You are on page 1of 56

Mét sè c«ng cô

®¸nh gi¸ gia ®×nh

PGS.TS.Trần Khánh Toàn


Bộ môn YHGĐ – Trường Đại học Y Hà Nội
tktoan@yahoo.com
MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của


một số công cụ đánh giá gia đình trong
thực hành chăm sóc sức khỏe.
2. Phân tích việc sử dụng các công cụ đánh
giá gia đình trong thực hành lâm sàng
3. Thực hành sử dụng được các công cụ
đánh giá gia đình, tập trung vào vẽ và phân
tích cây phả hệ
NỘI DUNG

1. Đại cương về các công cụ đánh giá gia


đình
2. Giới thiệu một số loại công cụ đánh giá
gia đình thông dụng
3. Thực hành vẽ và phân tích cây phả hệ.
ĐẠI CƯƠNG
Tại sao cần các công cụ đánh giá gia đình?

v Trong YHGĐ cần xem xét bệnh nhân trong bối


cảnh gia đình
v Đánh giá gia đình giúp đưa ra kế hoạch chăm sóc
phù hợp nhất với bệnh nhân và gia đình
v Để việc đánh giá thống nhất, khách quan cần có
các công cụ chuẩn

Tran Khanh Toan 5


Mục đích đánh giá gia đình

v Đưa ra bức tranh toàn cảnh bao gồm các các


trạng thái về tâm thần và sức khỏe của các thế
hệ trong gia đình.

v Xác định được các bệnh lý, vấn đề sức khỏe hay
gặp trong từng giai đoạn của sự phát triển.

v Cung cấp các chỉ dẫn và chăm sóc hợp lý, kịp
thời.

Tran Khanh Toan 6


Các nội dung cần đánh giá gia đình

v Đánh giá cấu trúc của gia đình

v Đánh giá chức năng của gia đình

v Đánh giá các vấn đề xảy ra trong gia đình

v Đánh giá các nguồn lực của gia đình

Tran Khanh Toan 7


Các công cụ đánh giá gia đình hay gặp

v Cây phả hệ
v Sơ đồ gia đình
v Chỉ số APGAR
v Đánh giá SCREEM
v Sự kiện gia đình (Family Lifeline)

Tran Khanh Toan 8


GIỚI THIỆU CÁC CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ GIA ĐÌNH HAY GẶP
Cây phả hệ

v Cây phả hệ là một sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa


các thành viên và giữa các thế hệ trong một gia đình
v Được tổ chức dưới dạng cấu trúc của một cây, được
phát triển từ gia phả
v Được sử dụng rộng rãi trong y học, trong phổ hệ, xã
hội học và tâm lý học
v Là một công cụ trong thực hành lâm sàng của thầy
thuốc gia đình giúp thu thập thông tin về tiền sử y
học, tâm lý, xã hội của gia đình

Tran Khanh Toan 10


Các thông tin chính trong cây phả hệ

v Cấu trúc gia đình


v Các thành viên trong gia đình
v Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
v Các mốc thời gian quan trọng của mỗi thành viên
v Các tình trạng bệnh tật, ốm đau diễn ra trong gia đình
v Thông tin tổng quát nhất về một gia đình và các thành
viên: Ngày tháng năm sinh, kết hôn, ly thân, ly hôn, qua
đời, ốm đau và những sự kiện khác trong cuộc sống
v Thông tin của ít nhất 3 thế hệ

Tran Khanh Toan 11


Hình ảnh cây phả hệ

Tran Khanh Toan 12


Hình ảnh cây phả hệ (2)

Tran Khanh Toan 13


Hình ảnh cây phả hệ (3)

Tran Khanh Toan 14


Sử dụng cây phả hệ trong Y học

v Thông tin tổng quát nhất về một gia đình và mối liên hệ
giữa các thành viên cả về mặt tình cảm, xã hội cũng
như bệnh tật
v Cung cấp thông tin bệnh tật của mỗi cá nhân trong gia
đình, đặc tính di truyền, yếu tố tâm lý, mối quan hệ gia
đình
v Có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng bệnh nhân,
có thể thay thế cho tiền sử xã hội và tiền sử bản thân
của bệnh nhân.

