You are on page 1of 38

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM SINH 11

Baì 1 : HẤP THỤ NƯỚC và ION KHÓANG


1) Trong các bộ phận của rễ , bộ phận quan trọng nhất là :
A.Miền lông hút , hút H20 và ion khóang cho cây
2) Tế bào lông hút có đặc điểm :
D.Thành TB mỏng , không thấm cutin , chỉ có 1 không bào trung tâm lớn
3) Quá trình hấp thụ các ion khóang vào rễ theo cơ chế :
B.Thụ động và chủ động
4) Nồng độ ion K+ trong tế bào lông hút là 0,8% còn nồng độ K+ trong đất là 0,6%. Cây sẽ hấp thụ
ion K+ bằng cách nào?
C.Hấp thụ chủ động
5) Đặc điểm nào giúp cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao?
A.Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút
6) Hấp thụ thụ động theo cơ chế hút bám trao đổi là :
C.Các ion khóang hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau
7) Nồng độ ion Ca trong tế bào lông hút là 0,3% , nồng độ ion Ca trong môi trường đất là 0,1% .
ion Ca sẽ di chuyển từ (1) , đến (2) , theo cơ chế (3). 1,2,3 lần lượt là
C.(1)đất, (2)rễ, (3)chủ động
8) Khi vừa bón phân cho cây thì dòng nước và ion khoáng di chuyển từ tế bào lông hút đến mạch
gỗ của rễ xảy ra theo thứ tự nào ?
A.Tế bào lông hút → Tế bào nhu mô rễ → Tế bào nội bì → đai Caspari→ Mạch gỗ
9) Nước và ion khoáng di chuyển từ lông hút đến mạch gỗ của rễ theo con đường
B.Gian bào và tế bào chất
10) Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ , nước và ion khóang phải đi qua :
C.Tế bào nội bì
11) Vòng đai capspari nằm ở :
D.Tế bào nội bì
12) Vòng đai capspari có vai trò :
D.Điều chỉnh lượng nước và kiểm tra ion khoáng trước khi vào mạch gỗ
13) Khi lượng nước rễ cây hấp thu lớn hơn lượng nước lá cây thoát ra thì hiện tượng gì xảy ra
sau đây?
C.Mất cân bằng nước làm cây bị chết
14) Trong các trường hợp sau , có mấy trường hợp rễ cây hấp thụ ion K+ cần tiêu tốn năng lượng
1
ATP ?
B.2
15) Phát biểu nào sau đây là sai ?
C.Trong cây , lông hút là cơ quan có thế nước thấp nhất.
16) Ở thực vật thủy sinh , cơ quan hấp thụ nước và ion khóang là :
D.Rễ , thân , lá
17) Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
B.Tế bào biểu bì của rễ
18) Tế bào lông hút của rễ cây được sinh ra từ :
B.Miền sinh trưởng
19) Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây?
A.Nước xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: gian bào và qua tế bào chất.
20) Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
D.Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng
21) Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?
C.Các lông hút ở rễ.
22) Cơ quan nào sau đây của cây bàng hấp thụ ion khoáng từ đất?
D.Rễ.
23) Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do:
B.Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, cây không hút được nước.
24) Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
B.Dòng mạch gỗ vận chuyển dòng nước từ rễ lên thân, lên lá.

2
Bài 2 : VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
25) Nước và ion khoáng được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A.Qua mạch gỗ.
26) Nếu một thân cây bị cắt hết lá thì dòng mạch gỗ có còn hoạt động không?
D.Có, hoạt động bình thường nhờ áp suất rễ
27) Yếu tố nào sau đây có vai trò là động lực giúp cho dòng mạch gỗ luôn di chuyển liên tục
trong thân cây?
C.Lực liên kết giữa các phân tử nước
28) Nước và ion khóang được vận chuyển trong cây là nhờ động lực :
B.Áp suất của rễ, lực thoát hơi nước của lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch
gỗ
29) Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước và ion khóang ở thân cây là:
D.Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước
30) Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở :
D.Cây thân thảo và cây bụi thấp
31) Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc , dòng mạch gỗ có tiếp tục đi lên không ? giải thích ?
D.Có , vì còn nhiều quản bào , mạch ống , mạch rây khác
32) Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo ?
C.Vì cây thấp dễ bão hoà hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá
33) Cấu tạo nào sau đây là cấu tạo mạch gỗ của cây ?
C.Tế bào chết , rỗng ,có thành tế bào dày hóa gỗ gồm quản bào và mạch ống .
34) Thành của mạch gỗ được linhin hoá có tác dụng :
A.Tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước
35) Trong các động lực đẩy dòng mạch gỗ , điều nào sau đây là sai :
A.Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận
36) Thành phần của dịch mạch gỗ là :
D.Nước , ion khoáng và 1 số chất hữu cơ (aa, vitamin, hoocmon…) được tổng hợp ở rễ
37) Điều nào sau đây là sai :
B.Tất cả lượng nước cây hút vào đều được sử dụng trong quang hợp
38) Áp suất rễ là:
C.lực đẩy nước từ rễ lên thân
39) Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:
C.rỉ nhựa và ứ giọt.

3
40) Có mấy nguyên nhân sau đây gây ra hiện tượng ứ giọt ?
B.2
41) Dòng mạch gỗ được vận chuyên trong cây nhờ
B.1-2-3
42) Động lực vận chuyển của dòng mạch rây từ lá đến rễ và đến các cơ quan khác là :
A.Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
43) Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây từ …
C.tế bào quang hợp trong phiến lá đến nơi sử dụng hoặc dự trữ
44) Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
D.Ống rây và tế bào kèm.
45) Tế bào sống nào sau đây không có nhân ?
C.Ống Rây
46) Tế bào sống nào sau đây chứa nhiều ti thể ?
D.Tế bào kèm
47) Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, xét các nhận định sau :
C.3(2,3,4)

Bài 3 : THÓAT HƠI NƯỚC


48) Ở cây ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
C.Lá
49) Nước được thoát hơi ra ngòai qua lá bằng con đường :
B.qua khí khổng và qua cutin
50) Ở thực vật, nước chủ yếu được thoát ra ngoài qua bộ phận nào sau đây của lá?
A.Khí khổng.
51) Ở đa số các lòai thực vật , nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở của khí khổng là :
A.Ánh sáng
52) Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là :
C.Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
53) Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng khi :
C.Đưa cây vào trong tối
54) Axit abxixic (AAB) tăng là nguyên nhân làm
B.khí khổng đóng khi cây ở ngòai sáng
55) Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
D.Khi cây ở ngoài ánh sáng

