You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Môn học: VẬT LÝ 2

Đề tài 4: TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG


VÀ CÁC ỨNG DỤNG: TÁN SẮC, GIAO THOA,
NHIỄU XẠ.

Lớp: L02
Nhóm: 13

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022


- DANH SÁCH THÀNH VIÊN -

STT HỌ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TRÁCH NHIỆM

1 Huỳnh Vũ Hồng Phúc 2114432 Thành viên

2 Thòng A Dưỡng 2011041 Thành viên

3 Nguyễn Lê Thanh Nam 2114120 Thành viên

4 Đoàn Thị Mỹ Thiện 2114864 Thành viên

5 Phan Minh Thông 2114919 Thành viên

Nhận xét của giáo viên:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Ngày Tháng Năm 2022

Giáo viên chấm điểm

2
MỤC LỤC
I. TÍNH CHẤT SÓNG ÁNH SÁNG ..............................................................6
1. Sự tán sắc ánh sáng .................................................................................... 6
a) Thí nghiệm về sự tán sắc của Newton ...........................................................6
b) Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc của Newton ...............................................7
c) Kết luận:.........................................................................................................7
2. Nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng ................................................................. 8
a) Nhiễu xạ ánh sáng..........................................................................................8
b) Giao thoa ánh sáng ........................................................................................9
II. ỨNG DỤNG SÓNG ÁNH SÁNG: TÁN SẮC, GIAO THOA, NHIỄU
XẠ ...................................................................................................................10
1. Ứng dụng của tán sắc ánh sáng ............................................................... 10
a) Ứng dụng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ.......................................10
b) Ứng dụng tán sắc ánh sáng trong hiện tượng quang sai ( dạng sắc sai ) ....12
c) Ứng dụng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ lăng kính.......................12
2. Ứng dụng của giao thoa ánh sáng ........................................................... 13
a) Giao thoa sóng ánh sáng có thể dùng để đo bước sóng ánh sáng như tia
laser ..................................................................................................................13
b) Giao thoa rayleight dùng để đo chiết suất của các chất khí ........................14
c) Giao thoa kế Michelson ...............................................................................15
d) Ðo độ biến thiên nhỏ của chiều dày ...........................................................17
f) Kiểm tra phẩm chất các bề mặt quang học ..................................................19
3. Ứng dụng của nhiễu xạ ánh sáng ............................................................ 20
a) Phát hiện khuyết tật hoặc vết gãy trên bề mặt .............................................20
b) Nâng cao hình ảnh trong nhiếp ảnh .............................................................20
c) Halos( hào quang) xung quanh các vật thể phát sáng: ................................21

3
d) Màu sắc của đĩa CD, DVD ..........................................................................21
e) Màu sắc bong bóng xà phòng ......................................................................21
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................23

4
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến cô
Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM với tâm huyết của
mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập, dù cho chúng em chỉ học online . Và đặc biệt, trong học kỳ này, trường đã tổ
chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo chúng em là rất hữu ích đối
với sinh viên. Đó là môn học “Vật lý 2”.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi
học trực tuyến, cho tụi em những lời khuyên hữu ích. Nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo, chia sẻ từ cô thì chúng em nghĩ bài báo cáo này sẽ rất khó có
thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô. Bài báo cáo
không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của
chúng em trong môn học này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc cô dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực
hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

5
I. TÍNH CHẤT SÓNG ÁNH SÁNG
1. Sự tán sắc ánh sáng
a) Thí nghiệm về sự tán sắc của Newton
- Newton đã thực hiện thí nghiệm như sau:

- Newton dùng gương G để phản chiếu ánh sáng trắng từ mặt trời qua một khe hẹp
nằm ngang F vào một buồng tối.
- Đặt màn M song song với F và cách F khoảng 1 – 2 m. Quan sát thấy trên màn có
vệt sáng F’ màu trắng giống khe F.
- Đặt giữa F và F’ một lăng kính P và cho cạnh khúc xạ của P song song với F.
Quan sát thấy vệt sáng F’ bị lệch xuống phía đáy lăng kính và bị phân tách thành
các chùm sáng biến thiên liên tục từ: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
 Vậy, tán sắc là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng khác
màu.

