You are on page 1of 99

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................1


DANH MỤC HÌNH............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................2
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................3
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI ..................................................................................................................................... 6
A. MỞ ĐẦU .....................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................9
2.1 Ngoài nước .............................................................................................................9
2.2 Trong nước ...........................................................................................................10
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................16
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................16
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................17
B. NỘI DUNG ...............................................................................................................18
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.....................19
1.1 Cơ sở lí luận .........................................................................................................19
1.1.1 Sự tương tác xã hội ......................................................................................19
1.1.2 Sử dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân- kết quả” của phép biện chứng
duy vật. ....................................................................................................................20
1.1.3 Lí thuyết “Kiểm soát xã hội” ......................................................................23
1.2 Các khái niệm cơ bản .........................................................................................24
1.2.1 Khái niệm “Quan niệm” ..............................................................................24
1.2.2 Khái niệm “Hiện tượng” ..............................................................................24
1.2.3 Khái niệm “Văn hóa” ...................................................................................25
i
1.2.4 Khái niệm “Sống thử” .................................................................................27
1.2.5 Khái niệm “Sống thật” .................................................................................27
1.2.6 Khái niệm “Hôn nhân” ................................................................................28
1.2.7 Phân biệt “Sống thử, Sống thật và Hôn nhân” ........................................29
1.2.8 Khái niệm “Thiết chế” .................................................................................33
2.1 Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “ Sống
thử” ............................................................................................................................... 34
2.2 Các yếu tố tác động đến quan niệm “sống thử” của sinh viên Trường Đại
học Cần Thơ ................................................................................................................ 52
2.2.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................52
2.2.2 Các yếu tố chủ quan .....................................................................................54
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP VỀ HIỆN TƯỢNG “SỐNG THỬ”
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.............................................56
3.1 Hệ quả mang lại ...................................................................................................56
3.1.1 Tác động tích cực .........................................................................................56
3.1.2 Tác động tiêu cực. ........................................................................................57
3.2 Giải pháp ...............................................................................................................62
3.2.1 Vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái ..........62
3.2.2 Vai trò, trách nhiệm của nhà trường ..........................................................63
3.2.3 Vai trò và trách nhiệm của nhà chức trách. ..............................................65
C. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 68
D. PHỤ LỤC ................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ............................................................................................95

ii
Danh mục bảng Trang

Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm quan tâm đến vấn đề “sống thử” hiện nay theo giới
tính và khối ngành của SV TĐHCT..........................................................................39

Biểu đồ 2.2: Thể hiện tỉ lệ đồng tình, chấp nhận hiện tượng “ sống thử” của SV
TĐHCT hiện nay (%)..................................................................................................40
Bảng 2.2: Thể hiện tỉ lệ đồng tình, tán thành việc “ sống thử” phân theo giới tính,
khối ngành và khu vực sinh sống............................................................................42
Bảng 2.3: Tỉ lệ (%) mức độ sinh viên Trường Đại học Cần Thơ “ Sống thử” hiện
nay................................................................................................................43
Bảng 2.4: Thực trạng “sống thử” của SV TĐHCT hiện nay (%)..........................44
Bảng 2.5: Ý kiến của SV TĐHCT hiện nay về việc “ sống thử.............................44
Bảng 2.6: đánh giá của SV TĐHCT hiện nay đối với các nam- nữ sinh viên
“sống thử”....................................................................................................................47
Bảng 2.7: Trong tương lai sẽ “sống thử” của SV TĐHCT....................................49
Bảng 2.8: Thể hiện tỉ lệ sự đồng ý chấp nhận “sống thử” khi người yêu ngỏ lời

........................................................................................................................................ 50

Bảng 2.9:Thái độ đánh giá chung của SV TĐHCT về hiện tượng “ sống thử” hiện
nay của giới trẻ.............................................................................................51

Bảng 3.1: Mức độ tác động ảnh hưởng của hiện tượng “ sống thử” đến văn hóa
Việt Nam....................................................................................................................... 62
Bảng 3.2: Ý kiến của SV TĐHCT về việc pháp luật cấm sinh viên và giới trẻ
“Sống thử”....................................................................................................................67

Danh mục hình


Hình 2.1: Mức độ quan tâm đến hiện tượng “sống thử” của SV TĐHCT...........36

1
Hình 2.3: Những yếu tố chủ quan tác động đến quan niệm “ sống thử” của SV
TĐHCT.......................................................................................................................... 55

Hình 3.1: Ý kiến của SV TĐHCT về những tác động tiêu cực của hiện tượng “sống thử”
hiện nay.......................................................................................................................... 59

Danh mục các từ viết tắt


Từ viết tắt Từ đầy đủ
BV Bệnh viện
CĐ Cao đẳng
CNTT&TT Công nghệ Thông tin và Truyền thông
ĐH Đại học
KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
KHTN Khoa học Tự nhiên
KT&QTKD Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
MT&TNTN Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
NN&SHUD Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
NC&PTCNSH Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ
Sinh học
NXB Nhà Xuất bản
Ths Thạc sĩ
SV Sinh viên
TĐHCT Trường Đại học Cần Thơ.
THPT Trung học Phổ thông.
THCS Trung học cơ sở.
TP Thành phố

2
2. Mục tiêu đề tài:

- Tìm hiểu về quan niệm “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ.

- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “ sống thử”, từ đó đề xuất những giải
pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước
những tác động của xã hội, đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
hiện đại.

3. Tính mới và sáng tạo:


- Nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm “sống thử” là rất cần thiết và thiết
thực. Vì quan niệm “sống thử” của mỗi người sẽ ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ
đến việc lựa chọn cách suy nghĩ, cách sống trong việc lựa chọn lối sống trong
vấn đề tình yêu, hôn nhân và tình dục của mỗi cá nhân.
- Đề tài kết hợp nhiều phương pháp phù hợp, bổ trợ cho nhau trong quá
trình nghiên cứu. Như phương pháp định tính, định lượng, thảo luận, phỏng vấn
để thấy được quan niệm của SV TĐHCT hiện nay rõ ràng, cụ thể hơn.
4. Kết quả nghiên cứu:
- SV TĐHCT có quan niệm về “ sống thử” rất khác nhau giữ các nhóm sv
nam, nữ; giữa khối ngành tự nhiên và khối ngành xã hội; khu vực nông thôn và
thành thị; đã và chưa có người yêu.
- Quan niệm của SV TĐHCT về hiện tượng “sống thử” có cách nhìn
“thoáng” hiện đại, nhưng vẫn mang đậm và chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền
thống. Đa số SV TĐHCT không chấp nhận “ sống thử”, số còn lại chưa có ý kiến
về hiện tượng “sống thử” hiện nay.

3
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, và khả năng áp
dụng của đề tài:
Cung cấp cho nhà trường nhiều thông tin về hiện trạng “ sống thử” hiện
nay của SV TĐHCT. Từ đó, giúp cho nhà trường có nhiều thông tin để nâng cao
hiệu quả tuyên truyền, giáo dục. Bên cạnh đó, các đơn vị sau có thể tham khảo,
làm tư liệu nghiên cứu (Trung tâm học liệu, phòng công tác sinh viên, Đoàn
Trường Đại học Cần Thơ, Đoàn Khoa…) và sinh viên cũng có thể dùng làm tư
liệu tham khảo, nghiên cứu về vấn đề xã hội hiện nay.

1. Lí do chọn đề tài
Thời gian gần đây, báo chí đưa rất nhiều trường hợp nam - nữ “sống thử”
với những kết quả mang lại hầu như không tốt. Như trường hợp của sinh viên
Trần Nguyễn Kim Hồng, quê tại Kiên Giang. Kim Hồng đã “ sống thử” với bạn
trai được một thời gian thì cô đã treo cổ tự sát trong phòng trọ vì ghen tuông,
thiếu suy nghĩ trong tình yêu. Sự ra đi của Kim Hồng là nỗi đau của cả gia đình
“Gia đình tôi có hai con gái, Hồng tốt nghiệp THPT rồi đến Cần Thơ học được
khoảng 2 năm nay. Nhà nghèo, tôi những mong con gái học có cái nghề khi ra
trường có công việc ổn định để tự lo cho bản thân, nhưng nào ngờ …”, mẹ Hồng
nói trong đau khổ và nước mắt khi cô con gái mất (Mai Anh, 2014). Theo các
chuyên gia, hiện tượng “sống thử” ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Điều này
không những tác động đến sự phát triển tâm sinh lý của chính họ trong hiện tại
lẫn tương lai, mà còn ảnh đến sự phát triển của đất nước cùng nền tảng đạo đức
của xã hội. Cho đến nay đã có nhiều thông tin trên báo chí về việc “ sống thử”
của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, nhưng những công trình nghiên
cứu về vấn đề “sống thử” thì còn hạn chế. Các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung ở
các địa bàn đông dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số nơi
trong cả nước. Còn trong phạm vi Trường Đại Học Cần Thơ về vấn đề này, cho
đến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu nào. Trong khi đó, theo thống kê số
4
liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2013 cả nước có 421 trường Đại học,
Cao đẳng với số lượng sinh viên là 2,177,299 sinh viên. Còn theo thống kê của
Trường Đại học Cần Thơ thì số lượng chiếm khoảng 35.439 sinh viên chính quy,
chưa tính đến sinh viên cao đẳng, vừa học vừa làm, và hệ khác, đó là một con số
không nhỏ. Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm văn hóa, giáo dục của Đồng
bằng sông Cửu Long, giữ vai trò đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên
phục vụ cho địa phương và cho cả nước. Trong thời gian qua, Trường Đại học
Cần Thơ đã thực hiện khá tốt trọng trách của mình và trong tương lai nhiệm vụ
ấy càng nặng nề hơn trong bối cảnh cả nước đang hội nhập cùng xu hướng toàn
cầu hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm về hiện tượng “ sống thử” của sinh
viên Trường Đại học Cần Thơ trong bối cảnh xã hội hiện nay là hết sức cần thiết,
nhằm hướng đến những giải pháp hướng sinh viên tới những cách sống phù hợp,
tránh được những hệ lụy mà việc “sống thử” mang lại.
Với mong muốn giúp cho các bạn sinh viên SV TĐHCT có cách nhìn sáng
suốt, đúng đắn về cuộc sống ngõ đầu, có được một cuộc sống hạnh phúc trọn
vẹn ở tương lai. Chính vì thế mà chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu quan
niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “ sống thử” này.
Thiết nghĩ, đây là việc làm thiết thực và có ý nghĩa trong hiện tại lẫn tương lai,
không những giúp các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn về hạnh phúc và hôn nhân,
mà còn góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.


2.1 Ngoài nước
Ở Trung Quốc, việc chủ nhà trọ để các cặp “ vợ chồng” sinh viên thuê để
“sống thử” trong những ngày nghỉ và ngày lễ là dịp để họ kinh doanh phát tài.
Hiện tượng “sống thử” trong sinh viên Trung Quốc đã trở thành mốt thời
thượng. Tư tưởng của sinh viên Trung Quốc ngày nay rất cởi mở, hiện tượng
sống chung trước hôn nhân không còn là điều lạ, chỉ cần không phạm pháp, việc

5
bỏ tiền thuê nhà sống chung ngoài trường là có thể hiểu được và cần khoan
dung, không nên chỉ trích quá mức. Có sinh viên còn cho rằng: bây giờ là thời
đại nào mà còn truy xét, ngăn cấm người ta tự do yêu đương, tự do chọn lối sống
mà họ thích. Cũng có ý kiến lại cho rằng: cuộc sống sinh viên là quãng thời gian
đẹp nhất trong đời, cần phải tập trung cho việc học, không nên phung phí thời
gian cho chuyện yêu đương tình ái. Nếu sống chung với nhau, nhất định sẽ có
những vấn đề cản trở việc học, đó là một hành vi vô trách nhiệm với gia đình và
chính bản thân mình. Chính vì thế mà năm 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã
ban hành lệnh cấm sinh viên thuê nhà trọ để “sống chung”. Với động thái này,
tuy còn gặp nhiều vấn đề tranh cãi, nhưng lại chứng tỏ một hành động cương
quyết muốn chấm dứt hiện tượng “sống thử” trong giới sinh viên của Bộ Giáo
dục Trung Quốc (Nguyễn Thị Phượng, 2011).

Giáo sư W. Bradford Wilcox, thuộc Đại học Virginia cho rằng “Tỷ lệ ly
hôn đối với các cặp vợ chồng đã trở lại mức mà chúng tôi thấy trước cuộc cách
mạng ly hôn hồi thập niên 1970. Tuy nhiên, tính bất ổn gia đình lại đang gia
tăng đối với con cái người Mỹ. Điều này có vẻ chiếm một phần vì nhiều cặp vợ
chồng có con cái sống thử, và điều này rất bất ổn ”. Viện Giá trị Hoa Kỳ kết
luận: “Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chất lượng và tính
ổn định của đời sống con cái trong các gia đình ngày nay ” (Trầm Thiên Thu,
2011).

Một nghiên cứu cũng ở Mĩ cho biết, khi nghiên cứu về mối quan hệ gia
đình với 309 gia đình mới thành lập cho biết những đôi chung sống trước kết
hôn ít hạnh phúc hơn. Phụ nữ than phiền về chất lượng quan hệ sau khi kết hôn.
Mối quan hệ tình dục không đủ làm nền tảng cho hôn nhân bền vững suốt đời.
Một nghiên cứu bởi Dr.Joyce Brothers cho thấy, sống chung trước khi cưới ảnh
hưởng xấu đến chất lượng hôn nhân. Những hành vi gây cãi cọ, đánh đập, quát
tháo hay diễn ra, người chồng có xu hướng đẩy hết việc gia đình cho người vợ

6
nhiều hơn những cặp không “sống thử”. Giáo Sư Kahn Đại học Maryland đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu với 2.746 phụ nữ đã cho thấy, những cô dâu từng
“sống thử” có những bất hòa dẫn đến ly dị chiếm khoảng 60%. Tình dục là lý do
chính thôi thúc họ “sống thử”. Nhưng nó không phải là yếu tố hấp dẫn duy nhất
để đi đến cuộc hôn nhân bền vững. Thời gian “ sống thử” càng lâu thì sức hấp
dẫn tình dục càng giảm. Bởi vì khi đã “ sống thử” như vợ chồng thì việc quan hệ
tình dục thường xuyên là khó tránh khỏi. Đến khi họ kết hôn thì sức hấp dẫn đó
đã suy yếu nhiều, không đủ sức hòa giải những xung đột và tan vỡ xảy ra (Đỗ
Trung Hòa, 2011).

2.2 Trong nước


Năm 1977, Tổ Tâm lí học cấp 1 trong quyển “ Tâm lí học”, NXB Giáo
dục cho rằng những mối quan hệ và các mặt hoạt động của con người càng
phong phú thì càng nảy sinh nhiều nhu cầu, và do đó xúc cảm càng dồi dào,
càng có nhiều ấn tượng, đời sống tình cảm con người càng phong phú, phức tạp.
Như nhu cầu ăn uống, nhu cầu được yêu thương, chăm sóc những nhu cầu đó đã
tác động rất lớn đến cuộc sống của giới trẻ nói chung và lứa tuổi dậy thì nói
riêng (Tổ Tâm lí học cấp 1, 1977). Cho đến năm 1999 thì Vũ Thị Nho, trong
“Tâm lí học phát triển”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, “ tình yêu
Nam- Nữ ở tuổi sinh viên là một vấn đề rất đặc trưng hình thành ở tuổi dậy thì”.
Ở thời kỳ này, tâm sinh lý của các em chuyển sang giai đoạn mới và các em sẽ
bị chi phối trong mọi hoạt động. Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, tâm sinh lý của
cả nam và nữ đều có những thay đổi rất lớn. Những cảm xúc như yêu, ghét, vui,
buồn…. diễn ra một cách bất chợt, khó mà đoán trước được . Chính vì trong lứa
tuổi, giai đoạn dậy thì nên các em có nhu cầu tình cảm là điều tất yếu. Bên cạnh
đó, hiện nay xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, chúng ta nên
cẩn trọng trong vấn đề tình yêu, hôn nhân, việc tiếp thu các thông, các đặc điểm
của nền văn hóa khác nhau khi giao lưu . Do đó, mà năm 2008 NXB Thanh Niên
7
đã cho xuất bản cuốn “Những cạm bẫy trong tình yêu nam-nữ cần biết” của
Phan Kim Huê. Tác giả cho rằng “ Trong cuộc sống tiếp xúc hàng ngày với người
nước ngoài, với các nền văn hóa khác nhau, tránh bắt chước những thói hư tật
xấu của người nước ngoài”. Tác giả cũng đề cập vấn đề yêu cuồng sống vội của
giới trẻ, đua đòi một cách lệch lạc cái mà những người trẻ gọi là “ như Tây” mặc
dù họ chưa biết cuộc sống ở bên phương Tây như thế nào. Phan Kim Huê cho
rằng, do giới trẻ ngày nay, yêu một cách mù quáng mà dễ bị người khác giăng
bẫy lợi dụng về thể xác và tiền bạc. Cho nên, năm 2013, Phan Thị Mai Hương đã
chỉ ra “Xu hướng đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay ”, đăng trên Tạp
chí Tâm Lý Học, số 12 đã chỉ rõ, bất cứ một hiện tượng xã hội nào đều cũng
nằm trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật hiện tượng khác trong xã hội
và giữa chúng có mối tác động qua lại đa chiều. Xu hướng của thời đại từ các
yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, sự toàn cầu hóa và quá trình hiện đại quá đất
nước đã làm thay đổi quan niệm và cách sống của chúng ta, đặc biệt là giới trẻ -
tương lai, trụ cột của nước nhà.

Hiện nay, vấn đề “sống thử” đã trở thành vấn đề “nóng bỏng” được đông đảo
mọi người quan tâm, chú ý. Đặc biệt là các nhà văn hóa, xã hội học, bởi vấn đề
“sống thử” có những tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa, các vấn đề xã hội của
một quốc gia. Chính vì hiện tượng “ sống thử” có những đặc điểm, những tác
động rất phức tạp và rất khác nhau đến những đặc điểm văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia rất khác nhau, nên dưới những góc nhìn của các nhà văn hóa, xã hội
học của mỗi nước cũng rất khác nhau. Vì vậy, năm 2005 trang báoVnexpress đã
cho đăng bài viết “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa ” của
Như Trang. Bài viết cho rằng nhiều người không ủng hộ việc chung sống trước
hôn nhân, song nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình, văn hóa đều cho rằng
phải chấp nhận vấn đề “sống thử” như một tất yếu của xã hội hiện đại. Và để
giảm thiểu những hậu quả do lối sống này đem lại, bạn trẻ cần được cảnh báo,

8
giúp đỡ. Cũng trong bài viết này, tác giả đề cập đến ý kiến của Tiến sĩ triết học,
chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu. Theo tiến sĩ,
đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới, nhưng ở phương Tây vào những năm
60-65 của thế kỷ trước, trong cuộc cách mạng giải phóng tình dục thì việc sống
chung trước hôn nhân là rất bình thường. Họ gặp, sống với nhau một thời gian
rồi chia tay và sống với người khác. “Đấy không phải là sống thử mà là sống
thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm,
tình dục, chi tiêu là đều thật”. Tiếp theo là bài viết “Sống thử trước hôn nhân:
Nên hay không?” của Đỗ Trung Hoà trong đăng trên Tạp chí Hạnh phúc gia
đình, số ra vào ngày 19/8/2011 đã phân tích khá tỉ mỉ những rủi ro trước mắt và
lâu dài của các đối tượng “sống thử”. Trong bài viết này, có đề cập đến ý kiến
của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hiện tượng sống thử mang trong
mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của
xã hội. Tiêu cực ở chỗ “sống thử” làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị
chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng đế ban tặng. Đó là
chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hút
thai...Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi
phí sinh hoạt. “Tuy nhiên, tiện ích do sống thử mang lại không thể bù đắp những
tổn thất do nó gây ra”, Tiến sĩ Thái nhấn mạnh. Với lập luận gia đình bền vững
là cốt lõi của xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho rằng, nếu xã hội mà toàn
thanh niên chỉ thích “sống thử”, không thích xây dựng gia đình ổn định thì sẽ
“bất an vô cùng”.

