You are on page 1of 38

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

KHOA CN ĐIỆN – ĐIỆN TỬ – ĐIỆN LẠNH

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Tên cơ quan thực tập: -TRUNG TÂN THÍ NGHIỆM ĐIỆN


HÀ GIANG – CHI NHÁNH CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÍ
NGHIỆM ĐIỆN MIỀN BẮC.
Địa chỉ: -Số 184, đường trần hưng đạo,
tổ 5, phường nguyễn trãi, thành
phố Hà Giang.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Sửu
Sinh viên thực hiện: Trần Duy Hưng
Lớp: Điện Điện Tử
Mã SV: 202A12028

1
2
Table of Contents
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................3
Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN HÀ
GIANG CÔNG TY TNHH MTV TNĐ MIỀN BẮC............................................4
I. Giới thiệu về công ty TNHH MTV TNĐ Biền Bắc.......................................4

II-Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:........................................................8

III. Mô hình tổ chức tại Trung tâm thí nghiệm điện Hà Giang.......................13
PHẦN 2. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG
THỰC TẾ SẢN XUẤT.......................................................................................21
BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÁC CÔNG VIỆC........................................21
PHẦN III: NỘI DUNG CHUYÊN MÔN...........................................................30
GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM
ĐIỆN HÀ GIANG...............................................................................................30
I. Giới thiệu và sử dụng các chức năng của hợp bộ lưu động ba pha xách tay
PTS2.3.............................................................................................................30

III. CÁC MẠCH ĐO SAI VÀ LƯỢNG ĐIỆN NĂNG BỊ MẤT :.................35

PHẦN IV. GIỚI THIỆU TỒNG QUAN VỀ BÀN KIỂM CÔNG TƠ ĐIỆN 3
PHA XDB – 34S.............................................................................................36

PHẦN V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT (CÁC BƯỚC
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VÀ KIẾN NGHỊ)...................................................40
KẾT LUẬN.........................................................................................................52

3
LỜI NÓI ĐẦU
Được phân công về thực tập tại Trung tâm thí nghiệm điện Hà Giang
- Công ty TNHH MTV TNĐ Miền Bắc. Trong thời gian vừa học vừa làm, tham
quan học hỏi Em đã tìm hiểu và nắm được sâu sắc thực tế công việc của Trung
tâm thí nghiệm điện Hà Giang. Qua đó Em đã xác định được vai trò và trách
nhiệm của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong môi trường sản xuất và xây
dựng, có ý thức trách nhiệm trong các lĩnh vực và trong mỗi công việc cuả
mình.
Sau hai tháng thực tập tại Trung tâm thí nghiệm điện Hà Giang, được sự
quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Trung tâm và quan tâm tận tình của các thầy
giáo hướng dẫn thực tập tốt nghiệp. Đến nay Em đã hoàn thành nhiệm vụ thực
tập tốt nghiệp theo đúng yêu cầu của nhà trường đề ra.
Trong bản báo cáo này Em chỉ trình bày tóm tắt, sơ lược những kiến thức
hiểu biết trong thời gian thực tập tại Trung tâm thí nghiệm điện Hà Giang. Do
thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp
chỉ bảo chân thành của cán bộ công nhân viên trong Trung tâm và các thầy giáo
hướng dẫn để tạo điều kiện cho Em hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp
này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Giang,Ngày26 tháng 08 năm 2022
SINH VIÊN
TRẦN DUY HƯNG

4
Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM ĐIỆN HÀ
GIANG CÔNG TY TNHH MTV TNĐ MIỀN BẮC

1.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV TNĐ Biền Bắc

GIÁM ĐỐC

27 trung tâm trực PGĐ


PGĐ PGĐ An toàn
Kỹ thuật Kế hoạch thuộc các tỉnh,
Thành phố

1. Phòng kỹ thuật 1. Phòng TC&NS 1. Bắc Ninh 1. Phòng CNTT


2. Phòng TN Rơle 2. Phòng Tài 2. Phòng An
3. Phòng TN Cao chính kế toán 2. Bắc Giang
toàn
áp 3. Phòng kế 3. Bắc Kan 3. Phòng Thanh
4. Phòng TN Đo hoạch & đầu tư tra pháp chế
lường. 4. Văn phòng 4. Lai Châu
5. Phòng TN Hóa 5. Cao Bằng
6. Phòng TN
CNNL 6. Điện Biên
7. Phòng tự động 7. Lào Cai
hóa
8. Yên Bái
9. Hòa Bình
10. Sơn La
11. Hải Dương
12. Hải Phòng
13. Thanh Hóa
14. Hà Giang
15. Tuyên Quang
16. Hà Nam
17. Hà Tĩnh
18. Nghệ An
19.Hưng Yên

5
Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) tiền thân là
Trung tâm thí nghiệm điện - Công ty Điện lực I (nay là Tổng Công ty Điện lực miền
Bắc). Với nhiệm vụ thí nghiệm trước đưa vào vận hành, thí nghiệm định kỳ, sau đại tu
sửa chữa và xử lý sự cố các trạm biến áp 110kV, 220kV trên lưới điện Tổng Công ty
Điện lực miền Bắc. Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị công nghệ trong các nhà máy
thủy điện, nhiệt điện, các trạm biến áp và các dây chuyền công nghiệp. Kiểm định,
hiệu chuẩn và thử nghiệm các phương tiện đo theo phạm vi chỉ định của nhà nước,
kiểm toán năng lượng, thử nghiệm nồi hơi công nghiệp, thí nghiệm đặc tuyến tổ máy
phát của các nhà máy nhiệt điện…
Tên tiếng việt: Công ty TNHH MTV thí nghiệm điện miền Bắc.
Tên giao dịch tiếng Anh: Northern Electrical Testing one member Company
Limited
Tên viết tắt: NPCETC
Trụ sở chính: 465 Nguyễn Văn Linh, Phường Phúc Đồng - Q. Long Biên, Hà
Nội
Điện thoại: 024 38759361; Fax: 024 38759080
Email: etc@npc.com.vn
Trong xu thế chung của xã hội, đất nước ngày càng đổi mới và đi lên. Trước
sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của nền kinh tế. Nhu cầu sử dụng điện năng tăng
cao và ổn định. Đòi hỏi ngành điện phải đáp ứng kịp thời đo đó ngành điện cũng cần
phải đổi mới và phát triển liên tục để đáp ứng các nhu cầu sử dụng điện của mọi thành
phần kinh tế.
Nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và khắt khe, nó đòi hỏi trong mua bán điện
phải công bằng và chính xác. Để thực hiện được điều đó ngành điện đã đầu tư lớn vào
kỹ thuật đo đếm điện năng cũng như đầu tư trang bị những thiết bị đo đếm mới có độ
chính xác cao. Tại các điểm đo đếm chính tại các trạm biến áp 220 kV, 500 kV đã
được thay thế dần các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao hơn, đảm bảo tính chính
xác cao cũng như tính sát sao của điểm đo. Cùng với đó việc đầu tư các trang thiết bị,
phương tiện đo ngày càng tăng nhanh về số lượng lẫn chất lượng.