6
b) Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc của Newton
- Trên màn M ở thí nghiệm vừa rồi, Newton rạch một khe hẹp F’ song song với F
và xê dịch màn M để đặt F’ vào đúng chỗ một màu như hình sau:

- Cho chùm sáng một màu thu được sau màn M khúc xạ qua một lăng kính P’
giống với lăng kính P và hứng chùm tia ló trên một màn M’, ông thấy vệt sáng trên
màn M’, tuy vẫn dịch chuyển về phía đáy của P’, nhưng vẫn giữ nguyên màu.
 Từ đây kết luận được rằng: ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định
và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
c) Kết luận:
- Tán sắc là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc
thông qua lăng kính.
- Ánh sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ
đến tím.
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng chỉ có một màu duy nhất.

7
2. Nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng
a) Nhiễu xạ ánh sáng
- Khi chiếu ánh sáng qua một lỗ nhỏ vào buồng tối và quan sát vệt sáng trên màn
hứng:

- Hình dạng đặc biệt của nó cho thấy một điều: ánh sáng không chỉ truyền theo
đường thẳng. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
- Điều đó chỉ được giải thích nếu coi rằng ánh sáng có tính chất sóng: khi một
điểm nhận ánh sáng, nó có thể trở thành nguồn thứ cấp và phát lại ánh sáng theo
nhiều phương.

8
b) Giao thoa ánh sáng
- Thí nghiệm Young:

+ Chiếu ánh sáng từ đèn D, qua kính lọc sắc K đến nguồn S. Từ nguồn S ánh
sáng được chiếu đến hai khe hẹp S1 và S2 thì ở màn quan sát phía sau hai khe hẹp
thu được một hệ gồm các vân sáng, vân tối xen kẽ nhau đều đặn.

Hình quan sát được các vân sáng, vân tối


- Điều kiện để có giao thoa ánh sáng:
+ Ánh sáng từ khe S1, S2 phải cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo
thời gian.
+ Khoảng cách giữa hai khe hẹp phải rất nhỏ so với khoảng cách từ màn
quan sát đến hai khe.
- Kết luận:
+ Khi hai chùm sáng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian
gặp nhau chúng sẽ giao thoa: những chỗ 2 sóng gặp nhau mà cùng pha với nhau,

9
chúng chồng lên nhau và tạo ra các vân sáng; những chỗ hai sóng gặp nhau mà
ngược pha, chúng triệt tiêu nhau tạo thành các vân tối.
+ Sự giao thoa của ánh sáng giống với sự kết hợp của sóng cơ. Vì vậy hiện
tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm khẳng định ánh sáng có tính
chất sóng.

II. ỨNG DỤNG SÓNG ÁNH SÁNG: TÁN SẮC, GIAO THOA, NHIỄU
XẠ
1. Ứng dụng của tán sắc ánh sáng
❖ Ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng :
- Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ. Giải thích các
hiện tượng cầu vòng bẩy sắc, đó là khi tới mắt ta các tia sáng mặt trời đã bị khúc xạ
và phản xạ qua các giọt nước.
- Giải thích hiện thượng quang sai, sắc sai thấu kính.
- Ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính để phân tích một chùm sáng đa sắc do
các vật phát ra thành các phần đơn sắc.
a) Ứng dụng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ
- Cấu tạo:
+ Ổng chuẩn trực: bộ phận
này có tác dụng biến chùm sáng đi
vào khe hẹp F thành chùm tia song
song nhờ vào thấu kính hội tụ.
+ Hệ tán sắc: bộ phận này
gồm hai lăng kính với tác dụng
làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn trực.

10
+ Buồng ảnh: bộ phận này còn có tên gọi là ống ngắm hoặc buồng tối. Đây
là nơi để đặt mắt vào quan sát quang phổ hoặc để thu được ảnh quang phổ của
nguồn sáng cần nghiên cứu.
- Nguyên lý hoạt động:

+ Máy quang phổ hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng. Bộ phận
chính thực hiện nhiệm vụ này là lăng kính.
+ Hiện tượng tán sắc xảy ra là do chiết suất của một môi trường trong suốt
đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào bước sóng
của ánh sáng.