Năm 2006, Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình đã nêu lên số liệu của
Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu tập
trung đông nhất ở lứa tuổi từ 20-24 với 64,74%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có
20,5% là học sinh, sinh viên đã từng phá thai trong tổng mẫu nghiên cứu. Trong
một công bố năm 2008 của bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết có hơn 31%

9
trong tổng số 154 trường hợp phá thai từ 17-22 tuần tuổi là đối tượng học sinh,
sinh viên. Đến năm 2008, Trịnh Trung Hòa cho xuất bản quyển sách “ Kết hôn
nên biết”, do NXB Thanh Niên phát hành. Tác giả đã chỉ ra hàng loạt những hệ
lụy do việc sống chung như vợ chồng trước khi kết hôn mang lại như mang thai
ngoài ý muốn, phải vừa mang thai vừa đi học, cuộc sống gặp nhiều khó khăn về
tài chính khi trở thành những ông bố, bà mẹ trong khi còn đi học, thường xuyên
xảy ra bất hòa. Vì vậy mà năm 2011, trang báo Luật Bắc Việt đã đăng bài
nghiên cứu của Th.S Lưu Phương Thảo “Hiện tượng chung sống trước hôn
nhân của giới trẻ độc thân tại Tp. HCM trong mối quan hệ với gia đình trẻ ”
do Sở Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh quản lí. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến chung sống như vợ chồng trước hôn nhân
là: Vì tình yêu (71,7%), vì chưa có điều kiện kết hôn (41,6%), xa nhà cô đơn
(19,5%), cho đỡ tốn kém (8,4%). Ngoài ra, đó còn vì lý do đồng tiền (Kim Anh,
2011). Bên cạnh đó, vào năm 2012, nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên đã thực
hiện nghiên cứu về “Quan niệm của sinh viên về hiện tượng sống thử”. Bài
viết đã chỉ ra những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về vấn đề này của giới
trẻ. Qua cuộc khảo sát khoảng 300 SV ở Khoa Sư phạm với phiếu điều tra gồm
30 câu hỏi, kết quả cho thấy, có đến 98% SV đã nghe nói về vấn đề này, và gần
60% cho rằng hiện tượng này là rất phổ biến. Kết quả báo cáo cũng cho thấy
37% SV cho rằng “sống thử” vi phạm pháp luật, phần lớn còn lại cho rằng
không vi phạm luật pháp. Về nguyên nhân, 71% SV cho rằng “ sống thử” là do
tình yêu thúc đẩy, 74% SV cho “sống thử” là do xa gia đình, 63% cho là để thỏa
mãn nhu cầu tình dục. Phần lớn SV (85,7%) khi được hỏi đều nhận định “ sống
thử” ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng
sẽ gây hậu quả về sức khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất là
đối với nữ. Nối tiếp các nghiên cứu ở một số khu vực trong cả nước nghiên cứu
về vấn đề “sống thử” hiện nay. Vì vậy, vào năm 2013, An Thị Hồng Hoa đã làm

10
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử”
nghiên cứu trường hợp Đại học Tây Bắc. Luận văn đã chỉ ra rằng có 50,7% sinh
viên cho rằng “sống thử” là không tốt, có 40,3% là bình thường, và chỉ có 9,0%
họ cho rằng sống thử là tốt. Từ đó cho thấy, sinh viên đại học Tây Bắc có cái
nhìn về tình yêu nghiên về truyền thống. Kết quả cũng cho thấy nguyên nhân
dẫn đến việc “sống thử” là để tiết kiệm chi phí có tới 50,3%, 28,8% cho rằng
“sống thử” giúp cho việc ăn uống được đầy đủ hơn, còn 66% “ sống thử” là để
có thời gian ở bên nhau nhiều, “sống thử” để giúp đỡ nhau học tập chiếm 25,6%,
70,3% là để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Điều đó cho thấy, giới trẻ hiện nay đa
phần đều chiều theo những dục vọng của bản thân mà quên đi những giá trị tốt
đẹp của cuộc sống. Chính vì hiện tượng “ sống thử” có nhiều vấn đề phức tạp,
khó giải quyết nên vào năm 2014, Hoa Lê đã tường thuật lại buổi giao lưu
“Sống thử nên hay không?” cuộc tranh luận giữa Giáo sư – Nhà giáo nhân dân
Nguyễn Lân Dũng và các bạn sinh viên một cách thẳng thắn về những hệ lụy mà
vấn đề “sống thử” gây ra, trong bài viết “Tranh cãi gay gắt giữa Giáo Sư Lân
Dũng và các bạn trẻ về sống thử”. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “ Sống
thử” được so sánh ngang hàng như sự nguy hiểm của việc hút thuốc lá, tai nạn
giao thông… Khi việc “sống thử” không thành có thể gây ra hậu quả vô cùng tai
hại. Do chưa trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản nên khi đã mang
thai thì tìm đến cơ sở nạo phá thai chui. Tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi thành niên lên
đến 18-20%, trong có có đến 60-70% học sinh, sinh viên ở độ tuổi 13-19 tuổi.
Đây là con số đáng báo động ở nước ta. Ông chia sẻ thêm: “ Nhiều cặp sống thử
với nhau một thời gian hạnh phúc rồi đổ vỡ, hoặc có đến được hôn nhân nhưng
hạnh phúc không được trọn vẹn. Tỷ lệ ly hôn do mâu thuẫn lối sống là 27,7%,
nguyên nhân do sống thử gây nên. Trước những con số Giáo sư Dũng đưa ra,
một bạn trẻ tranh luận: “Sống thử, các cặp hôn nhân biết được nhau. Nếu họ
cảm thấy không hợp, thì sẽ kết thúc từ trước đó. Như vậy, vô hình trung đã giảm

11
tỷ lệ ly hôn”. “Muốn hiểu nhau có vô vàn cách, chứ không nhất thiết phải sống
thử mới hiểu được nhau”, giáo sư Nguyễn Lân Dũng phản biện. Bạn Nguyễn
Văn Thiệu (Đại học Mỏ - Địa chất) chia sẻ: “Việc sống thử sẽ tiết kiệm được
tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc nhà, tìm hiểu nhau
được kỹ lưỡng hơn và có những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đình
sau này (kinh nghiệm quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình và quản lý kinh
tế). Vì vậy, với em việc trải nghiệm sống thử cũng không phải là xấu ”. Đối với
nước ta hiện nay trinh tiết vẫn được coi trọng và khắt khe với “ sống thử”. Nếu
hậu quả đáng tiếc xảy ra, thì cả bạn nam và bạn nữ đều bị ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống và tương lai. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm: Lựa chọn “ sống thử”
hay không là do quyết định của mỗi bạn trẻ. Xã hội, gia đình, bạn bè không ai có
quyền ngăn cấm trước quyết định đó. Có bạn trẻ cho rằng: “ Giả sử em sống thử,
và bạn gái em có bầu. Nhiều khi em muốn chịu trách nhiệm trước bạn gái và
đứa con của mình. Tuy nhiên, lại chịu sức ép, sự cản trở cho cha mẹ ”. Ở đây,
cần sự thấu hiểu và can thiệp đúng mức của gia đình khi sự việc xảy ra.“ Các bạn
đã đủ trưởng thành thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc làm của
mình. Bố mẹ chỉ có thể chia sẻ, giúp đỡ chứ không chịu trách nhiệm hộ các bạn
được”, giáo sư Lân Dũng chia sẻ. Chính vì vậy, mà mỗi bạn trẻ cần có cách nhìn
nhận đúng đắn về vấn đề “sống thử”. Không để tình cảm át đi lí trí để dẫn đến
những quyết định bồng bột nhất thời ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai . Còn
theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Thì tại khoản 1 Điều 11
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực
hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn
không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không

12
được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với
nhau cũng phải đăng ký kết hôn” (Nguyễn Thị Phượng, 2011).

Tóm lại, những bài viết, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều
nêu lên những đặc điểm lối sống, tâm sinh lí của giới trẻ rất phức tạp và những
con số “báo động” về thực trạng lối “sống thử”của giới trẻ hiện nay. Có ý kiến
đồng tình cho rằng việc “sống thử” là không xấu. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến
trái chiều, phản đối và ngăn cản lối “sống thử” này của giới trẻ. Các kết quả cho
thấy những hậu quả, tổn thương rất lớn về tinh thần, tình cảm, sức khỏe cho các
cặp “sống thử”, đặc biệt là hậu quả xấu mang lại cho Nữ giới lớn hơn so với
Nam giới. Vì vậy, “Sống thử” đã và đang trở thành một vấn nạn trong và ngoài
nước, đã là vấn đề khiến các chuyên gia giáo dục, tâm lí, xã hội học quan tâm,
lo lắng và nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho hiện tượng này.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về quan niệm “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ
- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “sống thử”, từ đó đề xuất những giải
pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước
những tác động của xã hội, đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
hiện đại.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của SV TĐHCT về hiện tượng “ sống
thử”.
- Phạm vi nghiên cứu. Về thời gian nhóm nghiên cứu thực hiện từ
01/6/2014 đến 31/12/2014. Còn về không gian thì chúng tôi thực hiện trong
TĐHCT.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Về phương pháp phân tích thì nhóm nghiên cứu tiến hành t ìm hiểu, phân
tích tư liệu, bài viết có nội dung nói về vấn đề “ sống thử”, sức khỏe sinh sản và

13
hôn nhân gia đình. Qua đó để thấy được tác động của việc sống chung trước hôn
nhân đến sự phát triển và nền tảng đạo đức xã hội
- Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi: Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi
(mỗi bảng 30 câu hỏi) khảo sát và phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi: 350
bảng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng bảng câu hỏi cho phần phỏng vấn
sâu (16 câu hỏi).
- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu
ngẫu nhiên 70 sinh viên (35 nam, 35 nữ) TĐHCT. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ
chức thảo luận về vấn đề “sống thử” trong sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Về phương pháp thống kê, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS
16.0 để xử lí các thông tin định lượng từ quá trình điều tra, để đánh giá vấn đề.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Hiện nay, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ xem hiện tượng “ sống thử” là
vấn đề tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Ngày càng có xu hướng sống
“thoáng” cởi mở trong vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình. Bởi họ cho rằng
“sống thử” không có tác động gì đến truyền thống văn hóa của Việt Nam, khi mà
cuộc sống ngày càng hiện đại con người có nhiều điều tiếp cận thông tin. Bên
cạnh đó, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ còn cho rằng, do sống xa gia đình,
thỏa mãn nhu cầu tình yêu, tình dục, quyền cá nhân của mỗi người nên họ cho
rằng “sống thử” là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay.

14
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Sự tương tác xã hội
Theo Tạ Minh thì tương tác xã hội là khái niệm được quy từ hai khái niệm
quan hệ xã hội (mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, trong quá trình hoạt
động thực tiễn) và hoạt động xã hội (hoạt động cơ bản, có mục đích nhằm duy
trình sự tồn tại và phát triển) nó nói lên rằng mỗi hoạt động có mục đích của con
người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua một số mối
quan hệ giữa các chủ thể hoạt động. Đồng thời, nó còn đề cập tới mối liên hệ xã
hội đều gắn liền với một hoạt động xã hội nhất định. Điều đó cho thấy, tất cả các
quá trình, hành động trong xã hội đều chịu sự tác động qua lại giữa các sự vật,
hiện tượng trong thực tiễn.

Simmel là một triết gia người Do Thái được sinh ra ở Đức vào thế kỉ XIX.
Theo Simmel thì xã hội được tạo thành từ các “ nguyên tử xã hội” là sự tương
tác giữa các cá nhân. Theo ông tương tác phụ thuộc vào số lượng các thành viên
trong nhóm. Nếu trong nhóm hai người mà có một người từ chối không tiếp tục
quan hệ thì nhóm có nguy cơ bị phá vỡ. Tư tưởng của Simmel được Thomas là
sáng lập viên trường phái Chicago - cái nôi của thuyết tương tác biểu trưng cho
rằng: cái cách mà cá nhân hiểu biết hay lí giải về tình huống xảy ra sẽ có ảnh
hưởng tới quyết định hành động của họ (Lê Ngọc Hùng 2002). Điều đó chứng tỏ
cho thấy, sự hiểu biết về tình yêu, tình dục, hôn nhân hạnh phúc gia đình sau
này của tuổi trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn, và tác động sâu sắc đến văn hóa trong hôn
nhân của người Việt Nam và việc “sống thử” của giới trẻ hiện nay nói chung và
của sinh viên Đại học Cần Thơ nói riêng.

15
Môi trường sống xã hội đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá
nhân. Môi trường sẽ quyết định ngoại hình, cách suy nghĩ, quan điểm sống của
mỗi con người chúng ta. Môi trường ở đây chúng tôi đề cập đó chính là môi
trường xã hội: đó là những cách ứng xử hành vi, các thiết chế văn hóa, thiết chế
gia đình, thiết chế của xã hội do con người đặt ra phù hợp với các giá trị chuẩn
mực của con người. Từ khi sinh ra, gia đình chính là nhóm người – môi trường
xã hội đầu tiên. Nhân cách, lối sống của mỗi người được các thành viên trong
gia đình như ông bà, cha, mẹ…giáo dục thông qua những quy tắc truyền thống
của mỗi gia đình “Con người ta phát triển quan niệm về bản thân thông qua cái
nhìn, quan điểm của người khác về họ, thông qua sự tương tác với những tha
nhân quan trọng” (2; tr.217). Xã hội được tạo thành từ sự tương tác giữa các cá
nhân trong xã hội, tất cả các hành vi, cử chỉ, sự vật hiện tượng xã hội nào của
con người cũng có những ý nghĩa nhất định của nó. Điều đó cho thấy, trong xã
hội hiện đại, sự giao lưu và xâm nhập, tác động của các nền văn hóa khác nhau
sẽ có tác động rất lớn đối với nền văn hóa truyền thống của mỗi đất nước. Chính
vì thế mà những thiết chế, giá trị, chuẩn mực xã hội có tác động, ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của xã hội.
Vì vậy, chúng tôi áp dụng lí thuyết tương tác xã hội vào trong công trình
nghiên cứu này, để lí giải những điều kiện môi trường, xã hội tác động đến nhận
thức, quan điểm sống và khả năng tư duy của sinh viên. Đồng thời, sự tác động
của những người quan trọng trong đời sống cá nhân của sinh viên Trường Đại
học Cần Thơ đến suy nghĩ về hiện tượng “Sống thử” hiện nay ra sao.
1.1.2 Sử dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân- kết quả” của phép biện
chứng duy vật.
C.Mác được sinh ra trong một gia đình trí thức tại Đức, cha là một vị luật
sư danh tiếng, từ nhỏ ông được cha mình là Heinrich Marx quan tâm, chăm sóc
hơn cả, chính Heinrich Marx là chỗ dựa tinh thần rất quan trọng trong việc giáo

16
dục nhân cách, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ từ nhỏ cho C.Mác. Sau này lớn lên,
C.Mác trở thành một nhà triết học, nhà lí luận chính trị và là lãnh tụ của phong
trào cách mạng vô sản, đồng thời ông là “cha đẻ” của chủ nghĩa duy vật lịch sử
và là người sáng lập ra chủ nghĩa Cộng sản của thế kỉ XIX, điều đó cho thấy sự
giáo dục, quan tâm của gia đình có tác động rất lớn đến mỗi cá nhân. Đồng thời,
sự tương tác qua lại giữa các sự vật, hiện tượng trong xã hội là điều tất yếu
không thể phủ nhận trong xã hội.
Ông đã kế thừa một cách có chọn lọc phép biện chứng của Hegel và sáng
tạo phát triển nó trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giới tự nhiên, con
người và hiện thực xã hội. Phép duy vật biện chứng của C.mac yêu cầu chúng ta
phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội phải thông qua các
mối liên hệ, tác động qua lại, trong sự mâu thuẫn và vận động liên tục không
ngừng của quá trình hình thành và phát triển của nó trong quá trình vận động
của xã hội. Nên khi lí giải các sự vật, hiện tượng xã hội hay tự nhiên chúng ta
phải xem xét quá trình vận động, thay đổi của nó thông qua những tác nhân thúc
đẩy dẫn đến hình thành các sự vật, hiện tượng đó.
Nguyên nhân chính là sự tương tác qua lại với nhau giữa các mặt trong
cùng một sự vật, hiện tượng hoặc sự tương tác qua lại với nhau giữa các sự vật
hiện tượng. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đều
luôn luôn vận động và luôn luôn biến đổi. Trong cuộc sống hiện thực của chúng
ta, không thể tồn tại những sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó mà không có
nguyên nhân của nó. Nguyên nhân là tác nhân, động lực thúc đẩy để thực hiện
hành động, còn kết quả là “sản phẩm” của nguyên nhân là cái cuối cùng được
xem là “sản phẩm” của quá trình hoạt động đem lại. Nguyên nhân và kết quả là
hai mặt của một vấn đề và nó luôn biện chứng cho nhau. Như hiện tượng mưa
trong tự nhiên, mưa nhờ có nước bốc hơi rồi ngưng tụ lại đến một lúc nào đó khi
gặp điều kiện thích hợp nước đó sẽ rơi xuống, rồi nước lại bốc hơi và ngưng tụ

17
lại, và sẽ thành một vòng tròn quy luật của mưa trong tự nhiên. Chính vì thế mà
giữa nguyên nhân và kết quả chính là mối quan hệ tồn tại khách quan.“Không có
nguyên nhân nào không có kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào
không có nguyên nhân. Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao
giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do
một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên” (4; tr.85). Tuy nhiên, để nguyên nhân
sinh ra kết quả đòi hỏi nó phải trải qua quá trình hình thành rất phức tạp. Bởi,
nguyên nhân còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ điều kiện môi trường tự nhiên, xã
hội. Trong những điều kiện khác nhau thì nguyên nhân sẽ sinh ra những kết quả
rất khác nhau. Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều
trong một sự vật, hiện tượng thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình
thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại, nếu những
nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, và cản trở tác dụng
của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau, thì điều đó sẽ ngăn cản sự xuất
hiện của kết quả.

Chính vì thế cho nên, nếu chúng ta muốn tìm đúng nguyên nhân của sự vật
hiện tượng nào đó thì phải có thái độ nhìn nhận và đánh giá một cách khách
quan từ chính bản thân sự vật, hiện tượng. Cũng chính vì thế mà hiện tượng
“sống thử” của giới trẻ hiện nay có nhiều cách nhìn nhận đánh giá theo hai chiều
hướng đồng ý cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng “ sống thử” với nhau,
còn xu hướng thứ hai là phản đối vì họ cho rằng giới trẻ nói chung hiện nay và
sinh viên nói riêng “sống thử” với nhau chưa thật sự phù hợp với điều kiện kinh
tế của sinh viên, đại bộ phận còn phụ thuộc vào gia đình chưa thể tự làm ra tiền
để sống như “vợ chồng” như một gia đình thật sự, đặc biệt là điều kiện văn hóa
Việt Nam chưa cho phép họ sống như phương Tây. Chính điều kiện môi trường
văn hóa đã góp phần hạn chế việc “sống thử” và những hiểu biết về sức khỏe

18
sinh sản còn hạn chế đã đưa đến những kết quả là hệ lụy xấu do trong quá trình
“sống thử” mang lại là nạo phá, tác động xấu cuộc sống hôn nhân sau này…
Chính vì thế, nếu mà chúng ta muốn loại bỏ những hệ luỵ mà việc “ sống thử” thì
chúng ta phải loại bỏ những nguyên nhân mang lại những hệ lụy không mong
muốn đó

Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi vận dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân-
kết quả” của phép biện chứng duy vật để giải thích những nguyên nhân nào đã
tác động đến quan điểm, nhận thức của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về
hiện tượng “Sống thử” hiện nay. Và kết quả mà nó mang lại là gì? Tác động tích
cực hay tiêu cực đến bản thân, gia đình và văn hóa truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam hiện nay. Thật sự là chúng ta đang “ hòa nhập” hay “hòa tan” về
văn hóa người Việt Nam.
1.1.3 Lí thuyết “kiểm soát xã hội”
Kiểm soát xã hội là một trong những chức năng của thiết chế xã hội.
Chính sự kiểm soát xã hội đã làm nên tính ổn định và phát triển của xã hội, đồng
thời nó còn “đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch lạc”. Cái đáng có ở
đây chính là những chuẩn mực, quy phạm của xã hội, nhằm mục đích khuyến
khích con người tuân thủ và làm theo những giá trị tốt đẹp đó. Đồng thời, việc
chúng ta kiểm soát xã hội còn nhằm mục đích ngăn chặn, giám sát và có khi sẽ
chừng phạt những hành vi lệch lạc (trái với những chuẩn mực, đạo đức xã hội,
quy định của pháp luật) bằng nhiều hình thức chính thức và phi chính thức như:
pháp luật, tôn giáo hay dư luận xã hội (Trần Thị Phụng Hà, 2011).
Mỗi hành vi, hoạt động xã hội của con người luôn có những biến đổi và
tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động xã hội đó, có thể mang lại các kết quả
tích cực hoặc tiêu cực đến cho con người có thể về vật chất và có thể là tinh
thần. Đồng thời, nó cũng có thể tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến một
phần hoặc toàn bộ các hoạt động của các chủ thể hoạt động hành động đó.