Tran Khanh Toan 15


Lợi ích của cây phả hệ trong Y học

v Giúp định hướng và xác định mô hình bệnh tật diễn ra


trong gia đình
v Giúp đánh giá nhanh các yếu tố nguy cơ sức khỏe của
các cá nhân.
v Giúp ích cho việc chẩn đoán chính xác, kịp thời
v Giúp có phương thức tư vấn tâm lý phù hợp, lựa chọn
phương pháp chăm sóc thích hợp
v Giúp các thành viên của hộ gia đình có các biện pháp
dự phòng bệnh tật hiệu quả.

Tran Khanh Toan 16


Ví dụ về cây phả hệ trong Y học

Trắc Liên Hải Nụ

59 55 60 57

Hiển Thủy 2000 Hiệp Trang Trường


Loan
39 29 34 25 27
31

Anh Tùng
4 1,5
Đức Hạnh
9 4

Tự kỷ
Tiểu đường
Cao huyết áp
Đẻ khó, có can thiệp forcep
Thừa cân

Tran Khanh Toan 17


Một
Mộtsố
sốký
kýhiệu,
hiệu,quy
quyước
ướccơ
cơbản
bản

Nam Nữ Chết hay

Kết hôn: Chồng bên trái, vợ bên phải

Con: Xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ, từ trái sang phải

Ví dụ: Con đầu (con gái) Con thứ 2 (con trai)

Tran Khanh Toan 18


Một số
ký hiệu
sử
dụng
trong
cây phả
hệ

Tran Khanh Toan 19


Một số
ký hiệu
sử
dụng
trong
cây phả
hệ

Tran Khanh Toan 20


Một số
ký hiệu
sử
dụng
trong
cây phả
hệ

Tran Khanh Toan 21


Một số
ký hiệu
sử
dụng
trong
cây phả
hệ

Tran Khanh Toan 22


Một số ký
hiệu sử
dụng
trong cây
phả hệ

Tran Khanh Toan 23


Một số ký
hiệu sử
dụng
trong cây
phả hệ

Tran Khanh Toan 24


Bản đồ gia đình – Khái niệm

v Bản đồ gia đình cũng là một sơ đồ về cấu trúc


của một gia đình
v Không chỉ thể hiện các mối quan hệ trong gia
đình mà phản ánh cả các mối tương tác, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia
đình

Tran Khanh Toan 25


Ví dụ minh họa về bản đồ gia đình

Nụ
Hải

Thủy
Hiệp

Anh

Tran Khanh Toan 26


Bản đồ gia đình được sử dụng khi nào?

v Trong các bệnh rối loạn tâm thần kinh


v Các bệnh nhân khó, ít hợp tác
v Trường hợp bệnh nhân lạm dụng thuốc và rượu
v Nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh
đồng thời.
v Bệnh nhân có bệnh mạn tính, bệnh khó chữa (ung
thư…)

Tran Khanh Toan 27


Tình huống phân tích bản đồ gia đình
Hoà
(66
tuổi)

Tuấn Lê (40
(42 tuổi) tuổi)

Mai
(18
tuổi)
X Hoàng (16
tuổi)

Tran Khanh Toan 28


Chỉ số APGAR – Khái niệm

v Là hệ thống thang điểm được Gabriel Smilkstein giới thiệu


lần đầu tiên năm 1978 nhằm đánh giá mức độ hài lòng của
người trưởng thành về sự hỗ trợ của gia đình
v Được viết tắt từ Adaptation (thích nghi), Partnership (sự
hợp tác), Growth (sự phát triển), Affection (tình cảm) và
Resolve (sự kiên quyết, quyết tâm):
v Chỉ số APGAR đề cập đến
o Sự hài lòng của bệnh nhân với trách nhiệm của bản
thân và gia đình.
o Quan điểm cá nhân của bệnh nhân về gia đình
o Mức độ chia sẻ giữa các thành viên gia đình.

Tran Khanh Toan 29


Các nội dung của chỉ số APGAR
v A: Adaptation (Sự thích nghi): là khả năng của gia đình
trong sử dụng và chia sẻ các nguồn lực sẵn có.
v P: Partnership (Sự cộng tác): là chia sẻ các quyết định.
Lượng giá độ hài lòng trong việc giải quyết các vấn đề qua
giao tiếp với nhau
v G: Growth (Sự phát triển cả về thể chất và tâm thần):
Lượng giá mức độ hài lòng về sự chấp nhận và ủng hộ của
gia đình trong việc tự do thay đổi.
v A: Affection (Tình cảm, cảm xúc như tình yêu, sự giận dữ):
Lượng giá độ hài lòng về sự thân mật, chia sẻ cảm xúc giữa
các thành viên trong gia đình
v R: Resolve (Sự quyết tâm): Lượng giá độ hài lòng về sự tận
tụy của các thành viên khác trong gia đình.
Tran Khanh Toan 30
Lượng giá chỉ số APGAR