11
- Lợi ích của máy quang phổ:
+ Có ích cho các hoạt động nghiên cứu, được sử dụng trong phòng thí
nghiệm và các trường học để học sinh thực hành quan sát các vật chất.
+ Dùng xác định thành phần cấu tạo của các vật chất, các vật liệu nhỏ hoặc
có cơ cấu phức tạp
+ Kiểm tra và phát hiện các chất độc hại.
b) Ứng dụng tán sắc ánh sáng trong hiện tượng quang sai ( dạng sắc sai )
- Hiện tượng sắc sai: hiện tượng ánh sáng trắng sau khi đi qua thấu kính ánh sáng
bị sai lệch biến thành một chùm sáng với phân bố từ đỏ đến tím, xảy ra vì thấu
kính khúc xạ các mầu khác nhau trong ánh sáng trắng ở những góc khác nhau theo
bước sóng.

c) Ứng dụng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ lăng kính
- Máy quang phổ lăng kính dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành các
thành phần đơn sắc khác nhau.
- Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận đơn giản là ống chuẩn trực, hệ tán sắc và buồng ảnh.
- Nguyên lý:
+ Khi chiếu vào khe F của ống chuẩn trực một chùm sáng phát ra từ nguồn
sáng thì ánh sáng này sẽ được thấu kính hội tụ trong ống chuẩn trực biến thành
chùm tia song song.
12
+ Chùm tia song song đó ngay khi đi vào lăng kính thì sẽ bị tách ra thành
các chùm sáng đơn sắc song song và lệch theo 2 phương khác nhau.
+ Ở buồng ảnh ta sẽ thu được quang phổ của nguồn sáng.

2. Ứng dụng của giao thoa ánh sáng


a) Giao thoa sóng ánh sáng có thể dùng để đo bước sóng ánh sáng như tia
laser
- Về nguyên lý:
+ Tia laser là một chùm sáng song song, đơn sắc. Khi chiếu chùm tia laser
vuông góc với màn chắn P có hai khe hẹp song song F1, F2. Hai khe hẹp này trở
thành hai nguồn kết hợp phát sóng ánh sáng về phía trước. Cách P một khoảng D,
ta đặt màn quan sát E song song với P.
+Các sóng ánh sáng từ F1, F2 gặp nhau sẽ giao thoa với nhau, trên màn E
xuất hiện hệ vân màu gồm những dải sáng tối xen kẽ. Khoảng vân i (khoảng cách
giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp) liên hệ với a, D và bước sóng λ theo
công thức:
λD
𝑖=
𝑎

+ Nếu khoảng cách a giữa hai khe cho biết trước, đo khoảng cách D và
khoảng vân i, ta tính được bước sóng λ của tia laser.
- Về nguồn gốc: xuất phát từ nghiệm của Young do nhà khoa học Thomas Young
phát hiện ra vào khoảng thế kỷ XIX.

13
- Ưu điểm: đo chính xác bước sóng của sóng ánh sáng
- Nhược điểm: chỉ có thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm.
b) Giao thoa rayleight dùng để đo chiết suất của các chất khí
- Về nguyên lý:

T2
L1 S1 L2
S OT
S2

𝑇1

+ Sơ đồ rayleight được thể hiện như hình trên, hai ống T1 và T2 hoàn toàn
giống nhau được đặt sau 2 khe young S1 và S2 và được chiếu bằng chùm sáng
young tới ống chuẩn trực SL. Vân giao thoa xuất hiện trên thấu kính L2 và được
quan sát bằng thị Kính OT.
+Giả sử 2 ống T1 và T2 đều chứa 2 chất khí cần nghiên cứu ở áp suất và
nhiệt độ như nhau. Khi đó quan chùm của hai chùm tia giao nhau, vân sáng trung
tâm nằm đúng chính giữa của máy và được đánh dấu bằng dây chữ thập trong thị
kính.Ta rút hết khí ở ống T2 chắng hạn, thì hệ vân sẽ dịch về phía có ống T1. Khi
đó hiệu quang trình của 2 chùm tia giao thoa.
+ ∆r = (n − 1)L (với L là độ dài của mỗi ống T1 và 𝑇2 )
+ Sự thay đổi của hiệu quan trình làm dịch chuyển hệ vân. Theo như hình
vẽ, khi quang trình thay đổi một lượng ∆r thì hệ vân di chuyển một khoảng x =
L∆r
(d là khoảng cách giữa hai khe S1 và S2).
d

14
+ Khoảng cách giữa 2 vân liên tiếp bằng:
Ld
∆x =
λ
+ Số khoảng vân đã dịch chuyển là:
x ∆r L
p= = = (n − 1) (với P có thể là số nguyên hoặc không)
∆x λ λ

+ Bây giờ ta cho khí từ từ trở lại thì hệ vân cũng từ từ trở về chỗ cũ và ta co
thể đếm số khoảng vân p chạy qua dây chữ thập trong thị trường của máy. Như vậy