19
Chẳng hạn như, một người đàn ông nghèo khổ, vì thương vợ con luôn trong
hoàn cảnh “thiếu trước hụt sau” nên ông ta quyết định đi ăn trộm đồ của người
khác, để cuộc sống vợ con ông ta có phần “ đỡ hơn”. Với hành động ăn cắp này,
ông ta đã thỏa mãn được nhu cầu tinh thần là ông ta đã thể hiện được tình
thương yêu vợ và con của ông ta, và họ sẽ có cuộc sống “ đỡ” khổ hơn, và ông
ta đã thỏa mãn được nhu cầu về vật chất của cả gia đình. Nhưng với hành động
trộm cấp của ông ta, thì ông ta đã vi phạm các quy định của pháp luật và quy
phạm đạo đức trong cộng đồng được xã hội xem là việc làm xấu, và ông ta có
thể bị ngồi tù và xã hội lên án vì hành động ăn cắp. Nếu truy xét nguyên nhân
thì chính sự đói khổ, nghèo túng mới dẫn con người ta đi đến con đường xấu.

Vì vậy, nếu muốn kiểm soát xã hội đạt hiệu quả thì chúng ta nên xem xét
nguyên nhân sâu xa trong tận cùng của sự việc, chứ không nên nhìn bề “ nổi” của
nó mà đánh giá phán xét để rồi đưa ra cách kiểm soát máy móc. Phải kiểm soát
xã hội bằng tình thương, sự bao dung giữa người với người, sự tiến bộ phát triển
của xã hội nhưng phải phù hợp với những chuẩn mực, đạo đức và văn hóa truyền
thống của dân tộc. Chúng ta không nên, kiểm soát xã hội một các máy móc, gặp
khuôn, lỏng lẻo, cẩu thả một cách dễ dãi theo những nền xã hội khác mà điều
kiện xã hội văn hóa Việt Nam chưa thể cho phép.

1.2 Các khái niệm cơ bản


1.2.1 Khái niệm “Quan niệm”
Theo từ điển tiếng Việt của nhóm tác giả Minh Tân, NXB Thanh Hóa, 1999
thì “quan niệm” chính là “Hiểu, nhận thức như thế nào về một vấn đề. Ví dụ:
Chúng ta quan niệm như thế là đúng”. Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt của
Nguyễn Như Ý thì “Quan niệm” chính là “nhìn nhận về một sự vật, một vấn đề ”
(8; tr 803).
Qua đó ta thấy được giữa các tác giả đều có cùng quan điểm về “ quan
niệm” đó chính là cách đánh giá, nhìn nhận riêng của mỗi người vào một sự vật,
20
hiện tượng xã hội, hay một vấn đề nào đó. Quan niệm có thể thay đổi theo thời
gian và bị tác động bởi lứa tuổi, tâm lí, giới tính, trình độ học vấn và môi trường
xã hội.

1.2.2 Khái niệm “Hiện tượng”


Theo từ điển Tiếng Việt của nhóm tác giả Bùi Quang Tịnh thì “hiện tượng”
có ba nghĩa. Nghĩa thứ nhất, “hiện tượng” là “Triết. hình tượng trạng thái đang
biến chuyển hiện ra trong ý thức cái mình cảm biết được về phương diện vật
chất cũng như tinh thần: hiện tượng sinh học”. Theo nghĩa thứ hai thì “hiện
tượng” chính là “tất cả cái gì hiện ra trong thời gian và không gian và bày
những tương quan định bằng nhiều thứ loại nó có một thực thể khách quan. Nếu
theo nghĩa thứ ba thì “hiện tượng” chính là “cái gì có tính cách bất thường”.
Còn theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì cho rằng: “ hiện
tượng” là “trạng thái sự vật, sự việc xảy ra trong tự nhiên, xã hội: hiện tượng
lao động vô tổ chức kỉ luật” hay “hiện tượng” là “hình thức biểu hiện ra bên
ngoài có thể thu nhận được một cách đơn lẻ” (8; tr 803).
Nhìn chung, “hiện tượng” là cái xảy ra và biểu hiện ra bên ngoài mà chúng
ta có thể nhìn thấy được. Chẳng hạn như mưa bão là hiện tượng tự nhiên, tức
giận là hiện tượng tâm lí, hiện tượng suy đồi đạo đức là hiện tượng xã hội.

1.2.3 Khái niệm “Văn hóa”


Văn hóa là một khái niệm rộng, phong phú và phức tạp về ngữ nghĩa, hiện
nay chúng ta có hàng trăm định nghĩa về “ văn hóa”. Được nhiều nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu tìm hiểu, mỗi một lĩnh vực sẽ có cách
định nghĩa riêng về khái niệm “văn hóa”, và tùy vào mục đích nghiên cứu mà
người ta sẽ có những hướng tiếp cận khác nhau.
Theo lĩnh vực dân tộc học: Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm các
hiểu biết, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ một năng

21
lực nào khác mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã
hội.
Còn theo từ điển triết học: “Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội- lịch sử và
tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển của xã hội ”(15; tr.1329).
Điều đó cho thấy văn hóa mang đậm nét tính thực tiễn và lịch sử của mỗi dân
tộc nói chung.
Với Hồ Chí Minh thì người lại có cách định nghĩa bao quát tất cả trong các
lĩnh vực. Và hạn chế được cách hiểu và định nghĩa phiến diện về “ văn hóa”, chỉ
đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến lĩnh vực vật chất hoặc đề cập đến lĩnh
vực vật chất mà không đề cập tinh thần. Người đã đưa ra định nghĩa về văn hóa
như sau “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn” (11; tr.431).
Chính vì sự phong phú, đa dạng và phức tạp về lĩnh vực nghiên cứu mà
“văn hóa” có nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì văn hóa Việt
Nam là “tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc
Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước ” .

Nói một cách khái quát thì mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa rất
riêng biệt. Cũng chính vì sự riêng biệt về bản sắc văn hóa đó, nó đã làm nên sự
khác nhau rất rõ nét về cách sống, cách suy nghĩ, thói quen, những chuẩn mực
giá trị của của mỗi con người. Đối với mọi người phụ nữ ở các quốc gia đạo hồi
thì phải ăn mặc kín đáo và che phủ toàn bộ cơ thể kể cả gương mặt và tay bằng

22
trang phục. Và tất nhiên, những phụ nữ hồi giáo sẽ không được mặc bikini khi đi
bơi như những phụ nữ khác không theo đạo hồi, mà họ phải mặc burkini (đồ bơi
kín không hở ngực và che kín tới mắt cá chân). Còn đối với những phụ nữ không
theo đạo hồi thì họ có thể thỏa sức diện những trang phục “ mát mẻ” khi đi bơi.
Đó là nét văn hóa rất riêng biệt giữa những người theo và không theo đạo hồi.
Chúng ta không thể so sánh nền văn hóa này hay, cao hơn hoặc nền văn hóa kia
xấu, thấp kém. Mà chúng ta nên xem nó – nền văn hóa đó nó có thực sự góp
phần vào sự phát triển bền vững của xã hội, quốc gia đó và toàn nhân loại hay
không, có vì sự tự do phát triển tinh thần và vật chất theo sự vận động của vũ
trụ? Và nền văn hóa đó có thật sự đưa con người đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
Đồng thời, văn hóa phải thực hiện việc kiểm soát, ngăn chặn các hành vi lệch
chuẩn đi ngược các giá trị mà được đông đảo toàn xã hội đồng tình, chấp nhận.
Đó mới là chức năng hàng đầu và cốt lõi mà văn hóa phải thực hiện được.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Quan niệm của sinh viên Trường Đại học
Cần Thơ về hiện tượng sống thử”, chúng tôi tiếp cận “văn hóa” theo nghĩa: Văn
hóa đó chính là “đời sống tinh thần của xã hội, là hệ các giá trị, truyền thống
lối sống, là năng lực sáng tạo của dân tộc, là cái để phân biệt dân tộc này với
dân tộc khác” để phù hợp hơn với nội dung nghiên cứu của đề tài.

1.2.4 Khái niệm “ Sống thử”

Là việc mà Nam – Nữ cùng chung sống, cùng hoặc thuê riêng nhà trọ ở
chung để, cùng sinh hoạt như “vợ chồng” (sinh hoạt tình dục, chi tiêu tài
chính…), chưa có sự thừa nhận của cha mẹ 2 bên (chưa tiến hành nghi thức kết
hôn theo phong tục cưới gả của người Việt Nam…) bạn bè, những người xung
quanh chưa thừa nhận mối quan hệ của 2 người, cũng như chưa có sự thừa nhận
của luật pháp giữa hai người có bất kì mối quan hệ pháp lí nào theo luật hôn
nhân gia đình ở nước ta hiện nay. Nếu hai người cảm thấy không thích hợp sống

23
chung với nhau nữa thì có thể đường ai nấy đi, không có sự ràng buộc nào về
trách nhiệm với nhau.

1.2.5 Khái niệm “Sống thật”


Theo thông tư liên tịch Số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000
của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình” đã qui định:
“Nam và nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều
kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên)
chấp nhận; Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức
chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau
xây dựng gia đình. Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được
gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với
nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu
chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia
đình”.
Điều đó có nghĩa, việc mà Nam- Nữ chung sống như “ vợ chồng” có sự
chấp thuận của cha mẹ hai bên gia đình, đã trải qua các nghi thức kết hôn theo
phong tục, tập quán, được sự thừa nhận của bạn bè, của dư luận xã hội về mối
quan hệ giữa hai người, nhưng chưa có sự thừa nhận của pháp luật theo luật hôn
nhân gia đình ở nước ta hiện nay đó là “sống thật”. Nếu nhìn từ góc độ hôn nhân
truyền thống, thì kiểu “sống thật” này, đã được xem là hai người đã kết hôn, trở

24
thành vợ, chồng chính thức, có trách nhiệm đối với nhau và được pháp luật
truyền thống công nhận.

1.2.6 Khái niệm “hôn nhân”


Trong xã hội phong kiến truyền thống Việt Nam, việc Nam- Nữ tự do yêu
đương và tiến tới hôn nhân do bản thân họ quyết định là điều hiếm thấy. Bởi
trong xã hội phong kiến Việt Nam ngày xưa, hôn nhân thường do sự mai mối
hay do cha mẹ “chỉ phúc giao hôn” từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng, nếu sinh
ra hai đứa trẻ cùng là Nam hoặc Nữ thì cho họ kết nghĩa anh - em, tỉ- muội.
Hoặc giả, họ sẽ chọn những gia đình “môn đăng hộ đối” để kết nghĩa sui gia.
Trong xã hội phong kiến ngày xưa, các nghi thức trong lễ cưới chính là các thiết
chế, là “pháp luật” để xác định Nam- Nữ trở thành vợ chồng chính thức. Và trầu
– cau chính là biểu tượng của sự thủy chung, son sắt, mặn nồng của đôi tân lang
và tân nương trong ngày cưới. Nối tiếp những vẻ đẹp của văn hóa truyền thống
trong ngày cưới, trầu cau- trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần, là lễ vật
không thể thiếu trong ngày cưới của bao thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình toàn cầu hóa, các
nghi thức trong hôn lễ cũng có phần “ thay đổi”. Và trong quan niệm, suy nghĩ
của mỗi người trong vấn đề hôn nhân, gia đình cũng có những “ diễn biến” phức
tạp.

Nếu xét về mặt văn hóa thì “hôn nhân là quan hệ xã hội mang tính văn
hóa tán đồng cho quan hệ tình dục và sinh sản” (Bruce J. Cohen, 1995). Còn
theo quy định tại điều 3 của luật hôn nhân gia đình sửa đổi bổ sung năm 2014
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì “ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ
và chồng sau khi kế hôn.

25
Hay hôn nhân chính là “mối quan hệ được thừa nhận hợp pháp, giữa người
đàn ông và người đàn bà trưởng thành, đem lại những quyền hạn và nghĩa vụ
nhất định” (3; tr.245).

Nhìn chung, từ thời phong kiến cho đến thời hiện đại ngày nay, vấn đề hôn
nhân gia đình đều được xét trên hai mặt là văn hóa và pháp luật. Ngày xưa, các
đôi tân lang, tân nương làm lễ bái đường xong thì được pháp luật thừa nhận là
trở thành vợ chồng chính thức. Còn ngày nay, các đôi tân lang, tân nương ngoài
việc làm lễ cưới ra còn phải đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để đăng kí
kết hôn theo quy định của nhà nước và pháp luật mới được xem là vợ chồng
chính thức.

1.2.7 Phân biệt “Sống thử, Sống thật và Hôn nhân”


“Sống thử”, “sống thật” và “hôn nhân” là những khái niệm có nhiều điểm
tương đồng, nhưng nó cũng có những điểm dị biệt và khó xác định. Chính vì vậy
mà nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân biệt những điểm giống và khác nhau dựa
trên các mặt: tính pháp lí, xét về mặt văn hóa và hình thức chung sống xem bảng
(Bảng 1.1) .

Bảng 1.1 so sánh sự giống và khác nhau giữ “sống thử” , “sống thật” và hôn nhân
Hình Sống thử Sống thật Hôn nhân
thức

26
- Không được pháp - Không được
luật thừa nhận là pháp luật thừa
vợ,chồng. nhận là vợ,chồng.
Giống
nhau
- Không có sự ràng - Không có sự

buộc, không có bất ràng buộc với

cứ trách nhiệm hay nhau về mặt pháp

bổn phận với nhau lí.

Tính về mặt pháp lí.


pháp lí

- Không được pháp - Được các thiết - Được pháp luật


luật thừa nhận là chế làng xã chấp thừa nhận là vợ,
vợ,chồng. nhận. chồng chính thức.
Khác
nhau. - Không có sự ràng - Có sự ràng
buộc, không có bất buộc, có bổn
cứ trách nhiệm hay phận và trách
bổn phận với nhau nhiệm với nhau
về mặt pháp lí. về tài sản, và
nuôi dưỡng con
cái.

27
- Gia đình, bạn bè - Được bạn bè, - Được bạn bè,
có thể đồng ý người thân và dư người thân và dư
luận xã hội chấp luận xã hội chấp
nhận và được họ nhận và được họ
Giống
xem như vợ xem như vợ
nhau
chồng chính thức chồng chính thức

- Cha, mẹ hai bên - Có sự chứng - Có hoặc không


Xét về không biết việc họ kiến chấp nhận có sự chứng kiến
mặt văn “sống thử” với cho sống chung của gia đình hai
hóa. nhau, không có sự của cha, mẹ dòng bên.
chứng kiến của họ, họ hai bên
và có thể bị phản
- Được xem là
Khác đối.
- Được xem là sống và làm theo
nhau - Được xem là chuyện bình pháp luật.
hành vi đi ngược thường “trai lớn -Có đăng kí kết
lại truyền thống dựng vợ - Gái lớn hôn theo pháp
người Việt Nam. gả chồng”. luật hiện hành có
Và bị dư luận xã
-Trải qua các hoặc không trải
hội lên tiếng chê
nghi thức kết hôn qua các nghi thức
bai, chỉ trích.
theo phong tục, kết hôn theo
- Không trải qua tập quán của mỗi phong tục, tập
các nghi thức kết tộc người quán của mỗi tộc
hôn theo phong người.
tục, tập quán của

28
mỗi tộc người.

- Về chi tiêu tài - Tài chính thì chi - Tài chính thì chi
chính có thể chi tiêu chung. tiêu chung
tiêu chung

Có thể ở chung với Cùng nhau chung Cùng nhau chung


nhau ở nhà hoặc sống ở nhà riêng, sống ở nhà riêng,
nhà trọ. hoặc nhà trọ để nhà bố, mẹ hoặc
Điểm
làm việc. nhà trọ để làm
chung
- Có sinh hoạt tình - Có sinh hoạt việc.

dục với nhau. tình dục với - Có sinh hoạt


nhau. tình dục với

Hình -Công khai chung nhau.

thức sống với nhau. -Công khai chung


chung sống với nhau.
sống
- Giấu giếm, che -Công khai chung -Công khai chung
đậy viêc hai người sống với nhau. sống với nhau.
chung sống với Cùn
nhau. g nhau chung
Điểm Cùng nhau chung
- Có thể hai người sống ở nhà riêng, sống ở nhà riêng,
khác
ở riêng nhà hoặc nhà bố, mẹ hoặc nhà bố, mẹ hoặc
nhau.
phòng trọ. nhà trọ để làm nhà trọ để làm

việc. việc.

- Tài chính có thể - Tài chính thì chi - Tài chính thì chi

chi riêng. tiêu chung. tiêu chung.

29
CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN NIỆM
“SỐNG THỬ” CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

2.1 Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện
tượng “Sống thử”
Trải qua hơn ngàn năm Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc của nền Văn hóa
Trung Hoa, từ thể chế chính trị, cho đến văn chương, nghệ thuật các hệ tư
tưởng của Nho giáo. Hệ tư tưởng Nho giáo hướng con người ta đến chuẩn mực
đạo đức nhưng chính nó lại đẩy con người ta vào sự mất tự do, không được chọn
lựa hạnh phúc cá nhân, mà phải đề cao cái chung của toàn xã hội. Đặc biệt là
người phụ nữ, họ bị hạn chế về mọi mặt, từ việc học hành, cho đến giao tiếp
ngoài xã hội rất hạn chế, kể cả việc chọn bạn đời trăm năm cũng phải do cha mẹ
đặt để, sắp xếp. Việc nam – nữ hẹn hò đi chơi với nhau mà chưa có sự đồng ý
của phụ mẫu thì cũng được xem là việc vượt lễ giáo, nam- nữ phải “ thụ thụ bất
tương thân”, không được đêm khuya băng lối vườn khuya một mình. Chính vì
thế mà nam- nữ thời phong kiến rất ít ai có thể tự do tìm cho mình một tình yêu
và tiến tới hôn nhân dựa trên tình yêu đó. Hôn nhân của họ là do mai mối, hoặc
do cha mẹ chỉ phúc giao hôn giữa hai bên gia đình. Việc gì cũng có hai mặt,
cũng có rất nhiều đôi tan vỡ không hạnh phúc, mà cũng có những đôi vợ chồng
có con đàn cháu đống, sống với nhau đến răng long đầu bạc, chính hôn nhân đi
trước họ sống với nhau vì cái nghĩa rồi sinh ra tình cảm vợ chồng và cũng chính
cái tình mà sinh ra nghĩa, cho dù họ không còn thương nhau nhưng vẫn còn
nghĩa vợ chồng gắn bó. Họ vì con cái mà sống với nhau để nuôi dạy con cái nên
người, thiết nghĩ đó là một nét đẹp trong hôn nhân trong xã hội truyền thống của
người Việt Nam. Đến khi thực dân pháp đã cơ bản xâm lược và đặt ách thống trị
30
lên toàn cõi Việt Nam vào khoảng cuối thế kỉ XIX, thì Pháp bắt đầu truyền bá
văn hóa Pháp vào Việt Nam, chúng thực hiện chính sách ngu dân, truyền bá tư
tưởng độc hại, áp bức bóc lột người Việt Nam. Lúc này khoảng nửa đầu thế kỉ
XX, xã hội có những thay đổi mới, văn học nghệ thuật bắt đầu xuất hiện những
tác phẩm mang nội dung chống lại chế độ hôn nhân hà khắc của chế độ phong
kiến, đề cao tình yêu, hôn nhân tự do như “ Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách,
“Nửa chừng xuân” của Khái Hưng, “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh... đã giáng một
đòn mạnh vào lễ giáo phong kiến trong chế độ tình yêu, hôn nhân, bằng việc xây
dựng hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, tự do yêu đương nhưng vẫn mang những
đức tính đoan trang, chung thủy của người phụ nữ Việt Nam. Nhân vật Mai và
Lộc trong tác phẩm “Nửa chừng xuân” của Khái Hưng đã sống với nhau như
“Vợ- Chồng” và đã có với nhau một đứa con, không phải họ sống với nhau như
vậy không có hạnh phúc mà do lễ giáo phong kiến khắc nghiệt phải môn đăng hộ
đối, sự phân biệt giàu nghèo đã chia rẻ hai người, vẫn đến tan vỡ.

Đến 1945 nhân dân Việt Nam mới thực sự thoát khỏi sự áp bức, bốc lột của
thực dân Pháp, khẳng định quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của con người khi
Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây tất cả mọi người đều được tôn trọng, bình
đẳng như nhau không phân biệt trai, gái, tôn giáo. Sau khi bản hiến pháp ra đời
năm 1946, thì đến năm 1959 luật hôn nhân gia đình ra đời nhưng đến
13/01/1960 mới có hiệu lực thi hành. Bộ luật này đã xóa bỏ những tàn tích,
những phong tục tập quán lạc hậu trong hôn nhân. Từ khi bộ luật hôn nhân gia
đình ra đời nó đã tác động mạnh mẽ đến các đôi nam – nữ họ được tự do yêu
đương mà không có sự ràng buộc nào khi chưa kết hôn, mang tính tiến bộ trong
tình yêu và hôn nhân.

