You are on page 1of 2

LÀM SAO ĐỂ ĐỌC THÔNG TƯ, VĂN BẢN THUẾ HIỂU VÀ NHỚ LÂU?

Thứ 1. Các bạn phải TỰ ĐỌC TRƯỚC thông tư về thuế (Chỉ cần nắm Thuế
GTGT, TNDN, TNCN, Hóa đơn và Lệ phí môn bài là đủ rồi, Ngoài ra nắm thêm
Luật quản lý thuế nữa). Đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ thấm. (KHÔNG AI MÀ ĐỌC 1
LẦN SẼ THẤM CẢ). Nếu được thì viết ra tóm tắt những ý chính của Thông tư mà
các bạn hiểu VIẾT RA SẼ NHỚ LÂU HƠN

Thứ 2. Đọc Công văn của tất cả cơ quan thuế trả lời liên quan đến các sắc thuế
thông dụng thôi (Hóa đơn, GTGT, TNDN, TNCN, Lệ phí môn bài). Bằng cách lên
website của Tổng cục thuế và Cục thuế địa phương (HCM, Hà Nội, Quảng
Nam....) để tải CV về mà đọc

• Ví dụ về cách đọc 1 công văn thuế: để các bạn nắm về mặt chính sách thuế. Khi
đọc 1 công văn về thuế thì các bạn cần nắm mấy vấn đề sau:
+ Một là công văn này do Cơ quan thuế nào trả lời, Trả lời cho đơn vị nào và Trả
lời về vấn đề gì
+ Hai là Xem trích dẫn Điểm nào, khoản nào trong Thông tư mà công văn trả lời
để hiểu bản chất của đoạn trích dẫn đó
+ Ba là xem kết luận của thuế trả lời
=> Sau khi đọc Công văn (CV) thì các bạn đã được giải thích kỹ về thông tư mà
các bạn đọc qua. Bởi vì khi đọc thông tư rồi thì đọc lại CV sẽ dễ hiểu hơn vì có
đọc qua. Thì xem như các bạn học lại 1 lần nữa. (có nhiều trường hợp cùng 1 vấn
đề những cách hiểu của mỗi Cục thuế, chi Cục thuế khác nhau). Điều này chứng tỏ
là vấn đề đó nhiều người đang hiểu khác nhau. Do đó, Công văn mang tính chất
tham khảo thôi. Nhưng rất hữu ích. Vì Công văn là từng tình huống thực tế mà
doanh nghiệp gặp phải khi đi làm nên mới hỏi cơ quan thuế. Do đó, chúng ta tích
cực đọc CV để học nhé. Đọc càng nhiều thì xem như học đi học lại thì sẽ nhớ trong
đầu thôi

Thứ 3. Tham gia diễn đàn (Forum). Mạng xã hội (Facebook) các group liên quan
Kế toán, thuế, BHXH.... Để đặt những câu hỏi mà các bạn đọc thông tư, trong công
văn trả lời những chưa rõ thì các bạn sẽ nhận được câu trả lời từ các bạn xem coi
câu trả lời có đúng mình đang suy nghĩ hay không (Nhớ xem những câu trả lời của
những bạn nào mà có trích dẫn văn bản rõ ràng thì sẽ ok hơn những bạn chỉ trả lời
theo quan điểm cá nhân?. Nếu đúng với ý mà các bạn đang nghĩ thì xem như các
bạn đã học tiếp 1 lần nữa.
Đồng thời, tham gia mạng xã hội, Diễn đàn thì các bạn học được từ những bạn đặt
câu hỏi trong diễn đàn, mạng xã hội và những người đi trước có kinh nghiệm =>
Học tiếp thêm lần nữa xem những câu hỏi và câu trả lời có khớp ý mình không.
Nếu đã khớp ý mình rồi thì xem như học tiếp 1 lần nữa
Đồng thời khi đã nắm được cái nào chắc rồi thì thấy ai hỏi trong diễn đàn, trong
group FB thì các bạn mạnh dạn trả lời để trao đổi luôn.

Thứ 4. Kết bạn với những người chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, thuế, BHXH,
hóa đơn điện tử, chữ ký số để học hỏi từ những chuyên gia này.

Thứ 5. Khi đi làm mà gặp vấn đề chưa rõ thì hỏi trong group và diễn đàn nếu mà
mọi người trả lời cùng ý với mình thì xem như ok vấn đề đó. Còn 1 vấn đề mà
nhiều người nhiều ý thì thận trong các bạn nên làm CV hỏi trực tiếp cơ quan thuế
quản lý Cty các bạn để có cơ sở sau này làm việc với thuế dễ hơn (Tránh hỏi
miệng, vì mỗi người mỗi ý. Lưu ý những vấn đề mang tính chất trọng yếu 100%
tốt nhất nên làm Cv hỏi thuế để hạn chế rủi ro có thể xảy ra). Khi làm CV hỏi thuế
thì nên diễn đạt thật chi tiết và có kèm theo chứng từ để Cơ quan thuế thuế tiếp
nhận vấn đề đầy đủ để trả lời cho chính xác.

Thứ 6. Khi gặp vấn đề mà đã có công văn thuế trả lời thì tốt nhất là các bạn nên
lưu Công văn đó trực tiếp vào bộ chứng từ của nghiệp vụ đó luôn để sau này giải
trình với thuế cho dễ và in công văn đó lưu riêng thành 1 File CV về thuế lưu tại
đơn vị mình để tra cứu sau này cho dễ. Nhớ nếu làm tại Cty mình thì nên tập trung
những vấn đề về thuế liên quan đến Cty mình thôi để tập trung hơn (Vì thuế là rất
nhiều nên không thể nào mà học hết được).

You might also like