đếm được p, biết được L và λ, ta tính được n theo công thức: n = 1 +
L
Dùng gioa thoa kế rayleight để xác định được độ biến thiên chiết xuất rất bé. Thí
1×0.5×10−6
dụ với L=5cm, λ=0.5μm, p=1 khoảng vân, ta có: n-1= tức là đo được
5×10−2
độ biến thiên rất bé.
- Về nguồn gốc: Năm 1896, nhà vật lý người Anh Lord Rayleigh đã mô tả khúc xạ
kế giao thoa Rayleigh, vẫn được sử dụng rộng rãi để xác định chiết suất của chất
khí và chất lỏng. Nó là một thiết bị tách chùm.Một chùm tia đóng vai trò là một
tham chiếu, trong khi chùm tia kia được truyền trước tiên qua một vật liệu có chiết
suất đã biết và sau đó đi qua cái chưa biết. Chỉ số khúc xạ của vật liệu chưa biết có
thể được xác định bằng sự dịch chuyển của các vân giao thoa của nó khỏi các vân
của vật liệu đã biết.
- Ưu điểm: đo được độ biến thiên rất bé với độ chính xác cao.
c) Giao thoa kế Michelson
- Giao thoa kế Michelson được sử dụng để đo độ dài và đo quang phổ.
- Về nguyên lý:
+ Sử dụng một bộ tách chùm, một nguồn sáng được tách thành hai
nhánh. Mỗi chùm ánh sáng đó bị phản xạ trở lại bộ tách chùm, sau đó kết hợp biên
độ của chúng bằng cách sử dụng nguyên lý chồng chất.

15
I1
M1

G
I2
Nguồn sáng S
R2 O M2
R1
T

+ Trên hình vẽ bố trí đơn giản giao thoa kế Michelson. Tia sáng đơn sắc
phát ra từ nguồn chiếu vào bản thủy tinh hai mặt song song G 450. Mặt sau của bán
G được mạ một lớp bạc mỏng có hệ số phản xạ là 0,5. Đến mặt mạ bạc của bản.
Tia SO bị tách thành 2: tia phản xạ OI2 và tia khúc xạ OI1. Tia phản xạ OI2 tới
vuông góc với gương phẳng M2 đặt thẳng đứng, phản xạ trở lại qua bản G cho tia
khúc xạ OR2 tia truyền qua tới vuông góc với gương phẳng M1 đặt nằm ngan. Sau
khi phản xạ truyền tới lớp mạ bạc của bản G bị phản xạ tại O cho tia OR1. Hai tia
OR1 và OR2 là những tia kết hợp chồng lên nhau và cho ta hình ảnh giao thoa quan
sát được qua kính ngắm T, gồm vật kính R2 và thị kính O. Tia SOI2OR1 đi qua bản
G ba lần, tia SOI1 OR1 đi qua bản G có một lần.
+ Để làm cho quãng đường truyền của hai tia đi trong thủy tinh như nhau,
người ta đặt bản C giống hệt bản G trên đường truyền của tia OI1 (chỉ khác bản G
là không mạ bạc) bản C được gọi là bản bố chính.
+ Trong thực tế các bản G và C cũng như gương M1 được gắn trên một bệ
nằm ngang. Còn gương M2 có thể dịch chuyển song song với chính nó nhờ một vít
điều chỉnh. Giao thoa kế Michelson cho phép thực hiện các loại giao thoa cùng độ
dày hoặc cùng độ nghiêng đã nói ở trên.
- Về nguồn gốc: nó được phát minh bởi nhà vật lý người Mỹ nổi tiếng là Albert
Abraham Michelson.

16
d) Ðo độ biến thiên nhỏ của chiều dày
- Về nguyên lý:

Ánh sáng

P
R

+ Nở kế hiện đại nhất gồm có một vòng K bằng thạch anh đúc. Trên đó đặt
một bản thuỷ tinh mẫu chuẩn P như hình vẽ.Bên trong vòng đặt vật nghiên cứu R
có dạng hình trụ và mặt trên có một bản thủy tinh chuẩn P đã được mài phẳng và
nhẵn. Lớp không khí mỏng M giữa các mặt của P và R được chiếu bằng ánh sáng
đơn sắc sẽ cho ta một hệ vân giao thoa.
+ Khi đốt nóng toàn bộ dụng cụ, đo hệ số nở của P và R khác nhau mà độ
dày của lớp không khí M thay đổi (lớp không khí thường có dạng nêm), làm cho hệ
vân dịch chuyển. Ðể đếm số vân dịch chuyển người ta dùng vạch đánh dấu m. Cứ
mỗi lần hệ vân dịch chuyển một khoảng vân tức là hiệu quang trình thay đổi một
bước sóng thì độ dày của lớp không khí đã thay đổi.Như vậy, đếm số vân dịch
chuyển có thể xác định chính xác độ biến thiên của chiều dày lớp không khí và từ
đó tính được hệ số nở của vật nghiên cứu.