4
56) Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào ?
A.Khi cây ở ngòai sáng và thiếu nước
57) Khi cây bị hạn , hàm lượng AAB trong tế bào khí khổng sẽ …
D.tăng , kích thích các bơm ion hoạt động
58) Tế bào khí khổng có đặc điểm gì thuận lợi cho việc đóng mở ?
C.Thành tế bào dày không đều: thành phía trong dày, thành phía ngoài mỏng
59) Tế bào khí khổng có nhiều ở bộ phận nào sau đây của lá?
C.Tế bào biểu bì mặt dưới lá
60) Cân bằng nước là :
A.tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ vào so với lượng nước thoát ra của cây.
61) Vì sao mặt trên lá của 1 số lòai cây (Vd: lá cây Đọan) không có khí khổng nhưng vẫn có sự
thóat hơi nước ?
A.Vì vẫn còn thóat hơi nước qua cutin
62) Nguyên nhân làm khí khổng mở là :
A.Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp
63) Hiện tượng nào không xảy ra khi lục lạp trong tế bào khí khổng quang hợp ?
C.Ap suất thẩm thấu trong tế bào giảm
64) Thóat hơi nước qua khí khổng có đặc điểm :
A.Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng đóng mở khí khổng
65) Khi nói về thóat hơi nước qua cutin, có các phát biểu sau :
C.3 (4,5,6)
66) Tế bào khí khổng khi trương nước thì:
D.Thành mỏng căng làm thành dày cong theo nên khí khổng mở
67) Tế bào khí khổng khi mất nước thì :
A.Thành mỏng hết căng ,thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng
68) Có mấy nhận định sau đây sai ?
A.1 (2)
69) Khi lượng nước rễ cây hấp thu lớn hơn lượng nước lá cây thoát ra thì hiện tượng gì xảy ra
sau đây?
D.Mất cân bằng nước làm cây bị chết
70) Sự thóat hơi nước ở lá không có vai trò :
D.Tạo lực đẩy giúp nước vận chuyển lên thân
71) Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A.Tế bào khí khổng
5
72) Điều nào sau đây là sai :
B.Tất cả lượng nước cây hút vào đều được sử dụng trong quang hợp
73) Khi nói về sự đóng mở khí khổng , có mấy phát biểu dưới đây đúng ?
D.4 (1,2,4,5)
74) Quá trình thoát hơi nước có vai trò
B.Tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên
75) Cơ chế đóng mở khí khổng là do
B.Sự thiếu hay no nước của 2 tế bào hình hạt đậu
76) Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?
D.(1), (2) và (3)
77) Có mấy tác nhân ngoại cảnh sau đây ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
D.5
78) Khi nói về quá trình trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây
dúng?
C.3 (1,3,4)
79) Biểu đồ bên mô tả tốc độ thoát hơi nước ở cây bị ảnh hưởng bởi yếu tố X. Yếu tố X ở đây là
gì? A.Độ ẩm không khí.
80) Để tưới nước hợp lí cho cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?
B.4.
81) Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép
giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
B.Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng hơn.

Bài 4 : VAI TRÒ của các NGUYÊN TỐ KHÓANG


82) Khi nói về các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là
đúng?
C.3 (1 , 2 ,3)
83) Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khóang thiết yếu
trong cây?
B.Gồm các nguyên tố :C, H, O, N, P, S, K ,Ca, Mg , Pb, Ag, Au.
84) Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành
phần của prôtêin? C.Nito.
85) Nhóm nguyên tố khóang nào sau đây là nguyên tố đại lượng ?
D.C,0,H,N,P,S,K,Ca,Mg

6
86) Chức năng chủ yếu của các nguyên tố đại lượng là
A.Là thành phần cấu tạo tế bào và chất hữu cơ
87) Vai trò chủ yếu của Nitơ đối với thực vật là:
D.Thành phần của prôtêin và axít nuclêic
88) Biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là:
A.Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
89) Vai trò của nguyên tố phôtpho đối với thực vật là:
A.Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, rễ.
90) Biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:
B.Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
91) Đối với thực vật Mg có vai trò :
A.Thành phần cấu tạo diệp lục, hoạt hoá enzim.
92) Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng là
B.hoạt hóa enzim.
93) Khi lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, nhóm nguyên tố khóang liên quan đến hiện tượng này là
A.N , Mg , Fe
94) Vai trò của kali đối với thực vật là:
A.Giữ cân bằng nước và ion, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
95) Lá màu vàng nhạt , mép lá màu đỏ, có chấm đỏ trên mặt lá là triệu chứng thiếu
A.Kali
96) Nhóm nguyên tố khóang nào sau đây là nguyên tố vi lượng ?
B.Fe,Cu,Zn,Mn,B,Cl,Mo,Ni
97) Quá trình hấp thụ nước và muối khóang của rễ liên quan chặt chẽ với quá trình :
C.Hô hấp của rễ
98) Quá trình hấp thụ nước và chất khóang liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp vì :
D.ATP và các sản phẩm trung gian của hô hấp cần cho quá trình hấp thụ nước và khóang
99) Chỉ tiêu đánh giá độ sạch của nông phẩm là :
D.Dư lượng nitrát
100) Đất chua thường nghèo chất dinh dưỡng vì :
D.Đất chua nhiều H+ , H+ chiếm chỗ và đẩy ion khóang khác vào dịch đất
101) Nguồn cung cấp các nguyên tố khóang chủ yếu cho cây là :
A.Đất
102) Độ pH trong đất phù hợp cho việc hấp thụ tốt phần lớn các chất nằm trong khỏang :
B.6 – 6,5
7
103) Để nhận biết thời điểm cần bón phân cho cây , người ta thường căn cứ vào dấu hiệu bên
ngòai của …
C.lá cây
104) Nguyên tố nào sau đây không cần đối với thực vật :
B.Pb
105) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
C.Cacbon
106) Vai trò chủ yếu của Nitơ đối với thực vật là:
D.Thành phần cấu tạo enzim , prôtêin và axít nuclêic
107) Nguồn cung cấp ni tơ cho cây dưới dạng NH4+ và NO3- không phải do:

D.Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun


108) Dạng nitơ nào dưới đây được cây sử dụng ?
B.NH4+ , NO-3

Bài 5 + 6 : DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT


109) Quá trình khử nitrát gồm các bước lần lượt là :
A.NO 3- → NO 2- → NH4+
110) Quá trình khử nitrát diễn ra ở :
D.Trong mô rễ và mô lá
111) Nhóm SV nào sau đây có khả năng biến nitơ dưới dạng N03_ thành nitơ ở dạng NH4+?
D.Thực vật tự dưỡng
112) Nguyên tố tham gia họat hóa enzim trong quá trình khử nitrát là :
C.Mo và Fe
113) Để hình thành axitamin , cây cần nitơ dưới dạng :
D.NH4+

114) Hình thành amit có ý nghĩa :


C.Dự trữ NH4+ và giải độc cho cây
115) Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm mất nguồn nitơ trong đất?
D.Chuyển nitrát thành nitơ phân tử
116) Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3 thành N2?
C.Vi khuẩn phản nitrát hóa
117) Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có ...
D.Enzim Nitrôgenaza.

118)
Quá trình khử nitơ tự do nhờ họat động của vi khuẩn cố định đạm sẽ tạo thành : A.NH4+
8
119) Nitơ tự do bị ôxi hóa trong điều kiện có nhiệt độ cao , áp suất lớn tạo thành :
B.NO-3

120) Quá trình cố định nitơ xảy ra khi có điều kiện :


A.Có lực khử mạnh, ATP , enzim nitrôgennaza, điều kiện kị khí
121) Bón phân hợp lí là:
D.bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách
122) Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây?
D.Vi khuẩn phản nitrat hóa
123) Xác động thực vật phải trãi qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nitơ?
C.Qúa trình amôn hóa và nitrat hóa.
124) Cố định nitơ khí quyển là quá trình:
C.biến N2 trong không khí thành đạm dể tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.
125) Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất là chuỗi phản ứng nào ?
B.Đạm hữu cơ →amôn →nitrát
126) Những dạng muối nitơ mà thực vật có thể hấp thụ là
D.muối amôni và nitrat.
127) Trong các nhận định sau , có bao nhiêu nhận định đúng ?
D.4
128) Cho các phát biểu sau đây:
B.2. (2,3)
129) Nhóm sinh vật nào dưới đây có thể chuyển NO3- thành NH4+ ?
B.Thực vật tự dưỡng
130) Khi nói về dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
C.3. (1,2,4)
131) Trong các nhận định sau:
C.2 (2,5)
132) Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau,
có bao nhiêu phát biểu đúng?
C.2 (3,4)

