You are on page 1of 12

Dự án

HỘP THUỐC IoT

Lĩnh vực dự thi – Hệ thống nhúng.

Năm học: 2019– 2020


MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: HỘP THUỐC IoT

Mở đầu Trang 3
Nội dung Trang 5
1.Tổng quan Trang 5
2. Dụng cụ thiết bị thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu Trang 6
3. Kết quả và thảo luận Trang 8
Kết luận và khuyến nghị Trang 8
Tài liệu tham khảo Trang 9
Phụ lục code Arduino Trang 10

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết

Người già thường phải điều trị bệnh theo phác đồ và uống thuốc theo
quy định của bác sĩ. Vì tuổi cao nên người bệnh thường quên uống thuốc
hoặc uống không đúng thuốc mà người thân thì bận nhiều công việc nên
không thường xuyên nhắc nhở uống thuốc đúng giờ .

Qua nghiên cứu em được biết thuốc khi đưa vào cơ thể, hiệu lực của
nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do tính dung nạp của cơ
thể đối với thuốc và sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể, đưa đến tác dụng..
Nếu không uống đúng thời gian quy định thì tác dụng của thuốc sẽ kém
và nguy hiểm hơn là uống nhầm thuốc. Từ hai nguyên nhân trên vấn đề
đặt ra là làm như thế nào để nhắc nhở người già uống thuốc đúng giờ và
không nhầm thuốc. Từ đó chúng em hình thành mục tiêu của dự án.

2. Mục tiêu

Tạo thành tủ thuốc có các chức năng :


+ Nhận diện được thuốc có hay không trong hộp.
+ Mở hộp đúng thời gian quy định tránh lộn thuốc.
+ Thông báo cho người thân khi gần hết giờ quy định mà người bệnh
vẫn chưa uống thuốc.
+ Thông báo nhắc nhở khi đến giờ uống thuốc.
+ Nhắc nhở uống thuốc từ xa.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu dự án em tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Làm thế nào để tạo ra hộp thuốc có thể tự nhắc nhở người
bệnh uống thuốc đúng giờ ?
Câu hỏi 2: Làm thế nào để tạo ra hộp thuốc biết thuốc chưa uống để
giúp người thân biết để nhắc nhở ?
Câu hỏi 3: Làm thế nào để tạo ra hộp thuốc biết mở hộp đúng thời
gian và đúng loại thuốc quy định ?
4. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của em là phương pháp thực
nghiệm ngoài ra còn hai phương pháp bổ trợ khác là phương pháp nghiên
cứu tài liệu và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

3
5. Ý nghĩa khoa học

Dự án “Tủ thuốc I.o.T” mở ra cho ngành điều dưỡng một hướng mới
tiếp cận công nghệ 4.0 đó là điều dưỡng Internet of Things.

6. Ý nghĩa thực tiễn

Giúp người già, người bệnh uống thuốc đúng giờ từ đó tốt cho sức
khỏe. Cụ thể cá nhân đây là tấm lòng của con cháu dành cho người
thân trong gia đình về việc quan tâm sức khỏe trong thời đại công
nghệ 4.0.

4
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan
1. Lịch sử nghiên cứu
Theo em ngiên cứu và truy tìm nhiều trang wed chưa nhận thấy
thiết bị nào tương tự loại máy này trên thị trường.
Có một số App nhắc nhở qua điện thoại nhưng chỉ phù hợp cho
người trẻ tuổi, không phù hợp cho người già.

2. Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu


2.1 Khảo sát thực trạng
Theo một nghiên cứu năm 2018, ít nhất 210.000 người Mỹ đã tử vong
mỗi năm do hậu quả trực tiếp của sai sót thuốc(STT), đưa SST trở thành
nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại nước này, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và
ung thư . Tại châu Âu, ME và các biến cố bất lợi liên quan đến chăm sóc y
tế xảy ra trên 8 – 12%, 23% công dân châu Âu tuyên bố từng trực tiếp bị ảnh
hưởng bởi SST. Trong đó sai thời gian có nghĩa là bệnh nhân dùng thuốc
ngoài khoảng thời gian cho phép hoặc thời điểm uống thuốc không phù hợp
chiếm 15% SST.
Ở Việt Nam chưa có bài nghiên cứu về sai thời gian uống thuốc
nhưng có rất nhiều trường hợp uống thuốc không đúng thời gian gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng trong đó có người thân của chúng em.
2.2 Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân chủ yếu thứ nhất là do người bệnh chưa hiểu rõ tầm
quan trọng của việc uống thuốc đúng giờ. Nguyên nhân này cần bác sĩ hoặc
người nhà bệnh nhân giải thích rõ ràng.
Nguyên nhân chủ yếu thứ hai là do người bệnh tuổi cao hay quên
thường uống thuốc không đúng giờ. Vì vậy cần người thân nhắc nhở. Tuy
nhiên vì lý do công việc nên người thân có ít thời gian bên cạnh nhắc nhở.
2.3 Giải pháp thực hiện