v Bao gồm các câu khẳng định về một khía cạnh


của các nội dung đánh giá
v Mỗi câu được lượng giá ở 3 mức độ: luôn luôn,
thỉnh thoảng và hiếm khi, ứng với thang điểm
tương ứng là 2, 1 và 0.
v Phải hỏi ít nhất 2 thành viên trong mỗi gia đình
v Đánh giá dựa trên tổng điểm:
o 8-10 điểm: Gia đình có mối liên kết cao
o 4-7 điểm: Gia đình có mâu thuẫn mức trung bình
o 0-3 điểm: Gia đình có mâu thuẫn nặng nề
Ví dụ về chỉ số APGAR
Độ hài lòng Luôn Thỉnh Hiếm
luôn (2) thoảng khi (0)
(1)

A Hài lòng vì có gia đình giúp đỡ khi gặp rắc rối.

P Hài lòng với gia đình về việc đã động viện và chia sẻ


các vướng mắc trong cuộc sống

G Hài lòng vì gia đình đã chấp nhận và ủng hộ những


mong ước để bản thân có các hoạt động và phương
hướng mới trong cuộc sống

A Hài lòng khi gia đình thể hiện tình cảm và đồng cảm
với cảm xúc với bản thân như tức giận, lo buồn và yêu
thương

R Hài lòng vì gia đình đã dành thời gian chăm sóc, chia sẻ
với bản thân
Chỉ số APGAR được sử dụng khi nào?
v Khi bệnh nhân có các triệu chứng biểu thị về rối loạn
tâm thần kinh như thường xuyên đau đầu, lo lắng,
trầm cảm, mất ngủ, mệt mỏi.
v Các bệnh nhân khó, ít hợp tác
v Bệnh nhân có các khó khăn về giới và hôn nhân
v Nhiều thành viên của gia đình cùng mắc bệnh.
v Bệnh nhân lạm dụng rượu và thuốc
v Có bằng chứng của việc lạm dụng thể chất và tình dục
đối với vợ hoặc con cái.
v =>Chủ yếu để đánh giá chức năng của gia đình

Tran Khanh Toan 33


SCREEM – Khái niệm

vLà một hệ thống đánh giá về:


o Các mạng lưới hỗ trợ giúp đỡ bệnh nhân
o Các mức độ chăm sóc y tế dành cho bệnh nhân
o Mối quan hệ giữa hành vi sức khỏe, thực hành
và sử dụng các dịch vụ y tế.

Tran Khanh Toan 34


Các yếu tố trong đánh giá SCREEM
Tốt Trung bình Kém
Social (Xã hội)
Culture (Văn hóa)

Religious (Tôn giáo)


Economic (Kinh tế)

Education (Giáo dục)

Medical (Y tế)

Tran Khanh Toan 35


SCREEM được sử dụng khi nào?

v Bệnh nhân có bệnh mạn tính


v Các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo
v Bệnh nhân trong giai đoạn cuối của bệnh
v Các bệnh nhân khó
v Khi người chăm sóc mệt mỏi

Tran Khanh Toan 36


Chuỗi sự kiện gia đình – Khái niệm

v Là công cụ theo dõi, đánh giá về lịch sử gia


đình theo thời gian
v Đề cập đến các sự kiện quan trọng có thể có
ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
v Được sử dụng như một hồ sơ tiểu sử

Tran Khanh Toan 37


Ví dụ về chuỗi sự kiện gia đình

Tran Khanh Toan 38


Sử dụng chuỗi sự kiện gia đình khi nào?

v Bệnh mạn tính biết từ trước.


v Gặp phải khó khăn trong chăm sóc
v Bệnh nhân từ chối điều trị
v Các trường hợp có hành vi không thích hợp trong
chăm sóc phụ nữ có thai và cho con bú
v Lạm dụng rượu và thuốc
v Lạm dụng thể chất và tình dục.

