You are on page 1of 11

Câu 1: Những điểm mới của chương trình Lịch sử và Địa lý Tiểu

học:
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học tuân thủ các quy định
nêu trong Chương trình tổng thể, đông thời xuất phát từ đặc điểm môn
học, nhấn mạnh một số quan điể sau:
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí tích hợp nội dung giáo dục lịch sử,
địa lí và một số nội dung văn hóa, xã hội trong các kết nối về không gian
và thời gian; tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị nhân
văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội dung giáo dục với thực tiễn
nhằm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực đặc thù của môn học và
các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được quy định trong Chương
trình tổng thể. Chương trình kết nối với các môn học và hoạt động giáo
dục khác như: Tự nhiên và xã hội, khoa học, đạo đức, hoạt động trải
nghiệm,… giúp học sinh vận dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều
môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các vấn đề trong học tập và
đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
- Trên cơ sở kế thừa, phát huy quan điểm của môn Lịch sử và Địa lí
trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh
nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, chương trình môn Lịch sử và
Địa lí chọn lọc những kiến thức cơ bản và sơ giản về tự nhiên, dân cư,
một số hoạt động kinh tế, lịch sử, văn hoá của các vùng miền, đất nước
Việt Nam và thế giới; các sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những dấu
mốc lớn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nội dung môn học vừa bảo đảm tính khoa học, vừa phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh.
- Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian
địa lí và không gian xã hội, từ địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền,
đất nước Việt Nam đến địa lí, lịch sử của các nước láng giềng, khu vực
và thế giới.
- Chương trình lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình
thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương
pháp tổ chức các hoạt động học tập tích cực như: tìm hiểu các vấn đề
lịch sử và địa lí, luyện tập và thực hành (ứng dụng những điều đã học để
phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống),...
- Chương trình được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều
chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các địa phương;
phù hợp với khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh
khác nhau và thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ
chung của giáo dục phổ thông trên cả nước, tiếp cận dần với trình độ
khu vực và thế giới.
Ví dụ:
Câu 2: Những định hướng phương pháp dạy học phát triển phẩm
chất, năng lực.
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học chú trọng tổ chức các hoạt động
dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá; chú trọng rèn luyện
cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập,
biết cách suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới; tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo
luận theo nhóm, đóng vai, làm dự án nghiên cứu; đa dạng hoá các hình
thức tổ chức học tập, kết hợp việc học trên lớp với các hoạt động xã hội;
tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh thực hành, trải nghiệm,
tiếp xúc với thực tiễn để tìm kiếm, thu thập thông tin, phát hiện và giải
quyết vấn đề.
- Trong dạy học lịch sử, chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện. Giáo viên
giúp cho học sinh làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch
sử khu vực và thế giới thông qua việc kết hợp giữa kiến thức lịch sử cơ
bản và các câu chuyện
lịch sử; tạo cơ sở để học sinh bước đầu nhận thức về khái niệm thời
gian, không gian; đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về sự kiện, nhân
vật lịch sử;... Đối với địa lí, dạy học gắn liền với việc khai thác kiến thức
từ các nguồn tư liệu lược đồ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu;
chú trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như:
thảo luận, đóng vai, làm dự án nghiên cứu,... nhằm khơi dậy và nuôi
dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết khám phá của học sinh đối với thiên
nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học và khả năng
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
- Tùy theo điều kiện cụ thể ở địa phương, giáo viên tổ chức các hoạt
động dạy học ở ngoài lớp học và ngoài khuôn viên nhà trường như gặp
gỡ các cá nhân, tập thể đã trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử, các
hoạt động xã hội; tham quan các cảnh quan, di tích lịch sử - văn hoá,
triển lãm, bảo tàng;...
Câu 3: Trình bài cách thức sử dụng 01 phướng pháp/ kỹ thuật để
dạy học 01 nội dung.
Văn miếu quốc tử giám
1. Mục tiêu:
* Xác định được một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, Nhà bia
Tiến Sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu –
Quốc Tử Giám.
- Sử dụng phương pháp trực quan để dạy về yêu cầu cần đạt: Xác định
được một số công trình tiêu biểu.
Phương pháp trực quan này được thức hiện theo 4 bước:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát hình 2 và xác định vị trí của một số công trình kiến trúc tiêu
biểu trong khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Bước 2: HS quan sát hình 2 để xác định các công trình kiến trúc tiêu
biểu
Bước 3: Giáo viên gọi một số học sinh lên xác định vị trí, của một số
công trình tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chính xác hóa kiến thức và kỹ năng của
học sinh
* Đọc tư liệu lịch sử, mô tả được kiến trúc và chức năng của một trong
các công trình văn Miếu, Quốc Tử Giám, nhà Bia Tiến Sĩ.
+ GV chọn tư liệu nhà Bia Tiến Sĩ
+ GV Cung cấp đoạn tư liệu về nhà Bia Tiến Sĩ cho học sinh
+ Sử dụng phương pháp sử dụng tư liệu thành văn
Quy trình theo 4 bước:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh nhà Bia Tiến sĩ
và đọc đoạn tư liệu thảo luận theo kỹ thuật 5W1H
. Tấm bia đầu tiên được dựng khi nào? Dựng ở đâu?
. Vì sao lại dựng bia tiến sĩ?
. Kiến trúc của bia tiến sĩ như thế nào?
. Câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là của ai?
. Ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ là gì?
Bước 2: HS quan sát hình ảnh đọc tư liệu để thảo luận theo nhóm và trả
lời các câu hỏi
Bước 3: GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung nhận xét
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa về mặt nội dung