9
Bài 8 : QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
133) Sinh vật tự dưỡng là SV có khả năng :
D.Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
134) Quang hợp thường xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây?
B.Thực vật, tảo và một số vi khuẩn
135) Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là:
A/S, sắc tố quang hợp
D.6CO2 +12 H2O C6H12O6 +6O2+ 6H2O

136) Trong phương trình tổng quát của quang hợp (1) và (2) là những chất nào?
A.(1)CO2, (2)C6H12O6
137) Trong quá trình quang hợp, nếu cây đã sử dụng hết 24 phân tử nước (H2O) sẽ tạo ra
bao nhiêu phân tử ôxi (O2)?
B.12
138) Trong hệ sắc tố của tảo có sắc tố :
D.Clorophyl
139) Câu khẳng định nào sau đây đúng ?
C.SV tự dưỡngcó thể tự nuôi sống mình bắt đầu với C02 và các chất vô cơ
140) Điều nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình quang hợp ?
D.Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng
141) Sản phẩm của quá trình quang hợp ngoài ôxi còn có chất nào sau đây được tạo ra?
A.Cacbohiđrát
142) Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ :
D.C02
143) Về mặt năng lượng , quang hợp là quá trình :
B.Chuyển quang năng thành hóa năng
144) Quang hợp không có vai trò:
A.Cân bằng nhiệt độ môi trường
145) Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là
D.Diện tích bề mặt lớn
146) Quang hợp diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
D.Thân non , đài hoa , quả xanh , lá cây
147) Bào quan nào sau đây là nơi diễn ra quá trình quang hợp ở thực vật?
A.Lục lạp

10
148) Lục lạp chứa ở bộ phận nào sau đây của lá?
A.Tế bào mô giậu
149) Lục lạp có cấu tạo gồm :
A.Màng kép, chất nền , hạt grana
150) Trong lục lạp , hệ sắc tố quang hợp chứa ở :
A.Màng tilacoit
151) Tilacôit không chứa:
D.Enzim cácbôxi hoá
152) Enzim cacboxi hóa trong quang hợp chứa nhiều ở :
C.Chất nền của lục lạp
153) Chất nền của lục lạp có chức năng :
B.Nơi diễn ra pha tối của quang hợp
154) Lá cây có màu xanh lục là vì :
C.Hệ sắc tố quang hợp không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
155) Điều nào sau đây đúng với màu xanh của lá ?
B.Lá không hấp thụ tia xanh lục
156) Điều nào sau đây không đúng với lá cây ?
D.Lá cây hấp thụ hết các tia sáng trắng
157) Hệ sắc tố quang hợp bao gồm:
D.Diệp lục và carôtenôit
158) Hệ sắc tố quang hợp có đặc điểm :
B.Rất dễ bị kích thích bởi năng lượng ánh sáng
159) Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục ?
B.Màu lục liên quan đến quang hợp
160) Cấu tạo ngòai của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được
nhiều ánh sáng ?
B.Có diện tích bề mặt lá lớn
161) Sắc tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển quang năng thành hoá năng trong quang
hợp ở cây xanh là :
B.Diệp lục a
162) Sắc tố nhận điện tử sau cùng trong quang hợp của cây xanh là :
B.Clorophyl a
163) Sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng của hệ sắc tố quang hợp là :
A.Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
11
164) Tế bào mô giậu có đặc điểm nào sau đây ?
A.Các tế bào dài, chứa nhiều lục lạp và xếp sát nhau
165) Năng lượng chuyển hoá trong quang hợp được trữ trong sản phẩm nào ?
C.ATP và NADPH
166) Quá trình nào được năng lượng ánh sáng thúc đẩy 1 cách trực tiếp nhất ?
C.Sự lọai electron ra khỏi chlorophyl
167) Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật
và các phát biểu tương ứng, cho biết b là một loại chất khử.
D.4 (1,4,5,6)
168) Phát biểu nào sau đây đúng về quang hợp ở thực vật?
C.Nguyên liệu của quá trình quang hợp là CO2 và H2O.

Bài 9 : QUANG HỢP ở THỰC VẬT C3 , C4 và CAM


169) Pha sáng quang hợp diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
D.Ở màng tilacôit của lục lạp
170) Pha tối quang hợp diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A.Ở chất nền của lục lạp
171) Sản phẩm của pha sáng gồm có:
C.ATP, NADPH và O 2

172) Thực vật CAM cố định C02 vào ban đêm vì :


C.Ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước , ban đêm khí khổng mở để lấy C02.
173) Điều nào sau đây đúng khi nói về TV C3 ?
B.Nồng độ ôxi cao ức chế quang hợp
174) Tại sao gọi là chu trình C 4 ?
A.Sản phẩm cố định C0 2 đầu tiên có 4 cacbon
175) Điểm khác nhau trong quang hợp của TV C4 với TV CAM là :
C.Thời gian cố định C02
176) Ơ TV C3 , hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện :
A.Nồng độ C02 thấp và nồng độ 02 cao
177) Điểm giống nhau trong quang hợp ở TV C4 và TV CAM là :
D.Có giai đọan cacboxil hóa dự trữ C02
178) Điểm giống nhau trong quang hợp ở TV C3 và TV CAM là :
A.Có 1 lọai lục lạp ở TB mô giậu

12
179) Khi nhiệt độ cao , lượng 02 cao , lượng C02 trong lục lạp thấp thì cây nào sau đây
không giảm năng suất ?
C.Ngô
180) Kết quả hô hấp sáng ở TV C3 là :
C.Giảm ½ năng suất cây trồng
181) Vì sao TV C4 có năng suất cao hơn TV C3?
B.Không có hô hấp sáng
182) Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 ?
D.Đều diễn ra ban ngày
183) Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành
cacbonhidrat là:
A.ATP và NADPH
184) Các chất hửu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ :
A.C02
185) Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu ?
D.Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO2
theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch
186) Trong quá trình quang hợp , sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là :
A.ATP và NADPH
187) ATP và NADPH của pha sáng cung cấp cho chu trình Can vin vào giai đọan :
C.Khử APG thành AlPG
188) Trong quang hợp ở TV , ôxi được giải phóng qua quá trình :
C.Quang phân li nước
189) Pha sáng của quang hợp đã cung cấp cho chu trình Canvin :
B.ATP , NADPH
190) Ti thể và lục lạp đều :
A.Tổng hợp ATP
191) Trong quang hợp , nguyên tử ôxi của C02 cuối cùng có mặt ở đâu ?
D.Đường glucôzơ và H20
192) Ôxi trong chất hữu cơ (C6H12O6 ) tạo ra bởi quá trình quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
B.CO2 trong cố định CO2 ở pha tối
193) Phân tử ôxi (O2) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
A.H2O qua quang phân li H2O ở pha sáng

13
194) Nguồn năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối quang hợp là :
C.ATP từ pha sáng
195) Pha sáng là pha chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ thành
năng lượng trong các liên kết hoá học chứa trong :
B.ATP và NADPH
196) Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
B.Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
197) Trình tự nào sau đây biểu thị đúng dòng electron trong quang hợp ?
B.H20→ NADPH → Chu trình Calvin
198) Hình vẽ bên mô tả các giai đọan của chu trình Canvin
trong pha tối quang hợp .
Quan sát hình và cho biết : Số 1, 2, 3 trong hình lần lượt là các chất nào sau đây ?
B.(1)Ribulozơ1,5đi phốtphát - (2)APG - (3)ALPG.
199) Quang hợp ở TV C4 và TV CAM giống nhau thế nào ?
D.Trong cả 2 trường hợp ,rubisco không được sử dụng để cố định C02 ban đầu
200) Về mặt cơ chế , quá trình quang photphoryl hóa rất giống với :
A.Quá trình photphoryl hóa ôxi hóa trong hô hấp tế bào
201) Phản ứng nào sau đây không xảy ra trong chu trình Calvin ?
A.Sự giải phóng 02
202) Về bản chất , pha sáng quang hợp là pha :
B.quang phân li nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH
và giải phóng O2

