù hợp để tránh ảnh hưởng về sau
này. Tất cả vị trí điểm được lựa chọn đảm bảo đủ điều kiện để thi công xây dựng mốc, đủ
điều kiện đo thu vệ tinh GNSS và đo dẫn độ cao;
- Lưới được đo bằng công nghệ GNSS tĩnh, đo nối với 02 điểm địa chính cơ sở trong
khu vực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp tạo thành một mạng lưới tam giác;
- Lưới được đo trong điều kiện thuận lợi, với 01 ca đo trong khoảng thời gian 90 phút
với thiết bị đo là bộ máy thu tín hiệu vệ tinh 02 tần số Leica GPS1200 do hãng Leica của
Thụy Sỹ sản xuất. Tại mỗi điểm đo đều được định tâm và cân bằng máy chính xác, sai số
định tâm không quá 2mm;
- Chiều cao ăng ten được đo bằng thước chuyên dụng, đọc số đến 1mm, được đo 02
lần vào lúc bắt đầu bật máy và sau khi tắt máy, lấy giá trị trung bình. Chênh lệch chiều cao
ăng ten giữa 2 lần đo không vượt quá ± 2mm.

29 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Tất cả thông tin đo đạc tại trạm đo như: thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo, số
liệu máy thu, chiều cao ăng ten, vv... đều được ghi chép vào sổ đo để phục vụ công tác xử lý
số liệu.
- Số liệu đo lưới khống chế mặt bằng được xử lý trên phần mềm Trimble Business
Center (Mỹ).
- Quy trình xử lý gồm các bước: Tạo project, khai báo hệ tọa độ, nhập dữ liệu, xử lý
cạnh, kiểm tra sai số khép tam giác và cắt bỏ tín hiệu vệ tinh xấu để xử lý cạnh sao cho toàn
bộ các tam giác có sai số đạt yêu cầu, bình sai lưới tự do, fix điểm gốc và bình sai lưới chính
xác, báo cáo kết quả bình sai.
- Sơ đồ quy trình xử lý số liệu đo GNSS như sau:

Tạo Project và cài đặt Hệ quy chiếu

Chuẩn bị số liệu đo và nhập số liệu đo

Xử lý cạnh Baseline

Không đạt
Kiểm tra sai số
khép
Đạt Bình sai tự do

Bình sai lưới Bình sai với 01 điểm gốc được Fix

Bình sai với 02 điểm gốc được Fix

Thành quả sau bình sai Biên tập, trình bày kết quả (7 bảng)

3.1.3 Thành lập lưới khống chế mặt bằng, đường chuyền cấp 2
- Điểm đường chuyền cấp 2 được bố trí thành 02 cặp điểm thông hướng với nhau.
Nhằm tăng dày để phục vụ cho công tác đo đạc chi tiết. Tất cả vị trí điểm được lựa chọn
đảm bảo đủ điều kiện để thi công xây dựng mốc, đủ điều kiện đo thu vệ tinh GNSS và đo
dẫn độ cao.
- Quy cách và cấu tạo mốc có 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: điểm có vị trí trên nền đất tự nhiên, sẽ được thi công bằng cách đào hố
và đổ trực tiếp bằng bê tông tươi M200 tại hiện trường. Trường hợp này mốc có kích thước
sau:
o Mặt mốc: 20 cm x 20 cm.
o Đáy mốc: 35 cm x 35 cm.

30 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

o Chiều cao mốc: 45 cm.


Trường hợp 2 : điểm có vị trí trên nền bê tông, nền đá có sẵn. Trong trường hợp này
mốc sẽ có dạng là mốc gắn. Được thi công bằng cách khoan, đục 01 hố nhỏ có kích thước
mặt (10cm x 10cm), sâu khoảng 5cm. Sau đó dùng khuôn mốc kích thước (20cm x 20cm x
10cm) đặt vào hố vừa khoan, đục. Tiếp theo đổ bê tông tươi M200 vào khuôn mốc. Mốc sau
khi hoàn thiện sẽ có kích thước như sau:
o Mặt mốc: 20 cm x 20 cm.
o Đáy mốc: 20 cm x 20 cm.
o Chiều cao mốc: 10 cm.
Trên mặt mốc có gắn núm sứ và ghi tên mốc, tim mốc là tim dấu (+) núm sứ.
Lưới cũng được đo bằng công nghệ GNSS tĩnh, được đo nối với 02 điểm đường
chuyền hạng IV (GPS1, GPS2) tạo thành một mạng lưới tam giác
Toàn bộ công tác ngoài thực địa như bật, tắt máy, định tâm, cần bằng, ghi chú thông
tin trạm đo tuân thủ như đo đạc lưới đường chuyền hạng IV ở trên.
3.1.4 Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.
* Nội dung đo đạc.
- Công việc đo đạc chi tiết bao gồm toàn bộ phần đo đạc trên cạn (trong phạm vi ranh
giới dự án và ngoài ranh giới dự án 10m). Bản đồ được thành lập theo công nghệ bản đồ số
bằng các thiết bị đo đạc ngoại nghiệp kết hợp với các phần mềm thành lập bản đồ.
- Căn cứ vào tỷ lệ bản đồ, mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ. Cần đo đạc thể hiện đầy đủ
các yếu tố nội dung chi tiết.
- Tất cả các đối tượng địa hình, địa vật cần được đo với mức độ chi tiết đủ đáp ứng yêu
cầu độ chính xác và nội dung bản đồ.
- Tất cả các vị trí đặc trưng của địa hình như điểm lồi, điểm lõm, điểm thay đổi độ dốc,
các đường phân thủy, đường tụ thủy, điểm mực nước, ngã 3 đường cần được thể hiện độ
cao. Mật độ điểm mia trung bình là 15m. Trường hợp địa hình có biến đổi đột xuất phải đo
thể hiện độ cao các đường đặc trưng địa hình như đường chân, đường vai các vách, địa hình
đắp cao, xẻ sâu để thể hiện bằng các dạng ký hiệu như bờ dốc, bờ trải taluy, tỷ cao.
- Tất cả các đối tượng về giao thông như đường nhựa, đường trải đá, đường
đất, ....được đo theo đường viền, khi đo có điều tra chất liệu trải mặt.
* Độ chính xác yếu tố địa hình, địa vật.
- Độ chính xác của bản đồ địa hình được đặc trưng bởi sai số trung phương tổng hợp
của vị trí mặt bằng và độ cao của điểm địa vật và địa hình và luôn đảm bảo:
- Sai số trung phương xác định vị trí mặt phẳng điểm địa vật cố định, rõ nét so với
điểm khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá 15cm (đối với khu vực xây dựng); với khu
vực ít xây dựng là 20cm.

31 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Sai số vị trí điểm tương hỗ giữa các địa vật cố định, quan trọng không được vượt quá
10cm.
- Sai số về độ cao của các điểm đặc trưng địa hình không vượt quá 17cm, với sai số đo
vẽ dáng đất tùy thuộc vào độ dốc địa hình:
o Độ dốc địa hình từ 0˚ – 2˚ thì sai số không vượt quá 13cm
o Độ dốc địa hình từ (2˚-6˚), (6˚-15˚) thi sai số không vượt quá 17cm.
- Sai số do khái quát địa vật rõ nét không được vượt quá 25cm.
* Phương pháp đo.
Nhà thầu sử dụng kết hợp 02 phương pháp là đo vẽ trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử
và đo vẽ trực tiếp bằng thiết bị định vị vệ tinh 02 tần số với kỹ thuật đo GNSS động thời
gian thực (Real- time Kinematic GNSS). Gọi tắt là phương pháp đo GNSS RTK.
* Xử lý số liệu đo chi tiết.
Tất cả các số liệu đo ngoài thực địa đều được lưu vào bộ nhớ của máy đo dưới dạng X,
Y, Z, CODE; trong đó:
o X, Y là tọa độ điểm đo
o Z là cao độ điểm đo
o CODE là mã ghi chú điểm đo
Số liệu đo được lưu dưới dạng tệp (file), định dạng (*txt) hoặc (*cxs) và được trút vào
máy tính để xử lý và phun lên phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho bước biên vẽ và
thành lập bản đồ.
* Công tác biên tập bản đồ.
Bản đồ địa hình dạng số được biên tập trên phần mềm Autocad, được biểu thị bằng
điểm, đường thẳng, đường nhiều cạnh, hoặc là vùng khép kín. Các tệp tin (file) bản đồ được
định dạng *dwg và ở dạng “mở”, cho phép chỉnh sửa cập nhật thông tin khi cần thiết và có
khả năng chuyển đổi khuôn dạng (format) để sử dụng trong các phần mềm bản đồ thông
dụng khác phục vụ những mục đích khác nhau.
Tất cả các đối tượng địa hình, địa vật như: điểm khống chế, lớp dân cư, giao thông,
thủy hệ, thực vật, ......được biểu thị lên bản đồ đều tuân thủ theo các qui định cụ thể, chi tiết
trong “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 ban hành kèm theo quyết định số 1125/ĐĐBĐ
ngày 19 tháng 11 năm 1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, nay là Bộ Tài nguyên
và Môi trường”.
Ngoài ra còn một số các đối tượng thuộc nội dung chuyên ngành thì sẽ được thể hiện
theo các ký hiệu, ghi chú riêng sao cho dễ đọc, dễ hiểu.
Khung bản đồ là khung theo lưới kilomet vuông, được thiết lập thông qua phần mềm
tạo khung, đảm bảo tại các góc khung, giao điểm của lưới kilomet không có sai số trên máy