6
1.2. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG
THỰC TẾ SẢN XUẤT
Trong công cuộc xây dựng đất nước con người là vốn quý nhất, cho nên Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chăm sóc tới con người lao động. Như Bác Hồ đã
dạy: “Mỗi người lao động bất kỳ nam hay nữ đều rất quý báu, chẳng những quý cho
gia đình các cô, các chú mà còn quý cho Đảng, cho Chính phủ và cho nhân dân nữa.
Nếu để xảy ra tai nạn là thiệt chung cho bản thân gia đình, cho Chính phủ và nhân dân.
Vì vậy chúng ta phải hết sức bảo vệ an toàn lao động, hết sức bảo vệ tính mệnh của
người công nhân...”. Thực hiện theo lời Bác, việc đảm bảo an toàn trong lao động sản
xuất đã và đang được Đảng, Nhà nước, cùng các Bộ, các cấp, các ngành quan tâm
hàng đầu.
Ngày nay công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, công nghiệp phát triển mạnh
gắn liền với việc tăng về số lượng cũng như chủng loại các máy móc, thiết bị. Khi sản
xuất phát triển, công nghiệp hoá tăng lên thì cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố nguy
hiểm, độc hại và tác hại của các yếu tố đó cũng tăng lên. Việc loại trừ và hạn chế bớt
các yếu tố nguy hiểm, độc hại là yêu cầu quan trọng và rất cần thiết đối với sức khoẻ
người lao động, với sản xuất và với môi trường chung của toàn xã hội.
Vì vậy Bảo hộ lao động ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn vì nếu
làm tốt công tác Bảo hộ lao động sẽ giúp người lao động luôn được thoải mái, khoẻ
mạnh và tránh được các tai nạn lao động, do đó lao động đạt hiệu quả cao, sản xuất
phát triển làm cho sinh hoạt xã hội vui tươi, lành mạnh, mức sống của người lao động
được nâng cao.
Như vậy lợi ích và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động thực sự đóng
vai trò to lớn trong lao động sản xuất và trong công cuộc xây dựng đất nước ngày một
phát triển, văn minh và giàu đẹp hơn.
1.3 BIỆN PHÁP AN TOÀN CHO CÁC CÔNG VIỆC

A. QUY ĐỊNH CHUNG


1. Quy định “Biện pháp an toàn cho từng công việc của công nhân quản lý vận
hành, kinh doanh, thí nghiệm điện, xây lắp và sửa chữa điện” nêu ra những điều cơ
bản cần phải nhớ và các biện pháp an toàn bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn
khi đến gần, tiếp xúc với thiết bị điện cũng như khi thực hiện các công việc trên lưới
điện.
2. Những biện pháp an toàn thuộc một số công việc thường ngày, nêu trong quy
định này được trích dẫn từ “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý,
vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” ban hành kèm theo quyết định

7
số 1559 EVN/KTAT ngày 21/10/1999. Tài liệu kỹ thuật của các thiết bị điện và những
bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế sản xuất và các vụ tai nạn lao động trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong các năm qua.
B. CÁC NỘI DUNG
1. Những khoảng cách an toàn
a. Khi tiến hành công việc, luôn phải nhớ và không được vi phạm các khoảng
cách an toàn quy định trong bảng sau:
Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện áp từ 1kV đến 15 kV 0,70 m
Điện áp trên 15 kV đến 35 kV 1,00 m
Điện áp trên 35 kV đến 110 kV 1,50 m
Điện áp trên 110 kV đến 220 kV 2,50 m

Trường hợp do yêu cầu sản xuất, không thể cắt được điện mà người làm việc có
khả năng vi phạm khoảng cách quy định nêu trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách
từ rào chắn tới phần có điện là:
Khoảng cách an toàn tối thiểu từ
Cấp điện áp
rào chắn tới phần có điện
Điện áp từ 1kV đến 15 kV 0,35 m
Điện áp từ 15 kV đến 35 kV 0,60 m
Điện áp từ 35 kV đến 110 kV 1,50 m
Điện áp từ 110 kV đến 220 kV 2,50 m

Khi đã làm rào chắn hoặc không thể làm được rào chắn mà vẫn không ngăn ngừa
được sự va chạm vào các vật mang điện hoặc vi phạm khoảng cách an toàn thì phải xin
đăng ký cắt điện, làm đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm việc.
b. Đường dây đang vận hành chỉ được phép trèo lên cột để sơn xà và phần trên
của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác
khi đảm bảo khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột đến dây dẫn
gần nhất đạt tối thiểu là 1,5 m đối với các cấp điện áp từ 110 kV trở xuống và 2,5 m
đối với đường dây có điện áp 220 kV.
c. Những người làm công việc ghi ở mục 2 phải được huấn luyện và kiểm tra đạt
yêu cầu. Khi làm các công việc ghi ở mục 2 trên, không được tiếp xúc với sứ cách

8
điện, người và dụng cụ thi công không được đến gần dây dẫn với khoảng cách nhỏ hơn
khoảng cách an toàn sau:

Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu


Điện áp từ 1kV đến 35 kV 0,60 m
Điện áp trên 35 kV đến 66 kV 0,80 m
Điện áp trên 66 kV đến 110 kV 1,00 m
Điện áp trên 110 kV đến 220 kV 2,00 m

d. Cấm làm các công việc ghi ở mục 2 khi có gió từ cấp 4 trở lên.
2. Khi đi kiểm tra, xử lý sự cố đường dây và thiết bị điện
Khi đi kiểm tra, xử lý sự cố đường dây, thiết bị điện cần phải thực hiện các biện
pháp an toàn sau:
a. Khi nhận nhiệm vụ đi kiểm tra sự cố dường dây hay thiết bị điện, phải có
phiếu công tác hoặc lệnh công tác. Phải đọc kỹ nội dung phiếu công tác, lệnh công tác
để biết được khu vực và các đặc điểm của đối tượng mình phải kiểm tra.
b. Nếu kiểm tra đường dây, thiết bị điện bằng mắt thì phải biết về khoảng cách an
toàn điện và tuyệt đối không được vi phạm, không được trèo lên cột điện, trụ hay giá
đỡ thiết bị. Phải đề phòng điện áp bước trong trường hợp phát hiện có sự cố chạm đất
một pha.
c. Nếu kiểm tra phát hiện sự cố phải xử lý luôn thì phải có từ hai người trở lên,
phải có người phụ trách và giám sát.
d. Người phụ trách công việc phải tập trung đủ số người có tên trong phiếu để
phổ biến nội dung công việc, các biện pháp an toàn; kiểm tra trang bị an toàn và giao
việc kèm theo các biện pháp an toàn cụ thể.
e. Phải thực hiện các biện pháp an toàn theo phiếu công tác: Cắt điện, thử bút để
kiểm tra đã hết điện và làm tiếp địa di động. Chỉ được phép ra lệnh cho mọi người bắt
đầu làm việc khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn ghi trong phiếu công tác và
được người trực tiếp quản lý vận hành cho phép.
g. Khi kết thúc công việc, người phụ trách công việc phải tập trung đủ quân số,
thu gom hết dụng cụ, vật tư, vật liệu, tháo các bộ tiếp địa đã làm, thông báo cho tất cả
mọi người trong nhóm công tác biết đã kết thúc công việc, cấm mọi người rời khỏi nơi
tập trung trước khi mình quay trở lại thông báo đã hoàn tất thủ tục khoá phiếu công tác
và bàn giao lại khu vực làm việc cho người quản lý vận hành.