5
Làm ra thiết bị tự động nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ và
giúp người thân nhận biết khi gần quá thời gian mà người bệnh chưa uống
thuốc, có thể nhắc nhở từ xa.
Chương 2: Dụng cụ thiết bị thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu
1. Quy trình nghiên cứu

Từ quy trình nghiên cứu trên chúng em bắt đầu chọn dụng cụ tiến hành thực
nghiệm.
2. Chọn dụng cụ thiết bị thực nghiệm
Bước 1: Chọn cảm biến nhận diện thuốc .

Cảm biến hồng ngoại Cảm biến siêu âm Cảm biến khối lượng
Ưu Dễ lập trình giá siêu Truyền tín hiệu Nhận diện được theo
điểm rẻ.. nhanh khối lượng.

Khuyết Dễ bị nhiểu Khó lập trình Đắt tiền- không phù hợp
điểm
Giá tiền 12.000 55.000đ 100.000đ
Ở đây em chọn cảm biến hồng ngoại và việc bị nhiểu không ảnh
hưởng vì cảm biến dùng trong nhà.
Bước 1: Chọn Vi điều khiển .
Chọn trong 3 phương án
Arduino Uno ESP 8266 WEMOS D1
Ưu Lập trình dễ Nhỏ gọn. rẻ tiền Giao diện thân
điểm thiện có wifi tích
hợp. Giá rẻ
Khuyết Cần dùng thêm wifi Lập trình khó
điểm hoặc internet shield.
Giá tiền 60.000đ + Wifi 55.000đ 76.000đ
Từ các lý do trên em chọn phương án 3.
Bước 3: Chọn nguồn điện cho hệ thống
Do Arduino xài điện 1 chiều nên em chọn một trong những phương
án sau:
Adaptor Ắc quy hoặc pin Kết hợp cả hai
Ưu điểm Ổn định lâu dài. Cúp điện vẫn sử dụng Có 2 ưu điểm của

6
được. phía trước.
Khuyết điểm Không làm việc khi Không kinh tế, cần phải Xây dựng hệ thống
cúp điện. sạc lại. hơi phức tạp.
Chúng em chọn phương án sử dụng điện 5V từ sạc điện thoại để an toàn và
không hao phí nhiều vì khi cúp điện thì không có wifi và các phương án
khác hao phí cao.
Bước 4: Chọn server lưu trữ thông tin.
Blynk Dùng wed miễn phí Sử dụng mạng LAN
Ưu điểm Điều khiển giám Dùng nhiều chức Dễ lập trình
sát bất cứ nơi nào? năng.
Bảo mật cao.
Khuyết điểm Cần trả phí nếu cần Khó lập trình Khoảng cách trong
nhiều tính năng. mạng Lan.
Ở đây em chọn phương án 1 vì dự án không cần nhiều tính năng nhưng cần
khoảng cách xa và một lý do khác và chúng em không đủ thời gian nghiên cứu
firebase, MQTT.
Sau khi chọn được các thiết bị thí nghiệm chúng em đưa đến nguyên lý hoạt
động chung.
3. Nguyên lý chung
Thiết bị hoạt động theo nguyên lý sơ đồ sau:
Cảm biến tiệm cận Thời gian từ internet
cận

Vi điều khiển

Servo đóng mở Server Blynk

Thiết bị thông minh


Loa nhắc nhở

Bước 4: Lập hộp điều khiển bằng arduino


Kết hợp các yếu tố trên và lắp ghép chúng lại và viết code.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thực hiện việc nghiên cứu các tài liệu liên quan về mạng, thời gian
thực, cảm biến tiệm cận. Các tài liệu về tự động hóa… sau đó thu thập và
chuyển hóa các thông tin cần thiết.
4.2 Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm đo khoảng cách đến hộp thuốc và chọn hộp thuốc
khoảng chiều ngang là 5cm dài 10cm để nhận biết thuốc.