32 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

tính so với tọa độ lý thuyết. Toàn bộ khu vực dự án được đo vẽ trên 01 file bản đồ và được
phân thành mảnh bản đồ khổ giấy A1 (981mm x 1000mm) để phục vụ cho công tác in ấn.
e. Một số công tác khác có liên quan.
- Đánh giá hiện trạng mặt bằng dự án dự kiến xây dựng.
- Điều tra các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi công trình và phản ánh lên bản
đồ về hình dạng, quy cách (nếu có).
- Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, khí tượng, thủy
văn…) trong khu vực có khả năng ảnh hưởng đến phương án thiết kế, xây dựng tuyến
đường.
f. Công tác nội nghiệp và lập báo cáo.
- Sau khi kết thúc công tác ngoại nghiệp tiến hành kiểm tra số liệu trước khi đưa vào
tính toán và xử lý nội nghiệp.
- Các kết quả được tính toán bằng các phần mềm đo vẽ địa hình chuyên ngành. Báo
cáo khảo sát được lập tuân thủ theo các quy định hiện hành.
- Số lượng in ấn hồ sơ: 05 bộ
3.2. Khảo sát địa chất:
3.2.1 Khảo sát hiện trường:
1. Công tác xác định vị trí điểm khoan:
- Căn cứ vào mặt bằng vị trí hố khoan do Chủ đầu tư cung cấp có ranh và chiều dài các
cạnh. Dùng thước dây để xác định vị trí các điểm khoan. Trường hợp có tọa độ thì dung
máy toàn đạt điện tử để xác định cao tọa độ hố khoan.
- Trong trường hợp các hố khoan đã được định vị mà vướng vào địa hình đia vật cản
trở như: ao, hồ, đường dây điện… khó khăn trong công tác tổ chức thi công, không đảm bảo
an toàn thì cho phép nhà thầu dịch chuyển hố khoan sang vị trí khác trong phạm vi < 5m để
thực hiện và lấy lại vị trí thực tế đã dịch chuyển sau khi khoan.
2. Công tác khoan tại hiện trường:
a. Nguyên tắc chung.
Công tác khoan lấy mẫu được thực hiện bằng máy khoan XY-1 hoặc loại tương đương
tại các vị trí đã được định vị. Sử dụng phương pháp khoan xoay, bơm rửa bằng dung dịch
sét bentonite, trong quá trình khoan sử dụng ống vách đến độ sâu phù hợp để chống sạt lở
thành hố khoan.
b. Nhân lực thực hiện.
Tổ máy khoan tại hiện trường sẽ được bố trí số lượng nhân lực sau:
- Một kỹ sư địa chất: có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ quá trình khoan, lấy mẫu đất, thí
nghiệm SPT và ghi lại số liệu khoan trong suốt quá trình khoan và thí nghiệm tại hiện
trường.

33 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Một thợ khoan: có trách nhiệm điều khiển máy khoan, nâng thả bộ dụng cụ khoan,
lấy mẫu đất, điều khiển tời khoan trong công tác thí nghiệm SPT và các công tác khác trong
suốt quá trình khoan.
- Ba thợ phụ: có trách nhiệm hỗ trợ thợ khoan thực hiện các công tác trên.
- Một thợ bơm: được giao nhiệm vụ chuẩn bị dung dịch khoan, bơm và công tác hậu
cần dịch vụ khác.
c. Thiết bị.
Máy khoan
- Máy khoan thuỷ lực XY-1 hoặc loại tương đương sẽ được sử dụng để thực hiện công
tác khoan hiện trường. Máy sẽ được lắp đặt trên một giá đỡ bao gồm có một động cơ Diesel,
01 máy bơm piston, cần xa nhích và đầy đủ các dụng cụ khoan khác.
Bộ dụng cụ khoan
- Bộ dụng cụ khoan bao gồm:
- Lưỡi khoan hợp kim có đường kính ngoài là Ø91mm và Ø110mm trong trường hợp
khoan mở lỗ.
- Ống mẫu đơn có đường kính ngoài bằng đường kính của lưỡi khoan (91mm), chiều
dài của ống mẫu được thiết kế theo nhiều loại: 0,6m; 0,8m…v.v phụ thuộc vào độ sâu của
mũi khoan tại thời điểm khoan.
- Đầu nối chuyển tiếp sử dụng để nối ống mẫu đơn với cần khoan có hai đầu có đường
kính khác nhau là Ø50mm và Ø91mm.
- Các đầu nối gia mốc đường kính Ø42mm sử dụng để nối các cần khoan lại với nhau,
có hai loại gia mốc là gia mốc “đực” và gia mốc “cái”.
- Cần khoan được sử dụng như là bộ phận truyền lực quay từ máy khoan tới bộ công
cụ khoan có đường kính ngoài là Ø42mm.
- Ống chống thành lỗ khoan bằng hợp kim có đường kính Ø130mm
d. Quy trình khoan.
Bước 1: Chuẩn bị toàn bộ các thiết bị cần thiết, dung dịch khoan, kiểm tra tình trạng
máy móc một cách cẩn thận.
Bước 2: Lắp đặt máy khoan tại vị trí được đề nghị sao cho vững chắc, ổn định, đảm
bảo thẳng đứng.
Bước 3: Lắp đặt và kết nối bộ dụng cụ khoan với cần chủ động và bắt đầu cho khoan
mở lỗ với đường kính mở lỗ 110mm.
Bước 4: Bắt đầu khoan và bơm bentonite tuần hoàn cho tới khi bộ dụng cụ khoan
xuyên vào đất đá tới chiều sâu lấy mẫu hoặc thí nghiệm SPT. Khi khoan qua địa tầng là tầng
đất yếu (sét hữu cơ, sét dẻo chảy, sét dẻo mềm, cát rời) thì lưỡi khoan xuyên sâu vào đất
nhanh, hiệp khoan ngắn. Còn khi khoan qua địa tầng là đất ổn định hơn (sét nửa cứng, cứng,

34 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

cát chặt, cuội sỏi) thì lưỡi khoan xuyên sâu vào đất đá chậm, hiệp khoan kéo dài, chiều sâu
mét khoan.
thấp. Người thợ khoan phải điều chỉnh tốc độ khoan sao cho phù hợp với từng lớp đất
đá khoan qua và phân chia được địa tầng một cách chính xác.
Bước 5: Bơm rửa sạch đáy của lỗ khoan tại vị trí dự kiến lấy mẫu hoặc thí nghiệm SPT
sau đó nâng bộ dụng cụ khoan lên khỏi đáy lỗ khoan.
Bước 6: Thực hiện công tác thí nghiệm SPT hoặc lấy mẫu (xem phần quy trình xuyên
SPT và lấy mẫu).
Bước 7: Nâng bộ thí nghiệm SPT hoặc ống mẫu lên trên bề mặt.
Bước 8: Tiếp tục thực hiện công tác khoan cho tới chiều sâu thiết kế, đường kính kết
thúc lỗ khoan là 91mm
Công tác khoan sẽ được kết thúc khi thõa mãn các điều kiện sau:
- Các hố khoan phải khoan đến độ sâu thiết kết. Tại chiều sâu kết thúc hố khoan phải
đảm bảo rằng mũi khoan đã xuyên vào lớp đất chịu lực có chỉ số N spt ≥ 50 liên tục tối thiểu
5m.
- Trong trường hợp khi đã khoan đến chiều sâu dự kiến mà vẫn chưa gặp lớp đất chịu
lực thõa mãn điều kiện trên thì phải báo cho Đơn vị thiết kế và Chủ đầu tư biết để xem xét,
quyết định xử lý trước lúc kết thúc hố khoan.
- Trường hợp khi khoan chưa đến độ sâu thiết kế mà gặp đá thì phải khoan vào đá tối
thiểu 3m.
e. Ghi số liệu khoan và biểu mẫu.
Người kỹ sư địa chất phải ghi các thông số kỹ thuật và số liệu thu được trong quá trình
khoan trong hình trụ hố khoan
3. Công tác lấy mẫu:
a. Nguyên tắc chung.
- Lấy mẫu nguyên dạng: Sử dụng trực tiếp ống khoan lấy mẫu hoặc ống mẫu thành
mỏng với khoảng cách 2.0m/mẫu, mẫu đất đầu tiên trong mỗi hố khoan được lấy ở độ sâu
1.0m, 1.5m tuỳ vào điều kiện thực tế tại hiện trường. Ống mẫu sử dụng có chiều dài tối
thiểu 40-60cm, đường kính ống mẫu tối thiểu 76mm.
- Lấy mẫu phá hủy: trong tầng đất có tính dính kém, rời rạc nếu không lấy được bằng
ống mẫu thì có thể lấy từ đầu mũi xuyên tiêu chuẩn SPT.
b. Nhân lực.
01 cán bộ kỹ thuật.
04 nhân công thi công khoan.
c. Thiết bị.
- Ống mẫu khoan đường kính 91mm hoặc 110mm cho khoan mở lổ
35 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Ống mẫu đường kính tối thiểu 76mm, chiều dài tối thiểu 40-50cm.
- 01 bộ thiết bị máy khoan.
d. Quy trình lấy mẫu.
Bước 1: Khoan đến độ sâu cần lấy mẫu, dừng khoan và làm sạch đáy lỗ khoan đảm
bảo sao cho mùn khoan đã được thổi sạch khỏi đáy mà không làm phá huỷ đất đá dưới đáy
lỗ khoan
Bước 2: Dùng trực tiếp ống mẫu khoan hoặc ống lấy mẫu thả nhẹ nhàng, thẳng đứng ở
tâm của lỗ khoan.
Bước 3: Dùng phương pháp khoan xoay ép từ từ đối với ống mẫu hoặc búa đóng để lấy
mẫu.
Bước 4: Khoan xoay ép hoặc đóng ống mẫu sâu xuống một đoạn khoảng 50cm để đưa
mẫu đất vào ống một cách từ từ.
Bước 5: Nâng bộ ống mẫu khoan ra khỏi lỗ khoan bằng hệ thống cáp, bơm thủy lực,
sau khi lấy lên vệ sinh sạch phần xà lam, rửa sạch bên ngoài thành ống mẫu.
Tiến hành bọc kín 2 đầu để giữ ẩm, dán nhãn mẫu, để nơi râm mát và chuyển mẫu về
phòng thí nghiệm.
Đối với các mẫu đất rời không lấy được bằng phương pháp trên thì được lấy trong đầu
mũi SPT theo quy trình thí nghiệm SPT. Sau khi lấy lên mẫu được bảo quản trong bịch
nilon và được gắn nhãn với nội dung giống như mẫu nguyên dạng.
* Xử lý các trường hợp lấy mẫu:
Trong trường hợp lấy mẫu không thành công (có thể bị tụt mẫu...) thì khoan qua ít nhất
toàn bộ chiều sâu đã đóng mẫu trước đó, sau đó tiến hành lại công tác lấy mẫu.
e. Ghi chép số liệu và biểu mẫu.
Mô tả mẫu được ghi rõ vào hình trụ hố khoan và nhãn mẫu
Kí hiệu mẫu nguyên dạng (UD) và mẫu không nguyên dạng (D) được đánh số thứ tự từ
trên xuống dưới.
4. Công tác bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm:
a. Nhân lực.
- Bảo quản mẫu tại công trường: 01 nhân công tổ khoan
- Vận chuyển mẩu về phòng thí nghiệm: Vận chuyển bằng xe bán tải
- Bảo quản mẫu tại phòng thí nghiệm: 01 thí nghiệm viên
b. Thiết bị.
- Thùng gỗ đựng mẫu.
- Phòng bảo quản mẫu (Phòng thí nghiệm)
c. Quy trình.
36 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Khi mẫu đã được lấy lên khỏi lỗ khoan và làm sạch, các bước tiếp theo trong quá trình
bảo quản & vận chuyển về phòng thí nghiệm như sau:
- Phần mẫu cần bảo quản đưa về phòng thí nghiệm phải được bọc sáp giữ ẩm ngay,
gắn mã mẫu để phân biệt rồi tập kết ở những điểm thích hợp và cuối buổi phải chuyển đưa
về điểm trung chuyển để bảo quản, tránh di chuyển nhiều lần
- Tại điểm trung chuyển, các mẫu được để ở nơi thoáng mát không có ánh nắng, được
xếp theo quy định trong các hòm gỗ hoặc hộp giấy cứng.
- Trong thời gian ngắn nhất, các mẫu đã tập kết ở nơi trung chuyển phải được chuyển
về phòng thí nghiệm bằng xe ô tô. Trên đường vận chuyển các mẫu được đặt trong hộp gỗ
có lót các vật liệu mềm (như rơm, rạ, mùn cưa v.v…) nhằm tránh cho mẫu khỏi bị va chạm
mạnh.
- Tại phòng thí nghiệm mẫu phải luôn được bảo quản trong phòng có máy điều hòa
nhiệt độ.
5. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT hiện trường.
a. Nguyên tắc chung.
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) được thực hiện tại tất cả các hố khoan để xác định
sức kháng xuyên của đất. Thí nghiệm được thực hiện theo các khoảng cách 2.0m/1 lần thí
nghiệm ngay sau khi lấy mẫu đất.
b. Nhân lực.
- 01 kỹ sư địa chất: có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ công tác thí nghiệm SPT, ghi số
liệu.
- 01 thợ khoan: có nhiệm vụ thực hiện công tác đóng búa.
- 02 thợ phụ: có nhiệm vụ hỗ trợ thợ khoan thực hiện công tác đóng SPT, nâng thả và
lấy mẫu SPT lưu.
c. Thiết bị.
- Thiết bị khoan: Bộ máy khoan thuỷ lực XY-1 sẽ được dùng để thực hiện công việc.
- Cần nối ống mẫu: Cần nối ống mẫu dùng để nối ống chẻ với bộ cần khoan.
+ Đường kính ngoài của ống: 42mm.
+ Đường kính trong của ống: 18,5mm.
- Ống mẫu chẻ: Ống lấy mẫu được sử dụng có kích thước như trong hình 2 mũi đóng
sẽ được làm bằng thép cứng.
- Tải trọng bộ dụng cụ đóng: Búa và đe: búa có tải trọng 63,5kg và được làm bằng hợp
kim cứng. Búa sẽ được nâng và rơi tự do và tiếp xúc với đe bằng một cần dẫn hướng. Hệ
thống rơi của búa: khi được nâng đến chiều cao thiết kế (760mm), búa sẽ tự động rơi tự do.
d. Quy trình.