9
h. Người phụ trách công việc (Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp)
hoặc người giám sát an toàn điện (chịu trách nhiệm nhận, bàn giao nơi làm việc) phải
có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ khu vực đã thi công trước khi chính thức bàn giao
lại lưới điện cho người quản lý vận hành.
3. Khi thực hiện thí nghiệm các thiết bị điện
Khi thí nghiệm các thiết bị điện cần phải thực hiện các biện pháp an toàn sau
đây:
a. Nhân viên thí nghiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, sơ đồ nối điện nhất thứ,
nhị thứ. Nắm vững sơ đồ kết dây, thông số kỹ thuật và đặc điểm thiết bị để có phương
án tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn. Phương án này phải được đơn vị trực tiếp quản
lý vận hành kiểm tra và duyệt.
b. Thí nghiệm thiết bị điện cao áp phải có phiếu công tác. Nhóm công tác phải có
từ hai người trở lên. Nhóm trưởng phải có từ bậc 4/5 an toàn điện trở lên. Phải sử dụng
đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân. Toàn bộ nhân viên đội công tác phải nắm chắc
khu vực được phép làm việc, khu vực và những phần tử vẫn có điện và phải thực hiện
theo biện pháp an toàn đã được duyệt.
c. Tại khu vực cố định chuyên thí nghiệm cao áp phải có buồng thử có tường rào,
vách ngăn, cửa ra vào nhưng không được hạn chế tầm nhìn từ bàn điều khiển nhìn vào.
Bàn điều khiển thiết bị thí nghiệm phải để ở ngoài buồng thử, riêng thiết bị tạo điện áp
cao phải để trong buồng thử, nhưng phải có rào ngăn cách với các dụng cụ, thiết bị
khác cũng như các vật cần thí nghiệm.
d. Có thiết bị đóng cắt nguồn điện hạ thế cấp cho các thiết bị thí nghiệm. có đủ
găng, sào, ủng, thảm cách điện, các loại biển báo an toàn điện và các bộ tiếp địa theo
qui định an toàn.
e. Cửa ra vào buồng thử cao áp phải có công tắc an toàn liên động:
+ Khi cửa đóng: đèn trong hộp biển báo “Cấm vào có điện cao thế nguy hiểm
chết người” và biển báo “Đang thử cao thế” phải sáng. Đồng thời lúc đó mới đóng
được nguồn hạ thế cấp cho các thiết bị thí nghiệm.
+ Khi mở cửa: Thiết bị cấp điện nguồn cho bàn thí nghiệm sẽ tự động cắt. Đồng
thời có tín hiệu chuông kêu, còi báo và đèn đỏ trước lối vào buồng thử sáng và nhấp
nháy. Ai chủ động muốn vào trong buồng thử, bắt buộc phải ấn nút giải trừ tín hiệu
đèn, còi, chuông.
g. Phải thực hiện nối đất tất cả các chi tiết bằng kim loại của thiết bị, dụng cụ, giá
treo, giá đỡ, cửa lưới vv… có trong buồng thử cao áp.

10
h. Khi thí nghiệm cao áp lưu động phải mang theo rào chắn, biển báo an toàn.
Nếu dùng dây thừng căng làm rào chắn tạm thời, thì phải treo trên dây thừng về các
phía những biển báo “Cấm vào, có điện cao áp nguy hiểm chết người”.
i. Dùng cầu dao hoặc ổ cắm để đóng, cắt nguồn điện thí nghiệm; cầu dao phải là
loại hai cực và có chi tiết chống đóng nhầm hoặc do lưỡi dao sập, vô tình đóng điện
hoặc do chấn động, va chạm nào đó ngoài ý muốn. phải cử một người phụ trách việc
đóng, cắt nguồn điện phục vụ thí nghiệm.
k. Trước khi ra lệnh đóng điện thử, người phụ trách phải kiểm tra toàn bộ mạch
đấu dây thí nghiệm, các biện pháp an toàn và không để người nào đứng trong khu vực
thử cao áp. Chỉ khi nào thấy an toàn mới hô to lệnh “đóng”.
l. Khi thử xong, phải hô to lệnh “cắt điện”. Sau khi đã cắt nguồn điện thí nghiệm,
phải dùng sào cách điện có nối sẵn dây nối đất để khử điện tích trên thiết bị rồi mới
được bước vào khu vực thử để tháo dây thay vật thử khác hoặc kết thúc công việc.
m. Khi thí nghiệm cáp lực, nhân viên thí nghiệm phải xác định đúng tuyến cáp và
phải cử người trông coi đầu cáp.
4. Khi đến gần, làm việc gần thiết bị điện
Khi đến gần hoặc làm việc gần thiết bị điện phải thực hiện các biện pháp an toàn
sau đây:
a. Chỉ được đến gần thiết bị điện khi biết được thiết bị điện đó ở cấp điện áp nào
và hãy nhớ không vi phạm khoảng cách an toàn điện ở các cấp điện áp như sau:
- Điện hạ áp: không nhỏ hơn 0,3m;
- Điện áp từ 1 kV đến 15 kV: không nhỏ hơn 0,7 m;
- Điện áp từ trên 15 kV đến 35 kV: không nhỏ hơn 1,0 m;
- Điện áp từ trên 35 kV đến 110 kV: không nhỏ hơn 1,5 m;
- Điện áp từ trên 110 kV đến 220 kV: không nhỏ hơn 2,5 m.
b. Cách phân biệt các cấp điện áp theo kích thước và số lượng sứ của ĐDK như
sau:
- Cách điện đứng có chiều cao lớn hơn 350 mm hoặc chuỗi cách điện có từ 3 đến
4 bát cách điện là điện áp 35 kV.
- Cách điện đứng có chiều cao nhỏ hơn 350 mm hoặc mỗi chuỗi cách điện có ít
hơn 3 bát cách điện là ĐDK điện áp nhỏ hơn 35 kV.
- Mỗi chuỗi cách điện có từ 6 bát cách điện trở lên là ĐDK điện áp 110 kV và lớn
hơn.
c. Không được dùng tay sờ mó vào các vật, các chi tiết trong trạm điện, buồng
phân phối điện; không sử dụng các thước bằng kim loại có chiều dài hơn 0,5 m để làm
việc gần các thiết bị điện.

11
5. Lắp đặt tiếp địa 3 pha di động
Khi lắp đặt tiếp địa 3 pha di động phải thực hiện các biện pháp an toàn và các
nguyên tắc sau:
a. Khi đặt tiếp đất di động phải có hai người thực hiện theo phiếu công tác. Một
người bậc 3/5 an toàn điện trở lên trực tiếp thao tác; một người bậc 4/5 an toàn điện trở
lên giám sát.
b. Người trực tiếp thao tác phải mang đủ trang bị bảo vệ cá nhân, nhất thiết phải
có găng tay cách điện, sào cách điện, bút thử điện có cấp điện áp tương ứng.
c. Tiếp đất phải đặt về vị trí có khả năng dẫn điện đến. Đặt tiếp địa ở vị trí nào
bắt buộc phải dùng bút thử điện áp, để kiểm tra hết điện ở vị trí đó.
d. Trên đường trục của ĐDK và đường dây cáp ngầm bắt buộc phải đặt tiếp đất
cả hai đầu. Nếu ĐDK dài quá 2 km phải làm thêm một bộ ở giữa.
e. Đối với đường trục, ngoài các bộ tiếp đất đặt tại hai đầu, các nhánh rẽ nếu
không cắt được cầu dao cách ly đầu nhánh thì bắt buộc phải đặt tiếp địa đầu nhánh,
nếu nhánh rẽ dài không quá 200 m cho phép không cần đặt tiếp địa đầu nhánh nhưng
bắt buộc phải cắt hết thiết bị đóng cắt hạ áp, khoá tủ hạ áp. Cắt và khoá tay thao tác bộ
truyền động của cầu dao hoặc tháo toàn bộ các ống chì của cầu chì SI xuống các máy
biến áp phân phối thuộc nhánh rẽ đó. Các nhánh rẽ khác đều phải đặt tiếp địa tại đầu
nhánh.
g. Khi làm việc ở khu vực nhánh rẽ, nếu nhánh rẽ dài không quá 200m, cho phép
làm một bộ tiếp địa chặn ở đầu nguồn đến nhưng phải cắt cầu dao cách ly từ đường
dây xuống các máy biến áp phân phối.
h. Với các ĐDK đi chung cột vận hành song song, giao chéo, một đường cắt
điện, một đường vận hành thì tại ĐDK đã cắt điện và có người làm việc phải đặt các
bộ tiếp địa di động cách nhau không quá 500m. Càng rút ngắn khoảng cách giữa các
bộ tiếp địa thì càng an toàn.
i. Trong quá trình lắp đặt tiếp địa di động, không được để dây tiếp địa chạm vào
người. Không được phép đấu chập các dây pha mà không nối đất.
k. Nếu không có dây hoặc cọc tiếp đất cột điện tại vị trí đặt tiếp địa, phải dùng
cọc sắt tròn hoặc thép góc dài 1,0m đóng ngập xuống đất để bắt đầu tiếp đất của bộ
tiếp địa. tiếp xúc tốt đảm bảo dẫn điện tốt từ dây nối đất tới cọc tiếp đất.
l. Khi đặt tiếp địa di động phải lắp đầu tiếp đất trước, bắt bu lông, không được
vặn xoắn các đầu nối vào dây dẫn lắp sau. Khi tháo tiếp địa thì làm ngược lại, tháo lần
lượt các đầu nối vào dây dẫn của đường dây trước, đầu đấu vào tiếp đất tháo sau.
6. Khi làm việc tại thiết bị điện
Khi làm việc tại các thiết bị điện phải thực hiện các biện pháp an toàn sau:

12
a. Phải có phiếu công tác, trong đó đặc biệt quan trọng là các biện pháp an toàn:
cắt hết điện, làm tiếp địa ngăn chặn điện dẫn đến chỗ làm việc, treo các biển báo theo
qui định.
b. Không được làm bất cứ việc gì tại cầu dao cách ly, cầu chì tự rơi, máy ngắt
điện, máy biến áp vv…khi một đầu cực phía bên kia của thiết bị còn điện.
c. Chỉ bắt tay vào làm việc khi thấy thiết bị đó đã hoàn toàn hết điện: nhìn thấy
các cầu dao dẫn điện đến đã bị cắt ra; có các bộ tiếp địa chặn hết các phía có khả năng
dẫn điện đến chỗ làm việc; tại thiết bị đó có treo biển “cho phép làm việc tại đây” và
sau khi nhân viên quản lý vận hành thiết bị cho phép làm việc.
7. Thao tác đóng, cắt điện
a. Phải có Phiếu thao tác. Thao tác phải có hai người: Một người giám sát đọc
phiếu và một người trực tiếp thao tác. Người giám sát phải có trình độ an toàn điện từ
bậc 4/5 trở lên, người thao tác phải có trình độ an toàn điện bậc 3/5 trở lên.
- Khi đến vị trí thao tác phải kiểm tra kỹ thiết bị và nơi thao tác một lần nữa.
- Không được phép thao tác một mình, kể cả nhân viên trực trạm điện có trình độ
chuyên môn cao.
b. Phải sử dụng găng, sào, ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện để đảm
bảo an toàn.
c. Phải luôn coi thiết bị là đang có điện nguy hiểm.
d. Khi trời mưa to, nước mưa chẩy thành dòng trên dụng cụ không được thao tác
ngoài trời.
e. Trong trường hợp cần thiết, ở những đường dây không có điện cho phép thao
tác cầu dao khi trời mưa giông.
8. Kéo máy cắt điện hợp bộ ra vị trí thí nghiệm.
a. Phải có phiếu công tác, phiếu thao tác. Thao tác phải có hai người: Một người
giám sát đọc phiếu và một người trực tiếp thao tác. Người giám sát phải có trình độ an
toàn điện từ bậc 4/5 trở lên, người thao tác phải có trình độ an toàn điện bậc 3/5 trở
lên.
- Khi đến vị trí thao tác phải kiểm tra kỹ thiết bị và nơi thao tác một lần nữa.
- Không được phép thao tác một mình, kể cả nhân viên trực trạm điện có trình độ
chuyên môn cao.
b. Phải sử dụng găng, ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện để đảm bảo
an toàn.
c. Phải luôn coi thiết bị là đang có điện nguy hiểm.

13
d. Kiểm tra tên gọi, số thứ tự, ký hiệu của máy ngắt sắp kéo ra xem có đúng theo
phiếu thao tác hay không.
e. Kiểm tra chắc chắn máy ngắt đã cắt tốt cả ba pha bằng cách:
+ Tín hiệu đèn báo máy ngắt đã cắt.
+ Đồng hồ Am Pe của mạch có máy ngắt đó chỉ “0”.
+ Thử cắt máy cắt một lần nữa bằng nút cơ khí ngay tại máy cắt.
+ Cái chỉ trạng thái máy cắt bằng cơ khí phải ở vị trí báo máy ngắt đã cắt.
g. Sau khi đưa máy cắt ra vị trí thí nghiệm phải cắt và tháo giắc đầu cáp cấp
nguồn cho mạch điều khiển máy ngắt ; đóng và khoá tủ hợp bộ máy ngắt; treo biển
cấm đóng điện tại tủ máy cắt này.
9. Đưa máy cắt điện hợp bộ từ vị trí thí nghiệm vào vị trí công tác
a. Phải có phiếu công tác, phiếu thao tác. Thao tác phải có hai người: Một người
giám sát và một người trực tiếp thao tác. Người giám sát phải có trình độ an toàn điện
từ bậc 4/5 trở lên, người thao tác phải có trình độ an toàn điện bậc 3/5 trở lên.
- Khi đến vị trí thao tác phải kiểm tra kỹ thiết bị và nơi thao tác một lần nữa.
- Không được phép thao tác một mình, kể cả nhân viên trực trạm điện có trình độ
chuyên môn cao.
b. Phải sử dụng găng, ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện để đảm bảo
an toàn.
c. Phải luôn coi thiết bị là đang có điện nguy hiểm.
d. Kiểm tra tên gọi, số thứ tự, ký hiệu của máy ngắt sắp đưa vào xem có đúng
theo phiếu thao tác hay không.
e. Nối giắc cấp nguồn cho mạch điều khiển máy ngắt (nếu trước đó đã cắt ra)
phải kiểm tra chắc chắn máy ngắt đã cắt tốt cả ba pha bằng cách:
+ Tín hiệu đèn báo máy ngắt đã cắt.
+ Thử cắt máy ngắt một lần nữa bằng nút cơ khí ngay tại máy ngắt.
+ Cái chỉ trạng thái máy ngắt bằng cơ khí phải ở vị trí báo máy ngắt đã cắt.
g. Kiểm tra trạng thái dao tiếp đất của tủ hợp bộ; cắt dao tiếp đất cố định tại tủ
máy ngắt ( nếu dao này đang ở vị trí đóng).
h. Đưa máy ngắt vào vị trí công tác.
i. Đóng và khoá cửa tủ hợp bộ máy cắt.
10. Vệ sinh các thiết bị
Khi vệ sinh các thiết bị điện phải thực hiện các biện pháp an toàn sau:
a. Phải có phiếu công tác, phải cắt điện, thử bút, làm tiếp địa, đặt rào chắn và treo
đầy đủ các biển báo theo quy định.