203) Tại sao buổi sáng ăn lá cây nha đam lại chua hơn khi ăn buổi chiều?
A.Ban đêm, cây hấp thụ CO2 và chưa quang hợp mà dự trữ trong axit malic nên buổi sáng
lá cây có pH thấp.
204) Quá trình nào sau đây được năng lượng ánh sáng thúc đẩy 1 cách trực tiếp nhất ?
C.Sự lọai electron ra khỏi chlorophyl
205) Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A.Ở chất nền của lục lạp
206) Giai đoạn thực sự tạo nên đường glucôzo (C6H12O6 ) trong quang hợp ở thực vật là :

B.Chu trình Canvin


207) Trong quá trình quang hợp , trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
B.Cố định CO2 -khử APG thành ALPG - tái sinh RiDP

14
208) Trong chu trình Canvin , ATP và NADPH của pha sáng tham gia vào giai đọan :
C.Khử APG thành ALPG
209) Chất nhận C02 đầu tiên của chu trình C3 là :

A.RiDP (Ribulôzơ - 1,5 đi phôtphat)


210) Sản phẩm cố định C02 đầu tiên của chu trình C3 là :

D.APG
211) Sản phẩm quang hợp đầu tiên của TV C3 là :
A.APG
212) Qua chu trình Canvin, sản phẩm trực tiếp để tổng hợp glucôzơ là:
D.AlPG
213) Năng suất quang hợp tăng dần ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo thứ tự đúng là
A.CAM → C3 →C4
214) Điểm giống nhau giữa TV C3 , C4 và TV CAM trong pha tối quang hợp là :

B.Đều xảy ra chu trình canvin


215) Chu trình canvin trong pha tối quang hợp diễn ra ở nhóm thực vật nào sau đây ?
B.Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
216) Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì :

B.Không có hô hấp sáng


217) Điểm khác nhau trong quang hợp của TV C4 với TV CAM là :
C.Thời gian cố định C02
218) Điểm giống nhau trong quang hợp ở TV C3 và TV CAM là :
A.Có 1 lọai lục lạp ở TB mô giậu
219) Sản phẩm cố định C02 đầu tiên của chu trình C4 là :

B.AOA
220) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.6 (1,3,4,5,6,7)
221) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.4 (1,3,4,6)
222) Cho những đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào đúng với thực vật CAM?
C.1 và 3.
223) Xét 5 loài thực vật: Mía, dứa, cao lương, xương rồng, rau dền. Khi nói về quang hợp
của các loài thực vật này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.3. (1,3,4)
15
224) Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
C.Nếu có ánh sáng nhưng không có CO2 thì cây cũng không thải O2.
225) Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.2 (3,4)
226) Những cây mở khí khổng bao đêm và đóng suốt thời gian ban ngày có kiểu quang hợp
C.CAM
227) Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm?
B.Thực vật CAM.
228) Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
B.một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
Bài 10 + 11 : ẢNH HƯỞNG của NGỌAI CẢNH đến QUANG HỢP
QUANG HỢP và NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
229) Trong quang hợp NADPH có vai trò
C.Mang điện tử từ pha sáng đến pha tối để khử CO2.
230) Có bao nhiêu nội dung sau đây đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
D.1 (3)
231) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.2 (2,3)
232) Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (đèn nêon, đèn sợi đốt) trong nhà có mái che, có thể đem
lại tối đa bao nhiêu lợi ích sau đây trong sản xuất nông nghiệp?
C.4.
233) Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp là sai?
C.Khi nhiệt độ môi trường tăng thì luôn dẫn tới cường độ quang hợp tăng.
234) Ở thực vật, trong 4 miền ánh sánh sau , cường độ quang hợp yếu nhất ở miền ánh sánh
nào ?
C.Lục.
235) Nguyên tố khóang có vai trò quan trọng trong quá trình quang hóa ở pha sáng là :
D.Mn, Cl
236) Đặt cành rong đuôi chó trong bình thủy tinh đựng nước , khi chiếu sáng rong
quang hợp làm xuất hiện bọt khí . Số lượng bọt khí không bị ảnh hưởng bởi yếu tố :
B.Thể tích bình
237) Để rút chiết diệp lục ra khỏi hỗn hợp sắc tố trong dung môi axêtôn , Ta sử dụng hóa
chất gì?

16
A.Benzen , vì carotinoit hòa tan trong bezen còn diệp lục hòa tan tốt trong axêtôn
238) Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng,, khi khô có màu xanh sáng.. Người ta ép
giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá của cây Thường xuân.. Kết luận nào dưới đây là chính
xác?
A.Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng hơn
239) Trong lục lạp , enzim cacboxi hóa phân bố ở :
A.Chất nền stroma
240) Bước sóng ánh sáng nào sau đây có hiệu quả nhất đối với quang hợp ?
D.Đỏ
241) Quang hợp xảy ra mạnh ở miền ánh sáng nào?
D.Xanh tím, đỏ
242) Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?
A.Ánh sáng đỏ
243) Trong ngày , tia đỏ có nhiều trong ánh sáng mặt trời vào lúc :
B.Sáng sớm và chiều
244) Quang hợp tổng hợp glucozo khi cây hấp thụ tia sáng
C.Đỏ
245) Khi quang phổ ánh sáng nhiều tia tím thì cây tổng hợp
A.Prôtêin
246) Điểm bù ánh sáng là điểm mà tại đó cường độ ánh sáng….
C.tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
247) Điểm bão hòa ánh sáng là điểm mà tại đó cường độ ánh sáng…..
D.tối đa để cường độ quang hợp cực đại
248) Điểm bù CO2 là điểm mà tại đó nồng độ CO2 …….

C.tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp


249) Nguyên tố khoáng điều tiết độ mở khí khổng là :
A.K
250) Điểm bão hòa CO2 là điểm mà tại đó nồng độ CO2 ………

C.tối đa để cường độ quang hợp cao nhất


251) Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp thông qua ảnh hưởng đến ......
A.các phản ứng enzim trong pha sáng và pha tối
252) Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát
biểu nào sau đây sai?

17
A.Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
253) Biện pháp nào sẽ giúp tăng quang hợp hiệu quả nhất ?
A.Tăng diện tích bộ lá
254) Phương pháp tưới nước nào sau đây có hiệu quả nhất đối với cây trồng ?
B.Tưới phun và tưới nhỏ giọt
255) Điều khiển sự sinh trưởng diện tích lá bằng cách :
A.Bón phân , tưới nước hợp lí
256) Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng cách :
C.Chọn giống , lai tạo giống mới có cường độ quang hợp cao
257) Năng suất kinh tế là:
D.Một phần NS sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế
258) Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi.......
D.ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
259) Quang hợp quyết định năng suất thực vật vì
D.90-95% lượng chất hữu cơ trong cây là sản phẩm của quang hợp
260) Năng suất kinh tế là gì?
C.Là phần chất khô trong toàn bộ cơ thể thực vật
261) Năng suất sinh học là gì?
A.Là phần chất khô tích luỹ trong cơ quan kinh tế
262) Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
C.90 – 95%.
263) Có bao nhiêu biện pháp sau đây được sứ dụng để tăng năng suất cây trồng?
D.4.
264) Nhóm thực vật nào sau đây xảy ra quá trình hô hấp sáng?
B.Thực vật C3.
265) Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp là sai?
C.Khi nhiệt độ môi trường tăng thì luôn dẫn tới cường độ quang hợp tăng.