17
e) Khử sự phản xạ trên mặt kín

- Về nguyên lý:

Ánh sáng tới

i
Màng mỏng
chống phản xạ d
Tấm kính

Ánh sáng truyền qua

+ Khi một chùm ánh sáng chiếu vào mặt kính (thấu kính hoặc lăng kính)
của một dụng cụ quang học nào đó thì luôn có một phần ánh sáng bị phản xạ
ngược trở lại và một phần ánh sáng truyền qua mặt kính. Sự phản xạ của ánh sáng
trên mặt kính làm cho cường độ chùm tia truyền qua bị suy giảm, ảnh quan sát sẽ
bị mờ, đối với dụng cụ quang học dùng trong quân sự có thể làm lộ mục tiêu.Để
khắc phục điều này, người ta tìm cách khử phản xạ trên các mặt kính.
+ Dựa vào nguyên lý giao thoa bởi bản mỏng, người ta phủ một màng mỏng
trong suốt lên bề mặt kính như hình vẽ. Khi đó chùm sáng phản xạ 1 và 2 trên hai
bề mặt của mảng mỏng sẽ giao thoa với nhau. Để khử được phản xạ, chiết suất n
và bề dày d của màng mỏng phải được chọn sao cho hai tia phản xạ 1 và 2 ngược
pha với nhau, chúng sẽ dập tắt lẫn nhau, không còn ánh sáng phản xạ nữa. Chiết
suất n của màng mỏng được chọn sao cho nhỏ hơn chiết suất nu của tấm kính. Khi
đó, hiệu quang lô của các tia 1 và 2 là:
L2 - L1 = 2nd = (k + 0,5) λ

+ Suy ra, bề dày của màng mỏng cần phủ lên tấm kính là:
(k+0,5)λ
d=
2n

18
+ Giá trị của k được chọn sao cho d không quá nhỏ khi chế tạo. Các tính
toán chứng tỏ rằng, sự khử khuẩn phản xạ tốt nhất khi chiết suất của màng mỏng
bằng căn bậc hai của chiết suất tấm kính:
n=√ntt

- Nhược điểm: theo công thức trên, ta thấy màn mỏng không thể khử phản xạ được
tất cả các bước sóng khác nhau. Do đó, người ta tìm cách khử phản xạ của ánh
sáng màu lục λ=555nm, là ánh sáng nhạy với mắt nhất.
f) Kiểm tra phẩm chất các bề mặt quang học
- Về nguyên lý:

Hình 1 Hình 2

+ Phẩm chất các bề mặt quang học có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng
của ảnh. Các dụng cụ quang học tinh vi, bề mặt quang học không được có chỗ trầy
xước hoặc gồ ghề quá 1/10 bước sóng ánh sáng. Với những kính hiển vi tốt nhất
cũng không thể phát hiện ra những sai sót bé như vậy. Phương pháp giao thoa ánh
sáng là phương pháp tốt nhất giúp chúng ta kiểm tra phẩm chất của các mặt quang
học.
+ Để kiểm tra mặt kính A có thật phẳng hay không, ta đặt A lên một kính
chuẩn C sao cho giữa chúng tạo ra một nêm không khí (hình 1). Rọi lên A một
chùm tia phản xạ cũng theo phương này. Nếu bề mặt của kính A là tuyệt đối phẳng
thì vân giao thoa là những đoạn thẳng song song với cạnh nêm. Nếu bề mặt của

