You are on page 1of 4

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHÓNG XẠ, NHÀ MÁY HẠT NHÂN

I. PHÓNG XẠ
1. Phóng xạ
-Phóng xạ được nhà khoa học người Pháp Henri Becquerel phát
hiện vào năm 1896 khi làm việc với vật liệu phát quang. Những vật liệu
này phát sáng trong bóng tối sau khi tiếp xúc với ánh sáng, và ông nghi
ngờ rằng sự phát sáng được tạo ra trong ống tia âm cực bởi tia X có thể
liên quan đến hiện tượng lân quang. Ông bọc một tấm ảnh bằng giấy đen
và đặt nhiều loại muối phát quang lên đó. Tất cả các kết quả đều âm tính
cho đến khi ông sử dụng muối urani. Các muối urani làm cho đĩa bị đen
đi mặc dù đĩa được bọc trong giấy đen. Những bức xạ này được đặt tên là
"Tia Becquerel".
^ Mould, Richard F. (1995). A century of X-rays and radioactivity in medicine: with emphasis on photographic records of the
early years . Bristol: Inst. of Physics Publ. tr. 12. ISBN 978-0-7503-0224-1.

-Nghiên cứu sâu hơn của Becquerel, Ernest Rutherford, Paul


Villard, Pierre Curie, Marie Curie, và những người khác cho thấy dạng
phóng xạ này phức tạp hơn đáng kể. Rutherford là người đầu tiên nhận ra
rằng tất cả các nguyên tố như vậy đều phân rã theo cùng một công thức
hàm mũ toán học. Rutherford và học trò của ông là Frederick Soddy là
những người đầu tiên nhận ra rằng nhiều quá trình phân rã dẫn đến
sự biến đổi của nguyên tố này sang nguyên tố khác. Sau đó, định luật
dịch chuyển phóng xạ của Fajans và Soddy được xây dựng để mô tả các
sản phẩm của phân rã alpha và beta.
Kasimir Fajans, "Radioactive transformations and the periodic system of the elements". Berylichte der Deutschen
Chemischen Gesellschaft, Nr. 46, 1913, pp. 422–439
^ Frederick Soddy, "The Radio Elements and the Periodic Law", Chem. News, Nr. 107, 1913, pp. 97–99

-Các nhà nghiên cứu ban đầu cũng phát hiện ra rằng nhiều nguyên
tố hóa học khác, ngoài urani, có đồng vị phóng xạ. Một cuộc tìm kiếm có
hệ thống về tổng hoạt độ phóng xạ trong quặng urani cũng đã giúp Pierre
và Marie Curie cô lập hai nguyên tố mới: poloni và radi. Ngoại trừ tính
phóng xạ của radi, sự giống nhau về mặt hóa học của radi với bari khiến
hai nguyên tố này rất khó phân biệt.
-Bao gồm các loại phóng xạ: alpha, beta, gamma.
2. Các phương pháp làm giàu phóng xạ
-Công nghệ làm giàu Uranium là quá trình làm tăng thành phần U235 trong
kim loại hỗn hợp Uranium.
+ Tách đồng vị điện tử
+ Khuếch tán nhiệt
+ Khuếch tán khí
+ Khí động học
+ Tách đồng vị Laze,…
Trong đó, phương pháp ly tâm là phương pháp phổ biến nhất.

-Phương pháp ly tâm hoạt động dựa trên sự khác nhau về lực ly tâm của
các phân tử khí nhẹ và nặng hơn để có thể tách đồng vị U235 ra khỏi
U238. Sự tách riêng bằng phương pháp này được tiến hành trong các xy
lanh quay. Hỗn hợp các phân tử của các loại khác nhau khi đi vào trong
xy lanh quay sẽ được tách thành hai dòng. Những phân tử nặng hơn sẽ bị
gạt ra vùng ngoại biên của máy ly tâm và chuyển động xuống dưới dọc
theo thành ngoài, còn những phân tử nhẹ hơn thì bị đẩy vào trong phần
trung tâm hướng lên trên dọc theo trục của máy. Ở phương pháp này,
U238 và U235 chỉ có thể được tách riêng hoàn toàn khi cho hỗn hợp khí
đi qua mát liên tục hàng nghìn lần.
https://labvietchem.com.vn/tin-tuc/uranium-la-gi.html (2:44PM 10/3/2023)

II. NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN


1. Lịch sử
-Ngày 27 tháng 6 năm 1954, nhà máy điện hạt nhân
Obninsk của Liên Xô trở thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế
giới sản xuất điện hòa vào mạng lưới với công suất không tải khoảng 5
MW điện.
^ “From Obninsk Beyond: Nuclear Power Conference Looks to Future”. International Atomic Energy Agency. Truy cập ngày
27 tháng 6 năm 2006.
^ “Nuclear Power in Russia”. World Nuclear Association. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 27
tháng 6 năm 2006.

-Năm 1957 cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế được thành


lập.
-Nhà máy năng lượng nguyên tử thương mại đầu tiên trên thế
giới, Calder Hall tại Sellafield, Anh được khai trương vào năm 1956 với
công suất ban đầu là 50 MW (sau này nâng lên 200 MW). Còn nhà máy phát
điện thương mại đầu tiên vận hành ở Hoa Kỳ là lò phản ứng
Shippingport (Pennsylvania, tháng 12 năm 1957).
^ Kragh, Helge (1999). Quantum Generations: A History of Physics in the Twentieth Century. Princeton NJ: Princeton
University Press. tr. tr.286. ISBN 0691095523.
^ “On This Day: October 17”. BBC News. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2006

-Một trong những tổ chức đầu tiên phát triển năng lượng hạt nhân
là Hải quân Hoa Kỳ, họ sử dụng năng lượng này trong các bộ phận đẩy
của tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Quân đội Hoa Kỳ cũng có chương
trình năng lượng hạt nhân bắt đầu từ năm 1954. Nhà máy điện hạt nhân SM-
1, ở Ft. Belvoir, Va., là lò phản ứng đầu tiên ở Hoa Kỳ sản xuất điện hòa vào
mạng lưới thương mại (VEPCO) tháng 4 năm 1957, trước Shippingport.
2. Nguyên tắc hoạt động nhà máy điện hạt nhân.

Trên hình đưa ra cho chúng ta biết nguyên tắc làm việc của nhà máy điện hạt
nhân với 2 vòng tuần hoàn.
B1: Năng lượng nhiệt được sinh ra ở vùng hoạt của lò phàn ứng (nơi
xảy ra quá trình phân hạch Uranium-235). Nhiệt được cung cấp
cho chất tải nhiệt (chất mang nhiệt), được bơm tuần hoàn trong vòng
tuần hoàn một.
B2: Chất tản nhiệt (khi đó đã mang nhiệt lượng) sẽ đi tới bộ phận trao
đổi nhiệt (trong lò hơi).Ở đây sẽ xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt
từ chất tải nhiệt sẽ được truyền cho nước ở vòng tuần hoàn hai thông
qua bộ phận trao đổi nhiệt. Nước ở lò hơi được đung nóng và sôi, hơi
nước được tạo thành trong quá trình sôi sẽ được dẫn tới Turbin, hơi
nước làm cho Turbin quay, dẫn đến Rotor quay và sinh ra dòng điện.
Hơi nước sau khi đi qua Turbin sẽ tiếp tục đi vào bộ phận ngưng
tụ, tại đây hơi nước được làm mát, và bị ngưng tụ tạo thành nước. Nước
ngưng tụ được máy bơm bơm ngược lại lò hơi, và tiếp tục một chu kỳ
mới.
^ “Hoạt động của lò phản ứng hạt nhân - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
^ “Ban Quản lý dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 27 tháng 9 năm
2015.
Chất tản nhiệt ở vòng tuần hoàn 1 sau khi vào bộ phận trao đổi
nhiệt, mất đi một phần nhiệt lượng, lại được máy bơm bơm ngược lại lò
phản ứng và tiếp tục 1 chu kỳ mới.

You might also like