Và hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Thì quá trình giao lưu và tác động giữa các nền văn hóa với

31
nhau rất mạnh mẽ. Chính vì thế cho nên, hiện tượng “ sống thử” của giới trẻ nói
chung và của sinh viên nói riêng rất phổ biến. Khi chúng tôi tiến hành điều tra
khảo sát thì hiện nay có 100% sinh viên Đại học Cần Thơ có nghe và biết về
hiện tượng “Sống thử” trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng
như sách, báo, phim truyền hình, đặc biệt là Internet có một sự lan truyền tin
một cách chóng mặt.

Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến hiện tượng


"sống thử" của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
hiện nay.

14.3%,
Rất không quan tâm và
không quan tâm

45.7% Bình thường

Rất quan tâm và quan tâm


40%,

Hình 2.1: Thể hiện mức độ quan tâm đến hiện tượng “sống thử” của SV
TĐHCT.
Với những sinh viên có thái độ rất không quan tâm và không quan tâm đến
hiện tượng “sống thử” hiện nay chiếm tỉ lệ là 14,3%. Trong đó tỉ lệ nam sinh rất
không quan tâm và không quan tâm đến vấn đề “ sống thử” (21,1%) cao hơn so
với nữ sinh (7%) (xem bảng 2.1). Được các bạn lí giải vì sao không quan tâm
đến “sống thử” là do không liên quan ảnh hưởng đến bản thân, đó là chuyện
riêng tư cá nhân của mỗi người, và họ đã đủ tuổi trưởng thành nên họ tự quyết
định tương lai hôn nhân của bản thân. Bên cạnh đó vì còn đang đi học, đang
sống với gia đình, chưa có người yêu nên chưa nghĩ sẽ “ sống thử”.

32
“Mình không có thời gian để suy nghĩ nhiều, vì thời gian chính là để học ”
(Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa CNTT&TT).

“Đó là chuyện ý thức cá nhân của mỗi người nên không cần chú ý đến cuộc
sống người khác” (Nam sinh, sinh năm 1992).

“Do chưa có bạn gái nên chưa nghĩ tới, đồng thời nó đã lan truyền khắp
nơi” (Nam sinh, Khoa CNTT&TT).

Còn đối với nhóm sinh viên cho rằng hiện tượng “ sống thử” là bình thường
chiếm tỉ lệ 40%. Và được các bạn lí giải do xã hội quá hiện đại, hiện tượng này
quá phổ biến cho nên họ xem là bình thường, một phần là do các bạn sinh viên
giành thời gian cho việc học, mỗi người đều có những cách sống riêng, hay
chuyện của người khác, do chưa “sống thử” nên không quan tâm đến. Trong xã
hôi ngày nay, mọi người đều có cách thể hiện lối sống, tư tưởng, tình cảm khác
nhau. Nếu đối với việc sống thử xem như một cách yêu thì đó là tự do của mỗi
người, chấp nhận hay không chấp nhận là quan điểm của cá nhân không có căn
cứ rõ ràng là đúng hay sai, vì thế mà trong nhóm sinh viên cho rằng hiện tượng
“sống thử” là bình thường thì với đối tượng nữ sinh lại có tỉ lệ phần trăm xem
vấn đề “sống thử” là bình thường cao hơn so với nam sinh về việc cho rằng vấn
đề “sống thử” là bình thường (Xem Bảng 2.1).

“Vì xã hội hiện đại nên tư tưởng của mọi người sẽ hiện đại hơn và để tìm
hiểu đối phương xem đối phương có hợp với mình không” (Nam sinh, sinh năm
1995, Khoa Công Nghệ).

“Đơn giản giới trẻ hiện nay không còn bị gò ép về lễ nghĩa nên có thể thoải
mái làm những gì mình thích nhưng đừng vì vậy mà có cái nhìn tiêu cực” (Nam
sinh , Khoa KHXH&NV).

33
“Họ đã đủ tuổi thành niên nên tôi tôn trọng cách sống của họ miễn sao biết
dũng cảm, chịu trách nhiệm với cuộc đời mình” (Nữ sinh, sinh năm Khoa
MT&TNTN).

“Mỗi người có một cách sống riêng không thể bắt buộc người khác sống
theo cách sống của mình được. Sống thử có người chỉ nhìn nó ở mặt tiêu cực và
cho là xấu nhưng ở các nước hiện đại thì họ nhìn theo hướng tích cực vì nó cũng
có những mặt tốt” (Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa KT&QTKD).

Hiện nay, mức độ quan tâm và rất quan tâm tìm hiểu đến hiện tượng “ sống
thử” của SV Trường Đại học Cần Thơ là rất lớn, chiếm tỉ lệ lên đến 45,7%.
Trong nhóm này, nữ sinh có mức độ quan tâm có tỉ lệ cao hơn son với nam sinh
và đặc biệt khối ngành Khoa học Xã hội lại có tỉ lệ quan tâm đến hiện tượng
“sống thử” cao hơn so với khối ngành Khoa học Tự nhiên. Điều đó cho thấy SV
TĐHCT đang có nhu cầu thông tin cũng như mức độ quan tâm đến vấn đề “ sống
thử” rất cao mà đặc biệt là nữ sinh TĐHCT (xem bảng 2.1). Bởi họ cho rằng để
có nhận thức đúng về vấn đề này, từ đó quan sát ý kiến xã hội để phân tích vấn
đề này nên hay không nên “sống thử” , để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
bản thân, đồng thời tuyên truyền giúp bạn bè để không mắc sai lầm, và không
phải gánh chịu những hậu quả mà “ sống thử” mang lại. Bên cạnh đó, quan tâm
để có kiến thức, kĩ năng sống, xem xã hội có lên án không? Có ảnh hưởng lớn
đến sinh viên hay không, hay không biết nên quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên,
“sống thử” cũng mang lại nhiều lợi ích, dễ tìm hiểu nhau.... Cho nên họ quan
tâm đến vấn đề này. Những ý kiến mà các bạn SV TĐHCT bộc bạch về việc vì
sao quan tâm đến “sống thử” hiện nay như sau:

“Chúng ta là sinh viên nên đối diện với rất nhiều cạm bẩy trong cuộc sống,
nếu chúng ta không vững vàng sẽ rơi vào nhiều cạm bẫy trong cuộc sống” (Nam
sinh, sinh năm 1995, Khoa Công Nghệ).

34
“Là hiện tượng phổ biến, nhạy cảm, ảnh hưởng đến những chuẩn mực xã
hội, thuần phong mĩ tục nên không đồng ý” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa
MT&TNTN).

“Không rõ vấn đề này ra sao, nên muốn biết và hiểu rõ hơn tại sao có
nhiều người muốn sống thử và hậu quả nó mang lại như thế nào” (Nữ sinh, sinh
năm 1994, Khoa KHXH&NV).

“Tìm hiểu những tác hại của việc sống thử để có thêm kiến thức kĩ năng bổ
ích cho bản thân” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa KHXH&NV).

“Sống thử hiện nay đang là vấn đề khó xử lí đối với xã hội hiện nay” (Nữ
sinh, sinh năm 1996, Khoa KHXH&NV). “Liên quan đến văn hóa, phong tục tập
quán của tốt đẹp của dân tộc ta” (Nam sinh, sinh năm 1994, Khoa Công Nghệ).

Từ những con số khảo sát trên cho ta thấy, hiện nay SV TĐHCT đang có
nhu cầu rất cao về thông tin cũng như đang rất cần những kiến thức cần thiết về
hiện tượng “sống thử” để từ đó trang bị cho bản thân.

Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm quan tâm đến vấn đề “sống thử” hiện nay
theo giới tính và khối ngành của SV TĐHCT

Quan tâm đến vấn đề “sống Giới tính Khối ngành


thử” hiện nay
Nam Nữ Tự nhiên Xã hội

Rất không quan tâm 4,9 1,2 5,0 2,9

Không quan tâm 16,1 5,8 12,9 7,2

Bình thường 39,2 42,7 47,5 33,8

Quan tâm 31,4 42,2 28,7 43,2

Rất quan tâm 8,4 8,1 5,9 12,9

Tổng (%) 100 100 100 100

35
(Nguồn: khảo sát thực tế, năm 2014)
Cũng chính vì những xu hướng tất yếu của xã hội mà vấn đề tình yêu - hôn
nhân hiện nay có xu hướng tiến bộ tích cực hơn trước nhưng cũng đang diễn
biến phức tạp, dễ dãi và có nhiều hệ lụy xấu. Nhưng cũng tùy thuộc vào điều
kiện hoàn cảnh sống, sự tiếp xúc thông tin, thái độ sống mà mỗi người có cách
nghĩ, cách sống và lựa chọn con đường tình yêu, hôn nhân cho bản thân. Chính
vì thế, mà chúng tôi tiến hành khảo sát quan niệm của sinh viên Trường Đại học
Cần Thơ về hiện tượng “sống thử” thì kết quả thu được như sau:

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đồng tình, chấp nhận hiện tượng


"Sống thử" của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ hiện
nay.

Chưa có ý
kiến, 35.4%
Không chấp
nhận, 50%

Chấp nhận,
14.6%

Hình 2.2: Thể hiện tỉ lệ đồng tình, chấp nhận hiện tượng “ sống thử” của SV
TĐHCT hiện nay (%).
Với nhóm SV chấp nhận, tán thành việc “sống thử” hiện nay của giới trẻ nói
chung chiếm tỉ lệ 14,6%. Trong đó tỉ lệ chấp nhận “ sống thử” của nam sinh cao
hơn nữ sinh và khu vực thành, thị có xu hướng tán thành việc “sống thử” cao
hơn ở nông thôn. Bởi những người ở thành phố sẽ có điều kiện tiếp xúc và có
suy nghĩ thoáng hơn trong cuộc sống ở nông thôn.
36
“Tôi thấy nếu họ quyết định sống thử với nhau thì họ cũng đã biết suy nghĩ
cho tương lai của mình và họ cũng đã lớn chịu trách nhiệm cho những việc mình
làm” (Nam sinh, Khoa Công Nghệ).

“Nếu nhìn một cách khách quan thì sống thử để học cách làm sao để có
trách nhiệm cho gia đình có thể là tương lai họ sẽ xây dựng lấy ” (Nam sinh,
Khoa KHXH&NV).

“Đó là quyền của mỗi người. Để có thời gian tìm hiểu nhau rõ hơn để trước
khi tiến đến hôn nhân” (Nữ sinh, sinh năm 1993, Khoa KHXH&NV).

Còn ý kiến không chấp nhận việc “sống thử” chiếm tỉ lệ 50%. Đối tượng
không chấp nhận việc “sống thử” là nữ sinh, khối ngành xã hội và ở nông thôn
luôn cao hơn đối tượng là nam sinh, khối ngành tự nhiên và sống ở thành thị.

“Sống thử có thể sẽ giúp các bạn quan tâm nhau, nhưng mặt khác nó lại
trái với vấn đề đạo đức và mang lại một số vấn đề tiêu cực” (Nữ sinh, sinh năm
1995, Khoa KHXH&NV).

“Vì việc sống thử hiện nay ảnh hưởng đến nhận thức của những thiếu niên,
và các em học sinh” (Nữ sinh, sinh năm 1992, Khoa Công Nghệ).

“Vì sống thử là chưa đăng kí kết hôn, chưa được sự chấp thuận hai bên gia
đình. Nếu sau này hai bạn chia tay nhau thì sẽ rất đau khổ nhất là bạn nữ. Khi
mà gia đình biết chuyện hai người sống thử thì có rất nhiều vấn đề xảy ra ” (Nữ
sinh, Khoa NN&SHUD).

“Khi sống thử họ nghĩ tới lợi ích trước mắt của nó, nhưng với sống thử
không có lợi gì hết cho tương lai. Hơn nữa họ sẽ bất chấp tất cả để thỏa mãn
dục vọng bản thân” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa KT&QTKD)

“Ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của chính bản thân, nếu bị đổ vỡ sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí sinh viên đặc biệt là đối với nữ. Hơn nữa nếu

37
sống thử sau này chưa chắc đã kết hôn ” (Nam sinh, sinh năm 1994, Khoa
KT&QTKD).

Còn lại không có ý kiến về vấn đề này chiếm tỉ lệ 35,4%. Với con số 35,4%
sinh viên chưa có ý kiến về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc “ sống
thử” thì cũng có sự rất khác nhau, giữa nhóm sinh viên nam, khối ngành tự
nhiên, sống ở thành thị chưa có ý kiến về vấn đề “sống thử” luôn cao hơn nhóm
sinh viên nữ, khối ngành xã hội, sống ở nông thôn ( xem bảng 2.2) đó là một con
số báo động rất lớn. Bởi, có thể những người này sẽ chấp nhận hay không chấp
nhận hiện tượng “sống thử” như là một hiện tượng tất yếu của xã hội, cũng có
thể họ lưỡng lự để thăm dò phản ứng của xã hội là lên án phản đối hay chấp
nhận để từ đó họ hòa mình vào hiện tượng chung, hoặc giả để xem những kết
quả mà việc “sống thử” mang lại là gì để từ đó họ mới đưa ra ý kiến.

Bảng 2.2 Thể hiện tỉ lệ đồng tình, tán thành việc “sống thử” phân theo giới tính, khối
ngành và khu vực sinh sống.
Ý kiến Giới tính Khối ngành Khu vực
Nam Nữ Xã hội Tự nhiên Nông Thành
thôn thị
Không chấp nhận 44,7 56.1 51,8 42,6 52,4 32,5
Chấp nhận 18.2 10.4 15.1 15,8 13,4 23,3
Chưa có ý kiến 37.1 33.5 33,1 41,6 34,2 44,2
Tổng (%) 100 100 100 100 100 100
(Nguồn: khảo sát thực tế 2014)
Hiện nay, hiện tượng “sống thử” đang tồn tại nhiều hình thức và vô cùng
phức tạp. Bởi hai người nam- nữ muốn “sống thử” với nhau không nhất thiết
phải ở chung nhà hoặc chung nhà trọ, họ có thể thuê riêng hai phòng nhưng chỉ
ở một phòng, phòng còn lại thì để đó che mắt thiên hạ, hoặc bạn bè, mọi người
xung quanh hay người thân dưới quê lên thăm thì phòng ai nấy ở. Nhưng trên

38
thực tế thì họ sống với nhau như “vợ chồng” có sử dụng chi tiêu tài chính chung
hoặc riêng, có quan hệ tình dục và tất nhiên họ chưa đăng kí kết hôn, chưa tổ
chức lễ cưới cũng như chưa có sự chấp thuận của gia đình hai bên. Tuy cũng có
nhiều cặp đôi công khai chung sống như “vợ chồng” trước hôn nhân nhưng với
số lượng còn hạn chế bởi có rất ít các đôi nam- nữ công khai việc họ sống như
“vợ chồng” với người khác giới, bởi các cặp đôi này rất sợ người thân hoặc bạn
bè biết mình “sống thử”.

Theo kết quả điều tra thì hiện nay, SV TĐHCT cho rằng tỉ lệ sinh viên
TĐHCT không “sống thử” chỉ chiếm 2%, trong khi đó, tỉ lệ cho rằng họ không
biết SV TĐHCT có “sống thử” hay không là 24,6%, còn số lượng sinh viên
TĐHCT cho rằng sinh viên TĐHCT hiện nay có “ sống thử” chiếm tỉ lệ lên đến
73,4%. Từ đó cho thấy, chắc chắn là hiện nay SV TĐHCT có sinh viên “ sống
thử”. Tuy là SV TĐHCT có “sống thử” nhưng chưa biết được mức độ, tỉ lệ là
nhiều hay ít, cho nên chúng tôi tiếp tục đi khảo sát sinh viên về vấn đề này thu
được kết quả như sau:

Bảng 2.3 Tỉ lệ (%) mức độ sinh viên Trường Đại học Cần Thơ “Sống thử”
hiện nay

Mức độ Tỉ lệ phần trăm(%)

Rất nhiều 28.8

Nhiều 40.0

Ít 31.2

Tổng 100.0

(Nguồn: khảo sát thực tế, năm 2014)


Khi chúng tôi tiến hành khảo sát hiện trạng “ sống thử” của sinh viên
TĐHCT hiện nay thì kết quả thu được là có tới 91,7% sinh viên chưa từng “ sống

39
thử”, bên cạnh đó có 2,3% SV TĐHCT đang “ sống thử” trước hôn nhân, còn
2,6% là tỉ lệ mà sinh viên TĐHCT đã từng “ sống thử” trước hôn nhân nhưng bây
giờ thì họ không còn chung sống trước hôn nhân nữa, trong khi đó có 3,4% sinh
viên chưa có ý kiến là họ có “sống thử” hay không. Điều đó đồng nghĩa với việc
họ che giấu rằng là chưa, đã từng, hoặc đang “ sống thử”. Từ kết quả điều tra cho
thấy SV TĐHCT có số lượng chưa từng “sống thử” rất lớn, và họ còn rất e dè
trong việc công khai “sống thử” hiện nay.

Bảng 2.4 Thực trạng “sống thử” của SV TĐHCT hiện nay (%).
Thực trạng Tỉ lệ phần trăm

(%)

Đã từng nhưng bây giờ thì không. 2.6

Đang “sống thử” 2.3

Chưa từng “sống thử” 91.7

Ý kiến khác 3.4

Tổng 100 (%)

Và các bạn SV TĐHCT cho rằng “sống thử” là một hành vi lệch chuẩn vì
nó đi ngược lại các quy tắc giá trị, chuẩn mực sống tồn tại trong văn hóa bao đời

40
của người Việt Nam, ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người chiếm tới 55,1%, bên
cạnh đó tỉ lệ 19,4% thì cho rằng không phải hành vi lệch chuẩn không đi ngược
lại các giá trị chuẩn mực sống tồn tại trong văn hóa, không ảnh hưởng đến cuộc
sống mỗi người, còn 25,4% chưa có ý kiến xác định được có phải là hành vi lệch
chuẩn hay không. Trong số 25,4% đang chờ sự phán xét của xã hội về hiện
tượng “sống thử” để từ đó mới đưa ra ý kiến. Từ đó cho thấy, SV TĐHCT có
quan niệm sống nghiêng về các yếu văn hóa truyền thống, đồng thời giới trẻ
hiện nay có xu hướng làm theo số đông.

Bảng 2.5 Ý kiến của SV TĐHCT hiện nay về việc “sống thử”
Ý kiến Tỉ lệ(%)

Là hành vi lệch chuẩn 55,1

Không phải hành vi lệch chuẩn 19,4

Ý kiến khác 25,4

Tổng 100%

Tuy xã hội Việt Nam hiện nay có phần “thoáng” hơn trong vấn đề tình yêu,
hôn nhân và tình dục, nhưng nó vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống của
người Á Đông. Cũng chính vì thế mà hiện tượng “sống thử” tuy phổ biến nhưng
lại rất ít ai dám công khai, nếu có thì số lượng hạn chế, và đa phần là các ngôi
sao, người mẫu. Còn trong giới sinh viên thì điều đó lại càng ít ai dám công khai
“sống thử” bởi họ sợ dư luận xã hội dị nghị, bàn tán, cười chê, sợ bị người thân
phát hiện. Tuy “sống thử” là một hành vi lệch chuẩn nhưng SV TĐHCT lại có
thái độ rất khác nhau đối với nam sinh và nữ sinh khi “ sống thử”. Chính vì thế
mà chúng tôi tiến hành phân loại thái độ đánh giá của SV TĐHCT về vấn đề này
theo hai giới Nam- Nữ.

Đối với nam sinh “sống thử”, thì có tỉ lệ thái độ tôn trọng là 6,9%, còn đối
với nữ sinh thì lại chiếm 7,1%, tuy có mức độ tôn trọng cao hơn nhưng không
41
đáng kể. Nhưng qua đó nữ giới đã phần nào đòi lại sự bình đẳng giới đối với
nam giới hiện nay. Những lí do mà SV TĐHCT đưa ra để lí giải tại sao họ tôn
trọng những người “sống thử” là vì họ dám sống thật với bản thân, đồng thời
mỗi người sẽ có nhu cầu tìm hiểu riêng, và có thể chăm sóc nhau, hiểu nhau hơn
và cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

“Vì họ dám sống thật với bản thân, người ta có ý muốn có nhu cầu tìm
hiểu, đó là quyền tự do cá nhân của mỗi người về việc tìm hiểu tình yêu ” (nam
sinh, sinh năm 1993, Khoa KHXH&NV).Bên cạnh đó thì họ “Đã đủ tuổi tự chịu
trách nhiệm với việc mình làm”, (Nữ sinh, sinh năm 1993, Khoa KT&QTKD).