37 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bước 1: Khi khoan đến chiều sâu cần thí nghiệm, tiến hành thổi rửa sạch đáy lỗ khoan,
đảm bảo sao cho mùn khoan đã được thổi sạch khỏi đáy mà không làm phá huỷ đất dưới
đáy lỗ khoan (trường hợp thí nghiệm ngay sau khi lấy mẫu thì không tiến hành công tác thổi
rửa).
Bước 2: Lắp ống mẫu chẻ vào cần khoan và thả nhẹ nhàng xuống đáy lỗ khoan. Cần
đảm bảo chắc chắn đầu mũi SPT đã chạm đáy lỗ khoan. Sau đó tiến hành lắp bộ tạ SPT vào
phía trên của cần khoan.
Bước 3: Dùng thước đo và phấn để đánh dấu lên cần khoan 3khoảng đóng 15cm (tính
từ miệng lỗ khoan).
Bước 5: Đóng ống mẫu bằng búa nặng 63,5kg và đếm số lượng nhát búa sau mỗi hiệp
15cm, tiếp tục thực hiện cho đến khi một trong bốn điều kiện sau xuất hiện thì dừng lại:
+ Tổng cộng 50 búa được thực hiện cho mỗi hiệp 15cm.
+ Tổng cộng 100 búa đã được đóng.
+ Không có sự di chuyển của ống mẫu khi đóng 10 búa.
+ Ống mẫu đã xuyên đủ 45cm mà không có các trường hợp trên xuất hiện.
Bước 6: Nâng bộ mẫu ra khỏi lỗ khoan và mở ống mẫu lấy mẫu, cho mẫu vào bịch
nilon đóng gói ghi nhãn mẫu như mẫu nguyên dạng.
6. Công tác lấp hố khoan.
Các hố khoan sau khi hoàn thành công tác khảo sát sẽ được nhà thầu tiến hành lấp trám
hố khoan bằng các vật liệu tại chỗ: sét, cát hoặc bentonite.
7. Công tác thí nghiệm cắt cánh hiện trường.
Thí nghiệm cắt cánh hiện trường ghi nhận sức kháng cắt ở trạng thái tự nhiên, phá hủy
và độ nhạy của đất. Các thí nghiệm chỉ thực hiện trong địa tầng đất yếu bùn sét đặc trưng
với các khoảng cách độ sâu thí nghiệm theo yêu cầu nhiệm vụ.
3.2.2 Công tác thí nghiệm trong phòng.
Công tác thí nghiệm đất được thực hiện tại phòng thí nghiệm cơ lý đất, vật liệu xây
dựng số hiệu LAS-XD 16 của Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Tổng Hợp.
Mẫu đất xem:
Quan sát và mô tả chính xác vật liệu địa chất của từng lớp đất phù hợp với Tiêu chuẩn
Việt Nam (TCVN 4195 4202: 2012).
Mẫu thí nghiệm độ ẩm tự nhiên:
Độ ẩm tự nhiên theo TCVN 4196:2012 được tính toán với lượng nước bốc hơi được
sấy khô ở lò sấy có độ nóng 1050C. Độ ẩm tự nhiên được tính bằng bách phân so với khối
lượng đất đã sấy khô.
Xác định loại đất:

38 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Phân tích cỡ hạt : Qua rây sàng theo TCVN 4198:2014. Các hạt mịn của bùn, sét phải
qua thủy đồ theo Tiêu Chuẩn Việt Nam.
Các giới hạn chảy dẻo và chỉ số dẻo: phải dùng cho mẫu nguyên dạng của đất hạt dính
và được thực hiện theo đúng TCVN 4197:2012.
Thí nghiệm sức kháng cắt của đất:
Thí nghiệm nén đơn: Với các mẫu đất dính sét, á sét tiến hành thí nghiệm nén
đơn. Kết quả cho sức kháng nén có nở hông (nén một trục). Thí nghiệm này phải thực hiện
trên mẫu nguyên dạng có độ ẩm tự nhiên, trong báo cáo thí nghiệm phải ghi rõ:
- Loại và dạng (kích thước) của mẫu thử.
- Tỷ số chiều cao so với đường kính mẫu.
- Mô tả tổng về mẫu.
- Dung trọng tự nhiên và độ ẩm của mẫu trước khi nén.
- Tốc độ biến dạng áp dụng (%/phút).
- Sức kháng nén có nở hông Qu.
- Đường cong ứng suất – biến dạng
Thí nghiệm cắt nhanh (cắt trực tiếp): Cần thực hiện thí nghiệm theo đúng quy
định của TCVN 4199:1995 cho các mẫu đất ở trạng thái tự nhiên: Thực hiện bằng hộp cắt.
Trường hợp phòng thí nghiệm không có mẫu đúng kích thước với thiết bị có sẵn thì có thể
thực hiện theo phương pháp riêng nhưng cần phải giải trình rõ.
Thí nghiệm nén nhanh: Tiến hành, báo cáo thí nghiệm phải theo đúng quy định
của TCVN 4200:2012 và tối thiểu phải có những nội dung sau: hệ số nén a v, module tổng
biến dạng Eo đối với cho từng loại đất cát, cát pha, sét hoặc sét pha, vị trí và độ sâu mẫu thử
trong mẫu nguyên dạng.
Thí nghiệm nén cố kết: Tiến hành thí nghiệm nén cố kết theo đúng quy định của
ASTM2435. Thí nghiệm này được thực hiện trên những mẫu đất nguyên dạng ở trạng thái
tự nhiên. Kết quả thí nghiệm cung cấp các hệ số nén: a v, module tổng biến dạng Eo, hệ số cố
kết Cv, chỉ số nén Cc, …đối với từng loại đất cát, cát pha, sét hoặc sét pha tại vị trí và độ
sâu mẫu thử.
Thí nghiệm nén 3 trục (CU): Tiến hành nén 3 trục theo đúng quy định của
ASTM D4767. Thí nghiệm này thực hiện trên những mẫu nguyên dạng, ở trạng thái tự
nhiên. Mẫu đất thí nghiệm nén 3 trục có hình trụ tròn. Quá trình thí nghiệm có đo áp lực
nước lỗ rỗng, không đo lượng thoát nước từ mẫu. Áp lực thí nghiệm thực hiện từ 50, 100,
200kN/m đối với đất yếu; 100, 200, 400kN/m hoặc 200, 400, 800kN/m đối với đất cứng.
2 2 2

Kết quả cho ra lực dính tối hậu C cu, góc ma sát trong tối hậu cu và lực dính có hiệu C’cu,
góc ma sát trong có hiệu ’cu;
Ghi chú: Đối với thí nghiệm nén ba trục CU chỉ thí nghiệm cho các mẫu đất dính có
trạng thái từ chảy đến nửa cứng (như bùn, sét, sét pha).