14
b. Phải hiểu rõ thiết bị sẽ được vệ sinh ở phần nào. Tại từng thiết bị được làm
việc sinh phải có ít nhất hai người cùng làm, người này giám sát người kia.
c. Chỉ vệ sinh các thiết bị nằm trong khu vực được bảo vệ, được bàn giao và cho
phép. Đã nhìn thấy các đường dẫn điện đến thiết bị đó có tiếp địa an toàn.
11. Khi nghiêng vác vật năng, cồng kềnh
a. Phải biết được trọng lượng của vật, tự đánh giá khả năng của mình liệu có thể
mang vác, di chuyển nó theo ý muốn của mình không để đề phòng quá sức, gây chấn
thương cột sống, các khớp.
b. Cần quan sát, dọn dẹp, chuẩn bị đường di chuyển trước khi bắt tay vào di
chuyển vật nặng.
c. Nếu nhiều người cùng khiêng vác, vận chuyển một vật, nhóm công tác phải cử
một người chỉ huy để thống nhất động tác sẽ làm.
d. Khi khiêng vác vật nặng, cồng kềnh, phải khiêng cùng một bên vai, phải bố trí
chiều cao của mỗi người phù hợp với kích thước, hình thể của vật. Phải thống nhất
từng hiệu lệnh, từng động tác.
e. Sử dụng đầy đủ các trang bị dụng cụ phù hợp, an toàn.
12. Khi tháo lắp đồng hồ đo rơ le
a. Phải có phiếu công tác. Nhóm công tác phải có ít nhất hai người. Phải có mặt
nhân viên vận hành để bàn giao, kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình làm việc.
b. Phải đấu tắt mạch dòng điện thứ cấp tại máy biến dòng điện (TI) hoặc ngay
trước vào đồng hồ đo, rơ le trước khi tháo. Chỉ bỏ dây nối tắt khi đã đấu hoàn chỉnh
đồng hồ đo hoặc rơ le.
c. Phải tháo bỏ cầu chì hoặc cắt cầu dao mạch thứ cấp của máy biến áp (TU)
hoặc áp dụng các biện pháp an toàn đặc biệt như dùng thảm, găng, ủng, dụng cụ cách
điện. Người cùng đi phải giám sát chặt chẽ từng động tác của người trực tiếp làm.
d. Đối với các tủ TU trọn bộ, yêu cầu nhân viên vận hành cắt điện và kéo ra thí
nghiệm. Phải tháo cầu chì hoặc cắt cầu dao mạch thứ cấp của TU bất kể là loại đặt
trong nhà hay ngoài trời.

15
PHẦN III: NỘI DUNG CHUYÊN MÔN

GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM THÍ
NGHIỆM ĐIỆN HÀ GIANG
I. Giới thiệu và sử dụng các chức năng của hợp bộ lưu động ba pha xách tay
PTS2.3

1- Tổng quan
PTS2.3 là hợp bộ kiểm chuẩn công tơ xách tay bao gồm nguồn tạo dòng 3 pha và
công tơ mẫu có cấp chính xác 0.1. Các chức năng đặc thù của PTS 2.3 là có dải đo
rộng, cấp chính xác cao và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện nguồn cấp.
PTS 2.3 cho phép kiểm tra công tơ cũng như phân tích tại chỗ trạng thái của lưới
điện.
1.1. Các đặc điểm cơ bản của PTS 2.3
- Dễ dàng kiểm định công tơ với điều kiện tiêu chuẩn, sử dụng bộ nguồn phát sẵn
có trong thiết bị.
- Vận hành độc lập với các điểm tải đã định nghĩa, không cần kết nối với PC.
- Bộ nhớ trong lưu trữ kết quả đo và thông số khách hàng.
- Hiển thị thông số dới dạng đồ thị vector, thứ tự pha.
- Sử dụng dễ dàng với các dữ liệu vào, bộ nguồn và công tơ chuẩn.
- PTS 2.3 có thể sử dụng riêng công tơ mẫu hoặc kết hợp với bộ nguồn.
1.2. Các chức năng
- Các pha hoạt động độc lập ở các chế độ đơn pha hoặc 3 pha.
- Đo điện năng hữu công, vô công, biểu kiến, tính sai số công tơ, xung ra.
- Đo điện áp.
- Đo dòng điện trực tiếp hoặc qua kìm dòng.
- Đo công suất từng pha hoặc tổ hợp các pha.
- Đo góc, hệ số công suất, và tần số.
1.3 Sử dụng
- Đo tại hiện trờng và trong phòng thí nghiệm.
- Kiểm tra đo đếm điện năng.
- Kiểm tra trạng thái mạch đo của phụ tải.
1. 4 Phụ kiện kèm theo
- Phần mềm điều khiển tự động CAMSOFT chạy trên môi trường Windows.

16
- Bộ kìm được bù sai số đo dòng đến 100 A.

2. Mô tả thiết bị
Tất cảc các cổng ghép nối được bố trí trên mặt trước của thiết bị. Có thể vận
hành thiết bị thông qua bàn phím trên mặt thiết bị hoặc thông qua PC với đường truyền
RS232.

1. Đầu cắm dòng 1A/10A cho I1, I2, I3


Hướng phát ra, Imax = 10A, đợc bảo vệ bằng cầu chì
2. Đầu cắm dòng 1A/10A cho I1, I2, I3
Hướng đi vào, Imax = 10A, đợc bảo vệ bằng cầu chì
3. Cầu chì dòng 1A/10A cho I1, I2, I3
Cho dải 1A: 1.6A
Cho dải 10A: 16A
4. Đầu cắm dòng 100A cho I1, I2, I3
Hướng phát ra, Imax = 100A không có cầu chì bảo vệ
5. Đầu cắm dòng 100A cho I1, I2, I3
Hướng đi vào, Imax = 100A, Không có cầu chì bảo vệ
6. Đầu cắm áp cho U1, U2, U3
7. Đầu cắm áp trung tính phát ra cho U1, U2, U3
8. Giao diện RS 232
9. Cổng cắm kìm đo dòng
10. Cổng cắm đầu đọc, xung vào/ ra.

17
11. Màn hình hiển thị LCD 112 x 232 dots
12. Phím mềm điều khiển
13. Phím số, chữ cái và con trỏ
14. Phím Start
15. Phím Stop
16. Phím Memory
17. Phím thứ tự pha
18. Phím kích hoạt dòng I1, I2, I3
19. Đầu cắm nguồn, công tắc và cầu chì chính
3. Các thông số kỹ thuật
Điện áp nguồn nuôi: 88... 264 VAC, 47... 63 Hz
Công suất tiêu thụ: 220 VA max.
Vỏ bảo vệ: kim loại
Kích thước: W 430 x H 250 x D 217.5 mm
Trọng lượng: 12.5 kg approx.
ảnh hưởng bởi nguồn đến kết quả đo:  0.005 %/ 10 % thay đổi nguồn
Nhiệt độ môi trường làm việc: 00C... +600C
Hằng số nhiệt độ:  0.0025 % / 0C 00 C... 400C
 0.0040 % / 0C 450 C... 600C
Dải tần số đo: 45... 66 Hz
ảnh hưởng bởi từ trường bên ngoài:  0.15 % / mT

Nguồn dòng
Dải phát (trên một pha): 1 mA... 10 A / 100 mA... 100 A
Công suất/Hệ số méo: 50 VA (trên một pha) / <0.8 %
Độ phân dải: 1 mA
Cấp chính xác: 0.2 %
Góc pha: -1800... 1800
Cấp chính xác: 0.10
Độ phân dải: 0.020
Tần số: chế độ LINE (fN) 40... 70 Hz, đồng bộ với điện áp lới
chế độ NUM (f) 40... 400 Hz
Cấp chính xác: 0.01 Hz
Độ ổn định: 0.03 % (30 min) / 0.1 % (1 h)
Dải thông: 30... 1000 Hz (3dB)