Đối với nam sinh “sống thử” SV TĐHCT cho đó là chuyện bình thường
chiếm tỉ lệ 56,5%, bởi nhiều cách nghĩ khác nhau. “ Sống thử” có thể giúp nam
sinh dễ dàng tìm hiểu đối tượng mình yêu thích, đó cũng là cách để thể hiện bản
thân, chứng tỏ bản lĩnh, cùng nhau học tập làm việc. Là quyền của mỗi người,
không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, không ảnh hưởng đến gia đình và
xã hội. Nếu có cách nhìn nhận đúng đắn về “ sống thử”, không mang lại những
hậu quả xấu thì có thể chấp nhận được.Và hiện nay xã hội ngày càng tiến bộ,
suy nghĩ của mỗi người ngày càng thoáng. Bên cạnh đó còn giúp người đàn ông
chín chắn hơn trong quan hệ gia đình. Còn đối với nữ sinh thì thái độ của SV
TĐHCT có phần dè dặt hơn nam giới nhưng vẫn chiếm tỉ lệ lên tới 50,3% cho
rằng hiện tượng “sống thử” là bình thường. Vì chuyện gì cũng có lợi ích và tác
hại của nó.

Đối với hiện tượng “sống thử” SV TĐHCT cũng có thái độ xem thường cụ
thể như sau:

Đối với nam sinh “sống thử”, SV TĐHCT có thái độ xem thường chiếm tỉ
lệ là 20,6% vì họ cho rằng việc “sống thử” không phù hợp chuẩn mực đạo đức,
văn hóa người Việt Nam, không tôn trọng đối với người yêu, muốn thỏa mãn

42
nhu cầu sinh lí trước hôn nhân và tình cảm dễ đổ vỡ. Bên cạnh đó đa phần sau
khi quan hệ người nam sẽ từ chối, bỏ trách nhiệm của mình, nếu người đàn ông
thật sự yêu người con gái thì phải biết nghĩ tới hôn nhân đầu tiên chứ không
phải “sống thử”. “Không phù hợp chuẩn mực đạo đức người Việt Nam” (Nam
sinh, Khoa NN&SHUD).

Còn đối với nữ sinh thì lại có thái độ đánh giá khắc khe hơn nam sinh. Và
chính vì thế mà, có thái độ xem thường khi nữ sinh “ sống thử” cao hơn so với
nam sinh. Thái độ xem thường nữ sinh “ sống thử” của SV TĐHCT chiếm tỉ lệ là
24,3%. Lí do mà họ xem thường nữ sinh “sống thử” bởi lẽ, nữ “sống thử” sẽ
đánh mất vẻ đẹp tính cách của người phụ nữ, ảnh hưởng cuộc sống hôn nhân sau
này. Chẳng những thế, kết quả của việc “sống thử” còn là mọi người chê cười,
ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe. Nếu nam- nữ thật sự yêu nhau thì không
nhất thiết phải “sống thử” bởi không phải “sống thử” mới hiểu nhau. Đối với
Việt Nam hiện nay, vấn đề hôn nhân và tình dục có phần thoáng hơn xưa nhưng
vẫn còn quan trọng và mang nặng yếu tố trinh tiết của người phụ nữ

Hay “sống thử sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất, đạo đức, thuần phong mỹ tục,
trái với pháp luật” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa KHXH&NV)

“Nữ là phải biết quý trọng và gìn giữ bản thân, phải giữ gìn danh dự cho
gia đình, người thân (Nữ sinh, sinh năm 1996, Khoa KHXH&NV ).

“Sẽ không cưới vợ khi đã sống chung với người khác ” (Nam sinh, Khoa
NN&SHUD).

Có 16% chưa có ý kiến để đánh giá vấn đề nam sinh “ sống thử”, còn
18,3% cũng chưa có ý kiến về vấn đề nữ sinh “ sống thử” vì tùy vào mỗi trường
hợp mà đưa ra nhận xét. Vì chúng ta Không thể đánh giá con người qua một sự
việc nhất định. “Sống thử là bình thường hay không thì tùy vào cách nghĩ của
mỗi người muốn sống thử. Theo cá nhân thì chúng ta không có quyền phán xét

43
họ” (Nữ sinh, sinh năm 1995, Khoa KHXH&NV). Nhìn chung, SV TĐHCT có
thái độ sống thoáng và cởi mở trong vấn đề “sống thử” hiện nay trong giới trẻ.

Bảng 2.6 đánh giá của SV TĐHCT hiện nay đối với các nam- nữ sinh viên
“sống thử”.
Thái độ Tôn trọng Bình thường Xem thường Ý kiến khác

Giới tính Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Tỉ lệ(%) 6,9 % 7,1 % 56,5 % 50,3 % 20,6 % 24,3% 16 % 18,3 %

Tuy SV TĐHCT hiện nay có thái độ đánh giá về hiện tượng “ sống thử”
thoáng và cởi mở nhưng trên thực tế cuộc sống thì họ lại chọn lối sống trong vấn
đề hôn nhân, gia đình nghiêng về văn hóa truyền thống. Trong tương lai SV
TĐHCT sẽ không muốn “sống thử” chiếm tỉ lệ 71,7%, 21,7% ý kiến SV TĐHCT
chưa có ý kiến là sẽ muốn “sống thử” hay không. Bên cạnh đó cũng có không ít
ý kiến trong tương lai họ muốn và rất muốn “sống thử” là 6,6%.

Với nhóm sinh viên trong tương lai, họ không muốn “ sống thử” có nhiều lí
do khác nhau như hậu quả xấu nếu cả hai người không tiến đến hôn nhân. Một
tình yêu đẹp sẽ kết thúc bằng cuộc hôn nhân đẹp, chứ việc “ sống thử” chứng tỏ
họ còn nghi ngờ về tình yêu, nếu sau này không hợp thì người thiệt thòi vẫn là
phụ nữ. Nếu 2 người yêu nhau thì phải có một tình yêu trong sáng và đi đến hôn
nhân. Bên cạnh đó, còn cho rằng họ có được sự giáo dục và chịu ảnh hưởng của
gia đình. Nhóm SV này cho rằng họ trân trọng giá trị hạnh phúc gia đình, “ sống
thử” có hại nhiều hơn có lợi, “sống thử” sẽ xảy ra nhiều chuyện phiền phức và
muốn chú tâm vào việc học hành. Đồng thời, yếu tố giới tính, có người yêu hay
chưa cũng tác động mạnh đến việc trong tương lai họ sẽ không “ sống thử”. Cụ
thể, nữ sinh sẽ có tỉ lệ không chấp nhận “ sống thử” cao hơn nam sinh. Bên cạnh
đó, những sinh viên chưa có người yêu sẽ có tỉ lệ không muốn “ sống thử” cao.

44
“Vì tôi không tồn tại một mình, tôi còn ông bà cha mẹ và người thân. Tôi
không muốn ảnh hưởng đến gia đình và tôi lại là người Việt Nam vì thế phải
sống đúng chuẩn mực đạo đức” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa KHXH&NV).

Hay bạn nam, 1995, Khoa Công Nghệ cho rằng: Nếu yêu nhau và muốn đi
tới hôn nhân thì hãy nên tìm hiểu kĩ lâu dài không gấp gì phải “sống thử”

“Không muốn bị mọi người dèm pha, đó không phải là cuộc sống mà đó là
một trò chơi” (Nữ, 1995, Khoa Công Nghệ). Chẳng những thế “ sống thử” còn
“ảnh hưởng đến công việc, học tập và chi tiêu” (Nam sinh, sinh năm 1993,
Khoa KTQT&KD).

“Không phù hợp với văn hóa Việt Nam, không được xã hội chấp nhận”
(Nam sinh, sinh năm 1993, Khoa KTQT&KD).

Còn đối với nhóm SV TĐHCT muốn và rất muốn “ sống thử” thì lại cho
rằng “sống thử” là cần thiết, là bước đầu tiên để tìm hiểu, chia sẻ tình cảm. Bởi
do họ đã có người yêu nên muốn “sống thử” để trải nghiệm cuộc sống vợ chồng.
Có nhiều niềm vui, cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống (xem bảng
2.7).

. “Muốn tìm hiểu và khám phá những điều bí ẩn của tình yêu. Cùng nhau
tận hưởng những phút giây hạnh phúc của tình yêu và hiểu nhau nhiều hơn (Nữ
sinh, Khoa Sư Phạm).

“Muốn tìm hiểu trước hôn nhân” (Nam sinh, sinh năm 1992, Khoa
KTQT&KD), hay để “Tìm người phù hợp”, (Nam sinh, sinh năm 1990, Khoa Sư
Phạm).

Trong khi đó, có tới 21,7% SV TĐHCT cho rằng trong tương lai họ đang
do dự không biết có muốn “sống thử” hay không?. Bởi, nhiều lí do khác nhau.
Họ đang thăm dò thái độ của xã hội đối với vấn đề này như thế nào rồi mới có
quyết định. “
45
Coi mọi người phán xét rồi mới quyết định, và chưa có đối tượng để sống”
(Nam sinh, sinh năm 1992, Khoa KHXH&NV), “Cuộc sống thay đổi con người
thay đổi” (Nữ sinh, sinh năm 1993, Khoa KTQT&KD).

Bảng 2.7 Trong tương lai sẽ “sống thử ” của SV TĐHCT


Ý kiến Giới tính Người yêu

Nam Nữ Có Chưa

Rất muốn 4,9 1,2 4,1 2.0

Muốn 5,6 1.7 6.2 2.0

Không 49.0 54.9


46,8 57,8
Sẽ không bao giờ 12,6 24,3 13.8 23.5

Chưa biết 30,1 15.0 26.9 17.6

Tổng (%) 100.0 100.0 100.0 100.0

Và trong tương lai nếu người yêu ngỏ lời muốn “sống thử” thì SV TĐHCT tuyệt
đối không và không nhận lời chiếm tỉ lệ 79,7%. Bởi vì họ không tin vào lợi ích
của việc “sống thử” mang lại, chẳng những thế SV TĐHCT còn cho rằng “ sống
thử” sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc học và nó sai lệch với chuẩn mực văn hóa.
Còn nhóm SV đồng ý và cho vài hôm suy nghĩ sẽ đồng ý “ sống thử” là 11,2%,
để “Chứng tỏ tình yêu với người yêu” (Nam sinh, sinh năm 1993, Khoa KHTN).
Bên cạnh đó có 9,1% chưa có ý kiến là có nên hay không nên “ sống thử” không.

Bảng 2.8:Thể hiện tỉ lệ (%) sự đồng ý chấp nhận “sống thử” khi người
yêu ngỏ lời.

Ý kiến Giới tính (%)

Nam Nữ

46
Tuyệt đối không nhận lời 40,6 68,2

Không nhận lời ngay 28,7 20,8

Đồng ý ngay 8,4 0,6

Cho vài hôm suy nghĩ và sẽ đồng ý 11,9 2,3

Ý kiến khác 10,5 8,1

Tổng (%) 100 100

Nhìn chung, hiện nay SV TĐHCT xem hiện tượng “ sống thử” của sinh viên
nói riêng và của giới trẻ nói chung là chuyện bình thường (52,6%) vì “ Vì sống
theo lối sống phương Tây thoáng, thoải mái” (Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa
Công Nghệ). Rất phổ biến nên cảm thấy bình thường, đó là cách sống của mỗi
người. Chỉ có 1,7% cho rằng “sống thử” sẽ giúp ích có lợi cho những đối tượng
“sống thử” “dễ tìm hiểu nhau, 2 người sau này tiến tới hôn nhân”, (Nữ sinh,
Khoa Sư Phạm). Hay “Muốn tìm hiểu và khám phá những điều bí ẩn của tình
yêu. Cùng nhau tận hưởng những phút giây hạnh phúc của tình yêu và hiểu nhau
nhiều hơn” (Nữ sinh, Khoa Sư Phạm).

Nhưng lại có tới 49,8% cho rằng đó là việc làm xấu và rất xấu với những ý
kiến sau:

“Lối sống buông thả” (Nữ sinh, Khoa MT&TNTN)

.“Nhiều tác hại xấu, ham muốn tình dục ” (Nam sinh, sinh năm 1994, Khoa
Sư Phạm).

“Ít ai trở thành vợ chồng sau khi “sống thử”, chẳng những thế mà còn để
lại nhiều hệ lụy đáng tiếc xảy ra”, (Nam sinh, sinh năm 1990).

47
“Phản lại văn hóa của Việt Nam, ảnh hưởng thuần phong mĩ tục ”, (Nam
sinh, sinh năm 1993, Khoa KHXH&NV).

“Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, gia đình và xã hội ” (Nữ sinh, Khoa
KHXH&NV).

“Đa phần là các bạn sinh viên xem “sống thử” là cuộc vui, chưa đủ chính
chắn trong vấn đề đó”( Nam sinh).“Lợi ích thì ít còn tác hại thì nhiều ”, (Nữ
sinh, sinh năm 1994 Khoa KHTN).

Bảng 2.9 Thái độ đánh giá chung của SV TĐHCT về hiện tượng “sống thử” hiện nay của giới
trẻ

Ý kiến Tỉ lệ phần trăm (%)

Rất xấu 8.9

Xấu 36.9

Bình thường 52.5

Tốt 1.4

Rất tốt 0.3

Tổng 100%

2.2 Các yếu tố tác động đến quan niệm “sống thử” của sinh viên
Trường Đại học Cần Thơ

2.2.1. Các yếu tố khách quan


Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên
việc mở cửa giao lưu hội nhập kinh tế, văn hóa với các nước trên thế giới là điều
không tránh khỏi. Chính vì vậy mà sự giao lưu văn hóa Đông - Tây diễn ra ngày
càng mạnh mẽ với nhiều hình thức, nội dung vô cùng phức tạp, đôi khi cũng do
48
sự mập mờ thông tin mà có những biến tướng xấu. Có 45,4% SV TĐHCT cho
rằng “sống thử” là do tiếp thu tư tưởng, lối sống thoải mái của các nước phương
Tây. Nhưng theo kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được thì có tới 61,7% SV
TĐHCT không biết rõ là ở phương Tây thực tế họ “ sống thử” như thế nào mà chỉ
biết được thông qua việc đọc báo, xem tin tức, và có tới 27,7% hoàn toàn không
biết ở phương Tây họ “sống thử” ra làm sao. Trong khi đó chỉ có 10,6% cho
rằng họ biết ở phương Tây họ “sống thử” vì “tôi từng sống ở bên ấy” (Nam sinh,
1990, Khoa Sư Phạm).

Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và rất quan trọng đối với mỗi
cá nhân. Bởi từ khi sinh ra, mỗi người đã chịu sự tác động và giáo dục của ông,
bà, cha, mẹ, anh, chị em… đến việc hình thành nhân cách, lối sống của bản thân.
Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ hạnh phúc (sự thỏa mãn về
nhu cầu vật chất và tinh thần), sự quan tâm, lo lắng chăm sóc của gia đình đến
sinh viên TĐHCT như thế nào? Và có tác động đến việc chọn lối “ sống thử”
hiện nay ra sao? Từ thực tế kết quả điều tra cho biết, thì giữa quyết định “ sống
thử” và hạnh phúc gia đình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi nếu gia đình
mà không hạnh phúc thì người đó có xu hướng thích “ sống thử” nhiều hơn vì họ
muốn có người chia sẽ, quan tâm để bù đắp tình cảm. Bên cạnh đó, có tới 84,6%
sinh viên cho rằng gia đình họ không đồng ý cho họ “ sống thử” bởi gia đình
muốn tốt cho con cái, “sống thử” là lối sống sa ngã. Truyền thống gia đình
không cho phép, nếu yêu nhau thì đi đến hôn nhân chứ không được “ sống thử”.
Ta có thể thấy gia đình là nhân tố rất quan trọng trong việc tác động đến việc
“sống thử” của con cái.

Hầu hết SV TĐHCT đều đến từ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long và một số tỉnh khác. Chỉ có một số ít quê quán ở Cần Thơ và sống
cùng gia đình. Nên hầu hết SV phải thuê trọ hoặc ở kí túc xá. Chính sự xa quê,
không có sự kiểm soát của người thân, gia đình nên rất thoải mái trong lối sống,

49
cách sinh hoạt. Bên cạnh đó, những SV này không có chịu sự quản lí của trường,
chính quyền địa phương trong việc “sống thử”.

Trong xã hội nước ta hiện nay, mức sống và điều kiện giải trí, tiếp cận
thông tin ngày càng phong phú, đa dạng. Chính sự bùng nổ thông tin đặc biệt là
Internet đã tạo điều kiện cho mọi người đặc biệt là trẻ vị thành niên tiếp cận
được với các loại phim, ảnh người lớn, phim tình cảm điều này khiến trẻ bị kích
thích thần kinh. Chính vì vậy đã khiến cho trẻ dậy thì sớm. Bên cạnh đó, chế độ
dinh dưỡng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, bởi nếu ăn uống
đầy đủ dưỡng chất thì cơ thể sẽ phát triển sớm và toàn diện, chính vì vậy đã đẩy
nhanh quá trình dậy thì. Dân gian có câu “nữ thập tam, nam thập lục”, đó là lúc
mà nam, nữ dậy thì. Tức nữ 13 tuổi có thể đi lấy chồng, còn nam giới 16 tuổi thì
có thể đi lấy vợ. Nhưng thực tế hiện nay thì độ tuổi đó được rút ngắn lại ở nữ từ
11 tuổi có thể dậy thì, còn nam thì ở độ tuổi 14. Tuy tuổi dậy thì hiện nay sớm
nhưng hầu hết các trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông chưa thật sự
quan tâm đến việc tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tâm sinh lí tuổi mới lớn, mà chỉ
quan tâm đến việc dạy kiến thức phổ thông. Ngay cả khi lên Đại học thì cũng
chỉ chú trọng dạy kiến thức nghề nghiệp còn kiến thức tâm sinh lí thì phải tự tìm
hiểu, cho nên chỉ ai có nhu cầu hoặc thắc mắc mới tự tìm hiểu. Chính vì vậy, mà
kiến thức sinh sản của SV TĐHCT còn hạn chế. “Tôi không biết rõ hiều về bệnh
lây qua tình dục là những loại bệnh nào ngoại trừ HIV” (Nam sinh, sinh năm
1992, Khoa KHXH&NV). Chính vì sự thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản nên
trong quá trình “sống thử” đã để lại nhiều hậu quả không tốt về sức khỏe như
mang thai, lây nhiễm bệnh tình dục: giang mai, lậu, sùi mào gà, HIV.... về tinh
thần thì đau khổ tuyệt vọng, chán nản,....

2.2.2 Các yếu tố chủ quan


Người yêu là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quyết
định “sống thử” của sinh viên TĐHCT hiện nay. Bởi nếu chưa có người yêu thì
50
không thể nào “sống thử”. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành khảo sát hiện nay
SV TĐHCT có bao nhiêu phần trăm sinh viên đã có người yêu. Kết quả thu được
như sau: có 41,7 % sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đã có người yêu, với
nhóm sinh viên này họ có xu hướng chấp nhận “ sống thử” cao hơn nhóm SV
chưa có người yêu. Còn lại 58,3% chưa có người yêu (xem bảng 2.7). Và do
vậy, nếu người yêu mà ngỏ lời muốn “sống thử” thì SV TĐHCT sẽ có 11,2%
đồng ý “sống thử” cùng người yêu.

Đồng thời, môi trường sống cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
tác động thúc đẩy đến việc “sống thử”. Khi sống ở nhà trọ một mình thì khả
năng tác động, ảnh hưởng rất lớn. Có 48,6% SV TĐHCT cho rằng: “ sống thử”
“sẽ giúp cho hai người tự do tìm hiểu nhau kĩ hơn trước khi bước vào hôn nhân
chính thức, nếu hai người hợp nhau sẽ đi đến hôn nhân còn không thì đường ai
nấy đi”. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng “Do hai người quá yêu nhau nên muốn
thỏa mãn nhu cầu sinh lí” chiếm tỉ lệ 50,6%. Qua đó cho thấy nguyên nhân
“thỏa mãn nhu cầu sinh lí” là một trong những nguyên nhân quan trọng thôi
thúc giới trẻ hiện nay “sống thử”.

Có 38,6 % SV TĐHCT cho rằng “Thấy bạn bè sống thử nên bắt chước,
đồng thời để khẳng định bản thân đã lớn, đã trưởng thành, “sống thử” để thể
hiện, chứng tỏ tình yêu với đối phương ”. Bởi lẽ, khi yêu trước mắt mọi người
đều là một màu hồng, mọi thứ luôn đẹp và lãng mạn ta có thể thề nguyện sống
chết bên nhau, có thể hi sinh mọi thứ cho nhau cả về “ thể xác” lẫn “tâm hồn”.
Bên cạnh đó còn “Muốn tìm hiểu và khám phá những điều bí ẩn của tình yêu.
Cùng nhau tận hưởng những phút giây hạnh phúc của tình yêu và hiểu nhau
nhiều hơn (Nữ sinh, Khoa Sư Phạm). Bên cạnh đó sinh viên Trường Đại học Cần
Thơ còn cho rằng do “chưa thấy hết hậu quả tiêu cực mà sống thử mang lại ”
(43,1%) nên tác động đến việc quyết định “sống thử” của giới trẻ.