Tran Khanh Toan 39


Các công cụ đánh giá gia đình

Cấu trúc gia • Cây phả hệ (Genogram/Pedigree)


đình • Bản đồ gia đình (Family Mapping)

Sự phát triển • Vòng đời gia đình (Family Life Circle)


của gia đình
Chức năng gia • Chuỗi sự kiện gia đình (Family Lifeline)
đình • Chỉ số APGAR (Family APGAR)

Nguồn lực gia • SCREEM


đình

Tran Khanh Toan 40


Các công cụ đánh giá gia đình
Công cụ Khái niệm Sử dụng
Cây phả Sơ đồ thể hiện cấu trúc gia đình; mối Có thể sử dụng cho tất cả các
hệ quan hệ và các sự kiện quan trọng đối tượng bệnh nhân
của các thành viên

Bản đồ Sơ đồ về cấu trúc của gia đình, thể Bệnh rối loạn tâm thần kinh;
gia đình hiện các mối quan hệ, sự tương tác, bệnh nhân khó; lạm dụng chất;
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành nhiều thành viên mắc; bệnh mạn
viên tính, khó chữa
Vòng Xác định những giai đoạn của sự Cho tất cả đối tượng, đánh giá
đời gia phát triển gia đình, phản chiếu nhanh trở ngại giữa BN và gia
đình những chức năng sinh học và nhận đình, đặc trưng của tiến trình gia
thức nhất định đình (liên kết, tách rời, chỉ trích)
Chuỗi Công cụ theo dõi, đánh giá các sự Bệnh mạn tính biết trước; khó
sự kiện kiện quan trọng ảnh hưởng đến sức khăn trong chăm sóc; BN từ
gia đình khoẻ của thành viên trong gia đình chối điều trị; BN lạm dụng, bị
theo thời gian lạm dụng

Tran Khanh Toan 41


THU THẬP THÔNG TIN, VẼ
VÀ PHÂN TÍCH CÂY PHẢ HỆ
Lưu ý trong vẽ cây phả hệ
v Thông tin hành chính: Cây phả hệ của ai, ngày vẽ,
người vẽ (trong bài tập là họ và tên, tổ, lớp)
v Ít nhất 3 thế hệ
v Bệnh nhân/đối tượng cung cấp thông tin vẽ ở vị trí
trung tâm để làm nổi bật thông tin
v Sử dụng đúng và trình bày thống nhất các ký hiệu
về giới, tuổi, bệnh, tử vong,…
v Trong quan hệ hôn nhân: nam trái nữ phải
v Trong quan hệ anh em: tuổi giảm dần từ trái sáng
phải
v Để giúp làm nổi bật thông tin của BN, tránh chồng
chéo giữa các gia đình hạt nhân, có thể vi phạm quy
tắc về tuổi giảm dần

Tran Khanh Toan 43


Các bước thu thập thông tin
(các câu hỏi)

v “Anh/chị có bất cứ mối quan ngại nào về một bệnh tật hoặc
vấn đề SK nào đó mà dường xuất hiện trong các thế hệ gia
đình của anh/chị hay vợ/chồng anh/chị?"
v "Có ai có vấn đề quan trọng về sức khoẻ thể chất hay tinh
thần không? Có ai cần điều trị tại bệnh viện? Có ai từng bị
bệnh nặng hay phải phẫu thuật không? Họ đã được chẩn
đoán khi bao nhiêu tuổi?
v "Có người lớn, trẻ em hay trẻ sơ sinh tử vong không? Họ
tử vong khi bao nhiêu tuổi và nguyên nhân chết là gì? Có
trường hợp nào sẩy thai hoặc bị thai chết lưu không?”.

Tran Khanh Toan 44


Các bước thu thập thông tin
(các câu hỏi)

v Trong phạm vi 3 đời của gia đình mình, có ai có hôn nhân


cận huyết thống không? (nhạy cảm)
v Mối quan hệ trong gia đình bạn hiện nay như thế nào? Có
ai xung khắc với nhau hay thân thiết với nhau hơn những
người khác không?
v Tối thiểu phải thu được thông tin 3 thế hệ trong hàng thừa
kế thứ nhất: anh chị em, con cái và bố mẹ. Nếu chưa có
con cái phải hỏi thêm về ông bà cho đủ 3 thế hệ.
v Có thể không cần phải ghi lại tên của các thành viên trong
gia đình mở rộng mặc dù điều quan trọng là cho thấy có
bao nhiêu người không bị ảnh hưởng trong gia đình.