18
Công tơ mẫu đo dòng (I) trực tiếp
Dải dòng đo: 1 mA... 100 A
Các thang: 1 mA... 120 mA  = 1000
120 mA... 1.2 A  = 100
1.2 A... 12 A  = 10
12 A... 100 A =1
Dải hiển thị: 1.0000 mA... 100.0000 A

Sai số đo: % Dải đo


CL. 0.1
  0.1 50 mA... 100 A
  0.5 1 mA... 49 mA
Đo qua các kìm dòng đợc bù:
Thang đo: 25 mA... 100 A
Dải hiển thị: 25.00 mA... 100.00 A

Sai số đo: % Dải đo


CL. 0.1
  0.2 0.5 A... 100 A
  1.0 25 mA... 499 mA
Đo với các kìm dòng khác:   0.5% giá trị đo + sai số của kìm
Đo điện áp (U)
Thang điện áp đo: 46 V... 300 V
Dải hiển thị: 46.00... 300.00 V
Sai số đo: % Dải đo
CL. 0.1
  0.1 46 V... 300 V
Đo công suất (P, Q, S)
Đo từng pha của thang và cộng tổng các pha trong lới 3 dây và 4 dây
Đo trực tiếp:
Sai số đo: % Dải đo
CL. 0.1
P, S   0.1 50 mA... 100 A
  0.5 1 mA... 49 mA
Q   0.2 50 mA... 100 A

19
  1.0 1 mA... 49 mA

Đo với kìm dòng đợc bù:


Sai số đo: % Dải đo
CL. 0.1
P, S   0.2 0.5 A... 100 A
  0.5 25 mA... 499 mA
Q   0.4 0.5 A... 100 A
  1.0 25 mA... 499 mA

Dải hiển thị: 0.000 W (var, VA)... 108.00 kW (kvar, kVA)


Đo điện năng :
Đo điện năng của tổng các pha.
Sơ đồ đo và sai số nh của phép đo công suất
Dải hiển thị: 0.01 Wh... 999.99 kWh (kvarh, kVAh)

Đo tần số:
Thang đo: 40... 70 Hz
Sai số: E   0.01 Hz
Dải hiển thị: 40.00 70.00 Hz
Đo hệ số công suất (PF)
E   0.2 %

Dải hiển thị: -0.999... 1.000


Hằng số công tơ:
C = CP x  = 0.2777777 xung/Ws x  = 1000 xung/Wh x 
Xung phát:
fMAX = PMax x CP x  =
= 3 x 300 V x 1.2 A x 0.2777777 xung/Ws x 100
= 30’000 xung/s
Mức xung: 5V
Độ rộng xung: > 10 s

20
Xung vào
Mức: 5... 15 V
Tần số: max. 500 kHz
Điện áp nuôi: 11... 15 VDC (I  60 mA)

II. CÁC SƠ ĐỒ ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN


1. Sơ đồ đo 3 pha 4 dây trực tiếp.
2. Sơ đồ đo 3 pha 4 dây gián tiếp.
3. Sơ đồ đo 3 pha 3 dây gián tiếp.
III. CÁC MẠCH ĐO SAI VÀ LƯỢNG ĐIỆN NĂNG BỊ MẤT :

1. Các mạch đấu sai thường gặp đối với mạch 3 pha 4 dây.
- Bị ngược cực tính dòng điện pha A.
- Bị đảo mạch dòng pha A sang B, pha B sang pha A.
- Bị mất dòng điện hoạc điện áp 3 dây.
2. Các mạch điện sai thường gặp đối với mạch 3 pha 3 dây :
- Bị mất điện pha A.
- Bị mất điện pha B.
- Bị mất điện pha C.
- Ngược cực tính dòng điện pha A.
- Ngược cực tính dòng điện pha C.
- Ngược cực tính dòng điện pha A và C.
- Đảo chỗ dòng điện giữa A và C.
- Đảo chỗ dòng điện giữa A và C và ngược cực tính dòng điện pha A.
- Đảo chỗ dòng điện giữa A và C và ngược cực tính dòng điện pha C.
- Đảo chỗ dòng điện giữa A và C và ngược cực tính dòng điện cả pha A
và pha AC.

21
PHẦN IV. GIỚI THIỆU TỒNG QUAN VỀ BÀN KIỂM CÔNG TƠ ĐIỆN
3 PHA XDB – 34S

1.1. Giới thiệu các chức năng của bàn kiểm

CHÚ THÍCH
1: Đồng hồ hiển thị sai số.
2: Giá đỡ đầu đọc.
3: Giá đỡ giữ công tơ.
4: Đầu đấu dây dòng điện.
5: Đồng hồ theo dõi điều chỉnh, khống chế nguồn.
6: Đèn báo thứ tự pha.
7: Công tắc nguồn.
8: Công tơ mẫu.
9: Đầu đấu dây điện áp.
10: Đồng hồ báo U, I, W.
11: Các khoá đặt chế độ U, I, góc pha, sơ đồ đấu dây.

22
12: Bộ vi xử lý 9308C.
13: Núm điều chỉnh I, góc I.
14: Bánh xe bàn kiểm.
15: Ngăn kéo đựng dụng cụ, thiết bị.
16: Núm điều chỉnh U, góc U.
1.2. ĐẶC ĐIỂM BÀN KIỂM CÔNG TƠ XDB - 34S
Bàn kiểm công tơ 3 pha kiểu XDB-34S là thiết bị đo lường chuyên dùng để
phục vụ cho kiểm định công tơ điện 3 pha và 1 pha xoay chiều. Đây là thiết bị đo kiểm
chuyên dụng có độ tin cậy cao và chất lượng ưu việt kết hợp tốt được kỹ thuật điện
truyền thống và kỹ thuật vi xử lý tiên tiến và có thể mở rộng cùng một lúc kiểm định
40 cái công tơ 3 pha tuỳ theo yêu cầu người sử dụng, bộ khung đươc thiết kế với vật
liệu cứng, không gỉ, kết cấu chắc chắn dùng để gá lắp công tơ kiểm, ở tại vị trí treo
công tơ có các thanh trượt để thay đổi vị trí treo công tơ theo chiều dọc và các ngàm để
cố định công tơ theo chiều ngang
Hệ thống hiển thị các giá trị kiểm như U,I,P hiển thị ở dạng số có màu, kích
thước con số đủ lớn, cụm hiển thị có thể xoay được nên dễ quan sát và phân biệt các
thông số. Các khóa điều khiển được bố trí theo từng cụm hợp lý, khoa học, dễ thao tác.
XDB-34S có 06 đầu quang điện hoạt động độc lập, khi kiểm công tơ cần
điều chỉnh tiêu cự và khoảng cách giữa đầu đọc và đĩa công tơ sao cho điểm
sáng của đèn là chụm nhất khi vạch đen của đĩa công tơ đi qua điểm sáng đèn, dèn chỉ
thị tín hiệu màu đỏ của đầu đọc sáng lên báo điểm đen đĩa công tơ đã đi qua, chỉnh đèn
sao cho 1 vòng đĩa công tơ quay qua đèn chỉ sáng 1 lần.
Bàn kiểm XDB-34S sử dụng hệ thống xử lý sai số công tơ KEND 9308C
nó trực tiếp tính toán và chỉ thị sai số phần trăm điện năng của công tơ được kiểm
làm cho quá trình kiểm tra công tơ tiến hành trực tiếp và đơn giản. Hệ thống xử lý sai
số KEND 9308 còn có khả năng đem toàn bộ số liệu sai số của công tơ được kiểm tra
truyền vào máy tính thông qua cổng RS232 lợi dụng năng lực của máy tính quản lý
các số liệu. Bàn kiểm đáp ứng việc kiểm định công tơ 1, 3 pha tác dụng và phản
kháng, kết hợp việc đầu đọc quang học được sử dụng cho việc đếm số vòng công tơ
khi qua vạch sơn trên đĩa công tơ. Bàn có khả năng kiểm tra tự quay, độ nhậy của
công tơ và là thiết bị có khả năng kiểm tra tổng hợp đối với công tơ điện.
1.3. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN
1.3.1. Nguồn vào
- U= 3x220/380V thuận pha.
- Tần số= 50Hz.