51
Chưa thấy hết hậu quả tiêu cực 43.1

Thấy bạn bè sống thử nên bắt chước,


để khẳng định bản thân đã lớn, đã trưởng 38.6
thành, chứng tỏ tình yêu với đối phương
Do hai người quá yêu nhau nên muốn 50.6
thỏa mãn nhu cầu sinh lí.
Tự do tìm hiểu nhau kĩ hơn trước khi bước
vào hôn nhân chính thức, nếu hai người 48.6
hợp nhau sẽ đi đến hôn nhân còn không thì
đường ai nấy đi
10.3
Có người yêu

0 10 20 30 40 50 60

Hình 2.3: Những yếu tố chủ quan tác động đến quan niệm “ sống thử” của
SV TĐHCT.

CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP VỀ HIỆN TƯỢNG “SỐNG THỬ”


CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

3.1 Hệ quả mang lại


3.1.1 Tác động tích cực
Gia đình không hạnh phúc chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy giới trẻ
quyết định sống chung như vợ chồng. Chính vì thế mà các bạn muốn “ sống thử”

52
để giải tỏa tâm lí, để có người động viên, an ủi chia sẻ tình cảm để quên đi
những chuyện không vui.

Bạn nam, sinh năm 1992, Khoa KHXH&NV chia sẽ “ cha mẹ tôi thường hay
cãi vả, cha tôi thường hay đánh đập mẹ nên tôi cảm thấy rất buồn không biết
chia sẻ cùng ai, nhiều lúc tôi muốn chết đi cho xong. Từ khi tôi lên Cần Thơ học
tôi quen được ấy, ấy cũng có hoàn cảnh giống như tôi, cha em bỏ mẹ em từ khi
em lên 3 tuổi, mẹ em thì làm giáo viên nhưng ít khi hiểu em cần gì. Tôi và em đã
chia sẻ, động viên cho nhau rất nhiều và chúng tôi đã quyết định sống cùng
nhau để vượt qua những chuyện khó khăn trong cuộc sống ”. Bên cạnh đó, “sống
thử” sẽ có người chăm sóc, thuốc men khi bệnh tật “tôi nghĩ, khi đi học xa nhà,
nếu sống chung với người yêu sẽ an tâm hơn khi bị bệnh ”( Nam sinh, sinh năm
1993, Khoa Sư Phạm) chia sẻ.

SV TĐHCT cho rằng, nếu sinh viên “sống thử” sẽ giúp nhau học tập tốt
hơn, và ngày càng tiến bộ “mình và người yêu dọn về sống cùng nhà trọ từ đầu
năm 2 tới giờ, 2 đứa học cùng ngành nên cũng thuận việc hỏi bài nhau khi
không biết” (Nam sinh, sinh năm 1993, Khoa KT&QTKD) hay một bạn nam
sinh, sinh năm 1994, Khoa NN&SHUD chia sẻ “từ lúc dọn về ở chung, mình
cảm thấy rất hạnh phúc, có nhiều động lực hơn trong học tập và phấn đấu hơn
trong tương lai”.

Có 10,6% SV TĐHCT cho rằng kết quả tích cực mà việc “ sống thử” mang
lại là tiến đến hôn nhân. Vì có ý kiến cho rằng “ sống thử” để tìm hiểu, trải
nghiệm xem cuộc sống vợ chồng “2 người có hòa hợp về tình dục hay không”
(Nam sinh, sinh năm 1992,Khoa KHXH&NV). Bên cạnh đó “ sống thử” còn giúp
cho hai người hiểu rõ về nhau hơn, có nhiều thì giờ ở cạnh nhau nên hai người
khó mà có thể giấu giếm những thói hư, tật xấu: bạn nữ, Khoa Sư Phạm chia sẻ “
sống thử thì sẽ dễ tìm hiểu nhau, hiểu nhau hơn để 2 người sau này tiến tới hôn
nhân”, hay “Muốn tìm hiểu và khám phá những điều bí ẩn của tình yêu. Cùng
53
nhau tận hưởng những phút giây hạnh phúc của tình yêu và hiểu nhau nhiều hơn
(Nữ sinh, sinh năm 1993, Khoa Sư Phạm).

“Yêu thì đến với nhau nếu sau này không kết hôn thì thôi. Còn hiện tại thì
cứ sống hết mình để tận hưởng thời tuổi trẻ. Vì đó là nhu cầu tình cảm, tâm lí
khó mà cưỡng lại được, nếu đè nén thì sẽ bị stress còn nguy hại hơn ” (Nam sinh,
sinh năm, 1992, Khoa KHXH&NV).

3.1.2 Tác động tiêu cực.


Bên cạnh những tác động tích cực của việc “Sống thử” mang lại đó chính
là những yếu tố tác động vô cùng tai hại. Có 10,6% SV TĐHCT cho rằng kết
quả tích cực mà việc “sống thử” mang lại là tiến đến hôn nhân.
Tình yêu thời học sinh, sinh viên vô cùng đẹp. Nhưng cũng chính nó là con
đường, ngã rẽ cuộc đời. Khi yêu thì cả hai muốn dâng trọn cho nhau cả thể xác
lẫn tâm hồn là điều dễ nhận thấy. Trong CON NGƯỜI tồn tại hai phần. Chính
phần CON đã thúc giục “lửa tình” làm con người lu mờ lí trí. Chính vì “Tình
chỉ đẹp khi còn dang dở- Đời mất vui khi đã vẹn câu thề ” mà tình yêu tuổi học
trò thường mong manh dễ vỡ vì những ham muốn bồng bột của tuổi mới lớn.
Tình yêu là thứ tình cảm vô cùng đẹp và ý nghĩa, nó làm cho chúng ta có động
lực sống, sống có ý nghĩa, có cảm giác vui vẻ trẻ trung, hạnh phúc. Và cũng
chính tình yêu nó lại đẩy con người ta xuống hố sâu vực thẳm của sự bi quan,
chán nản, không muốn sống nữa trên cõi đời, có nhiều trường hợp tuyệt vọng tự
sát vì tình như nhảy cầu, treo cổ tự vẫn, học hành sa sút (42,9%) hoặc vướng
vào các tệ nạn xã hội, hay tự sát vì tình. Như trường hợp của Trần Ngọc Kim
Hồng (19 tuổi, sinh viên năm thứ 2, khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Tây Đô) đã
treo cổ tự vẫn trong phòng trọ.

Có 60,3% SV TĐHCT cho rằng hậu quả xấu mà “ sống thử” mang lại là
mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến việc nạo, hút thai không đúng cách ảnh hưởng

54
đến sức khỏe, tinh thần của nữ giới, đặc biệt là vô sinh ở nữ. Khi nữ sinh mang
thai thì đó là ngã rẻ quan trọng giữa 2 người. Thứ nhất, chỉ có 10,6 SV TĐHCT
cho rằng hai người sẽ tiến đến hôn nhân. Còn lại cho rằng 89,4% là chia tay mỗi
người một hướng đi. Còn theo “thống kê từ Bộ Tư pháp Mỹ cho thấy trong vòng
15 năm qua, 86% các cuộc “sống thử” đã kết thúc bằng chia tay. Tiếp tục theo
dõi 14% tiến đến hôn nhân thì tỷ lệ ly dị của những đôi này lại cao hơn những
cặp trước đó đã ra sống riêng. Vì thế, có thể khẳng định “sống thử” không thể
là bước đệm cho một cuộc hôn nhân bền vững”. Trong khi đó có 34,3% SV
TĐHCT lại cho rằng “sống thử” có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hôn nhân
sau này, có thể hạnh phúc bị đổ vỡ của những người từng “ sống thử”. Bởi
“Người sau này mình gặp để tính đến chuyện hôn nhân không phải ai cũng có
suy nghĩ thoáng và cảm thông đến việc bạn đã từng sống thử ” (Nữ sinh, sinh
năm, 1991, Khoa Sư phạm).

“Nếu người chồng biết được người vợ của mình đã từng sống chung với một
người đàn ông khác nên khó lòng mà chấp nhận một người vợ “mất trinh”, dẫn
đến hôn nhân không hạnh phúc, chia tay sau khi kết hôn ” (Nữ sinh, sinh năm
1994, Khoa NN&SHUD).

“Sẽ không có hạnh phúc trọn vẹn vì dằn vặt với qúa khứ với bạn đời của
mình”, (Nữ sinh, sinh năm 1993, Khoa Sư Phạm).

“Nhà chồng mà biết chắc nhục chết. Chồng cũng không tôn trọng mình ”,
(Nữ sinh, sinh năm 1995, Khoa KHXH&NV).

“Rất có thể là người chồng không chấp nhận vợ mình không còn trong
trắng, và nếu đã nạo thai thì có thể gây vô sinh dẫn đến việc mất hạnh phúc gia
đình” (Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa Công Nghệ).

“Đó là người có lối sống dễ, thoáng cũng có thể xem nhẹ hôn nhân, cuộc
sống sau này sẽ không bền vững”, (Nữ sinh, sinh năm 1993, Khoa KHXH&NV).

55
Chẳng những thế, SV TĐHCT cho rằng “sống thử” sẽ bị “bạn bè bàn tán, xoi
mói. Mọi người xung quanh dị nghị” chiếm 41,7%.

Trong tâm thức văn hóa của người Việt Nam vấn đề tình yêu hôn nhân, gia
đình là một điều vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Chính vì vậy mà SV TĐHCT
cho rằng “sống thử” sẽ làm “hòa tan” về nền văn hóa của người Việt Nam trong
vấn đề tình yêu hôn nhân và gia đình chiếm 28%.

Biểu đồ thể hiện ý kiến của SV TĐHCT về những tác động tiêu cực
của hiện tượng “sống thử” hiện nay.

Mang thai ngoài ý muốn,


70 60.3 dẫn đến việc nạo, hút thai
60 Chia tay đường ai nấy đi
41.4 42.6
50
Ảnh hưởng đến hôn nhân
34
40 sau này
26 28
Bạn bè bàn tán, mọi
30
người xung quanh dị nghị
20 Việc học sa sút
10
Nền văn hó bị “hòa tan"
0

Hình 3.1: Ý kiến của SV TĐHCT về những tác động tiêu cực của hiện tượng “sống
thử” hiện nay.
Trong phong tục “ngủ mèo” của người Chơ ro các đôi trai gái tìm hiểu nhau
trước khi kết hôn bằng cách, các chàng trai sẽ hẹn và ngủ cùng các cô gái. G ia
đình cô gái chỉ chấp nhận chuyện “ngủ mèo” nhiều nhất là ba lần. Sau đêm thứ
ba, chàng trai phải chủ động đến trình diện và xin phép được cưới cô gái. Tục
“ngủ mèo” thể hiện sự phóng khoáng trong vấn đề hôn nhân của người Chơ ro
nhưng nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa riêng trong phong tục hôn nhân của
đồng bào dân tộc ở đây. Trong mỗi vùng miền, mỗi thành phần dân tộc khác
56
nhau sẽ có những nét văn hóa rất riêng. Nhưng chung quy nó là thành phần để
cấu tạo nên nền văn hóa Việt Nam hiện nay. Chính vì thế mà chúng tôi tiến hảnh
khảo sát xem “sống thử” có ảnh hưởng đến phong tục, tập quán tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam hay không? Kết quả thu được như sau:

Có 15,7% SV TĐHCT cho rằng “sống thử” là bình thường vì “Chẳng có gì


xấu” (Nam sinh, sinh năm 1995, Viện NC&PTCNSH). Chỉ có 1,4% cho rằng
“sống thử” không ảnh hưởng đến văn hóa người Việt Nam. Nhưng lại có đến
28% cho rằng “sống thử” ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa của người Việt Nam.
Còn lại có tới 54,9% cho rằng “sống thử” sẽ ảnh hưởng tác động đến văn hóa
của người Việt Nam.

Nhưng lại có 28% SV TĐHCT cho rằng “sống thử” ảnh hưởng rất lớn đến
văn hóa của người Việt Nam, theo hai hướng là tích cực và tiêu cực. Theo
hướng tích cực với những lí do sau đây: “ sống thử” đã “phá vỡ truyền thống lạc
hậu” (nữ sinh, Khoa Sư Phạm). Đồng thời, SV TĐHCT cho rằng “ Văn hóa Việt
Nam có lối sống lành mạnh kín đáo” (Nữ sinh, sinh năm, 1995, Khoa
KHXH&NV)

“Mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, trong sáng, hiền lành, thùy mị,
kín đáo” (Nam, 1993, Khoa KTQT&KD). “Làm cho nền tảng văn hóa, xã hội
xuống dốc” (Nữ sinh, Khoa KHXH&NV).

“Khiến cho giới trẻ ngày nay không còn quan tâm đến lối sống chuẩn mực,
đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này ” (Nữ sinh, sinh năm 1993,
Khoa Thủy Sản).

“Theo phong tục của người Việt Nam, khi đã là vợ chồng mới được ăn ở với
nhau” (Nam sinh, sinh năm 1992, Khoa Công Nghệ).
“Bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, có thể đánh mất đi truyền thống
văn hóa xưa” (Nữ sinh).

57
Còn 54,9% cho rằng có ảnh hưởng đến văn hóa vì “Đạo đức bị suy thoái”
(Nam sinh, sinh năm 1993, Khoa KHXH&NV). “Theo phong tục tập quán và lối
sống xưa của dân tộc ta, phải có một lối sống nam- nữ rõ ràng, trong sáng,
không sống thoáng như ở phương Tây, đều đó đã trở thành truyền thống” (Nữ,
Khoa KHXH&NV).

“Theo nền phong tục, văn hóa thì hai người chỉ được coi là vợ chồng khi có
đăng kí kết hôn, tổ chức lễ cưới. Ngoài ra đều không chấp nhận” (Nữ sinh,
Khoa KHXH&NV). “Văn hóa người Việt Nam đó giờ chưa có việc sống thử,
không phù hợp với văn hóa Việt Nam” (Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa
CNTT&TT).

“Từ xưa đến nay, chuyện hôn nhân là vấn đề lớn được mọi người xem
trọng, nếu sống chung trước hôn nhân sẽ làm cho mọi người có cái nhìn không
tốt làm thay đổi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta” (Nữ sinh, sinh năm 1993,
Khoa KHXH&NV).

“Nếu sống thử quá nhiều thì văn hóa nước ta sẽ bị hòa tan theo văn hóa
của thế giới” (Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa Công Nghệ). “Nếu sống thử quá
nhiều thì nền văn hóa bị xuống cấp trầm trọng” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa
MT&TNTN). Từ thực tế khảo sát quan niệm của sinh viên trường Đại học Cần
Thơ về hiện tượng “sống thử” cho thấy, “sống thử” có ảnh hưởng rất lớn đến
văn hóa của người Việt Nam hiện nay trong vấn đề tình yêu hôn nhân và gia
đình.

58
Bảng 3.1 Mức độ tác động ảnh hưởng của hiện tượng “ sống thử ” đến văn hóa
Việt Nam
Mức độ ảnh hưởng của việc sống thử đến Tỉ lệ phần trăm (%)
văn hóa Việt Nam.

Không ảnh hưởng 1,4

Bình thường 15,7

Có ảnh hưởng 54,9

Ảnh hưởng rất lớn 28

Tổng 100%

3.2 Giải pháp


3.2.1 Vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái
Từ khi sinh ra, chúng ta cơ bản là một sinh vật không hơn không kém.
Chúng ta mang bản năng sinh tồn (tranh đấu bảo vệ bản thân trước những thứ
gây bất lợi cho bản thân, có nhu cầu ăn, uống..) và duy trì nòi giống (ham muốn
thỏa mãn nhu cầu tình dục). Để trở thành con người xã hội, con người sinh vật
phải rèn luyện, học tập các chuẩn mực, giá trị đạo đức… của xã hội để trở thành
“con người xã hội”. Theo nhà phân tâm học người Áo Freud cho rằng nhân cách
con người được hình thành từ ba khối: vô thức ( bản năng sinh học: tình dục…),
ý thức (thực hiện, và tồn tại theo các quy định của xã hội), siêu thức (sự suy
nghĩ về ý thức trong các vấn đề đạo đức, tôn giáo, xã hội…). Tuy nói, bản năng
sinh học có vai trò rất lớn trong vấn đề hình thành nhân cách con người. Nhưng
các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, các mối quan hệ xã hội cũng góp phần không
kém trong việc hình thành nhân cách và kiềm chế bản năng sinh học của con
người. Chính vì thế mà hiện nay, “sống thử” được đa số SV TĐHCT xem là
hành vi lệch chuẩn (55,1%) bởi “Do hai người quá yêu nhau và để thỏa mãn nhu

59
cầu sinh lí” chiếm tới 50,6%. Chính vì các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, pháp
luật… đã kiềm chế, kiểm soát bản năng sinh vật và quy định bản chất con người
của chúng ta. Khi chúng ta sinh ra, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc
là gia đình. Bản chất của con người hình thành trước hết từ hoản cảnh sống của
họ. Vì vậy, ta thấy gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân
cách của mỗi người. Phải dạy cho trẻ biết đâu là đúng sai, đâu là những giá trị
chuẩn mực cần có chứ không phải giáo dục trẻ bằng cách bạo hành, mắng chửi
hay đánh đập, luôn động viên nhắc nhở con cái chọn lối sống lành mạnh hợp văn
hóa. Không những gia đình giáo dục mà toàn xã hội phải truyền đạt lại những
kinh nghiệm, chuẩn mực, khuôn mẫu phù hợp cho mỗi người. Vì vậy mà các bậc
cha , mẹ không nên cho trẻ em xem những thể loại phim tình cảm người lớn,
không cho trẻ xem những đoạn phim có cảnh “ nóng” hay hôn nhau trên phim vì
như vậy trẻ sẽ bị kích thích tò mò và tìm đến những tranh ảnh, truyện, website
không lành mạnh.Bên cạnh đó gia đình cũng là nơi mà mỗi cá nhân tích lũy kinh
nghiệm sống, định hướng các giá trị đạo đức. Vì vậy các bậc cha, mẹ hãy làm
gương cho trẻ, đồng thời không nên thân mật quá mức trước mặt trẻ con.

Chính vì hiện nay, hiện tượng “sống thử’ ngày càng phổ biến mà kết quả nó
mang lại không mấy khả quan và hầu như để lại nhiều hậu quả xấu cho người
trong cuộc và toàn xã hội. Nên các bậc cha mẹ hãy chú ý hơn nữa trong việc
giáo dục con cái, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, chia sẽ những kiến thức và
tình cảm trong tuổi mới lớn vì trong giai đoạn này tâm sinh lí các em có sự thay
đổi rất lớn trong việc hình thành nhân cách cá nhân.

3.2.2 Vai trò, trách nhiệm của nhà trường


Có thể nói trường học là một trong những môi trường xã hội hóa rất quan
trọng bên cạnh môi trường xã hội hóa gia đình. Nhà trường là nơi chủ yếu trong
việc truyền thụ kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên, những người
chủ tương lai của đất nước. Giữa gia đình và nhà trường phải phối hợp trong
60
việc giáo dục học sinh, bởi ở nhà thì có cha mẹ, ra trường sẽ có thầy cô. Hầu
như hiện nay, nước ta ít chú ý đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống, sức khỏe giới
tính và tâm sinh lí cho học sinh, sinh viên mà chỉ chú ý dạy kiến thức phổ
thông, kiến thức nghề nghiệp. Bởi vấn đề chăm sóc sức khỏe giới tính và tâm
sinh lí được mọi người xem là vấn đề kín đáo, tế nhị, theo quan điểm Á Đông
nếu đem ra dạy cho học sinh, cấp 2, cấp 3 là điều không nên. Chính vì sự thiếu
hiểu biết, sự tò mò của tuổi mới lớn mà các em tìm đến các trang mạng, sách,
tiểu thuyết có nội dung không lành mạnh. Để rồi các em muốn “ thử” làm người
lớn. Vì vậy, thiết nghĩ các trường THCS, THPT cần tổ chức nhiều hơn nữa các
hoạt động ngoại khóa, lồng ghép các kiến thức sức khỏe sinh sản và tâm sinh lí.
Bởi các em học sinh là nguồn lực, là thế hệ sinh viên sau này nên cần được giáo
dục từ nhỏ để khi lớn lên, các em ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia
đình và xã hội.

Vì vậy nhà trường có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền giúp học
sinh, sinh viên định hướng được các giá trị sống tích cực phù hợp văn hóa Việt
Nam trong thời hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.