Tran Khanh Toan 45


Các bước vẽ cây phả hệ
v Bước 1: Bắt đầu từ bệnh nhân, người cung cấp thông tin.
o Bắt đầu từ phía trên tờ giấy nếu vẽ xuống các đời dưới hoặc bắt đầu
từ bên dưới nếu vẽ lên các đời trên
o Vẽ ký hiệu tương ứng với giới của BN
o Hỏi thông tin về vợ/chồng hiện tại và trước đây. Nhạy cảm khi hỏi về
hôn nhân cận huyết (anh chị có quan hệ họ hàng gì không?)
v Bước 2: Hỏi về con cái
o Có bao nhiêu con? Có mất cháu nào không?
o Có con với các cuộc hôn nhân khác không?
o Tên, tuổi, ngày sinh của trẻ, bắt đầu từ trẻ lớn tuổi nhất (vẽ từ bên
trái
o Nếu có mang thai, ghi ngày đầu của kỳ kinh cuối, nếu có sẩy thai,
thai lưu vẽ ký hiệu tương ứng và thêm tuổi thai

Tran Khanh Toan 46


Các bước vẽ cây phả hệ
v Bước 3: Hỏi về anh chị em của BN và gia đình họ.
o Có bao nhiêu anh chị em, có ai mất không? Có cùng cha mẹ không?
o Tình trạng hôn nhân, tên và ngày sinh của vợ, chồng, con cái của
mỗi người. Vẽ lại thống tin nếu có sẩy thai, thai lưu, tử vong trẻ em
o Hỏi thông tin về các vấn đề bệnh tật.
v Bước 4: Hỏi thông tin lần lượt về bố hoặc mẹ
o Hỏi tên, ngày tháng năm sinh và các vấn đề bệnh tật của từng
người
o Cân nhắc có cần hỏi thêm chi tiết về anh chị em của bố mẹ không?
o Vẽ bao nhiêu thế hệ tuỳ thuộc lý do vẽ cây phả hệ
v Bước 5: Vẽ thông tin tương tự cho vợ/chồng của BN để
hoàn thành cây phả hệ

Tran Khanh Toan 47


Các bước vẽ cây phả hệ

Tran Khanh Toan 48


Các bước gọn hơn

v Đầu tiên, vẽ gia đình hạt nhân: bố mẹ và con


v Gia đình hạt nhân của bố và mẹ
v Các gia đình mở rộng: của anh chị em của bố,
mẹ…..
v Các thông tin khác

Tran Khanh Toan 49


Ví dụ về vẽ cây phả hệ

v Vẽ cây phả hệ gia đình bệnh nhân của bạn, cô


Anna, 35 tuổi. Cô có một người em trai tên Brad
32 tuổi. Anna và Brad hai là con của ông
Charles, người đã chết ở tuổi 61 do ung thư, và
bà Nancy, 57 tuổi vẫn còn sống. Anna kết hôn
với Don, 36 tuổi, và họ có hai con trai sinh đôi 6
tuổi, James và John. Brad kết hôn với Linda và
có một cô con gái 5 tuổi, Sarah, và một cậu con
trai 2 tuổi, Michael. Brad và Linda vừa mới ly
hôn.

Tran Khanh Toan 50


Tran Khanh Toan 51
Nhận xét, phân tích cây phả hệ
v Về cấu trúc và thông tin: Bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu
thành viên, thông tin đầy đủ không, có thể hiện cả mối
quan hệ giữa các thành viên không?
v Về bệnh tật, vấn đề sức khoẻ: Kết luận đối tượng/
bệnh nhân có nguy cơ cao với vấn đề sức khoẻ quan
tâm hay không? (từ đó đưa ra giải pháp dự phòng,
sàng lọc, điều trị). Dựa vào:
o Tần suất xuất hiện bệnh trong các thế hệ: Tần suất cao
không, có liên tục giữa các thế hệ không, có khác biệt về giới
không?;
o Bệnh có xuất hiện sớm không; có gặp ở những nhóm đối
tượng hiếm gặp không; gặp ở những đối tượng ko có yếu tố
nguy cơ không?

Tran Khanh Toan 52


Tình huống 1

Tran Khanh Toan 53


Tình huống 2

Tran Khanh Toan 54


Tài liệu tham khảo, đọc thêm

v Bộ môn Y học gia đình – Trường Đại học Y Hà


Nội (2015). Giáo trình Y học gia đình. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
v National Genetics Education and Development
Center (2015). Taking and Drawing a Family
History.

Tran Khanh Toan 55


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

Tran Khanh Toan 56

You might also like