23
- Điều kiện đối xứng của hệ thống nguồn điện cung cấp 3 pha.
1.3.2. Phạm vi điện áp ra
3x220/380V-Y
3 x 380 V – ∆
3x110/57,7V-Y
3 x 100 V – ∆
Phạm vi điều chỉnh 0 – 110%, cho tất cả các giải điện áp
Độ điều chỉnh tinh < 0,04%
1.3.3. Phạm vi dòng điện ra
3 x 0,1 – 0,15 – 0,25 – 0,3 – 0,6 – 1.0 – 1,5 – 2,5 – 3 – 5 – 6 – 10 -20 40 – 60 –
80 – 100 (A)
Độ nhạy 20 mA, phạm vi điều chỉnh 0 – 120%
Độ điều chỉnh tinh < 0,04%
1.3.4. Điều chỉnh góc pha
0 – 3600 điều chỉnh tinh ± 150
Vi chỉnh ~ 30; -180 ; 120 ; 300
- Phụ tải đối xứng 3 pha 4 dây; 3 pha 3 dây;
Cos  = 1,0; 0, 866 ; 0,5 ; 0
Sin  = 1,0 ; 0, 866 ; 0,5 ; 0
Phụ tải không đối xứng 3 pha 3 dây
Cos  = 0,5 ; 0
Sin  = 0,5
1.3.5. Độ méo sóng dòng điện và điện áp ra
(trong điều kiện nguồn điện vào phù hợp yêu cầu ) thì < 2%.
1.3.6. cấp chính xác của bàn: 0,2%
1.3.7. Cấp chính xác của biến dòng, biến áp sử dụng
CT – PT/ cấp cx: 0,05
1.3.8. Đồng hồ chỉ thị số
V, A, W, cấp cx: 0,5
1.3.9. Công tơ chuẩn
Cấp cx: 0,1
Kiểu BY2463S, 3 pha điện tử U = 3x 100V, I = 3 x 5A, hằng số xung:8 x106

24
1.3.10. Chỉ tiêu an toàn điện áp cách điện
2 KV trong thời gian 1 phút
Điện trở cách điện của các mạch điện đối với đất: > 10 M
1.3.11. Xử lý sai số
Sử dụng thiết bị KEND 9308 C, hệ thống sử lý sai số công tơ.
- Đồng thời kiểm định được 1 – 40 công tơ 1 pha hay 3 pha.
- Hiển thị trực tiếp sai số công tơ kiểm ± XX, XX % (lớn nhất là ± 99,99%).
- Các điểm phụ tải: 5 – 600 %. Có thể chọn điểm phụ tải để hiệu chuẩn.
- Có 9 loại hệ số K.
- Có bàn phím vào số liệu và chọn nhanh công suất.
- Hệ số K từ XXX, XXX --> XXX, XXX, số xung lớn nhất 15 triệu.
1.3.12. Độ ổn định công suất ra
1,0% (với điều kiện lưới cấp vào phù hợp yêu cầu).
1.3.13. Bộ đầu đọc quang điện
Mỗi công tơ có 1 đầu đọc điều chỉnh độc lập.
1.3.14. Điều kiện môi trường
- Nhiệt độ môi trường: (23 ±5) 0C.
- Độ ẩm tương đốicủa không khí ≤ 80%.

25
PHẦN V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT (CÁC
BƯỚC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VÀ KIẾN NGHỊ)

I. ĐO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG TRONG MẠCH ĐIỆN 1 PHA VÀ 3


PHA :
- Trong mạch điện xoay chiều 1 pha, công suất tác dụng được tính theo công
thức:

P= (Ut) i(t) dt = UI Cosj

Trong đó : U(t) ; I(t) là giá trị tức thời của điện áp và dòng điện.
UijI : Là điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng.
j : Là góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện.
Người ta chứng minh được rằng, trong mạch điện 3 pha có tải đối xứng không
phụ thuộc vào đặc tính của tải và sơ đồ đấu dây.
Công suất tác dụng được tính theo biểu thức sau :
P= Ud.Id. Cosj = 3UICosj.

Trong đó : Ud.Id là điện áp và dòng điện dây.


UI : Là điện áp và dòng điện pha.
j là góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện.
Công suất tác dụng trong mạch 3 pha có giá trị bằng tổng công suất tác dụng của
từng pha :
På = PA + PB + PC

= UA.IACosjA + UB.IBCosjB + UC.ICCosjC

Điện năng tiêu thụ sẽ được tính :


W = P.t = UICosj.t

t : Là khoảng thời gian đo.


Điện năng được do bằng công tơ trong mạch 3 pha, người ta tiến hành đo điện
năng theo nhiều sơ đồ. Các sơ đồ thông dụng là 3 pha 3 dây, 3 pha 4 dây, đo trực tiếp,
đo gián tiếp qua TU, TI.

26
II. CÁC SƠ ĐỒ MẠCH ĐO ĐIỆN NĂNG CƠ BẢN TRÊN LƯỚI ĐIỆN
1. Các sơ đồ đo và đồ thị véc tơ của mạch 3 pha 4 dây

a) Sơ đồ đấu dây công tơ đo điện năng 3 pha 4 dây gián tiếp của TU-TI

* * *
* * *

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

a xa x a x
* * *
* * *
A
A XA X X

K L
A * K
L
B * K
C L
*
N

UA

IA

IC
j
j

UC UB
IB

b) Sơ đồ véc tơ và chứng minh :

27
P1 = UA.IA CosjA
P2 = UB.IB CosjB
P3 = UC.IC CosjC
P å = P1 + P2 + P3
Vậy công tơ 3 pha 3 phần tử đo gián tiếp qua TU-TI trong mạch 3 pha 4 dây
hoàn toàn đáp ứng được việc đo điện năng.
2. Sơ đồ đấu dây công tơ đo điện năng 3 pha, 3 phần tử đo trực tiếp:

a) Sơ đồ đấu dây:

* * *
* * *

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

A
B
N
C

UA

IA

IC
j
j

UC UB
IB

b) Sơ đồ véc tơ và chứng minh:

28
P1 = UA.IA CosjA
P2 = UB.IB CosjB
P3 = UC.IC CosjC
P å = P1 + P2 + P3
= UA.IACosjA + UB.IB CosjB + UC.IC CosjC
Vậy công tơ 3 pha 3 phần tử do trực tiếp trong mạch 3 pha 4 dây hoàn toàn đáp
ứng được việc đo điện năng.
3. Các sơ đồ nối dây và đồ thị véc tơ của đồ thị 3 pha 3 dây

a) Sơ đồ nối dây công tơ đo điện năng 3 pha 2 phần tử:

* *
* *

1 2 3 4 5 6 7

a x a x
*
* X A *
A X
A K L
*
B
L
C * K
UA

IA

Ic
j
j

Uc UB
IB
29
b) Đồ thị véc tơ và chứng minh:

UAB

UA

IA

30o j
A
UCB

Ic 30
jc

UC UB

Sơ đồ véc tơ mạch đo 3 pha 2 phần tử.