19
kính A có chỗ nào lồi lõm hay trầy xước thì vân giao thoa tại đó sẽ bị cong đi (hình
2). Từ đó ta có thể định vị chỗ hư hỏng kém chất lượng mà sửa chữa.
+ Tương tự, nếu bề mặt của kính cần kiểm tra A là mặt cầu lồi, ta cũng đặt A
lên mặt kính phẳng chuẩn C, rồi chiếu vào đó chùm sáng song song đơn sắc và
quan sát các vân giao thoa. Nếu bề mặt của kính A hoàn toàn nhẵn thì vân giao
thoa phải là những vân tròn Newton; trái lại, vân giao thoa sẽ bị méo mó.
- Ưu điểm: phương pháp giao thoa cho phép ta phát hiện các sai lệch rất nhỏ, cỡ
10nm.
3. Ứng dụng của nhiễu xạ ánh sáng
a) Phát hiện khuyết tật hoặc vết gãy trên bề mặt
- Nguyên lý:
+ Khi một bề mặt được chiếu sáng bằng ánh sáng laze, các mặt sóng của ánh
sáng phản xạ từ bề mặt là cùng pha, nhưng chúng lệch pha sau khi truyền đến tấm
hoặc màn hình mà hình ảnh được ghi lại.
+ Có một mẫu nhiễu xạ lốm đốm được tạo ra (lấm tấm bằng tiếng Anh),
cung cấp thông tin về bề mặt mà từ đó các photon phản xạ đến.
- Ưu điểm: Bằng cách này, có thể phát hiện ra các khuyết tật hoặc vết gãy ở một bộ
phận mà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
b) Nâng cao hình ảnh trong nhiếp ảnh
- Nguyên lý: Kỹ thuật này bao gồm việc thu thập một số lượng lớn các hình ảnh
của cùng một đối tượng có độ nét hoặc độ sáng thấp. Sau đó, khi được xử lý tính
toán và trích xuất tiếng ồn từ nhiễu xạ, chúng tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao
hơn.
- Ưu điểm: Nhiễu xạ ánh sáng giúp hiển thị các chi tiết đã bị che trước đó trong
bản gốc.

20
c) Halos( hào quang) xung quanh các vật thể phát sáng:
- Đôi khi có thể nhìn thấy quầng sáng hoặc vòng tròn xung quanh Mặt trời hoặc
Mặt trăng. Chúng được hình thành nhờ vào thực tế là ánh sáng đến từ các thiên thể
này bị phản xạ hoặc phản xạ trong vô số các hạt hoặc tinh thể được hình thành
trong bầu khí quyển trên. Đến lượt chúng, chúng hoạt động như các nguồn thứ cấp
và sự chồng chất của chúng làm phát sinh dạng nhiễu xạ tạo thành quầng thiên thể.

d) Màu sắc của đĩa CD, DVD


- Ánh sáng phát ra từ đĩa CD hoặc DVD cũng tạo thành các họa tiết đầy màu sắc
nổi bật. Chúng có nguồn gốc từ hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng được phản xạ bởi các
rãnh nhỏ hơn milimet tạo nên các rãnh.

e) Màu sắc bong bóng xà phòng


- Sự óng ánh của một số bề mặt như bong bóng xà phòng, hoặc cánh trong mờ của
một số loài côn trùng, được giải thích bằng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Trên
những bề mặt này, tông màu và màu sắc của ánh sáng quan sát được thay đổi tùy
21
theo góc quan sát. Các photon phản xạ trong các lớp mỏng bán trong suốt tạo thành
một tập hợp lớn các nguồn ánh sáng giao thoa xây dựng hoặc triệt tiêu. Do đó,
chúng tạo thành các mẫu tương ứng với các bước sóng hoặc màu sắc khác nhau,
trong đó ánh sáng từ nguồn ban đầu được tạo thành. Vì vậy chỉ những bước sóng
từ những con đường nhất định mới quan sát được những bước sóng đi từ điểm
phản xạ đến mắt người quan sát và có sự khác biệt hoàn toàn về bước sóng.

22
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www4.hcmut.edu.vn/~huynhqlinh/project/DienQuangDC/chuong7.htm
2.https://www.academia.edu/30087802/B%C3%A0i_gi%E1%BA%A3ng_s%E1%
BB%91_2_GIAO_THOA_%C3%81NH_S%C3%81NG_GIAO_THOA_%C3%81
NH_S%C3%81NG
3. https://banmaynuocnong.com/cau-tao-may-quang-pho/
4. Sách Vật lý đại cương A2 – Khoa Khoa Học Ứng Dụng – Bộ Môn Vật Lý Ứng
Dụng ( Nguyễn Thị Bé Bảy – Lý Anh Tú – Trần Thị Ngọc Dung – Nguyễn Đình
Quang – Lê Quang Nguyên)

23

You might also like