7
Tiến hành thực nghiệm thời gian thực và chọn server lấy thời gian là
2.asia.pool.ntp.org
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Thành công viết code cho arduino đúng ý tưởng.
Tạo được sản phẩm là hộp thuốc có các ưu điểm sau:
- Tiện lợi, giá cực kỳ rẻ dưới 200.000 đồng.
- Nhận diện đúng thời gian uống thuốc, thống kê được thời gian uống
thuốc bằng biểu đồ trên App.
- Chỉ mở hộp khi đúng thời gian quy định nên 100% không uống sai loại
thuốc.
-

Phần mềm Blynk Hộp thuốc hoàn chỉnh

Tuy nhiên sản phẩm còn có 1 số khuyết điểm như :


- Cần người chuẩn bị thuốc trước.
- Phầm mềm hiển thị nhắc nhở còn đơn giản, chủ yếu dựa trên server
Blynk nên chưa thực sự theo ý người dùng.
- Khi cúp điện hoặc không có wifi thì không sử dụng được.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Sản phẩm có thể áp dụng rộng rãi trong thực tiễn tuy nhiện cần tính thẩm mỹ
hơn.
Nếu cần uống thuốc nhiều ngày thì cần làm thêm ngăn chứa thuốc..

8
Phụ lục Code

#include <ESP8266WiFi.h>

#include <BlynkSimpleEsp8266.h>

#include <Servo.h>

#include <SPI.h>

#include <ESP8266WiFi.h>

#include <WiFiUdp.h>

#include <NTPClient.h>

WiFiUDP u;

NTPClient n(u,"2.asia.pool.ntp.org",3600*7);

char auth[] = "a4ArOfONL9vsSKcgl8iXHCX1HFVkdECq";

char ssid[] = "HAI";

char pass[] = "12345678";

int chuong=12; // tuong ung d1

int t1=5; // tuong ung d2

int t2=0; // tuong ung d3

int t3=2; // tuong ung d4

Servo myservo;

void setup()

{Serial.begin(9600);

Blynk.begin(auth, ssid, pass);

pinMode(chuong,OUTPUT);

digitalWrite(chuong,LOW);

9
pinMode(t1,INPUT);

pinMode(t2,INPUT);

pinMode(t3,INPUT);

myservo.attach(14); // tuong ung d5

myservo.write(45);

delay(2000);

n.begin(); }

void loop()

{ int valt1=digitalRead(t1);

int valt2=digitalRead(t2);

int valt3=digitalRead(t3);

int m = n.getMinutes();

int h = n.getHours();

if((valt1==0) and (h==7) and ( m ==30)){

digitalWrite(chuong,HIGH);

myservo.write(0);}

if((valt1==1) and (h==7) and (m <54)){

digitalWrite(chuong,LOW); }

if((valt1==0)and(h==7)and(m ==55)){

Blynk.notify("chua uong thuoc 1");

digitalWrite(chuong,LOW);}

if((valt2==0) and (h==11) and ( m ==30)){

digitalWrite(chuong,HIGH);

10
myservo.write(90);}

if((valt2==1) and (h==11) and ( m <54)){

digitalWrite(chuong,LOW); }

if((valt2==0)and(h==11)and( m==55)){

Blynk.notify("chua uong thuoc 2");

digitalWrite(chuong,LOW);}

if((valt3==0) and (h==17) and ( m ==30)){

digitalWrite(chuong,HIGH);

myservo.write(180);}

if((valt3==1) and (h==17) and ( m <54)){

digitalWrite(chuong,LOW); }

if((valt3==0)and(h==15)and( m ==55)){

Blynk.notify("chua uong thuoc 3");

digitalWrite(chuong,LOW);}

n.update();

Blynk.run();

delay(2000);

11
Trân trọng kính mời tham gia vào group
ARDUINO IOT VIETNAM-
https://www.facebook.com/groups/486295328966960/
để cùng trao đổi nhiều tài liệu học tập

KẾT NỐI VƯƠN TẦM TRÍ TUỆ VIỆT


➢ Quản trị viên: Lưu Văn Đại Thạc sĩ Giảng viên trường
Cao đẳng Cao Thắng.
➢ Quản trị viên: Uyên Đỗ.
➢ Người kiểm duyệt: Đinh Quốc Đạt- ĐH Qui Nhơn

12

You might also like