18
Bài 12 : HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
266) Hô hấp ở thực vật không có vai trò :
D.Tổng hợp các chất hữu cơ
267) Hô hấp là quá trình...(1) chất hữu cơ thành …(2) và …(3) năng lượng cần thiết cho các hoạt
động của cơ thể. 1,2,3 lần lượt là :
A.Ôxy hoá, CO2 và H2O , giải phóng
268) Phân tử nào trong các phân tử sau đây của bữa ăn thường ít bị ôxi hoá nhât trong hô
hấp hiếu khí :
C.Axit nuclêic
269) Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là:
C.C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
270) Hô hấp ở thực vật không có vai trò :
D.Tổng hợp các chất hữu cơ.
271) Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:
A.CO2, H2O, năng lượng
272) Nơi diễn ra quá trình hô hấp ở thực vật là:
D.Ở tất cả các tế bào cơ thể.
273) Hô hấp diễn ra vào....
C.Cả ngày và đêm
274) Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là:
D.Ti thể
275) Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A.Ti thể.
276) Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
B.Tế bào chất.
277) Chu trình Crep diễn ra trong :
C.Chất nền ti thể
278) Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
C.Đường phân - Chu trình crep - Chuổi chuyền êlectron
279) Kết thúc quá trình đường phân , từ 1 phân tử glucôzơ , tế bào thu được :
B.2 axít pyruvíc , 2 ATP , 2 NADPH
280) Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?
D.Glucôzơ→Axit piruvic

19
281) Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là :
A.Tạo cho Cacbohiđrat xâm nhập vào chu trình Crep
282) Hô hấp hiếu khí theo chu trình Crep tạo ra :
A.ATP , C02 , NADPH , FADH2

283) Một phân tử glucôzơ khi phân giải hiếu khí tích lũy :
D.38ATP
284) Một phân tử glucôzơ bị ô xy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2
quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ
quá trình phân giải glucôzơ đi đâu?
D.Tích lũy trong NADPH và FADH2
285) Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:
C.đường phân
286) Hô hấp kị khí ở TV xảy ra trong môi trường nào?
A.Thiếu O2
287) Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A.Rượu êtylic + CO2 + năng lượng hoặc axit lác tíc + năng lượng
288) Một phân tử glucôzơ khi phân giải kị khí tích lũy :
A.2ATP
289) Quá trình nào sau đây tạo nhiều năng lượng nhất?
C.Hô hấp hiếu khí.
290) Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình hô hấp sáng ?
A.xảy ra ở ngòai sáng ở TV C3

291) Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ (1) và giải phóng (2) ở ngoài sáng . 1,2 lần lượt là :
A.O2 , CO2
292) Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện
A.cường độ ánh sáng cao , CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
293) Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?
C.Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là
lục lạp, perôxixôm, ty thể.
294) Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về hô hấp ở thực vật?
D.Ở phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, quá trình phân giải glucose thành axit pyruvic đều diễn
ra ở trong ti thể.
295) Khi nói về quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

20
A.2 (2,3)
296)Hình sau mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm
được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây sai về kết quả thí nghiệm đó?
A.Nồng độ oxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng lên rất nhanh
297) Bào quan nào sau đây không tham gia vào hô hấp sáng ?
D.Lizôxôm
298) Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
B.Lục lạp ,Perôxixôm, ty thể
299) Bào quan của tế bào tham gia chuyển hóa năng lượng là :
B.Ti thể và lục lạp
300) Ti thể và lục lạp đều :
A.Tổng hợp ATP
301) Hệ số hô hấp ( RQ) là tỉ số giữa :
B.C02 thải ra và 02 lấy vào khi hô hấp

302) Hệ số hô hấp (RQ) của nhóm….:


A.Cacbohđrat = 1
303) Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật , phát biểu nào sau đây đúng ?
C.Giai đọan chuỗi truyền Electron trong hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng nhất.
304) Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật , một nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như
sau…..
A.1 (4)
305) Trong quá trình hô hấp ở thực vật , khí C02 được giải phóng ra từ bào quan nào sau
đây ?
A.Ty thể.
306) Khi nói về hô hấp ở thực vật , có bao nhiêu nhận định sau đây đúng ?
B.2 (3,4)
307) Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp
trong quá trình bảo quản?
B.Hạt cà phê.
308) Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo
đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy
đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
D.Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3

21
309) Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau:
Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một
giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới
nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để
trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
B.2 (3,4)
310) Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra
khí CO2?
B.Dung dịch Ca(OH)2.
311) Hình sau mô tả thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Dự đoán nào sau đây đúng về
kết quả của thí nghiệm?
D.Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.
312) Khi nói về hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.3 (1,2,4)
313) Qúa trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ vì:
D.hô hấp bao gồm các phản ứng hóa học cần sự xúc tác của enzim, nên phụ thuộc chặt chẽ vào
nhiệt độ.
314) Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây
A.(3), (4), (5)
315) Giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp ở thực vật là
C.đường phân
316) Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường?
C.Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3 khi 02 cạn kiệt , C02 tích lũy nhiều
317) Carôtenôit có nhiều trong mẫu vật nào sau đây?
C.Củ cà rốt
318) Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng hóa chất nào sau đây?
D.Cồn 900 hoặc benzen hoặc axêtôn
319) Sắc tố quang hợp không hòa tan trong môi trường
A.Nước nuối NaCl
320) Người ta đã tiến hành thí nghiệm để phát hiện hô hấp tạo ra khí CO2 qua các thao tác sau :
C.(1) → (3) → (4) → (6) → (5) → (2)
321) Khi lấy chất khí tạo ra trong bình có hạt đang nảy mầm thổi vào nước vôi trong, ta thấy
nước vôi trong thế nào ?
22
A.Nước vôi trong bị vẩn đục
322) Quan sát hình dưới đây về thí nghiệm hô hấp ở thực vật, khi giọt nước màu trong ống
mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ
B.giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút.

323) Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng là:
B.Ti thể và lục lạp
324) Trong các biện pháp sau :
D.4
325) Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực
vật, phát biểu nào sau đây sai?
D.Trong điều kiện thiếu ôxí, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.
326) Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (đèn nêon, đèn sợi đốt) trong nhà có mái che, có thể đem lại
tối đa bao nhiêu lợi ích sau đây trong sản xuất nông nghiệp?
D.4
327) Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.3 (1,2,4)
328) Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu
cường độ hô hấp. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là cơ sở của các biện pháp đó?
D.4
329) Quan sát hình bên , hãy cho biết : số 1 và số 2 trên hình lần lượt là chất gì trong quá trình
quang hợp ?
A.CO2 và O2
330) Quan sát hình bên , hãy cho biết : số 3 và số 4 trên hình lần lượt là :
A.Mạch gỗ và mạch rây
Quan sát hình sau , hãy cho biết
331) Số 5 và số 6 trong hình lần lượt là chất nào sau đây ?
D.ADP + pi (H3PO4)
332) Số 7 và số 8 trong hình lần lượt là chất nào sau đây ?
B.ATP
333) Trong một thí nghiệm, 1 cây được cung cấp chất có chứa đồng vị oxi 18 và chất đồng vị
này đã có mặt trong phân tử glucôzơ, chất cung cấp là chất gì trong các chất sau?
C.CO2
334) Trong hô hấp hiếu khí , chất nhận electron cuối cùng là :
23
A.02
335) Chất nào là tác nhân khử trong phản ứng :
A.NADPH
336) Con đường chuyển hóa chung cho cả lên men và hô hấp hiếu khí là :
B.Đường phân
337) Trong hô hấp hiếu khí , chu trình Crep xảy ra ở :
B.Chất nền ti thể
338) Trong hô hấp hiếu khí ,từ 1 phân tử Glucozo đã tạo ra :
D.10 NADH và 2FADH 2
339) Phân biệt đúng giữa lên men và hô hấp tế bào là :
B.NADPH bị ôxi hóa nhờ chuỗi chuyền electron chỉ xảy ra trong hô hấp
340) Trong hô hấp , phần lớn C02 được giải phóng trong quá trình :
A.Chu trình Crep
341) Yếu tố nào quyết định các con đường của quá trình hô hấp ?
B.02
342) Trong hô hấp hiếu khí , Glucozo được chuyển thành axit piruvic ở bộ phận nào của
tế bào?
D.Tế bào chất
343) Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở TV là :
D.Sản phẩm quang hợp là cơ chất tham gia hô hấp và ngược lại
344) Trong thí nghiệm chứng minh hô hấp , ta thường sử dụng hạt đậu nảy mầm là do :
C.Hạt đậu đang nảy mầm hô hấp mạnh dễ thấy kết quả
345) Trong hô hấp sáng , enzim xúc tác phản ứng kết hợp :
A.02 với RiDP
346) Khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì cường độ quang hợp ở cây xanh
A.nhỏ hơn cường độ hô hấp
347) Ở cây xanh , sự kiện nào trong các sự kiện dưới đây có thể xảy ra trong cả 4 điều kiện :
Nắng , rải rác có mây , đầy mây , mưa ?
C.Sự hô hấp
348) Khi làm thí nghiệm xác định cây xanh chủ yếu thải C02 trong quá trình hô hấp , điều
kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm ?
D.Làm thí nghiệm trong phòng tối
349) Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra:
B.2 axit piruvic + 2 ATP
24
350) Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucozơ → đường phân → Chu trình
Crep → (x) → ATP. Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí.
B.(x): Chuỗi truyền điện tử
351) Trong mô thực vật, hô hấp kị khí thường diễn ra như thế nào?
D.Lên men rượu êtylic giải phóng CO2 và lên men lactic không giải phóng CO2
352) Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau
đây?
C.Tiêu hao chất hữu cơ
353) Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
B.3. (2,4)

Bài 15 + 16 : TIÊU HOÁ ở ĐỘNG VẬT


354) Tiêu hóa là quá trình ….
D.biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
355) Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa , thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
C.Tiêu hoá nội bào
356) Tiêu hoá nội bào là quá trình phân hủy thức ăn xảy ra trong
C.tế bào
357) Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở
B.ruột non.
358) Phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hoá ở động vật?
C.Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
359) Đối với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nhờ:
A.Enzim từ Lizôxôm vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ trong thức ăn thành chất dinh
dưỡng đơn giản

360) Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
C.Trùng biến hình.
361) Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức
A.tiêu hoá nội bào.
362) Ở ĐV nguyên sinh , thức ăn được tiêu hóa :
A.trong không bào tiêu hóa nhờ enzim do lizôxôm tiết ra
363) Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở DVcó túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
D.Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

25
364) Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, có mấy phát biểu sau
đây đúng? B.3.(2,3,4)
365) Ở Thủy Tức , enzim tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa được tiết ra từ
D.Tế bào thành túi tiêu hóa
366) Động vật nào sau đây vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào?
A.Thủy tức.
367) Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hoá nội bào ?
B.Thức ăn được tiêu hoá cơ học
368) Ở thủy tức , thức ăn được tiêu hóa :
A.Nội bào và ngoại bào
369) Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hoá nội bào ?
B.Thức ăn được tiêu hoá cơ học
370) Diều và dạ dày cơ của chim , gà , vịt có tác dụng :
D.Diều chứa thức ăn và tiết dịch làm mềm thức ăn. Dạ dày cơ khoẻ để nghiền nát thức ăn
371) Trong ống tiêu hóa của ĐV nhai lại , thành xenlulôzơ của tế bào thực vật :
B.Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong trong manh tràng và dạ dày
372) Ở trâu thức ăn ở dạ cỏ sẽ được di chuyển đến bộ phận nào sau đây?
C.Dạ tổ ong.
373) Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
C.Tất cả các loài động vật có xương sống đều tiêu hóa theo hình thức ngoại bào.
374) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
C.Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
375) Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày 4 ngăn di chuyển theo con đường sau :
A.Miệng, dạ cỏ, dạ tổ ong, nhai lại,dạ lá sách, dạ múi khế
376) Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là :
B.Thức ăn không bị trộn lẫn với phân , dịch tiêu hóa không hòa lõang với nước
377) Ống tiêu hoá của người và động vật được phân hoá thành nhiều bộ phận có tác dụng :
A.Sự chuyên hoá về chức năng giúp quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao
378) Nhai lại thức ăn ở Trâu - bò không có tác dụng :
A.Tiết Enzim để tiêu hoá Xenlulôzơ
379) Khi quan sát hình vẽ mô tả dạ dày của trâu bò , Một bạn học sinh đã phát biểu:
C.2. (2,4)
380) Dạ dày 4 ngăn có ở nhóm động vật nào sau đây?
A.Trâu ,bò,dê ,cừu
26
381) Dạ dày chính thức của động vật nhai lại là :
B.Dạ múi khế
382) Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì :
B.Ở ruột non , thức ăn được phân hủy hòan tòan và được hấp thụ qua thành ruột vào máu
383) Tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì :
B.Thức ăn được biến đổi hòan tòan và được hấp thụ vào máu
384) Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây sai?
D.Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.
385) Ở thỏ , VSV cộng sinh phân huỷ Xenlulôzơ có nhiều trong :
C.Manh tràng
386) Đặc điểm nào sau đây đúng với thuỷ tức
A.Cơ quan tiêu hoá dạng túi
387) Ở trâu bò, thức ăn được tiêu hoá sinh học trong ….
B.Dạ cỏ
388) Ở trâu bò, bộ phận nào của dạ dày có vai trò tiêu hoá hoá học thức ăn?
D.Dạ múi khế
389) Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
C.Ngựa.
390) Dạ dày ngăn nào của động vật nhai lại có chức năng hấp thụ bớt nước sai khi thức ăn đã
được đưa lên khoang miệng tiêu hóa lần hai?
B.Dạ lá sách
391) Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và
ăn tạp ?
C.Dạ múi khế
392) ĐV nào sau đây có quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra trong cơ quan tiêu hóa?
D.Thỏ
393) Đặc điểm hệ tiêu hóa của thỏ và ngựa là:
A.Dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển.
394) Động vật nào sau đây có răng nanh phát triển?
D.Chó sói.
395) Trong khoang miệng người, tinh bột biến đổi thành đường nhờ enzim
D.amilaza.
396) Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của
A.vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
27
397) Bộ phận nào sau đây của chim bồ câu tiết ra enzim tiêu hoá thức ăn?
D.Dạ dày tuyến
398) Manh tràng rất phát triển ở :
B.Thỏ, ngựa
399) Dạ múi khế là phần tiếp giáp với:
B.Manh tràng
400) Dạ dày 4 ngăn có ở nhóm động vật nào sau đây
A.Trâu ,bò, dê , cừu
401) Ở thỏ, cơ quan nào diễn ra quá trình tiêu hóa sinh học thức ăn?
C.Manh tràng
402) Ở thủy tức , thức ăn được tiêu hóa :
D.Nội bào và ngoại bào
403) Giữa thú ăn TV với VSV phân huỷ Xenlulôzơ trong ống tiêu hoá là quan hệ :
D.Cộng sinh
404) Trong ống tiêu hóa của thú ăn TV, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật :
D.được tiêu hóa nhờ vi SV sống cộng sinh trong trong manh tràng và dạ dày
405) Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển
bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng? A.4.
406) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?
C.2. (3,4)
407) Ở giun đất, thức ăn đi qua ống tiêu hóa theo trình tự nào sau đây?
B.Miệng – hầu – thực quản – diều – mề.
408) Khi nói về tiêu hóa ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng?
C.Vừa tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học.
409) Cho biết độ dài của ruột của một số động vật ở giai đoạn trưởng thành như sau:
Trâu, bò:55-60m; Heo: 22m; Chó: 7m; Cừu: 32m. Kết luận nào sau đây không đúng về mối liên
quan giữa thức ăn với độ dài ruột của các loài trên?
D.Chó có kích thước cơ thể nhỏ nhất nên chiều dài ruột của nó ngắn nhất.
410) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, có mấy phát biểu sau đây đúng?
C.2. (1,2)
411) Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật?
C.2. (2,3)
412) Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
D.Tất cả các động vật có túi tiêu hóa đều có tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào.
28
413) Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát
triển bình thường. Có bao nhiêu giải thích sau đây là đúng?
A.4.
414) Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
B.Trong ống tiêu hóa của người vừa diễn ra tiêu hóa nội bào vừa diễn ra tiêu hóa ngoại bào.
415) Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở :
A.Ruột già
416) Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở
người?
A.Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học
417) Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây sai?
A.3 (1,3,5)
418) Trình tự tiêu hóa thức ăn ở ĐV nhai lại là :
B.Thức ăn → Dạ cỏ → Dạ tổ ong →Nhai lại → Dạ lá sách → Dạ múi khế
419) Hệ tiêu hóa của thú ăn thực vật có đặc điểm:
B.Ruột dài , manh tràng phái trển
420) Diều ở chim được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
D.Từ thực quản
421) Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ:
A.Hoạt động cơ học và hóa học
422) Xenlulôzơ được tiêu hoá trong ruột già người nhờ :
C.Enzim Xenlulaza do vi khuẩn sống cộng sinh trong ruột già tiết ra
423) Răng trước hàm của thú ăn thịt có tác dụng:
C.Cắt, xé nhỏ thức ăn
424) Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật dài hơn ống tiêu hoá của thú ăn thịt vì :
D.Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng ,khó tiêu hoá và hấp thụ
425) Kết quả tiêu hoá thức ăn trong ruột non của người là :
D.Chất hữu cơ phức tạp được phân hủy hòan tòan thành chất hữu cơ đơn giản mà
cơ thể hấp thụ được
426) Điểm khác nhau cơ bản giữa ống tiêu hoá của ĐV ăn thịt và ống tiêu hoá của ĐV ăn
TV thể hiện ở
A.Bộ răng và độ dài ruột
427) Dạ múi khế là phần tiếp giáp với: A.Tá tràng
428) Chim là sinh vật có C.Ống tiêu hóa
29
Bài 17 : HÔ HẤP ở ĐỘNG VẬT
429) Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thông qua :
B.cơ quan hô hấp
430) Trong các đặc điểm sau: A.4.
431) Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến:
A.Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
432) Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?
B.Giun đất.
433) Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của giun đất thích nghi với sự trao đổi khí?
D. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể (V/S) khá lớn.
434) Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề
mặt cơ thể?
B.3.(1,4,5)
435) Trong các hình thức hô hấp sau đây, hình thức nào có ở côn trùng?
B.Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
436) Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A.Châu chấu.
437) Các loại động vật như cào cào, châu chấu, ve sầu có hình thức hô hấp là:
A.Hô hấp bằng ống khí.
438) ĐV nào sau đây trao đổi Ôxi và C02 trực tiếp với tế bào mà không nhờ máu vận