Câu 4:
Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương
I. Mục tiêu:
1.1. Năng lực
* Năng lực đặc thù
- Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đồ, thời
gian, địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay.
- Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trcs chính
trong quần thể di tích Đền Hùng.
- Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hóa dân gian, trình bày được những nét
sơ lược về lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương.
- Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương
- Đề xuất được một số biện pháp đễ giữ gìn và phát huy giá trị của quần
thể di tích Đền Hùng và Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
* Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác hình thành thông qua trả lời câu hỏi và
hoạt động nhóm
- Năng lực tự chủ tự học:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề suất được một số biện pháp
đề giữ gìn và phát huy giá trị của quần thể di tích Đền Hùng và lễ hội
giỗ Tổ Hùng Vương
1.2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ
giỗ Tổ Hùng Vương
- Trách nhiệm: Thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy giá trị của quần
thể di tích Đền Hùng và Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
- Chăm chỉ: sưu tầm được một số tranh ảnh liên quan đến đền hùng và
ngày giỗ tổ hùng vương
2. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- Video về đền Hùng
- Lược đồ về khu di tích Đền Hùng
- Sơ đồ khu di tích Đền Hùng và hình ảnh về một số công trình kiến trúc
chính tron quần thể di tích Đền Hùng
- Tư liêụ lịch sử và văn hóa dân gian về lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
b. Học sinh
- Một số truyền thuyết liên quan đến Đền Hùng
- Một số câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng,
Ngô Quyền,…
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
3.1 Hoạt động Mở đầu
- Mục tiêu: Tạo động cơ, hứng thú học tập, kích thích tư duy, kết nối vào
bài mới.
- Cách thức thực hiện:
+ GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh xem đoạn video và
trả lời câu hỏi: Đây là nhân vật nào?
+ HS thực hiện nhiệm vụ: HS xem đoạn video, suy nghĩ và trả lời câu
hỏi theo hình thức cá nhân.
+ Báo cáo, thảo luận: GV gọi một HS trả lời và yêu cầu các HS khác
nhận xét, bổ sung.
+ Nhận xét, kết luận: GV nhận xét, chính xác hóa kiến thức và dẫn dắt
vào bài mới: Vua Hùng vị vua đầu tiên của nước ta, được nhân dân ta
suy tôn là ông tổ. Để nhớ ơn công lao của vua Hùng dựng đền thờ và tổ
chức ngày giỗ mà nhân dân ta vẫn thường gọi là lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
Để tìm hiểu…. chúng ta tìm hiểu bài học
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khu di tích đền Hùng
- Mục tiêu:
+ Xác đinh được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ
+ Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính
trong quần thể di tích Đền Hùng
- Cách thức thực hiện
+ GV yêu cầu HS đọc SGK (tr.32), quan sát hình 1, 2 thảo luận theo kỹ
năng chia sẻ cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
. Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng lược đồ hình 1
. Đọc sơ đồ Hình 2, xác định một số công trình kiến trúc chính
trong quần thể di tích Đền Hùng
+ HS đọc thông tin trong SGK, quan sát Hình 1,2, thảo luận theo kỹ
thuật chia sẻ cặp đôi để trả lời các câu hỏi.
+ GV yêu cầu các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét và chính xác hóa kiến thức, kỹ năng cho HS
Quần thể di tích Đền Hùng….
Quần thể di tích Đền Hùng gồm các công trình kiến trúc chủ yếu…
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về lễ giỗ tổ Hùng Vương
- Mục tiêu
+ Xác định được thời gian, địa điểm tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
hiện nay.
+ Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hóa dân gian, trình bày được những nét
sơ lược về Lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
- Cách thức thực hiện:
+ GV yêu cầu HS xem video, thảo luận theo kỹ thuật 5W1H để trả lời
các câu hỏi sau:
. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tôn vinh công lao dựng nước của ai?
. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay diễn ra vào thời gian nào?
. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay được tổ chức ở đâu?
. Vì sao Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được gọi là lễ giỗ tổ?
. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?
. Việc tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì?
+ HS xem video, thảo luận để trả lời các câu hỏi
+ GV gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, chính xác hóa kiến thức
. Thời gian: Mồng 10 tháng Ba âm lịch
. Địa điểm: Đền Hùng
. Diễn biến lễ giỗ Tổ Hùng Vương…
.Ý nghĩa…
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số truyền thuyết có liên quan đến
Hùng Vương
- Mục tiêu: Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng
Vương.
- Cách thức tổ chức:
GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn. Thể lệ trò chơi: Trong vòng 3 phút
đội nào ghi được nhiều tên của truyền thuyết có liên quan đến Hùng
Vương nhất, thì sẽ chiến thắng. Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu 2 đội kể
lại truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương.
+ HS suy nghĩ
+ HS tham gia trò chơi, kể chuyện
+ GV nhận xét, tuyên dương đội kể tên được nhiều truyền thuyết và kể
câu chuyện hay nhất.
3.3. Hoạt động luyện tập, thực hành
- Mục tiêu: củng cố, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho HS
- Cách thức tgực hiện:
+ GV tổ chức trò chơi: Ong tìm hoa. Thể lệ trò chơi. GV gọi bất kỳ học
sinh chọn câu hỏi và trả lời.
Câu 1:…
Câu 2:…
1.a 2.b 3.c…
+ HS tham gia trò chơi
+ GV nhận xét, tuyên dương
3.4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Đề xuất được một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị
của quần thể di tích Đền Hùng và Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
- Cách thức thực hiện:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhóm 1,3: Đề xuất một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của
quần thể di tích Đền Hùng và Lễ giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu bằng từ
“Nên”
Nhóm 2,4: Đề xuất một số biện pháp pháp để giữ gìn và phát huy giá trị
của quần thể di tích Đền Hùng và Lễ giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu bằng
từ “Không nên”
+…..

Địa đạo củ chi


1. Mục tiêu:
1.1. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí của địa đạo củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ
- Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong địa đạo củ chi, sử dụng
tranh ảnh, tài liệu lịch sử
- Sưu tầm và kể lại đượ một số câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi,
chống Mỹ ở Địa Đạo Củ Chi
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học và tự chủ thông qua việc sưu tầm một số câu chuyện
lịch sử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trả lời các câu hỏi và thảo
luận nhóm
1.2. Phẩm chất
- Yêu nước: HS tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của những
người dân ở Địa Đạo Củ Chi
- Chăm chỉ: HD sưu tầm tưu liệu cho bài học
2. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
1. Mục tiêu
1.1 Năng lực
* Năng lực đặc thù
- Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên
- Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên
- Mô tả được những nét chính về Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp để gìn giữ và phát
huy không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc sưu tầm tranh ảnh về lễ hội
Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trả lời các câu hỏi và thảo
luận nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc đề xuất một số
biệ pháp để gìn giữ và phát huy không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên
1.2. Phẩm chất
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Trách nhiệm: thể hiện được ý thức gìn giữ và phát huy không gian văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
- Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh cho bài học.
2. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
- Video về lễ hội Cồng Chiêng Tây nguyên
-

You might also like