39 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Ngoài các chỉ tiêu làm thí nghiệm trên, các chỉ tiêu khác như: Dung trọng khô, dung
trọng đẩy nổi, độ bảo hòa nước, độ rỗng, chỉ số dẻo, chỉ số độ sệt, hệ số rỗng, module biến
dạng, … dùng các công thức theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để tính toán.
3.2.3 Công tác lập báo cáo.
Báo cáo khoan khảo sát địa chất phải được lập thành 05 bộ bằng tiếng Việt theo
TCVN, báo cáo thể hiện đầy đủ các bảng biểu như quy định trong các tiêu chuẩn khảo sát,
thí nghiệm hiện hành
3.2.4 Tổ chức thực hiện và biện pháp đảm bảo chất lượng.
Để triển khai công tác khảo sát đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu, nhà thầu
sẽ huy động 01 tổ khảo sát địa chất với 01 máy khoan và 01 nhóm tư vấn lập báo cáo kết
quả khảo sát. Các nhân sự tham gia có đầy đủ bằng cấp, có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng
công việc của dự án.
3.2.5 Biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
a. Tổ chức:
- Tại công trường chúng tôi sẽ bố trí một cán bộ phụ trách an toàn bảo hộ lao động
chung. Cán bộ này có chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động do cơ quan có thẩm quyền
cấp.
- Cán bộ an toàn có nhiệm vụ tuyên truyền, kiểm soát an toàn lao động và phòng
chống cháy nổ cho công nhân trong suốt thời gian thực hiện.
- Cán bộ an toàn có trách nhiệm kiểm tra an toàn, bảo hộ lao động cho công trường
hàng ngày. Đối với công nhân mới vào cán bộ an toàn có trách nhiệm tập huấn tại chỗ trước
khi thực hiện.
b. Công tác đảm bảo an toàn cho nhân lực và qui trình tuân thủ pháp luật về an
toàn, VSLĐ
- Nghiêm cấm người có mùi rượu bia vào hoặc làm việc trong khu vực thi công.
- Trên công trường phải có mặt bằng thi công.
- Mặt bằng thi công được thu dọn gọn gàng, vệ sinh. Vật liệu thải, chướng ngại vật
phải được thu dọn sạch sẽ để thuận tiện trong việc đi lại và di chuyển máy móc thiết bị.
- Tất cả các công nhân tham gia tại hiện trường phải được trang bị bảo hộ lao động
theo quy định mức tối thiểu là giày, nón, quần áo bảo hộ.
c. Biện pháp an toàn sử dụng máy móc, thiết bị
- Tất cả các thiết bị khảo sát trước khi đưa vào phục vụ thi công tại công trường phải
được kiểm tra về tình trạng hoạt động cũng như an toàn bởi cán bộ an toàn và cán bộ giám
sát Đại diện Chủ đầu tư.
- Những bộ phận chuyển động của thiết bị phải được che chắn hoặc trang bị bằng các
phương tiện bảo vệ.

40 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Cấm sử dụng thiết bị trong những trường hợp không thực hiện đúng quy định vận
hành của nhà sản xuất.
- Chỉ được tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị sau khi thiết bị đã ngừng hoạt động.
- Thiết bị phải được bố trí ở vị trí an toàn, thuận tiện thao tác cho người sử dụng.
- Khi thiết bị đang hoạt động, người vận hành không được phép rời vị trí làm việc hoặc
giao cho người khác vận hành
d. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường.
Do các thiết bị cũng như nguyên vật liệu sử dụng cho dự án có mức độ gây ô nhiễm
môi trường không lớn nên kế hoạch và biện pháp đảm bảo môi trường khá đơn giản.
- Trước khi thi công cần dọn dẹp mặt bằng công trường ngăn nắp, sạch sẽ. Loại bỏ
những chướng ngại vật cản trở quá trình thi công.
- Trong quá trình thi công phải đặt máy móc thiết bị cũng như vật liệu một cách gọn
gàng, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động xung quanh.
- Rác thải, phế thải trong quá trình thi công cần tập kết gọn gàn đúng nơi quy định.
Không vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh.
- Trong quá trình thi công không được gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống công trình, kỹ
thuật hạ tầng hiện có như tuyến đường ống, đường công vụ…
- Cung cấp sơ đồ chỉ dẫn cần thiết và thỏa thuận các biện pháp tạm thời để duy trì các
điều kiện bình thường cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực xung quanh.
- Trước khi kết thúc công việc phải thu dọn mặt bằng công trường gọn gàng, sạch sẽ,
chuyển hết các vật liệu thừa, dỡ bỏ các công trình tạm, sửa chữa những chỗ hư hỏng của hệ
thống hạ tầng xung quanh do quá trình thi công gây ra.
3.3. Nội dung Thiết kế cơ sở (TKCS):
3.3.1 Qui cách hồ sơ TKCS:
- Hồ sơ bản vẽ TKCS phải được thể hiện đúng theo các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành
về kích thước, khung tên, tỉ lệ. Phải có đầy đủ vị trí của tên và chữ ký của Đại diện pháp lý
của nhà thầu, Chủ nhiệm đồ án, các Chủ trì thiết kế của các bộ môn và các Kiến trúc sư, kỹ
sư tham gia thiết kế;
- Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm Thiết kế cơ sở và Phần kinh tế của dự án phải
được thể hiện trên khổ giấy A4, đóng cuốn theo đúng trình tự và có ghi thời gian cụ thể, rõ
ràng.
3.3.2 Nội dung TKCS:
Nội dung Hồ sơ TKTKCS phải tuân thủ theo:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Qui định chi tiết
một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
41 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Từ đó, hồ sơ TKCS phải đảm bảo những yếu tố sau:


- Công năng sử dụng;
- Phương án kiến trúc phù hợp;
- Phương án kết cấu, kỹ thuật;
- Phương án PCCC;
- Sử dụng năng lượng có hiệu quả;
- Giải pháp bảo vệ môi trường;
- Dự toán chi phí xây dựng phù hợp;
- Hồ sơ TKCS phù hợp với Thiết kế qui hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được duyệt;
- Thể hiện được các kích thước kết cấu, cao độ các hạng mục công trình;
- Đảm bảo đủ điểu kiện thực hiện Phần kinh tế của dự án;
- Ghi chú đầy đủ cấu tạo kiến trúc, vật liệu dự kiến sử dụng.
3.4. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi:
- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư phải bám sát vào yêu cầu thực tiễn của Chủ đầu tư,
có tính tới yêu tố tương lai và phù hợp thiết kế quy hoạch tỉ lệ 1/500 đã được phê duyệt;
- Phần kinh tế của dự án phải được bám sát các qui định của Bộ Xây Dựng, các thông
báo của Sở Xây Dựng;
- Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, có phương án thu gom và vận chuyển rác phù
hợp tổng thể toàn bộ dự án;
- Các giải pháp kỹ thuật đảm bảo kết nối, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện
hữu.
II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
1. Phương pháp luận
1.1 Nguyên tắc cơ bản để thực hiện công việc

-TÍNH KINH TẾ
-HIỆU QUẢ SỬ 1. Tính kinh tế của công trình hiển nhiên
DỤNG dễ dàng điều chỉnh bởi người lập dự án.
2. Sự hài lòng của người sử dụng, môi
trường không gian tiện nghi.
3. Sự hài lòng của khách hàng.
4. Giảm cự ly vận chuyển của dây
-NHU CẦU SỬ chuyền.
DỤNG -TƯ VẤN
-YÊU CẦU CỦA LẬP DỰ ÁN ĐẦU
CHỦ ĐẦU TƯ TƯ

42 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

1.2 Phương pháp tiến hành thu thập số liệu:


 Giai đoạn chuẩn bị:
Dùng các dữ liệu có sẵn và các khảo sát hiện trường làm dữ liệu đầu vào cho hoạch
định công việc:
- Xác định, giao nhận vị trí công trình cụ thể ngoài hiện trường;
- Chuẩn bị số liệu tọa độ, cao độ mốc chuẩn;
- Chuẩn bị số liệu tọa độ hố khoan vụ cho công tác định vị ngoài thực địa;
- Chuẩn bị về nhân - vật lực và thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc, khoan, lấy mẫu,
thí nghiệm ngoài thực địa;
- Chuẩn bị về nhân - vật lực và thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế cơ sở và báo cáo
nghiên cứu khả thi...
 Khảo sát hiện trường:
- Môi trường xây dựng công trình;
- Khảo sát vị trí xây dựng công trình, cảnh quan xung quanh, chụp ảnh hiện trạng, tài
liệu địa hình, địa chất thủy văn...;
- Các điều kiện thi công, đường giao thông, công trường...;
- Làm việc với quản lý ĐHQG – HCM để nắm bắt các thông tin qui hoạch chủ yếu tại
khu vực xây dựng;
- Tham khảo một số công trình đang thi công xung quanh (nếu có);
- Khảo sát giá thành vật liệu xây dựng, giá nhân công..., các thông tư và bảng báo giá
của chính quyền địa phương;
- Khảo sát nguồn cung cấp vật liệu xây dựng tại địa phương.
 Giai đoạn lập Khảo sát phục vụ lập BCNCKT dự án ĐTXD:
- Khảo sát địa hình lập BCNCKT:
 Thu thập các mốc khống chế cao tọa độ Quốc gia;
 Đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền hạng IV;
 Đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp II;
 Đo lưới khống chế độ cao, thủy chuẩn hạng IV;
 Đo vẽ bản đồ địa hình trên cạn tỷ lệ 1:500, h = 0,5m;
 Định vị điểm hố khoan.
- Khảo sát địa chất công trình lập BCNCKT:
 Khoan lấy nõn 2 hố khảo sát địa chất (cấp đất đá I- III), từ 0m - 60m;
43 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT);