chuyển ?
A.Châu chấu
439) Châu chấu trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua:
D.Hệ thống ống khí.
440) Các loại động vật như cào cào, châu chấu, ve sầu có hình thức hô hấp là:
A.Hô hấp bằng ống khí.
441) Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:
C.Sự co dãn của phần bụng
442) Trao đổi ngược dòng trong mang cá có tác dụng :
C.Duy trì građien nồng độ để nâng cao khuyếch tán
443) Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng 02 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy 1
chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch …..
A.song song và ngược chiều với dòng nước chảy.

30
444) Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?
A.Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở
445) Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?
A.Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
446) Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
A.Vì nắp mang chi mở một chiều.
447) Khi nói về sự trao đổi khí ở cá xương, phát biểu nào sau đây sai?
B.Dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy ngoài mao mạch.
448) Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 trong nước là do
D.dòng nước chảy 1chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch //ngược chiều với dòng
nước chảy
449) Hàm lượng ôxi hòa tan trong nước thấp nhưng hô hấp ở cá vẫn đạt hiệu quả cao , giải
thích nào không hợp lí ?
D.Cá có các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí
450) Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở
mang?
B.Tôm sông
451) Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?
D.Có nhiều ống khí
452) Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim thực hiện nhờ
C.sự co dãn của túi
453) Động vât nào sau đây hô hấp kép ?
A.Chim
454) Cơ quan hô hấp của nhóm ĐV nào dưới đây trao đổi khí có hiệu quả nhất ?
B.Phổi của chim
455) Hô hấp ở chim có đặc điểm :
D.Hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí
456) Phổi chim có cấu tạo khác với phổi các động vật trên cạn khác như thế nào?
A.Có nhiều ống khí.
457) Phổi của nhóm động vật nào sau đây không có phế nang?
B.Chim.
458) Nhóm động vật nào dưới đây có phổi được cấu tạo từ các ống khí với các mao mạch bao
quanh?
C.Chim
31
459) Khi hít vào , cơ hòanh sẽ :
D.Co và hạ xuống
460) Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
C.Ếch, nhái.
461) Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
D.Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
462) Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư?
B.Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
463) Trình tự các loài động vật có quá trình trao đổi khí ngày càng hiệu quả là:
D.Lưỡng cư → bò sát → chim → thú
464) Sự thông khí ở bò sát chủ yếu là nhơ cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích :
A.khoang bụng (khoang thân)
465) Nồng độ ôxi giảm dần từ :
C.Không khí thở vào - Máu rời phổi - Các mô tế bào
466) Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
B.2.(2,4)
467) Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da?
D.Ếch đồng
468) Sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ :
D.Sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.