P1 =
P2 =

P1 = IA.( )

P2 = IC. (= )

P1 + P2 = IA.( ) + IC. (= )

= IA.UA - IA.UB + IC.UC - IC.UB


= IA.UA + IC.UC - (IA + IC). UB
Trong lưới điện 3 pha 3 dây ta có :
IA + IB + IC = 0 Þ - IB = IA + IC
På = IA.UA + IB.UB + IC.UC
Thực hiện việc nhân véc tơ ta có :
På = IA.UACosjA + IB.UBCosjB + IC.UCCosjC

30
Công tơ 3 pha 2 phần tử có sơ đồ đấu dây như trên có thể đo được điện năng tác
dụng trong lưới điện 3 pha 3 dây không cân bằng.
4. Công tơ đo điện năng phản kháng 3 pha 3 phần tử

a) Sơ đồ dấu dây:

* * *
* * *

1 2 3 4 5 6 7 8 9

a x a x
* *
* *
A X A X

A L
K
B L
K
C L
K

b) Đồ thị véc tơ và chứng minh:

UAB

UA

IA

j
A

jC jc j UBC
IC
B
UB
UC IB

UCA
Q1 : IAUABCos (90 - jA)

31
Q2 : IBUCACos (90 - jAB)
Q3 : ICUABCos (90 - jC)
Qå = IAUBCCos (90 - jA) + IBUCACos (90 - jAB) + ICUABCos (90 - jC)
Nếu : UAB = UBC = UCA = Ud
Ta thấy công suất đưa vào công tơ là công suất vô công.
P = 3Ud (IASinjA + IBSinjB + ICSinjC).

Nếu nhân với ta sẽ có công suất phản kháng cần đo của mạch điện 3 pha có

điện áp đối ứng.


5. Công tơ đo điện năng phản kháng 3 pha 2 phân tử (lệch 60o)

a) Sơ đồ nối dây:

R R

*
*

1 2 3 4 5 6 7

a x a x

A X A X

K L
A *

B K L
*
C

b) Đồ thị véc tơ và chứng minh:

32
UAC

UA

jA IA U'BC
60o
120o
IC
jC
jB

UC UB
IB
Q1 : IAUBCCos (60o - jA)
Q2 : ICUACCos (120o - jC)
Qå = Q1 + Q2 = IA UBCCos (60o - jA) + ICUACCos (120o - jC)
= IA UBCSin (30o - jA) + ICUACSin (30o - jC)
Ở trường hợp hữu công :
P1 : IA UAB Cos (30 + jA)

P2 : IC UCB Cos (30 + jC)

P1 + P2 đo điện năng tác dụng trong mạch 3 pha 3 dây. Vậy :

Q1 = IAUBC Sin (30o + jA)

Q2 : ICUAC Sin (30 - jC)

Q1 + Q2 sẽ đo được điện năng phản kháng trong mạch 3 pha 3 dây.

33
III. CÁC TRƯỜNG HỢP MẠCH ĐO SAI TRONG SƠ ĐỒ 3 PHA 4 DÂY
1. Trường hợp mạch đo bị ngược cực tính dòng pha A

a) Sơ đồ mạch đấu:

* * *
* * *

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

* a x *a x *a x

*a x *a x *a x

K L
A
B K L
C K L
N
b) Đồ thị và chứng minh :

UA

IA

j
A

Ic
jc
jB

Uc IA IB
UB

Trường hợp mạch đo 3 pha 4 dây bị ngược cực tính dòng điện pha A.
Khi đấu đúng cực tính:

34
PA = UAIACosjA
PB = UBIBCosjB
PC = UCICCosjC
Khi bị ngược cực tính dòng điện pha A.
PA = UA(-IA)CosjA
PB = UBIBCosjB
PC = UCICCosjC
Pđo = (- PA) + PB + PC
DP = 2P => På = (- PA) + PB + PC
Trong trường hợp này công tơ chỉ đếm được điện năng của 1 pha.
2. Trường hợp mạch do bị đảo dòng pha B sang pha A và ngược lại :

a) Sơ đồ mạch điện:

* * *
* * *

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

* a x *a x *a x

* A X* A X *AX

A
B
C
N

35
b) Trường hợp mạch đo 3 pha 4 dây bị đảo mạch dòng pha A sang pha B, mạch
dòng pha B sang pha A:
- Đồ thị véc tơ và chứng minh :

UA

IA

j
A

IC
jc
jB

Uc UB
IB

Khi đấu đúng :


PA = IAUACosjA

PB = IBUBCosjB

PC = ICUCCosjC

Khi bị dảo mạch dòng pha A sang pha B, mạch dòng pha B sang pha A.
PA = IBUACos (120o + jB)
PB = IAUBCos (120o + jA)
PC = ICUCCosjC

DP = U.I (2 Cosj + - Cos 2j)

36
3. Trường hợp mạch đo bị mất điện áp một pha hoặc một dòng
- Trường hợp công tơ mất điện áp pha A:
a) Sơ đồ mạch đấu:

* * *
* * *

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

*a x *a x *a x

*A X *A X *A X
x x x

K L
A * K L
B
* K L
C
*
N

b) Trường hợp mạch đo 3 pha 4 dây bị mất 1 trong 3 điện áp pha hoặc dòng điện
của pha:
- Trường hợp mất điện áp pha A.
Sơ đồ véc tơ và chứng minh :

UA

IA

j
A

IC
jc
jB

UC 37
IB UB
- Khi đấu đúng :
PA = IAUACosjA
PB = IBUBCosjB
PC = ICUCCosjC
Khi bị mất điện áp pha A :
PA = 0
PB = IBUBCosjB
PC = ICUCCosjC
Vậy På = 2P
Như vậy trong trường hợp này chỉ còn 2 phần làm việc.

KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại Trung Tâm Thí Nghiệm Điện Hà Giang, thời gian
không nhiều cùng sự hiểu biết còn hạn chế nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của các
đồng chí lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp cùng với các thầy hướng dẫn trường
ĐHKTCN, chúng em hiểu biết thêm về những kiến thức đã được trang bị trong nhà
trường, tiếp thu được rất nhiều kiến thức quan trọng về công tác kiểm định, thí nghiệm
và hiệu chỉnh thiết bị đo lường thực tế, về phương thức vận hành các thiết bị trong thí
nghiệm, đây là các kiến thức bổ ích giúp cho công việc của em sau và hiểu vai trò,
trách nhiệm của một người cán bộ kỹ thuật nhằm xây dựng cho mình có được sự nhận
thức đúng đắn, hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế qua đó củng cố lại
tri thức lý thuyết đã học trong nhà trường giúp em vững vàng trong công tác chuyên
môn sau này.
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Giám đốc
Trung tâm TNĐ Hà Giang, các thầy cô giáo trong Khoa Điện cùng toàn thể CBCNV
trung tâm thí nghiệm điện Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong quá
trình thực tập. Đặc biệt là thầy giáo TS.Vũ Văn Thắng, TS. Hà Thanh Tùng và
CBCNV trung tâm thí nghiệm điện Hà Giang đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng
em. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn mặc dù bản thân cũng rất cố gắng nhưng
bản báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của giáo viên hướng dẫn để bản báo cáo thực tập của em được
hoàn thiện hơn.

38

You might also like