 Lấy mẫu nguyên dạng;
 Lấy mẫu nước đánh giá ăn mòn bê tông;
 Thí nghiệm xác định độ ẩm tự nhiên;
 Thí nghiệm thành phần hạt;
 Thí nghiệm xác định khối lượng riêng;
 Thí nghiệm giới hạn dẻo, giới hạn chảy;
 Thí nghiệm xác định dung trọng tự nhiên;
 Thí nghiệm cắt cánh hiện trường;
 Thí nghiệm nén 3 trục CU;
 Thí nghiệm nén cố kết;
 Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu hóa lý của mẫu nước ăn mòn bê tông.
 Giai đoạn lập Nhiệm vụ thiết kế:
 Thu thập đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư;
 Thu thập đầy đủ hồ sơ Qui hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 được phê duyệt;
 Thu thập đầy đủ các văn bản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng.
 Giai đoạn thiết kế cơ sở:
 Thu thập đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư;
 Thu thập đầy đủ các văn bản liên quan đến dự án đầu tư xây dựng;
 Quản lý lộ trình thiết kế (xem xét sự chấp thuận của địa phương);
 Nắm bắt chuẩn xác các yếu tố xây dựng:
 Qui mô xây dựng của công trình;
 Bản vẽ phác thảo, hoạch định không gian kiến trúc chính, mặt bằng kiến trúc
các tầng, mặt cắt ngang, mặt đứng chính, mặt đứng bên, bản vẽ phối cảnh, giao
thông nội bộ và giao thông bên ngoài nhà.
 Địa chất thủy văn tại vị trí xây dựng
 Môi trường, khí hậu tại địa phương, hướng nắng, gió, mưa...
 Nắm bắt các thiết bị sử dụng cho công trình và thông số kỹ thuật của thiết bị.
 Các nội dung khác có liên quan.
 Giai đoạn tính toán Phần kinh tế của dự án:
 Nghiên cứu kỹ các qui định về suất đầu tư của dự án.
44 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 Thu thập các thông tin về vốn đầu tư của dự án trước đây và vốn đã được đầu tư,
sử dụng.
 Tiến hành tính toán chi phí đầu tư xây dựng, trang thiết bị, các bảng biểu qui định
chi phí khác, … qui mô và kế hoạch đầu tư.
1.3 Quy trình tư vấn khảo sát địa hình, địa chất:
Quy trình khảo sát được thể hiện theo sơ đồ sau:

Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật

Thực hiện khảo sát

Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát

Sơ đồ tổ chức thực hiện công việc:

45 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

1.4 Quy trình cơ bản thực hiện công tác thiết kế


Sơ đồ thực hiện công tác và nội dung:

* Phân tích công tác · Định nghĩa khảo sát sơ bộ


· Kiểm tra các thủ tục, luật lệ

* Phân tích các yếu tố ngoại cảnh · Các yếu tố ngoại cảnh ở vị trí xây dựng
· Khảo sát hiện trường

* Khảo sát một số công trình khác · Phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát thực tế
* Tư vấn, đề xuất chủ đầu tư những · Tóm tắt các thông tin được đề cập trong dự án
vấn đề cần thay đổi so với thiết kế · Khảo sát yêu cầu của chủ đầu tư và người sử dụng
qui hoạch (nếu có)

* Lập ra phương hướng cơ bản · Định nghĩa tiêu chuẩn thiết kế


* Kiểm tra và nghiệm thu · Kiểm tra trang thiết bị sử dụng cho công trình
· Kiểm tra qui mô đầu tư

* Vẽ phác thảo những đề xuất thay · Giải pháp tối ưu mang tính kinh tế và hợp lý
đổi · Phân tích bản vẽ cơ sở để điều chỉnh hợp lý

Tư vấn
· Tính khả thi của việc mở rộng và thay đổi
· Việc xây dựng và phương thức
· Thiết kế chi tiết dựa trên hồ sơ cơ sở
· Kế hoạch thiết kế về vật liệu, màu sắc
* Kế hoạch kỹ thuật · Việc xây dựng mang tính thân thiện với
môi trường và cảnh quan xung quanh
· Kiểm tra các thiết bị sử dụng cho công trình
· Tiến hành tính tóan kết cấu chi tiết
· Thiết kế chi tiết các hạng mục khác như:
* Kiểm tra giá trị, điều chỉnh và điện, nước, mạng điện thoại, PCCC...
phát hành bản vẽ

* Thẩm tra (thẩm định) bản vẽ · Thẩm tra (thẩm định) tại cơ quan có chức năng

* Phát hành và nộp kết quả · Nộp hồ sơ thiết kế đã chỉnh sửa theo thẩm tra cho
chủ đầu tư
Sơ đồ tổ chức thực hiện công việc:
46 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Thiết kế kiến trúc

Thiết kế kết cấu

Thiết kế điện

-Phối hợp các kỹ Tay Sử Người thiết kế


năng chuyên nghiệp nghề dụng lâu năm
-Thiết kế đạt chất chuyên Thiết kế nước chuyên - Kỹ sư, kiến trúc
lượng tốt nhất nghiệp gia, sư có năng lực
Điều
phối
Thiết kế điện cơ BIM

Thiết kế PCCC

Lập tổng dự toán

Nhân sự thực hiện các công việc theo danh sách chuyên gia tư vấn đề xuất theo gói
thầu (file đính kèm)
47 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Thiết kế kiến trúc - Thiết kế tổng thể và công việc quản lý


- Thiết kế có xem xét yếu tố ngoại cảnh
- Tuân thủ theo các tiêu chuẩn thiết kế
VN
- Lập Thiết kế cơ sở
- Phát hành bản vẽ phối cảnh

- Thiết kế, tính tóan móng


- Thiết kế các cấu kiện cơ bản, cột dầm
Thiết kế kết cấu sàn... Các kết quả tối ưu
- Thiết kế chi tiết
- Phân tích kết cấu

- Thiết kế chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn [kết quả]


Thiết kế điện - Điện thiết bị và an tòan điện - Thuyết minh thiết
kế
- Thuyết minh kết cấu
- Thuyết minh thiết bị
- Thuyết minh về tải
và công suất tải
- Hệ thống cấp thóat nước sinh hoạt và hệ - Khối lượng chi tiết
Thiết kế nước thống đặc thù chuyên biệt của dự án - Bảng chi tiết
- Dự tóan
- Tiêu chí kỹ thuật
- Phối cảnh

- Các hệ thống không chồng chéo nhau


Thiết kế điện cơ
- Phân tích nhu cầu sử dụng

- Thiết kế thông gió vệ sinh


- Thông gió cho các phòng đảm bảo theo
Thiết kế thông gió Khái toán tổng dự tóan
nhu cầu sử dụng, kết hợp thông gió tự
nhiên

Thiết kế PCCC - Hệ thống báo khẩn cấp và thiết bị PCCC

2. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

48 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Tuân thủ theo các nội dung về việc phê duyệt Qui hoạch chi tiết xây dựng ĐHQG -
HCM.
- Khu đất được xây dựng: Nhà thi đấu 4000 chỗ, hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ
trợ một cách thống nhất.
- Hệ thống giao thông được bố trí xung quanh công trình với ranh giới khu đất, bảo
đảm việc giao thông nội bộ thuận lợi, giao thông nội bộ với giao thông công cộng đáp ứng
tốt việc đi lại cũng như phòng cháy chữa cháy.
- Giải pháp thẩm mỹ của hình khối kiến trúc, kết hợp với cây xanh xung quanh làm
tăng vẻ đẹp cho công trình cũng như làm giảm tác động của bức xạ mặt trời vào các hạng
mục công trình.
3. Nội dung thiết kế:
3.1 Bố trí các mặt bằng:
Cụ thể các mặt bằng như sau:
- Mặt bằng tầng 1 (cao độ ± 0.000): Sảnh chính; khu hành chánh và các phòng chức
năng; sảnh vận động viên; khu phục vụ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài ...; sảnh
khán giả. Các khu kỹ thuật, vệ sinh, hành lang, kho dụng cụ; thang bộ.
- Mặt bằng tầng 2 (cao độ + 4.000): Sảnh VIP; phòng chờ VIP; phòng truyền thống;
Các khu kỹ thuật; vệ sinh; hành lang; sảnh giải lao khán giả; kho, thang bộ.
- Mặt bằng tầng 3 (cao độ + 7.600): Sảnh nội bộ; phòng điều khiển, phòng phục vụ
phát thanh truyền hình – bình luận, sân thượng phục vụ giải lao ... Các khu kỹ thuật, vệ sinh,
hành lang, cầu thang bộ.
- Mặt bằng tầng mái: bố trí hệ thống kỹ thuật phục vụ cho công trình.
- Các hạng mục phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
3.2 Hình khối kiến trúc:
- Công trình chính:
 Khối hành chánh – phục vụ: tối đa 3 tầng.
 Khối nhà thi đấu: 1 tầng, phần khán đài 2 tầng.
- Các hạng mục phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.
4. Giải pháp thiết kế kết cấu:
- Tính toán và lựa chọn giải pháp kết cấu phù hợp các quy định và TCXD hiện hành. Giải
pháp kết cấu được chọn phải là tối ưu nhất đảm bảo an toàn, ổn định sử dụng hiệu quả
theo thời gian và tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Hệ cột chính với khoảng cách theo nhu cầu sử dụng.
a. Giải pháp thiết kế Kết cấu:

49 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Phương án dầm sàn: do yêu cầu không gian và chiều cao tầng, chúng tôi lựa chọn
phương án dầm sàn sử dụng cho công trình là phương án sàn BTCT có dầm.
- Kết cấu chịu lực chính: dự định lựa chọn kết cấu chịu lực chính là khung – cột – dầm
BTCT (đổ tòan khối) có thể kết hợp hệ thống vách được bố trí tại vị trí thang máy.
- Móng: Do đặc điểm địa chất tại vị trí xây dựng công trình, tải trọng chân cột khá lớn,
chúng tôi lựa chọn phương án móng cho công trình là phương án móng cọc.
- Các giải pháp này sẽ đảm bảo tính kinh tế, độ an toàn, ổn định của các hạng mục công
trình.
b. Trình tự thiết kế:
- Từ các điểm trên chúng tôi tiến hành các bước tính toán thiết kế với việc giải khung
không gian (hoặc khung phẳng) bằng các phần mềm phần tử hữu hạn: ETABS, SAP,
SAFE. Từ đó tiến hành tính toán kết cấu móng, cột, dầm sàn và các cấu kiện khác theo
TCVN (có tham khảo các tiêu chuẩn nước ngòai được phép sử dụng ở Việt Nam – nếu
cần thiết).
 Tải trọng:
- Tĩnh tải (Trọng lượng bản thân)
- Hoạt tải sử dụng.
- Gió tác động vào công trình.
- Tải trọng động đất (nếu có).
 Tổ hợp tải trọng:
- 1.0TT + 1.0HT
- 1.1TT + 1.2HT
- 1.1TT + 1.37x GIÓ (1.1 DL + 1.37WL)
- 1.1x0.9TT + 1.2x ĐỘNG ĐẤT (1.1x0.9DL + 1.2EQ)
- 1.1TT + 0.9x1.2xHT + 0.9x1.37x GIÓ (1.1DL + 0.9x1.2LL + 0.9x1.37WL)
- 1xTT + 0.3xHT + 0.3x ĐỘNG ĐẤT X + 1 x ĐỘNG ĐẤT Y
(1DL + 0.3xLL + 0.3xEQX+ 1xEQY)
- 1xTT + 0.3xHT + 1x ĐỘNG ĐẤT X + 0.3 x ĐỘNG ĐẤT Y
(1DL + 0.3xLL + 1xEQX+ 0.3xEQY)
 Thiết kế kết cấu phần móng:
- Tính toán sức chịu tải của cọc theo vật liệu, đất nền.
- Chọn các tổ hợp nội lực bất lợi do phần kết cấu bên trên truyền xuống móng.
- Tính toán số lượng cọc cho từng móng.

50 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Kiểm tra tải trọng tác dụng lên đầu cọc..


- Kiểm tra lún cho nền dưới đáy khối móng quy ước.
- Kiểm tra chọc thủng cho đài cọc.
- Tính toán cốt thép cho đài móng.
 Thiết kế kết cấu BTCT:
- Tính toán, kiểm tra kích thước, tiết diện của các cấu kiện và diện tích cốt thép chịu
lực.
5. Giải pháp thiết kế điện:
1.1. Hệ thống phân phối điện trung thế
Nguồn cấp điện chính cho khu vực thiết kế được lấy từ tủ điện trung thế thuộc phạm vi
dự án
a. Thông số hệ thống
 Điện thế sơ cấp – 22/15kV
 Tần số - 50kHz
 Số pha – 3
 Mức độ sự cố điện ở điểm nối với EVN – 25kA/3s
b. Tủ trung thế
Tủ RMU được sử dụng cho dự án được đặt trong nhà phù hợp với yêu cầu nghành điện.
c. Trạm biến áp
Hệ Thống trạm biến áp xây dựng cho dự án là trạm biến áp dạng trong phòng, dùng máy
biếp áp theo tiêu chuẩn PCCC Việt Nam.
Máy biến áp phân phối được sử dụng trong dự án có thông số chính sau:
 Điện áp phía sơ cấp: 15/22kV
 Điện áp phía thứ cấp: 0,4kV
1.2. Hệ thống phân phối điện hạ thế
a. Thông số hệ thống
 Điện thê thứ cấp – 380/220V
 Tần số - 50Hz
 Số pha – 3 với dây trung hòa được nối đất chắc chắn
 5 dây – hệ thống PEN
b. Tủ hạ thế chính
Tủ hạ thế chính sẽ được đặt trong phòng chịu lửa 2 tiếng. Tủ này sẽ cấp điện cho
toàn bộ dự án thông qua thanh dẫn điện đến tủ phân phối.
51 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

c. Tủ phân phối hạ thế


- Mỗi hạng mục sẽ được cung cấp một tủ phân phối điện hạ thế phục vụ cho từng hạng
mục, ở mỗi hạng mục còn có thêm những tủ nhỏ phục vụ cho từng chức năng cụ thể
của hạng mục đó.
- Đối với những tải ổ cắm nguồn các mạch điện phải được bảo vệ bằng thiết bị dòng
điện dư có độ nhạy 30mA
d. Đồng hồ đo
- Nguồn vào của EVN tới công trình phải được đo ở điện trung thế bằng đồng hồ đo
kWH đặt trong tủ điện trung thế;
- Ngoài ra công trình cần có những đồng hồ phụ để đo điện năng cho các khu vực cần
thiết.
e. Hệ thống máy phát dự phòng
Máy phát chạy bằng dầu diezen, công suất dự kiến của máy phát dự phòng sẽ được
tính toán chi tiết trong phần thiết kế chi tiết.
f. Hệ thống nối đất
Một hệ thống nối đất phải được lắp đặt theo tiêu chuẩn AS3000. Hệ thống nối đất
phải là loại “kết hợp” tận dụng một thanh nối đất chung đặt trong trạm điện.
g. Hệ thống chống sét
- Sử dụng hệ thống ESE
h. Hệ thống chiếu sáng
- Đáp ứng yêu cầu dự án, lựa chọn đèn chiếu sang phù hợp cho mỗi khu vực
i. Chiếu sáng sơ tán khẩn cấp
Chiếu sáng sơ tán khẩn cấp phải được thiết kế cho việc thoát hiểm khi có hỏa hoạn
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
j. Điện thoại/dữ liệu
- Đường dây điện thoại/Internet vào công trình sẽ được đấu nối tại trạm điện thoại của
công trình (MDF) kết nối chéo. Cáp vào có thể là cáp đồng hoặc cáp quang;
- Một hệ thống tổng đài điện thoại có đầy đủ các chức năng để phục vụ cho toàn dự án;
- Không gian cần phải được dự trù trong mỗi khu vực, khung phân phối chính cho các
giá bộ cấp để các thiết bị đang họat động có thể được lắp đặt để phục vụ tòa nhà nếu
được yêu cầu;
- Một hệ thống dữ liệu sẽ được thiết kế. Nhà tư vấn sẽ thiết kế phần xương sống cho
toàn bộ tòa nhà bằng cáp quang. Máy chủ và hệ thống dữ liệu sẽ được IT của chủ đầu
tư chỉ định
- Wifi sẽ được lắp đặt để phủ sóng cho toàn bộ dự án.;
52 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

k. Truyền hình cáp (CATV)


Hệ thống truyền hình cáp sẽ được phân phối cho mỗi khu vực thông qua các bộ chia
đặt ở mỗi hạng mục.
6. Giải pháp thiết kế cấp thoát nước:
1.3. Mô tả hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước lạnh
- Nguồn nước thủy cục được đưa vào bể ngầm thông qua van phao tự ngắt khi đầy.
Trạm bơm nước bơm nước sinh hoạt lên bể nước mái ( hoặc bơm biến tầng ) và cấp
xuống cho các thiết bị bằng trọng lực. Những tầng trên cùng của tòa nhà có thể
nghiên cứu, tính toán để được cấp nước bằng hệ thống bơm tăng áp;
- Các đường ống phân phối nước sẽ sử dụng loại ống nhựa PPR (PN10) hoặc PVC với
các kích cỡ như sau : DN125, DN100, DN80, DN65, DN50, DN40, DN32, DN25,
DN20, DN15.
1.4. Mô tả hệ thống thoát nước thải
- Nước thải sinh hoạt từ các thiết bị vệ sinh như : bồn cầu, bồn tiểu, chậu rửa mặt và
thoát sàn…. Sẽ được thu gom qua hệ thống đường ống và dẫn tới bể xử lý nước thải.
Nước sau khi được xử lý qua bể xử lý nước thải sẽ được dẫn ra hố ga thoát nước thải
nội bộ và từ đó dẫn ra hệ thống thoát nước thải của toàn khu.
- Ở các ống đứng thoát nước, cứ mỗi 3 tầng ta lại đặt một ống kiểm tra phòng trường
hợp ống bị tắc.
- Tất cả các ống đứng thoát nước đều phải có ống thông hơi. Ống thông hơi này phải
cao hơn mái nhà là 0.7m. Đối với các bể tự hoại cũng có ống thông hơi lên mái.
Chỉ tiêu và lưu lượng nước thải
Nước thải được tính bằng 80% nước cấp
Mô tả hệ thống thoát nước mưa
 Nước mưa trên mái được tập trung về các phễu thu nước mưa. Các ống đứng thoát
nước mưa sẽ dẫn lượng nước mưa xuống tầng trệt và thoát vào mạng thoát nước mưa
khu vực.
 Nước mưa mặt đường và mặt sân của trường học được thu gom từ các hố ga được bố
trí trên đường và sân sau đó thoát vào mạng thoát nước mưa khu vực.
7. Giải pháp thiết kế hệ thống PCCC:
 Thế kế hệ thống PCCC hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy đáp ứng các quy
chuẩn hiện hành
8. Giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục khác:

53 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- San nền, sân bãi, đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa nước thải, hệ thống cấp
điện, cấp nước, chiếu sáng, vườn hoa cây xanh.. đảm bảo phù hợp theo quy hoạch chi tiết
được duyệt:
 San nền: Do dự án nằm ở vị trí đất cao không bị ảnh hưởng của triều cường và độ
dốc của khu đất thấp nên sẽ không tiến hành san nền mà giữ tự nhiên cho khu quy
họach
 Sân bãi, đường giao thông: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo dự án;
- Cấp nước: Khu vực thiết kế được đấu nối với đường ống cấp nước D300 theo quy
hoạch 1/2000. Sử dụng nguồn nước cấp cho khu vực theo quy hoạch duyệt, bao gồm mạng
lưới và bể chứa;
- Thoát nước mưa: Giải pháp thoát nước mưa cho khu vực là thiết kế hệ thống thoát
nước riêng với nước thải sinh hoạt. Nước mưa trên bề mặt sẽ được gom về các trục giao
thông chảy ra các tuyến cống chính D400 – D800 sau đó được xả ra các nguồn tiếp nhận.
 Cống thoát nước mưa sử dụng cống tròn BTCT – H10-H30, kích thước cống tính
toán theo chu kỳ tràn cống T=3 năm. Kích thước cống biến đổi từ D400 – D800. Tổ
chức thoát nước một bên hoặc hai bên tùy tuyến đường.
 Chọn độ sau chôn cống ban đầu tối thiểu là 0.7m nhằm đảm bảo cống làm việc
bình thường dưới tác dụng của xe cộ và các tải trọng khác liên quan.
- Thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng biệt với nước mưa.
 Nguồn gây ô nhiễm là nước thải sinh hoạt từ các hạng mục công trình...
 Xây dựng hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới và bể xử lý. Nước thải
được xử lý theo tiêu chuẩn, tách rời với hệ thống thoát nước mưa, xả vào hệ thống
thoát nước chung của khu vực;
- Cấp điện: Nguồn điện được cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp;
- Chiếu sáng: Xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch được duyệt và theo tiêu chuẩn hiện
hành;
- Thông tin liên lạc: Phối hợp với các đơn vị chuyên ngành xây dựng hệ thống thông
tin liên lạc, mạng truyền hình cáp, mạng internet... đồng bộ hiện đại cho toàn bộ khu vực.
- Xây dựng hệ thống thu gom rác thải.
- Xây dựng hệ thống PCCC đạt tiêu chuẩn.
9. Phương án vật liệu hoàn thiện
- Nền sàn lát gạch granite các khu vực văn phòng và khu phục vụ, khu vực sân thi đấu
lát thảm cao su phù hợp với tiêu chuẩn nhà thi đấu đa năng.
- Tường xây gạch không nung, sơn nước màu sáng.
- Trần sử dụng trần thạch cao khung nhôm (nếu có).