Bài 18 + 19 : TUẦN HOÀN MÁU


469) Nhóm ĐV nào sau đây có hệ tuần hòan hở ?
B.Đa số thân mềm và chân khớp
470) Phát biểu nào sau đây về tuần hoàn máu ở người bình thường là sai?
B.Vận tốc máu trong động mạch chậm hơn trong mao mạch.
471) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A.Ốc sên.
472) Hệ tuần hòan hở có đặc điểm :
A.Không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch
473) Vì sao hệ tuần hòan của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hòan hở ?
D.Vì giữa ĐM và TM không có mạch nối
474) Hệ tuần hoàn hở, máu trao đổi chất với tế bào ở đâu ?
C.Qua dịch mô

32
475) Ở sâu bọ , hệ tuần hòan có đặc điểm
B.Không tham gia vận chuyển khí trong hô hấp
476) Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
C.Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
477) Đường đi của máu trong vòng tuần hòan hở theo trật tự :
C.Tim Động mạch khoang máu  Hỗn hợp máu – dịch mô Trao đổi chất với tế bào Tĩnh
mạch Tim
478) Ở nhóm động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển O2?
B.Sâu bọ.
479) Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
D.Vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
480) Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
B.Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
481) Hệ tuần hoàn hở có ở
C.Ốc sên, trai, côn trùng, tôm
482) Trong các đặc điểm sau:
D.4 (1,2,4,5)
483) Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
B.Chim bồ câu
484) Hệ tuần hoàn kép gặp ở động vật nào?
C.Lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
485) Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?
B.Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
486) Đường đi của máu trong hệ tuần hòan kín theo trật tự :
A.Tim Động mạch Mao mạch Tĩnh mạch Tim
487) Ở mực ống , bạch tuộc , giun đốt và ĐV có xương sống ,máu trao đổi chất với tế bào ở đâu ?
A.Qua thành mao
488) Đặc điểm nào có ở Thú mà không có ở ĐV có xương sống khác ?
B.Hồng cầu không có nhân
489) Tim 4 ngăn và 2 vòng tuần hòan có ở :
A.Chim và thú
490) Trong hệ mạch , huyết áp thấp nhất ở
D.tĩnh mạch.
491) Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hòan kép?
33
B.Trong hệ tuần hòan kép , máu ở tĩnh mạch phổi cùng màu với máu ở động mạch chủ.
492) Khi nói về hệ tuần hòan của động vật , có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.3 (1,2,4)
493) Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện
cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền
tim?
D.Nút xoang nhĩ.
494) Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ
quan và….
B.tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
495) Mao mạch là
B.Những mạch máu rất nhỏ nối liền ĐM và TM , là nơi diễn ra trao đổi chất giữa máu TB
496) Tĩnh mạch là những mạch máu từ
D.mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
497) Máu chảy trong mao mạch chậm hơn máu chảy trong động mạch là do
C.tổng diện tích của mao mạch lớn.
498) Huyết áp cao nhất trong (1) và máu chảy chậm nhất trong (2)…(1) và (2) lần lượt là :
C.(1)Động mạch - (2)Mao mạch
499) Hệ dẫn truyền tim họat động theo trật tự :
A.Nút xoang nhĩ - 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất - Bó his - Mạng Puốckin - Tâm nhĩ và tâm thất
500) Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.1 (4)
501) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
B.Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
502) Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu
chảy trong hệ mạch theo chiều:
A.I → III → II
503) Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường ,có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.3 (1,3,4)
504) Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim
được đẩy vào động mạch chủ?
B.Tâm thất trái.
505) Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A.1 (4)
34
506) Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
C.3.(1,3,4)
507) 1 người có huyết áp 120/80. Trị số 120 và 80 lần lượt là :

A.huyết áp khi tim co và huyết áp khi tim dãn


508) Điểm giống nhau trong họat động của cơ vân và cơ tim là :
D.Họat động cần năng lượng
509) Huyết áp là :
C.Áp lực của máu lên thành mạch
510) Huyết áp không có đặc điểm :
A.Huyết áp trong tĩnh mạch lớn hơn huyết áp trong mao mạch
511) Máu vận chuyển trong mạch nhờ :
B.Năng lượng co tim
512) Mỗi chu kì họat động của tim diễn ra theo trình tự :
B.Pha co tâm nhĩ - Pha co tâm thất - Pha dãn chung
513) Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
B.0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
514) Phát biểu nào sau đây đúng?
D.Dịch tuần hoàn gồm máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô.
515) Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu trao đổi với các tế bào qua thành mao
mạch?
B.Cá chép.
516) Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẩm?
C.Cá chép
517) ĐV nào sau đây có hệ tuần hòan đơn ?
A.Cá
518) Tại sao máu vận chuyển trong hệ mạch tuần hoàn chỉ theo một chiều nhất định?
B.Nhờ các van có trong tim và hệ mạch.
519) Dựa trên đồ thị về sự biến động vận tốc máu và tổng tiết diện trong hệ mạch, trong các phát
biểu dưới đây có mấy phát biểu đúng?
D.1 (1)
520) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?
A.4.
521) Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện của các mạch máu trong hệ mạch của cơ

35
thể động vật được thể hiện qua hình sau :
C.huyết áp, tổng tiết diện của các mạch và vận tốc máu.
522) Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây
sai?
B.Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm.
523) Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
B.Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
524) Theo dõi chu kì hoạt động của tim ở một lòai động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha: tâm nhĩ
co : tâm thất co : giãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3. Biết thời gian pha giãn chung là 0,6 giây.
Thời gian (s) tâm thất co là:
C.2/5
525) Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã
tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là
21 ml/100 ml máu. Có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một
phút?
A.1102,5 ml.
526) Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?
D.4
527) Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể ….
B.vẫn co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, oxi và t0 thích hợp
528) Vì sao ở người già, khi huyết áp (HA) cao dễ bị xuất huyết não?
B.Vì mạch bị xơ cứng,tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não,khi HAcao dễ làm vỡ mạch
529) Hãy ghép các cụm từ ở cột A khớp với các cụm từ ở cột B sao cho có ý nghĩa
D.1a - 2c - 3d - 4e - 5f,g - 6h
530) Vận tốc máu lệ thuộc vào :
C.Tổng tiết diện hệ mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đọan mạch
531) Quá trình nào sau đây xảy ra khi đường huyết hạ thấp hơn bình thường?
A.Tăng chuyển hoá glicôgen thành glucôzơ

36
Bài 20 : CÂN BẰNG NỘI MÔI
532) Cân bằng nội môi là :
C.Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
533) Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự :
D.BP tiếp nhận kích thích – BP điều khiển - BP thực hiện - BP tiếp nhận kích thích
534) Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
D.4
535) Cho các bộ phận:
B.1-(c); 2-(a); 3-(b).
536) Khi bạn nín thở, khí nào trong các khí sau đây của máu thay đổi đầu tiên dẫn đến buộc bạn
phải hít thở?
C.Tăng CO2
537) Có bao nhiêu cơ chế sau đây giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn nhiều?
D.4
538) Hoạt động nào của Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết?
B.Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trong gan và cơ
539) Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của máu chủ yếu dựa vào:
A.Điều hòa hấp thụ nước và Na+ ở thận.
540) Hệ nào có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà cân bằng nội môi
D.Thần kinh và nội tiết
541) Trong cơ thể , hệ nào sau đây điều chỉnh họat động của các hệ khác ?
B.Hệ thần kinh và hệ nội tiết
542) Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi , bộ phận tiếp nhận kích thích là :
C.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
543) Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng :
A.Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
544) Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
D.Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
545) Cơ quan có khả năng tiết hoocmôn tham gia cân bằng nội môi là :
A.Tụy , vùng dưới đồi , thận
546) Thận có vai trò quan trọng đối với cơ chế :
C.Điều hòa áp suất thẩm thấu
547) Tụy tiết ra hoocmôn :

37
A.Glucagon , Insulin
548) Hoocmôn Insulin có vai trò :
C.Tác động lên gan , chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ
549) Hoocmôn glucagon có vai trò :
D.Tác động lên gan , phân giải Glucôgen thành Glucôzơ đưa vào máu
550) Một bệnh nhân do bị cảm nên bị nôn rất nhiều lần trong ngày làm mất nhiều nước, mất
thức ăn và mất nhiều dịch vị. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo mấy hướng sau
đây?
C.4.
551) Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
B.Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
552) Khi nói về hệ tuần hoàn và cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
D.1.(1)
553) Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
B.3.
554) Ở người, sau khi vận động thể thao, nồng độ glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra
loại hoocmôn nào sau đây để chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu làm cho nồng
độ glucôzơ trong máu tăng lên dẫn đến duy trì ở mức ổn định?
C.Glucagon.

38

You might also like