Còn đối với sinh viên Trường Đại học Cần Thơ hiện nay thì chúng ta cần
tuyên truyền giáo dục sâu rộng hơn nữa trong sinh viên về hiện tượng “ sống
thử” hiện nay. Bằng cách treo băng rôn, áp phích nêu lên những yếu tố được và
mất để từ đó cho sinh viên thấy được rằng “ sống thử” được nhiều hay mất nhiều,
lợi ích hay tác hại khi “sống thử”. Bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều hội thảo,
chuyên đề, các lớp tập huấn kĩ năng sống, chăm sóc sức khỏe tâm sinh lí cho
sinh viên, mở điểm phát bao cao su miễn phí hay để bao cao su trong nhà vệ
sinh cho sinh viên tự lấy sử dụng nếu họ mắc cỡ không đến những điểm phát bao
cao su miễn phí, để có thể phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, đề phòng
các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

61
Số lượng cán bộ, công viên chức, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh
viên hệ chính quy và các hệ khác của Trường Đại học Cần Thơ đến trên khoảng
50.000 người một con số không nhỏ. Thiết nghĩ hiện nay Trường Đại học Cần
Thơ cần thành lập một trung tâm chăm sóc sức khỏe và tư vấn tâm lí, với vai trò
để giải đáp, tư vấn những vấn đề tâm lí, sức khỏe, tình yêu, hôn nhân gia đình
cho sinh viên, cán bộ, viên chức Trường Đại học Cần Thơ nói riêng và người
dân, sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nói chung. Đồng thời, trung tâm
chăm sóc sức khỏe và tư vấn tâm lí có thể mở thêm dịch vụ bán thuốc chăm sóc
sức khỏe và các dụng cụ hỗ trợ tránh thai. Bên cạnh đó, nên thành lập một trang
web hay đoàn Trường có thể mở thêm một chuyên mục riêng đăng tải những câu
chuyện, tình cảm đẹp hay những câu hỏi tư vấn chăm sóc sức khỏe, tâm sinh lí
lên website của Đoàn Trường, để sinh viên có thể truy cập tham khảo.

3.2.3 Vai trò và trách nhiệm của nhà chức trách.


Nhà chức trách có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng trong việc tạo sự
ổn định, kiểm soát xã hội và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp
với văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp và đảm bảo quyền lợi, lợi ích chung cho
cả cộng đồng dân tộc. Hiện tượng “sống thử” hiện nay khá phổ biến trong sinh
viên, giới trẻ và hầu như nó đều mang lại kết quả không tốt cho người trong
cuộc. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát hiện tượng này xem có phải là hành
vi lệch chuẩn hay không? Kết quả cho thấy có 55,1% được sinh viên TĐHCT
xem là hiện tượng lệch chuẩn bởi nó đi ngược lại truyền thống văn hóa hôn nhân
của người Việt Nam chúng ta. Có nguy cơ rơi vào tình trạng loạn luân. Chính vì
thế mà nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành khảo sát thêm hiện nay có nên ra
văn bản quy phạm pháp luật cấm sinh viên “ sống thử” hay không? Kết quả thu
được như sau: Có 11,7 % sinh viên Trường Đại học Cần Thơ phản đối pháp luật
quy định cấm “sống thử” với các quan điểm:

62
“Đó là quyền riêng tư của mỗi người” (Nam sinh, sinh năm 1993, Khoa
KT&QTKD). “Tự do cá nhân, hậu quả tự chịu” (Nữ sinh, sinh năm Khoa Công
Nghệ).
“Mỗi người có quyền tự do và quyền lựa chọn cách sống cho mình” (Nam
sinh, sinh năm 1993, Khoa Sư Phạm)
Có 42,6% đồng ý quy định pháp luật cấm “ sống thử”. Các bạn sinh viên
cho rằng việc cấm sinh viên “sống thử” và điều cần thiết và hợp lí “Đó là điều
đúng và cần” (Nam sinh, sinh năm 1993, Khoa Công Nghệ).

Bởi khi “sống thử” hầu như đều để lại kết quả không mấy tốt đẹp, tác động
trực tiếp đến truyền thống hôn nhân của người Việt Nam “ Tác động xấu đến trật
tự, nề nếp xã hội. Làm mất đi phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc” (Nữ sinh,
sinh năm 1995, Khoa KHXH&NV). Đồng thời, “Phần nào ngăn chặn những hệ
lụy xấu về sau, để có lối sống lành mạnh hơn ” (Nữ sinh, sinh năm 1995,Khoa
KHXH&NV). “Như vậy sẽ giữ được bản sắc văn hóa của người Việt Nam” (Nữ
sinh, sinh năm 1992, Khoa Sư Phạm). “Bản chất của “sống thử” không tốt”
(Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa KHXH&NV).
“Cảm thấy hành vi đó rất xấu, hủy hoại bản chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt
Nam” (Nữ sinh, sinh năm 1995, Khoa KHXH&NV).
“Nếu có luật đưa ra thì mới có thể hạn chế được phần nào ”(Nữ sinh, sinh
năm 1994,Khoa KHXH&NV). Nếu có luật cấm sinh viên “ sống thử” thì SV
TĐHCT cũng cho rằng đó là một cách để giáo dục, răn đe “Giáo dục cho sinh
viên cách sống tốt sống đẹp” (Nữ sinh, sinh năm 1994, Khoa KHXH&NV).

“Giảm thiểu được tình trạng nạo phá thai và li hôn sớm ” (Nam sinh, sinh
năm 1996, Khoa KHXH&NV). “Đó là lối sống không tốt, hạn chế được những
hậu quả không tốt” (Nam sinh, sinh năm 1995, Khoa Công Nghệ).
Trong khi đó có tới 45,7% sinh viên Đại học Cần Thơ chưa có ý kiến về
việc pháp luật có nên cấm “sống thử” hay không? Với các lí do sau:

63
“Rất khó để pháp luật xen vào” (Nữ, Khoa KHXH&NV).
“Khó kiểm soát vấn đề này, nếu ra luật thì chứng tỏ lối sống thử có tác động
tiêu cực quá lớn, giống như vạch áo cho người xem lưng” (Nữ sinh, sinh năm
1994, Khoa KT&QTKD).
“Tôi chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này” (Nam sinh, sinh năm 1994, Khoa
Công Nghệ). “Nếu cấm sống thử thì sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của
mỗi người” (Nữ, 1991, Khoa Sư Phạm). Từ những ý kiến trên, chúng ta có nên
cấm hay chấp nhận cho sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung “ sống thử” đó
còn là vấn đề mà các nhà xã hội học, văn hóa, giáo dục cần quan tâm.

Bảng 3.2 Ý kiến của SV TĐHCT về việc pháp luật cấm sinh viên và giới trẻ
“Sốn g thử”.
Ý kiến Tỉ lệ phần trăm (%)

Đồng ý cấm “sống thử” 42,6

Phản đối cấm “sống thử”. 11,7

Chưa có ý kiến 45,7

Tổng 100 (%)

64
C. KẾT LUẬN.

Hiện tại, “sống thử” ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Vì vậy mà có đến
100% SV TĐHCT đều biết đến hiện tượng này. Hiện nay, SV TĐHCT có quan
niệm suy nghĩ vừa “thoáng”, vừa truyền thống trong vấn đề tình yêu, hôn nhân
và gia đình. Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ xem vấn đề “sống thử” là
chuyện bình thường (52,5%). Nhưng lại cho rằng đó là hành vi xấu, lệch chuẩn
(55,1%). Tuy hai ý kiến có phần mâu thuẫn nhau nhưng chúng biện chứng cho
nhau để phát triển.
Đồng thời, hiện nay sinh viên Trường Đại học Cần Thơ có xu hướng làm
theo số đông, chưa có ý kiến về việc có nên đồng tình, chấp nhận hiện tượng
“sống thử” như một hiện tượng tất yếu trong sự vận động phát triển của xã hội
hay không. Điều đó cho thấy SV TĐHCT chưa có định hướng rõ trong vấn đề
“sống thử” hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực mà “ sống thử” mang lại là

65
những tác động vô cùng xấu, chẳng những “sống thử” ảnh hưởng đến cá nhân
người đó mà còn ảnh hưởng không tốt đến gia đình, người thân đồng thời nó còn
tác động không tốt đến truyền thống văn hóa dân tộc trong vấn đề tình yêu, hôn
nhân và gia đình của nước ta. Bên cạnh những mặt tiêu cực mà “sống thử” mang
lại, nó cũng xuất hiện nhiều ưu điểm, cần thiết trong cuộc sống hôn nhân gia
đình trong tương lai. Vì vậy, chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề “ sống thử” một
cách toàn diện, đề ra các giải pháp hiệu quả thiết thực, tạo những sân chơi lành
mạnh bổ ích, tuyên truyền sâu rộng cho sinh viên hiểu rõ về những tác động xấu,
cũng như ưu điểm mà lối sống này mang lại. Để từ đó, cho sinh viên thấy rõ và
lựa chọn cách sống cho bản thân, để hạn chế những tác động xấu của việc “ sống
thử”, đồng thời phát huy tính tích cực mà nó mang lại.

D. Phụ lục

1. Bảng câu hỏi khảo sát thông tin

Trường Đại Học Cần Thơ


Khoa Khoa Học Xã hội và Nhân Văn

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT THÔNG TIN


QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VỀ
HIỆN TƯỢNG “SỐNG THỬ”.
Xin chào anh/chị!.
Chúng tôi đang tiến hành khảo sát thông tin, quan niệm của sinh viên
Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “ sống thử” hiện nay. Những ý kiến, cách
nghĩ của anh/chị sẽ là cơ sở khoa học thật hữu ích cho chúng tôi tìm hiểu về

66
vấn đề “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ hiện nay. Chúng tôi cam kết là
mọi thông tin cá nhân của anh/chị sẽ được giữ bí mật.
Anh/Chị hãy () vào phương án mà Anh/Chị cho là phù hợp, anh/ chị có
thể trình bày ý kiến của mình vào những dòng trống.
Chúng tôi hi vọng anh/chị sẽ bỏ ra chút ít thời gian quý báu của mình để trả lời
câu hỏi khảo sát sau đây.
Trân trọng cảm ơn anh/chị đã thực hiện khảo sát này!.

Võ Thanh Dũ
I. Thông tin đáp viên.
Họ và tên (có thể không ghi):...........................……Giới tính: Nam/Nữ, Năm sinh…
Dân tộc.........................Tôn giáo............
Ngành..................................……Khóa……………khoa/viện..........................................

II. Nội dung

1. Anh/Chị sinh ra và lớn lên ở đâu?


1.1 Nông thôn 1.2 Thành thị

2. Anh/Chị có biết và nghe phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, đài truyền
hình, phim ảnh….) nói về vấn đề “sống thử” trong sinh viên hiện nay không?
2.1 Có, nghe nói rất nhiều
 2.2 Có, thỉnh thoảng mới nghe nói.
2.3 Không, không hề nghe nói.

3. Anh/Chị có quan tâm đến vấn đề “sống thử” hiện nay không?
1 2 3 4 5
Rất không quan tâm Không quan tâm Bình thường Quan tâm Rấtquan tâm
67
Vì sao? ....................................................................................................................................

4. Theo Anh/Chị “ Sống thử” là gì?


 4.1 Nam và Nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đi đăng kí
kết hôn, chưa được sự chấp thuận của 2 bên gia đình và chưa tổ chức lễ
cưới theo phong tục văn hóa người Việt.
 4.2 Nam và Nữ không cùng nhau sống chung nhưng mọi sinh hoạt như
“vợ chồng” (ăn uống, chi tiêu tài chính, quan hệ tình dục…).
 4.3 Cả 2 ý trên
4.4 Ý kiến khác
…………………………………………………………………………………

5. Theo Anh/Chị Sinh viên Đại học Cần Thơ hiện nay có “ Sống thử” không?

5.1 Có  5.2 Không 5.3 Không biết


 Rất nhiều
 Nhiều
 Ít

6.Anh/Chị có đồng ý chấp nhận việc “sống thử” của giới trẻ hiện nay không?
6.1 Không chấp nhận 6.2 Chấp nhận 6.3 Chưa có ý kiến.
Vì sao? ...................................................................................................................................
7. Theo Anh/Chị, việc sinh viên Việt Nam “ Sống thử” với nhau có phải là hành
vi lệch chuẩn không? (hành vi lệch chuẩn là hành vi trái với quy tắc sống tồn tại
trong văn hóa, hành vi đi ngược khỏi các quy tắc, các chuẩn mực xã hội hay nhóm
xã hội,và nó cũng là thói hư tật xấu tồn tại trong nhân dân làm ảnh hưởng tới
cuộc sống mỗi người).
7.1 Là hành vi lệch chuẩn
7.2 Không phải hành vi lệch chuẩn
7.3 Ý kiến khác………………………………………………….

68
8.1 Anh/Chị có thái độ như thế nào đối với việc nam sinh “sống thử”?
8.1.1 Tôn trọng. 8.1.2 Bình thường. 8.1.3 Xem thường.
8.1.4 Ý kiến khác……………………………………………………………………
8.2 Anh/Chị có thái độ như thế nào đối với việc nữ sinh “sống thử”?
8.2.1 Tôn trọng 8.2.2 Bình thường 8.2.3 Xem thường
8.2.4 Ý kiến khác…………………………………………………………………..

9. Anh/Chị có người yêu chưa?


9.1 Có
 quen dưới 2 tháng  4 tháng
 6 tháng  8 tháng
 10 tháng  Trên 1 năm
9.2 Chưa  Trên 2 năm.
10. Hiện tại Anh/Chị đang sống ở đâu?
10.1 Nhà trọ 1 mình. 10.4 Nhà trọ với bạn cùng giới.
10.2 Nhà trọ với người thân 10.5 Chung với gia đình
10.3 Kí túc xá 10.6 Nhà trọ với người yêu
11. Trong tương lai Anh/Chị có muốn thử “Sống thử” không?
11.1 Rất muốn 11.3 Không 11.5Chưa biết
11.2 Muốn 11.4 Sẽ không bao giờ
Vì sao?......................................................................................................................................
12. Anh/chị đã từng “sống thử” chưa?
12.1 Đã từng nhưng bây giờ thì không. 12.2 Đang Sống.
12.3 Chưa từng.  12.4 Ý kiến khác
13. Nếu người yêu của Anh/chị ngõ lời muốn “sống thử” với Anh/chị, thì
Anh/chị sẽ?
13.1 Tuyệt đối không nhận lời.

69
13.3 Cho vài hôm suy nghĩ và sẽ đồng ý
13.2 Không nhận lời ngay.
13.4 Đồng ý ngay.
13.5 Ý kiến khác.
Vì ...........................................................................................................................................
14. Theo Anh/Chị việc “Sống thử” của sinh viên nói riêng và của giới trẻ hiện
nay nói chung là tốt hay xấu?
1 2 3 4 5
Rất xấu Xấu Bình thường Tốt Rất tốt
Vì sao? ..................................................................................................................................
15. Gia đình Anh/chị hiện nay có đồng ý cho Anh/chị “ Sống thử” không?
15.1 Rất không đồng ý  15.2 Không đồng ý 15.3 Đồng ý.
15.4 Ý kiến khác……………………………………………………......................
16. Gia đình (cha, mẹ, anh, chị,…) của anh/chị có quan tâm, lo lắng, chăm sóc
cho anh/chị không?
16.1 Có 16.2 Không 16.3 Ý kiến khác
17. Anh/chị có hài lòng về sự lo lắng, chăm sóc và hạnh phúc gia đình (cha, mẹ,
anh, chị,…) hiện nay không?
17.1 Hài lòng. 17.2 Không hài lòng. 17.3 Ý kiến khác.
18. Anh có chấp nhận việc vợ của mình trước khi kết hôn với anh đã từng chung
sống như “vợ chồng” với người đàn ông khác không? (nam trả lời, nữ không
trả lời)
18.1 Không chấp nhận 18.2 Chấp nhận 18.3Ý kiến khác
Vì..............................................................................................................................................
19. Chị có chấp nhận việc chồng của mình trước khi kết hôn với Chị đã từng
chung sống “vợ chồng” với người phụ nữ khác không? (nữ trả lời, nam không
trả lời).

70
19.1 Không chấp nhận 19.2 Chấp nhận 19.3 Ý kiến khác
Vì .............................................................................................................................................
20. Theo Anh/chị nguyên nhân nào dẫn đến việc “ Sống thử” của sinh viên
hiện nay?
20.1 Gia đình không hạnh phúc nên muốn có người chia sẽ, quan tâm và tìm
người bù đắp tình cảm.
20 .2 Do 2 người quá yêu nhau và muốn thỏa mãn nhu cầu sinh lí.
20.3 Tiết kiệm chi tiêu sinh hoạt (bao nhiêu 1 tháng………………)
20 .4 Tiếp thu tư tưởng sống “thoáng” của phương Tây.
20.5 Tự do tìm hiểu nhau kĩ hơn trước khi đi đến hôn nhân chính thức. Nếu
hợp thì tiến tới hôn nhân còn không hợp thì chia tay đường ai nấy đi.
20.6 Thấy bạn bè sống nên bắt chước, khẳng định bản thân. Sự tác động và
yêu cầu của người yêu, đồng thời chứng tỏ tình yêu với đối phương.
20.7 Sống xa nhà, thoải mái không có sự quản lí của người thân và gia đình.
20.8 Không có chịu sự quản lí của nhà trường, cũng như sự quản lí của pháp
luật về việc sống chung trước hôn nhân.
20.9 Chưa thấy hết được những hậu quả tiêu cực mà nó mang lại.
Ý kiến khác.............................................................................................................................
...................................................................................................................................................
21. Theo Amh/Chị kết quả mà việc “sống thử” mang lại là gì?
21.1 Tác động xấu đến phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người
Việt Nam.
21.2 Nền văn hóa bị “hòa tan”
21.3 Tiến đến hôn nhân
21.4 Mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc nạo phá thai.
21.5 Chia tay đường ai nấy đi.
21.6 Chưa biết được

71
21.7 Ảnh hưởng cuộc sống và hôn nhân sau này vì……………………..
21.8 Bị bạn bè bàn tán, xoi mói. Mọi người xung quanh dị nghị.
21.9 Việc học sa sút.
21.10 Ý kiến khác ………………………………………………………………….
22.Theo Anh/chị “Văn hóa” là gì ?
.............................................................................................................................................
23. Theo Anh/chị thế nào là một lối “sống mới” ?
23.1 Lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Là lối sống văn minh, tiên tiến, kết
hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
23.2 Là lối sống thoải mái, không bị gò ép, đồng thời tiếp thu những tư tưởng
sống “thoáng” trong hôn nhân, tình cảm và trong mọi vấn đề của xã hội ở nước
ngoài mà ta tiếp thu.
23.3 Ý kiến khác……………………………………………………………………
24. Theo anh/chị “sống thử” có ảnh hưởng đến văn hóa của người Việt Nam
không ?
24.1 Có ảnh hưởng rất lớn. 24.2 Có ảnh hưởng.
24.3 Bình thường. 24.4 Không ảnh hưởng.
Vì sao ? ...................................................................................................................................
25.Anh/Chị có biết ở phương Tây họ “sống thử” như thế nào không ?
25.1 Biết rất rõ. 25.2 Biết nhưng không rõ. 25.3 Không biết.
Vì .............................................................................................................................................
26. Theo Anh/chị nếu pháp luật có quyết định cấm sinh viên và giới trẻ “sống
thử” thì Anh/chị sẽ ?
26.1 Đồng ý cấm “sống thử”.
26.2 Phản đối quy định cấm “sống thử”.
26.3 Chưa có ý kiến.
Vì........................................................................................................................................

72
27. Theo Anh/Chị gia đình có vai trò như thế trong việc giáo dục cách sống cho
con em họ ?
.............................................................................................................................................
28.Theo Anh/Chị trong việc giáo dục cách sống cho sinh viên thì nhà trường có
vai trò như thế?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
29.Theo anh/chị làm thế nào để sinh viên nhận thức đúng đắng và sáng suốt về
việc sống thử và có giải pháp nào để hạn chế hoặc kiểm soát vấn đề này hay
không ?
.............................................................................................................................................
30. Anh chị có ý kiến nhận xét gì về hiện tượng “ sống thử” của sinh viên hiện
nay?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cảm ơn anh/chị đã tham gia khảo sát ý kiến. Chúc anh/chị luôn vui, khỏe !

73
2. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu

Trường Đại Học Cần Thơ


Khoa Khoa học XH&NV.

Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu sinh viên


Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “Sống thử”
I. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn
1. Anh/chị tên gì, sinh năm mấy, quê ở đâu?
2. Anh/chị, học ngành gì, khoa nào và khóa mấy?
3. Anh/chị, thuộc dân tộc nào, có theo đạo không?
4. Anh/chị, đang sống ở đâu?
II. Quan niệm về hiện tượng “sống thử” hiện nay
1. Anh/Chị, có biết về hiện tượng “ sống thử” của sinh viên nói riêng và giới
trẻ nói chung hiện nay không?
74
2. Theo Anh/Chị “Sống thử” là gì?
3. Gia đình Anh/chị hiện nay có đồng ý cho Anh/Chị “ Sống thử” không? Vì
sao?
4. Anh/Chị có đồng ý chấp nhận việc “sống thử” của giới trẻ hiện nay
không? Vì sao?
5. Anh/Chị có thái độ như thế nào đối với những người đang và đã từng
“sống thử”? Vì sao?
6. Theo Anh/Chị thì nguyên nhân nào dẫn đến việc sinh viên “ sống thử” hiện
nay?
7. Theo Anh/Chị thì kết quả của việc “ sống thử” mang lại là gì? Ai chịu hậu
quả nhiều nhất (nếu có). Nó tác động như thế nào đến cuộc sống của bản
thân sau này không? Vì sao? (nếu có tác động)
8. Theo Anh/Chị thì dư luận xã hội có tác động đến việc “ sống thử” của sinh
viên không? Vì sao?
9. Theo Anh/Chị thì quy định của pháp luật và văn hóa truyền thống có ảnh
hưởng đến quyết định “sống thử” của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói
chung như thế nào?
10.Theo Anh/Chị thì gia đình có ảnh hưởng đến việc “ sống thử” không? Nếu
có thì tác động như thế nào?
11. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về trinh tiết ?
12. Nếu người yêu của anh/chị ngõ lời muốn “ sống thử” với anh/chị, thì
anh/chị sẽ xử lí như thế nào?
13. Nếu phát hiện chồng, vợ hoặc người yêu của anh/chị trước kia đã từng
“sống thử” thì anh/chị sẽ xử lí ra sao?
14. Anh/chị đã từng được học, tham dự các lớp hướng dẫn chăm sóc sức
khỏe sinh sản do trường tổ chức không? Anh/chị có hiểu và biết cách
chăm sóc sức khỏe sinh sản không?

75
15. Gia đình có dạy anh/chị cách chăm sóc sức khỏe sinh sản không? Nếu
không vì sao anh/chị biết?
16. Nếu có quy định cấm sinh viên “sống thử” thì anh/chị sẽ tán thành hay
phản đối? vì sao?

Cảm ơn anh/chị đã tham gia khảo sát ý kiến. Chúc anh/chị luôn vui, khỏe !

Phụ lục 3: Kết quả xử lí SPSS 16.0

Case Processing Summary


Count Percent
Co dong tinh/ chap nhan Khong chap nhan 175 50.0%
viec sinh vien "song thu" Chap nhan 51 14.6%
khong?
Chua co y kien 124 35.4%
Overall 350 100.0%
Excluded 0
Total 350

76
Dan toc
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Kinh 228 65.1 65.1 65.1
Hoa 5 1.4 1.4 66.6
Kherme 16 4.6 4.6 71.1
Khac 101 28.9 28.9 100.0
Total 350 100.0 100.0

Khoi nganh
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Xa hoi 139 39.7 39.7 39.7
Tu nhien 101 28.9 28.9 68.6
khac 110 31.4 31.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Ton giao
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Phat 38 10.9 10.9 10.9
Thien Chua 9 2.6 2.6 13.4
Khong theo ton giao 197 56.3 56.3 69.7
Khac 106 30.3 30.3 100.0
Total 350 100.0 100.0

77
Nam sinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1990 4 1.1 1.1 1.1
1991 6 1.7 1.7 2.9
1992 18 5.1 5.1 8.0
1993 49 14.0 14.0 22.0
1994 76 21.7 21.7 43.7
1995 50 14.3 14.3 58.0
1996 16 4.6 4.6 62.6
Khac 131 37.4 37.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Khoa hoc
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid K36 5 1.4 1.4 1.4
K37 49 14.0 14.0 15.4
K38 97 27.7 27.7 43.1
k39 59 16.9 16.9 60.0
K40 39 11.1 11.1 71.1
Khac 97 27.7 27.7 98.9
8 4 1.1 1.1 100.0
Total 350 100.0 100.0

Gioi Tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nam 143 40.9 40.9 40.9
Nu 173 49.4 49.4 90.3
Khac 34 9.7 9.7 100.0
Total 350 100.0 100.0

78
Noi lon len
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nông thôn 307 87.7 87.7 87.7
Thành thi 43 12.3 12.3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Co nghe van de "song thu" trên truyen thong khong ?


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có, nghe noi rat nhieu 244 69.7 69.7 69.7
Co, thinh thoang moi nghe
106 30.3 30.3 100.0
noi
Total 350 100.0 100.0

Co quan tam van de "song thu" khong?


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rat khong quan tam 11 3.1 3.1 3.1
Khong quan tam 39 11.1 11.1 14.3
Binh thuong 140 40.0 40.0 54.3
Quan tam 131 37.4 37.4 91.7
Rat quan tam 29 8.3 8.3 100.0
Total 350 100.0 100.0

79
Song thu la gi?
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Chung song nhu vo chong,
chua dang ki ket hon, chua
trai qua cac nghi thuc ket 161 46.0 46.0 46.0
hon theo phong tuc, tap
quan.
song chung nhu vo chong
( an uong, chi tieu tai 30 8.6 8.6 54.6
chinh, quan he tinh duc...)
ca hai y tren 148 42.3 42.3 96.9
Y kien khac 11 3.1 3.1 100.0
Total 350 100.0 100.0

Sinh vien Dai hoc Can Tho hien nay co "song thu" khong?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 257 73.4 73.4 73.4
Không 7 2.0 2.0 75.4
Khong biet 86 24.6 24.6 100.0
Total 350 100.0 100.0

Muc do sinh vien Dai hoc Can Tho "song thu" hien nay?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Rat nhieu 49 14.0 28.8 28.8
Nhieu 68 19.4 40.0 68.8
It 53 15.1 31.2 100.0
Total 170 48.6 100.0
Missing System 180 51.4
Total 350 100.0

80
Co dong tinh/ chap nhan viec sinh vien "song thu" khong?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong chap nhan 175 50.0 50.0 50.0
Chap nhan 51 14.6 14.6 64.6
Chua co y kien 124 35.4 35.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

"Song thu" co phai la hanh vi lech chuan?


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid La hanh vi lech chuan 193 55.1 55.1 55.1
Khong phai hanh vi lech
68 19.4 19.4 74.6
chuan
Y kien khac 89 25.4 25.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Thai do cua cua anh/chi doi voi viec Nam sinh "song thu" nhu the nao?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Ton trong 24 6.9 6.9 6.9
Binh thuong 198 56.6 56.6 63.4
Xem thuong 72 20.6 20.6 84.0
Y kien khac 56 16.0 16.0 100.0
Total 350 100.0 100.0

Thai do cua cua anh/chi doi voi viec Nu sinh "song thu" nhu the nao?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Ton trong 25 7.1 7.1 7.1
Binh thuong 176 50.3 50.3 57.4
Xem thuong 85 24.3 24.3 81.7
Y kien khac 64 18.3 18.3 100.0
Total 350 100.0 100.0
81
Co nguoi yeu chua?
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 145 41.4 41.4 41.4
Chua 204 58.3 58.3 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Thoi gian quen


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Duoi 2 thang 19 5.4 14.1 14.1
4thang 10 2.9 7.4 21.5
6thang 6 1.7 4.4 25.9
8thang 7 2.0 5.2 31.1
10thang 9 2.6 6.7 37.8
Tren 1 nam 32 9.1 23.7 61.5
Tren 2 nam 52 14.9 38.5 100.0
Total 135 38.6 100.0
Missing System 215 61.4
Total 350 100.0

Moi truong song


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nha tro voi ban cung gioi 81 23.1 23.1 23.1
Nha tro voi nguoi than 39 11.1 11.1 34.3
Chung voi gia dinh 34 9.7 9.7 44.0
Nha tro voi nguoi yeu 4 1.1 1.1 45.1
Nha tro mot minh 26 7.4 7.4 52.6
Ki tuc xa 166 47.4 47.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

82
Tuong lai co muon "song thu" khong?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rat muon 10 2.9 2.9 2.9
Muon 13 3.7 3.7 6.6
Không 183 52.3 52.3 58.9
Se khong bao gio 68 19.4 19.4 78.3
Chua biet 76 21.7 21.7 100.0
Total 350 100.0 100.0

Da tung "song thu" chua?


Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Da tung, bay gio thi khong 9 2.6 2.6 2.6
Dang song 8 2.3 2.3 4.9
Chua tung 321 91.7 91.7 96.6
Y kien khac 12 3.4 3.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Duoc nguoi yeu ngo loi muon "song thu" thi se?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tuyet doi khong nhan loi 196 56.0 56.0 56.0
khong nhan loi nay 83 23.7 23.7 79.7
Dong y ngay 16 4.6 4.6 84.3
Cho vai hom suy nghi va
23 6.6 6.6 90.9
se dong y
Y kien khac 32 9.1 9.1 100.0
Total 350 100.0 100.0

83
Viec "Song thu" noi chung la?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rat xau 31 8.9 8.9 8.9
Xau 129 36.9 36.9 45.7
Binh thuong 184 52.6 52.6 98.3
Tot 5 1.4 1.4 99.7
Rat tot 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Gia dinh co dong y cho "song thu" khong?


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Rat khong dong y 135 38.6 38.6 38.6
Khong dong y 161 46.0 46.0 84.6
Dong y 19 5.4 5.4 90.0
Y kien khac 34 9.7 9.7 99.7
5 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Hien tai gia dinh co hanh phuc khong?


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 297 84.9 84.9 84.9
Không 21 6.0 6.0 90.9
Y kien khac 32 9.1 9.1 100.0
Total 350 100.0 100.0

84
Gia dinh co quan tam, lo lang cham soc ban khong?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 343 98.0 98.0 98.0
Không 3 .9 .9 98.9
Y kien khac 4 1.1 1.1 100.0
Total 350 100.0 100.0

Hien tai gia dinh ban co hai long ve hanh phuc gia dinh khong?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Hai long 316 90.3 90.3 90.3
Khong hai long 20 5.7 5.7 96.0
Y kien khac 14 4.0 4.0 100.0
Total 350 100.0 100.0

Anh co chap nhan vo minh da tung "song thu" khong?


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong chap nhan 90 25.7 50.0 50.0
Chap nhan 52 14.9 28.9 78.9
Y kien khac 37 10.6 20.6 99.4
4 1 .3 .6 100.0
Total 180 51.4 100.0
Missing System 170 48.6
Total 350 100.0

85
Chi co chap nhan chong minh da tung "song thu" khong?
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Khong chap nhan 112 32.0 54.9 54.9
Chap nhan 51 14.6 25.0 79.9
Y kien khac 40 11.4 19.6 99.5
4 1 .3 .5 100.0
Total 204 58.3 100.0
Missing System 146 41.7
Total 350 100.0

Gia dinh khong hanh phuc, muon tim nguoi quan tam chia se, bu dap
tinh cam.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 127 36.3 36.3 36.3
Không 223 63.7 63.7 100.0
Total 350 100.0 100.0

Do 2 nguoi yeu nhau va muon thoa man nhu cau sinh li.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 177 50.6 50.6 50.6
Không 173 49.4 49.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Tiet kiem chi tieu sinh hoat.


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 70 20.0 20.0 20.0
Không 280 80.0 80.0 100.0
Total 350 100.0 100.0

86
Tiep thu tu tuong song "thoang" cua phuong Tay
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 159 45.4 45.4 45.4
Khong 191 54.6 54.6 100.0
Total 350 100.0 100.0

Tu do tim hieu nhau truoc khi ket hon, neu hop thi tien toi con khong
hop thi duong ai nay di.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 170 48.6 48.6 48.6
Không 180 51.4 51.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Thay ban be song nên bat chuoc, khang dinh ban than.Su tac dong va
iu cau nguoi iu, chung to tinh yeu voi doi phuong.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 135 38.6 38.6 38.6
Không 215 61.4 61.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Song xa nha, thoai mai khong co su quan li cua gia dinh


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 166 47.4 47.4 47.4
Không 184 52.6 52.6 100.0
Total 350 100.0 100.0

87
Khong co chiu su quan li cua nha truong, cung nhu phap luat.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 66 18.9 18.9 18.9
Không 284 81.1 81.1 100.0
Total 350 100.0 100.0

Chua thay duoc nhung hau qua tieu cuc ma no mang lai.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 151 43.1 43.1 43.1
Khong 199 56.9 56.9 100.0
Total 350 100.0 100.0

Y kien khac
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 7 2.0 2.0 2.0
Không 343 98.0 98.0 100.0
Total 350 100.0 100.0

Ket qua ma "song thu" mang lai la tac dong xau den van hoa truyen
thong nguoi Viet Nam.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 187 53.4 53.4 53.4
Không 163 46.6 46.6 100.0
Total 350 100.0 100.0

88
Mang thai ngoai y muon dan den viec nao pha thai
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 211 60.3 60.3 60.3
Không 139 39.7 39.7 100.0
Total 350 100.0 100.0

Chia tay duong ai nay di


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 91 26.0 26.0 26.0
Không 258 73.7 73.7 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Anh huong den hon nhan sau nay


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 119 34.0 34.0 34.0
Không 230 65.7 65.7 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Tien toi hon nhan


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 37 10.6 10.6 10.6
Không 312 89.1 89.1 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

89
Nen van hoa bi "hoa tan".
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 98 28.0 28.0 28.0
Không 251 71.7 71.7 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Tac dong xau den van hoa, phong tuc tap quan tot dep cua dan toc.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 125 35.7 35.7 35.7
Không 223 63.7 63.7 99.4
3 1 .3 .3 99.7
7 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Bi ban be ban tan, xoi moi.Moi nguoi xung quanh di nghi.


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 145 41.4 41.4 41.4
Không 204 58.3 58.3 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Viec hoc sa sut


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 149 42.6 42.6 42.6
Có 200 57.1 57.1 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

90
Chua biet duoc
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 58 16.6 16.6 16.6
Không 291 83.1 83.1 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Y kien khac
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 24 6.9 6.9 6.9
Không 325 92.9 92.9 99.7
3 1 .3 .3 100.0
Total 350 100.0 100.0

Loi song co y tuong, co dao duc.van minh, tien tien, ket hop hai hoa
truyen thong tot dep cua dan toc voi tinh hoa van hoa nhan loai.
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 292 83.4 83.4 83.4
Không 58 16.6 16.6 100.0
Total 350 100.0 100.0

Loi song thoai mai, khong bi go ep, tiep thu nhung tu tuong song "thoang" trong
hon nhan, tinh cam va trong moi van de cua xa hoi nuoc ngoai ma ta tiep thu.
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Có 54 15.4 15.4 15.4
Không 296 84.6 84.6 100.0
Total 350 100.0 100.0

91
Y kien khac
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có 11 3.1 3.1 3.1
Không 339 96.9 96.9 100.0
Total 350 100.0 100.0

Muc do anh huong cua song thu den van hoa cua nguoi Viet Nam
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Anh huong rat lon 98 28.0 28.0 28.0
Co anh huong 192 54.9 54.9 82.9
Binh thuong 55 15.7 15.7 98.6
Khong anh huong 5 1.4 1.4 100.0
Total 350 100.0 100.0

Muc do hieu biet ve song thu o phuong Tay


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Biet rat ro 37 10.6 10.6 10.6
Biet nhung khong ro 216 61.7 61.7 72.3
Khong biet 97 27.7 27.7 100.0
Total 350 100.0 100.0

92
Y kien ve viec phap luat cam sinh vien va gioi tre "song thu"
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Dong y 148 42.3 42.4 42.4
Phan doi 41 11.7 11.7 54.2
Chua co y kien 160 45.7 45.8 100.0
Total 349 99.7 100.0
Missing System 1 .3
Total 350 100.0

93
Tài liệu tham khảo:
Sách:
1. Bruce J. Cohen, Terri L. Orbuch, Nguyễn Minh Hòa dịch (1995), Xã hội
học nhập môn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
3. Bùi Thế Cường - Dịch giả (2010), Từ điển xã hội học oxford, NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội,.
4. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lí thuyết xã hội học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Thị Phụng Hà, Bài giảng, Xã hội học đại cương, ĐHCT.
6. Trịnh Trung Hòa (2008), Sống thử và những bài học đắt giá, NXB
Thanh Niên- Hà Nội.
7. Phan Kim Huê (2008), Những cạm bẫy trong tình yêu nam-nữ cần
biết, NXB Thanh Niên - Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông
tin, Tp. HCM.
9. Đinh Xuân Lý (2009), Nguyễn Đăng Quang, Giáo trình Đường lối cách
mạng đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia.
10. Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương, Đại học Sư phạm
Kĩ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
11. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
12. Tổ Tâm lí học cấp 1 (1977), Tâm lí học, NXB Giáo dục.
13. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
14. Phạm Văn Sinh (2009), Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác -Lênin, NXB Chính trị Quốc gia,.
94
15. Cung Kim Tiến (2002), Từ điển triết học, NXB Văn hóa- Thông tin,
Hà Nội.
16. Minh Tân (1999), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Hóa.
17. Bùi Quang Tịnh (2001), Từ điển tiếng việt, NXB Văn hóa Thông tin, Tp.
HCM.
18. Lương Văn Úc (2009), Giáo trình Xã hội học, NXB Đại học Kinh Tế
Quốc Dân.
Tài liệu khác: ( Báo, tạp chí, luận văn, Wedsite…).
19. Kim Anh, sống chung trước hôn nhân: vui ít, buồn nhiều,
(http://bacvietluat.vn/song-chung-truoc-hon-nhan-vui-it-buon-nhieu.html ),
truy cập ( 28/5/2014)
20 . Minh Anh, Bi kịch nữ sinh sống thử, người chế kẻ vào tù ,

(http://news.zing.vn/Bi-kich-nu-sinh-song-thu-nguoi-chet-ke-vao-tu-
post492684.html )
21. Trung Chuyên, Nghiên cứu về sống thử,
(http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120113/nghien-cuu-ve-song-
thu.aspx ), truy cập (20/5/2014)
22. Vũ Cao, Phá thai tuổi vị thành niên: Hậu quả của lối sống buông
thả,
(http://cand.com.vn/Phong-su/Nao-pha-thai-tuoi-vi-thanh-nien-Hau-qua-
cua-loi-song-buong-tha-309035/)
23. Phan Thị Mai Hương ,Xu hướng đạo đức, lối sống của thanh niên
hiện nay, Tạp chí Tâm Lý Học, số 12, 2013.
24. An Thị Hồng Hoa, Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thế , luận
văn thạc sĩ xã hội học 2013, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam.

95
25. Hoa Lê, Tranh cãi gay gắt giữa Giáo Sư Lân Dũng và các bạn trẻ về
sống thử,
(http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/211882/tranh-cai-gay-gat-giua-gs-
lan-dung-va-cac-ban-tre-ve-song-thu.html ), Truy cập (18/12/2014).
26. Báo Tiền Phong, Sống thử mốt thời thượng của sinh viên Trung
Quốc,
(http://www.tienphong.vn/the-gioi/song-thu-mot-thoi-thuong-cua-sinh-
vien-trung-quoc-274.tpo ), truy cập( 20/5/2014).
27. Nguyễn Thị Phượng, Quy định về sống chung nhưng không đăng kí
kết hôn,
(http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/quy-dinh-ve-song-chung-
nhung-khong-dang-ky-ket-hon-2202212.html ) truy cập (20/5/2014).
28. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp,
(http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/
View_Detail.aspx?ItemID=28076 ) truy cập (10/11/2014).
. 29. Như Trang, Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa ,
(http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/song-thu-duoi-goc-nhin-cua-cac-nha-xa-hoi-
van-hoa-2003570.html ), truy cập (20/5/2014).
30. Trầm Thiên Thu, Tăng tỉ lệ sống thử làm tăng mức bất ổn gia đình
(http://lamhong.org/2011/08/23/tang-ty-le-song-thu-lam-tang-muc-bat-on-
gia-dinh/ ) truy cập (20/5/2014).
31. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Tình hình phá thai ở Việt Nam,( tổng cục
dân số kế hoạch hóa gia đình),
(http://www.gopfp.gov.vn/so-7-124;
(truy cập 24/5/2014)
32. Vũ Văn Trình, Vấn đề sống thử của giới trẻ ngày nay.
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110303/9158 ).

96
33. Đại học Cần Thơ,
(http://www.ctu.edu.vn/thongtu09/2013_2014/bieumau24_v2.pdf ),
(truy cập 20/5/2014)
34. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam,
(http://www.moet.gov.vn/?page=11.11&view=5251 ),
(truy cập 20/5/2014)
35. Bùi Hồng Vạn, Sống thử trước hôn nhân: Nên hay không ?
(http://yume.vn/news/doi-song/tinh-yeu-va-gioi-tinh/song-thu-truoc-hon-
nhan-nen-hay-khong-35A8DEC4.htm ), truy cập (20/5/2014)

97

You might also like