54 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Cửa đi nhôm kính, khung nhôm lõi thép hoặc thép.


- Mái BTCT, mái tôn có xử lý cách âm, cách nhiệt.
- Màu sắc nhẹ nhàng, phù hợp khí hậu và cảm quan của người sử dụng.
- Khung kết cấu móng – dầm - sàn BTCT, kèo thép.
- Các vật liệu điện, cấp thoát nước phù hợp với TCVN.
10. Công tác tính toán Phần kinh tế của dự án:
Sau khi có đầy đủ thông tin về suất đầu tư tổng thể dự án và nguồn vốn đã sử dụng, kết
hợp với các qui định hiện hành, chúng tôi sẽ tính toán các chi phí đầu tư xây dựng, các chi
phí cho từng công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư và công tác nghiệm thu sau này.
III. SÁNG KIẾN CẢI TIẾN:
1. Thiết kế thân thiện với môi trường:
Phải lập mục tiêu sau đây để đảm bảo tính thân thiện với môi trường

Ít tác động đến môi trường Sống với thiên nhiên

Xây dựng môi trường thân thiện

2. Bộ môn kiến trúc:


- Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên của khu đất, giữ lại con suối nhỏ để tạo cảnh
quan;
- Tạo nên một điểm nhấn đặc biệt về không gian kiến trúc cho Trung tâm Thê dục thể
thao – ĐHQG-HCM;
- Tính cách tân và hiện đại trong hình khối kiến trúc;
- Mô phỏng cấu trúc thiên nhiên tạo lớp vỏ bao che 2 lớp cho công trình, nhằm cải tạo
vi khí hậu cho công trình, tận dụng tốt điều kiện khí hậu địa phương, giảm chi phí khi vận
hành sử dụng và bảo trì công trình;
- Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường như bê tông sợi thủy tinh, …
- Tạo nguồn lợi đầu tư dài lâu;
- Nâng cao giá trị thẩm mỹ chung cho đô thị ĐHQG-HCM;
- Tính thực tế, hiệu quả đầu tư và sự bền vững.
3. Bộ môn Kết cấu:

55 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Tính toán kỹ, ưu tiên sử dụng móng băng giao thoa hoặc móng cọc để giảm chi phí
đầu tư;
- Phương án móng cọc phải tính toán để giảm lượng thép sử dụng từng phần trong cọc
tùy theo điều kiện chịu lực trong suốt chiều dài cọc.

56 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Phần 3: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI


I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Chủ đầu tư

Những người tham


gia tư vấn

Chủ nhiệm đồ án
Tư vấn trưởng

Khảo sát Kiến Kết Điện Nước Cơ Hệ PCCC Dự


địa hình-địa chất trúc cấu Chủ Chủ điện thống Chủ trì toán
Chủ trì Chủ Chủ trì trì Chủ kỹ Chủ
trì trì trì thuật trì

Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân
viên ks viên ks viên viên viên viên viên viên viên viên
địa địa thiết thiết thiết thiết thiết thiết thiết thiết
hình chất kế kế kế kế kế kế kế kế

II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC CÔNG VIỆC TRONG TỪNG GIAI ĐỌAN:
1. Giai đoạn chuẩn bị:

Chuẩn bị kế hoạch - Tổ chức từng nhóm cho mỗi kĩnh vực phân chia công việc

- Kiểm tra các hồ sơ thiết kế cơ sở


Kiểm tra các dữ liệu - Kiểm tra hồ sơ khảo sát địa chất thủy văn, địa hình
đầu vào - Các văn bản liên quan
- Tìm kiếm sự cố và lướt qua các phần

Kiểm tra các đề - Tư vấn cho chủ đầu tư


xuất, kiến nghị - Tìm kiếm giải pháp
- Đúc kết kế hoạch

57 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

2. Giai đọan khảo sát và lập thiết kế cơ sở:

- Mặt bằng tổng thể


Khảo sát địa hình Thiết kế kiến trúc - Mặt bằng các tầng
Địa chất - Các mặt đứng
- Các mặt cắt thể hiện không gian

Thiết kế Thiết kế Thiết kế Thiết kế Thiết kế


Kết cấu điện nước cơ điện PCCC

Thiết kế kiến trúc - Xem xét tổng hợp điều chỉnh các bộ
môn (nếu có)
- Tiếp tục thiết kế chi tiết kiến trúc: Nền,
tường, cột, mái, cầu thang, hành lang, vệ
sinh...
Lập dự toán - Thuyết minh thiết kế
- Kiểm tra thiếu sót hồ sơ

- Xem xét tòan bộ hồ sơ thiết kế


Kiểm tra tổng thể - Phát hiện những sai sót để điều chỉnh
kịp thời

- Kiểm tra lại lần cuối trước khi in ấn


Quản lý kỹ thuật - Ký duyệt bản vẽ, thuyết minh

3. Giai đoạn hoàn thành công việc:


- Ký xuất bản vẽ
- Photo bản vẽ, thuyết minh thiết kế, Phần kinh tế của
dự án
Phòng dự án - Đóng gói, hòan thiện hồ sơ
- Lập các biên bản nghiệm thu bàn giao hồ sơ
- Nộp hồ sơ cho chủ đầu tư

- Nhận hồ sơ TKCS
Chủ đầu tư - Kiểm tra hồ sơ theo đúng hợp đồng đã ký kết
- Xác nhận biên bản nghiệm thu bàn giao hồ sơ

58 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

III. KẾ HOẠCH BỐ TRÍ NHÂN SỰ:


(xem bảng danh sách chuyên gia tham gia thực hiện kèm theo)
Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu vì điều kiện khách quan mà Nhà thầu cần phải
thay đổi chuyên gia khác thì phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư, đồng thời phải đảm bảo
nguyên tắc: chuyên gia thay thế có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn tương đương hoặc
cao hơn.
IV. PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ, KIỂM TRA CỦA CÁC CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA NHÀ
THẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THIẾT KẾ:
- Lãnh đạo công ty thường xuyên kiểm tra công việc, tiến độ thông qua chủ nhiệm đồ
án và các chủ trì thiết kế. Từ đó sẽ có sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên đến công việc.
Trong trường hợp cần thiết, Công ty sẽ bố trí thêm bộ phận kế hoạch, bộ phận quản lý kỹ
thuật, và nhân viên hỗ trợ bổ sung để đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.
- Khi hoàn thành từng giai đoạn thiết kế, Công ty sẽ cử một nhóm kiến trúc sư, kỹ sư
chuyên ngành hỗ trợ việc kiểm tra lại toàn bộ khối lượng công việc kiến trúc, tính toán kết
cấu, điện, nước, điều hòa, mạng điện thoại, vi tính, chống sét, âm thanh, hình ảnh, thông
gió, PCCC... cũng như phần kinh tế của dự án bao gồm sự đúng đắn, đầy đủ và đồng bộ của
thiết kế, sự phù hợp giữa các bộ môn.
V. BỐ TRÍ NHÂN SỰ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA GÓI
THẦU:
1. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu: xem bảng.
2. Danh sách các chuyên gia thực hiện: xem bảng.
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC VÀ PHƯƠNG THỨC BÁO CÁO:
1. Tiến độ thực hiện: tổng thời gian thực hiện gói thầu: 60 ngày.

59 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

60 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

2. Các phương thức báo cáo:


- Báo cáo định kỳ: Trong thời gian thực hiện hợp đồng, chúng tôi sẽ lập báo cáo định
kỳ. Nội dung báo cáo nêu rõ các vấn đề liên quan đến tiến độ, những vấn đề thay đổi (nếu
có), và đề xuất giải quyết của nhà thầu đối với các vấn đề phát sinh. Báo cáo định kỳ bằng
văn bản và do chủ đầu tư quy định nội dung, biểu mẫu và sẽ được thống nhất sau khi ký hợp
đồng.
- Báo cáo bất thường: Trong quá trình thực hiện nếu vì một điều kiện nào đó nội dung
thiết kế không tuân theo bản vẽ thiết kế qui hoạch và Nhiệm vụ thiết kế được duyệt hoặc
nhà thầu thấy thiết kế qui hoạch không phù hợp với thực tế, gây ảnh hưởng chất lượng công
trình hoặc gây tốn kém, lãng phí thì nhà thầu sẽ phải thông báo ngay lập tức cho chủ đầu tư.
Hình thức thông báo có thể qua điện thoại hoặc thư điện tử (email), fax hoặc gặp trực tiếp
tại văn phòng của chủ đầu tư.
- Các báo cáo khác: Nội dung các báo cáo khác (nếu có) sẽ tuân theo quy định của
pháp luật xây dựng hiện hành do nhà nước ban hành.
3. Tổ chức thực hiện báo cáo:
Chủ nhiệm đồ án hoặc Chủ trì kiến trúc, kết cấu, điện, nước, thông gió sẽ lập các báo
cáo như: Báo cáo định kỳ, Báo cáo bất thường và các báo cáo khác theo đúng quy định.
(Xem bảng chương trình công tác và tiến độ thực hiện kèm theo)
VII. DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM BÀN GIAO:
1. Hồ sơ báo cáo khảo sát địa hình
2. Hồ sơ báo cáo khảo sát địa chất
Tài liệu khoan và thí nghiệm hiện trường:
 Tài liệu phải ghi rõ vị trí từng hố khoan. Tọa độ hố khoan được thể hiện trên bản
vẽ đính kèm. Cao trình đỉnh hố khoan, đáy hố khoan bố cục địa chất theo cao độ
thống nhất trong khu vực (nếu có).
 Nhật ký công tác khoan và phân loại địa chất trong lúc khoan phải ghi rõ:
 Ngày tiến hành công tác khoan và thí nghiệm hiện trường.
 Cao trình các điểm lấy mẫu và điểm thí nghiệm hiện trường.
 Các sửa đổi đã được thi hành theo chỉ thị của kỹ sư giám sát công trường.
 Ghi nhận màu sắc và mùi của từng mẫu đất.
 Ghi nhận độ chặt của mẫu đất.
 Số hiệu hố khoan.
 Vị trí và cao trình của từng hố khoan.
 Phương pháp khoan.
 Đường kính hố khoan và độ nghiêng của hố khoan nếu có.
 Các biện pháp và thiết bị chống.
 Cách lấy mẫu và loại mẫu.
 Cột địa tầng với các ký hiệu theo TCVN từng loại đất.
61 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

 Cao trình mực nước ngầm ổn định (ghi rõ theo mùa hay theo thủy triều).
 Các sự cố khoan nếu có.
 Các hố khoan dở dang phải dời đi cũng phải được ghi rõ.
Tài liệu thí nghiệm đất trong phòng:
 Ký hiệu mẫu hoặc số và vị trí.
 Loại mẫu.
 Phương pháp chuẩn bị mẫu thử.
 Vị trí và hướng của mẫu thử trong phạm vi mẫu gốc.
 Mô tả vẻ ngoài, bao gồm cấu trúc đất, các đặc điểm bất thường.
 Ghi nhận về sự xáo động của mẫu bằng quan trắc hoặc suy luận gồm cả khả năng
giảm ẩm.
 Những biến đổi không tránh được so với quy trình quy định và nguyên nhân.
 Tên đơn vị tiến hành thí nghiệm.
Hồ sơ báo cáo khảo sát địa kỹ thuật:
Gồm các nội dung chính như sau:
I. Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát
II. Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình
III. Vị trí điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng
IV. Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng
V. Khối lượng công tác khảo sát
VI. Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát
VII. Điều kiện địa chất công trình và thủy văn
VIII. Kết luận và kiến nghị
IX. Các phụ lục và biểu bảng
3. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở
3.1 Kiến trúc

Hạng mục Công việc

Mặt bằng tổng thể -Thể hiện họa đồ vị trí xây dựng công trình;
- Các chỉ giới xây dựng liên quan;
- Cao độ qui hoạch chung của vùng và cao độ thiết kế;
- Định vị mặt bằng các hạng mục trong khuôn viên đất.

Mặt bằng các tầng - Mặt bằng phân khu chức năng các hạng mục;
- Thể hiện chi tiết qui cách xây dựng mặt bằng;
- Các ký hiệu, chú thích cho chi tiết;
- Cao độ thiết kế từng tầng;
- Các kích thước chi tiết xây dựng.

62 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Mặt đứng - Các mặt đứng kỹ thuật;


- Vật liệu mặt đứng;
- Kích thước cao độ chủ yếu;
- Các ký hiệu, chú thích cho chi tiết.

Mặt cắt ngang - Thể hiện các mặt cắt tại vị trí không gian chính, phụ và chi
tiết;
- Mặt cắt ngang, dọc, mặt cắt qua các vị trí sảnh, cầu thang;
- Các ký hiệu, chú thích cho chi tiết;
- Cốt cao độ công trình;
- Ghi chú cần thiết;
- Vật liệu nội thất, vật liệu mái.

Vật liệu hòan thiện - Mặt đứng trích đọan thể hiện vật liệu;
- Các chi chú vật liệu hòan thiện.

Thuyết minh - Thuyết minh tổng thể và chi tiết.

Mô hình - Phối cảnh 3D công trình.

3.2 Kết cấu

Hạng mục Công việc

Phần Móng - Tính toán và thiết kế chi tiết phần móng;


- Vẽ mặt bằng bố trí móng, dầm móng;
- Vẽ chi tiết móng cọc, móng băng hoặc móng đơn;
- Vẽ sơ bộ móng tường, dầm móng;
- Vẽ sơ bộ cổ cột, cắt ngang và cắt dọc;

Phần Thân - Tính toán nội lực, tổng hợp nội lực và tính thép cho cấu
kiện (Cột, dầm, sàn);
- Vẽ mặt bằng bố trí cột;
- Vẽ mặt bằng bố trí dầm.

Thuyết minh - Thuyết minh tính toán tổng thể và chi tiết.

3.3 Thiết kế điện:

63 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Hạng mục Công việc

Mặt bằng tổng thể - Thể hiện phương án cấp nguồn điện từ ngoài vào. Từ tủ điện
tổng đến các mặt bằng các tầng ...

Mặt bằng các tầng - Mặt bằng điện chiếu sáng & ổ cắm điện các tầng, vị trí đặt các
thiết bị điều khiển, đóng cắt, bảo vệ ...

Sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ nguyên lý tổng thể, các tầng, các phòng.

Mặt bằng hệ chống - Vị trí lắp đặt kim thu sét, hệ nối đất, cáp thoát sét.
sét, an toàn điện

Thuyết minh - Thuyết minh tính năng thiết bị. Tính toán công suất điện.

Mô hình - Phối cảnh 3D kết cấu công trình.

3.4 Thiết kế nước

Hạng mục Công việc

Mặt bằng tổng thể -Thể hiện Mặt bằng cấp nước sinh hoạt, Cấp nước PCCC;
-Thể hiện Mặt bằng thoát nước sinh hoạt, Thoát nước mưa;
-Thể hiện Mặt bằng định vị, vị trí bể xí tự hoại.

Mặt bằng các tầng - Mặt bằng định vị ống đứng cấp thoát nước các khu vệ sinh và
các phân khu chức năng.

Thuyết minh - Thuyết minh tổng thể và chi tiết.

3.5 Thiết kế cơ điện.

Hạng mục Công việc

Mặt bằng các tầng - Mặt bằng ĐHKK và thông gió các tầng, vị trí đặt các thiết bị
điều khiển, đóng cắt, bảo vệ ...

Sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ nguyên lý đối với hệ thống trung tâm, bán trung tâm hoặc
VRV.

Thuyết minh - Thuyết minh tính năng thiết bị. Tính toán công suất nhiệt.

3.6 Mạng thông tin liên lạc: Điện thoại, vi tính, âm thanh, hình ảnh

Hạng mục Công việc


64 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Mặt bằng các tầng - Mặt bằng điện thoại, vi tính các tầng.Vị trí đặt các tủ Hub, tổng
đài điện thoại...

Sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ nguyên lý đối với hệ thống điện thoại, vi tính...

Thuyết minh - Thuyết minh tính năng thiết bị.

3.7 Thiết kế PCCC

Hạng mục Công việc

Mặt bằng các tầng - Mặt bằng hệ thống báo cháy tự động, đèn tín hiệu phòng, đèn sự
cố, đèn thoát nạn, nút nhấn khẩn, trung tâm báo cháy;
- Mặt bằng định vị ống đứng cấp nước PCCC;
- Mặt bằng định vị vị trí bể nước dự trữ cho cấp nước PCCC.

Sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ nguyên lý tổng thể hệ thống báo cháy;


- Chi tiết cấp nước PCCC, sơ đồ phối cảnh cấp nước PCCC,
thống kê vật liệu;
- Sơ đồ đấu nối máy bơm cấp nước chữa cháy.

Thuyết minh - Thuyết minh tính năng thiết bị.

3.8 Phần kinh tế của dự án

Hạng mục Mô tả

Thông tư - Áp dụng những thông tư hiện hành của địa phương;


- Những qui định chung về xây dựng cơ bản.

Tổng hợp -Tính toán tổng hợp khái toán, đưa ra kết quả chi tiết cuối cùng.

VIII. CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CẦN QUAN TÂM, XỬ LÝ TRONG TỪNG
NHIỆM VỤ.

Giai đoạn Hạng mục cần quan tâm đặc biệt

Bắt đầu - Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin;
- Kiểm tra kế hoạch cho mỗi chức năng;
- Kiểm tra thiết kế cơ sở và dự án đầu tư;

65 | P a g e
Gói thầu: Tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Kiểm tra kế hoạch ký tên, báo cáo bắt đầu và tạm thời
- Kiểm tra nguồn nhân lực, bố trí công việc trong công ty.

Lập nhiệm vụ khảo sát - Khảo sát địa hình;


xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở.

Thiết kế cơ sở - Kiểm tra kế hoạch thiết kế chi tiết;


- Kiểm tra kế hoạch và quá trình hằng ngày;
- Kiểm tra báo cáo công việc cho từng phần;
- Lưu trữ tài liệu cho mỗi giai đoạn công việc;
- Góp ý kỹ thuật được đưa lên hàng đầu;
- Phổ biến lịch trình làm việc cho từng cá nhân để hoàn thành
công việc;
- Tham chiếu dùng bảng câu hỏi và ngăn việc thiết kế lỗi;
- Kiểm tra các tiêu chuẩn thiết kế;
- Kiểm tra tính tóan kỹ thuật kết cấu, điện, nước....;
- Kiểm tra phương án kết cấu móng;
- Kiểm tra các giá thành vật liệu tại địa phương;
- Kiểm tra khối lượng công việc đã hòan thành;

Hoàn thành - Kiểm tra những bản vẽ đã thực hiện;


- In ấn kiểm tra trên bản vẽ thực tế;
- Đưa ra ý kiến về phương pháp khiếm khuyết;
- Chuyển giao hồ sơ khi hoàn thành.

66 | P a g e

You might also like