You are on page 1of 10

SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH VẬT TỪ

CHẾ PHẨM VI SINH VẬT.


1. Tổng quát:
Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón là thành phần quan trọng
không thể thiếu bởi nó có vai trò quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây qua
các giai đoạn.
Tuy nhiên, do mang nhiều đặc tính có lợi nên hiện nay, các loại phân bón vi sinh
thường được nhà nông lựa chọn thay thế các loại phân bón hoá học.
Vậy, phân bón vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh (thường được nhà nông gọi là phân hữu cơ sinh học) là một chế
phẩm vi có chứa nhiều loại vi sinh vật có lợi còn sống đã qua tuyển chọn. Hay nói cách
khác, phân bón vi sinh là loại phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ một hay nhiều loại vi sinh
vật sống, có lợi, tồn tại trong môi trường tự nhiên.
 Trong quá trình sản xuất, phân bón được pha trộn cùng với các loại vi sinh nói trên
cộng thêm một số nguyên liệu hữu cơ. Hỗn hợp này sau đó được cho lên men và vì
vậy, các vi khuẩn có chứa mầm bệnh có thể gây hại cho cây tồn tại trong hỗn hợp
này sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Sản phẩm cho ra cuối cùng là loại phân bón có khả
năng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho cây trồng. Bên cạnh đó, các loài vi
sinh vật còn có thể tạo ra hoạt chất sinh học giúp cây phát triển nhanh chóng, xanh
tốt lâu dài.
2. Phân loại vi sinh
a. Phân hữu cơ sinh học, vi sinh cố định đạm
Là loại phân bón có chứa các vi khuẩn, vi sinh vật có khả năng cố định Nitơ từ
không khí thành dạng phân bón, có thể giúp cây dễ dàng hấp thu. Vi sinh vật cố định đạm
có 2 loại:
b. Phân hữu cơ sinh học cố định đạm
Vi sinh vật tự do có khả năng cố định đạm trong đất mà không cần vật chủ, thường
được đưa vào phân bón như: Azotobacter, Clostridium,…
Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh, cần vật chủ để sinh trưởng như Anabaena
azollae trong cây bèo hoa dâu, tảo lục; Rhizobium cộng sinh cây họ đậu,…
Bên cạnh đó còn có vi sinh vật vừa cố định cộng sinh vừa có thể sống tự do như
Azospirillum,…
c. Phân hữu cơ vi sinh vật phân giải
Phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh phân giải có rất nhiều loại:

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân:


Là loại phân bón hữu cơ có chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan
trong đất thành lân dễ tan mà cây trồng có thể hấp thụ được. Phân vi sinh hữu cơ phân
giải lân tác động làm hạ độ pH trong đất, đồng thời tiết ra axit hữu cơ làm vỡ cấu trúc liên
kết Phosphat để dễ tan trong đất.
Một số loại phân vi sinh phân giải lân như: Bacillus subtilis, Pseudomonas,
Bacillus megaterium, nấm Aspergillus, Penicillium spp,…
Phân bón hữu cơ sinh học, phân vi sinh phân giải cellulose:
Là loại phân có nguồn hữu cơ sau chế biến thực phẩm như rơm, rạ, cám, bã mía,…
có chứa cellulose – một thành phần dễ bị thủy phân hoặc acid trong môi trường kiềm, bao
gồm: Streptomyces lividans, xạ khuẩn như Streptomyces reticuli, vi khuẩn như
Clostridium, Trichoderma reesei, Pseudomonas, Streptomyces drozdowiczii, Aspergillus
niger,…
Phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học phân giải kali/silic:
Là các loại phân bón có chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy hợp chất silic, kali,
silicat,… nhằm giải phóng chúng dưới dạng ion cây có thể hấp thụ được.
Một số chủng vật vi sinh kể trên như: B. subtilis, Pseudomonas striata, Bacillus
circulans,…
d. Phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng
Là loại phân bón vi sinh vật có khả năng tiết chất kích thích sinh trưởng auxin,
gibberellin,… như nhóm vi sinh vật Pseudomonas, Azotobacter, Gibberella fujikuroi,…
Để tiện lợi khi sử dụng, nhiều nhà sản xuất phân bón đã sản xuất kết hợp nhiều loại
phân hữu cơ vi sinh trên vào cùng một sản phẩm tổng hợp, có đa chức năng. Bà con có
thể sử dụng phân sinh học tổng hợp để bón cho cây trồng đồng thời bổ sung vi sinh phân
giải lân, kali, kích thích tăng trưởng,…
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh như thế nào tùy thuộc vào từng
loại phân có mật độ, chủng loại vi sinh và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Đồng thời,
bà con cũng cần xem xét thời tiết khí hậu, từng loại cây trồng để chăm bón cho phù hợp.
3. Vai trò:
Cải tạo và phục hồi đất
Phân vi sinh thường dùng bón lót để cải tạo và phục hồi đất trước khi gieo trồng.
Các vi sinh vật trong phân có vai trò sản xuất ra chất mùn để kết dính hình thành
kết cấu đất. Nhờ đó mà đất sẽ trở nên màu mỡ và tơi xốp hơn, có khả năng giữ nước và
chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển.
Cách dùng phân vi sinh để cải tạo và phục hồi đất phổ biến nhất là bón lót hoặc
bón trực tiếp vào đất:
Đối với những cây trồng cơ bản: Trộn phân vi sinh với đất hoặc cát và phủ
một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.
Đối với cây trồng lâu năm: Lấy khoảng 15 – 20 gram phân trộn đều với
phân bón hữu cơ hoặc đất trong hố/hốc từ 10 đến 15 ngày trước khi đặt cây.
Nếu đất không bị suy thoái, xói mòn,… thì thời điểm sử dụng phân vi sinh
tốt nhất là trước và cuối mỗi mùa mưa (bón 2 lần/năm).
Cách thực hiện: Hoà 15 – 20 gram chế phẩm vào 5 – 10 lít nước sạch. Tưới cho mỗi gốc
cây hoặc cuốc rãnh xung quanh gốc theo chiều rộng tương đương với tán cây. Sau đó cho
phân bón vào, lấp đất và tưới nước.

Giảm nhu cầu của thuốc trừ sâu


Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu gây ra tổn hại rất lớn không chỉ đến môi
trường mà còn đối với sức khỏe con người. Vì vậy, phân vi sinh với mục đích ngăn chặn
những tác hại đến từ việc lạm dụng phân bón hóa học.
Phân vi sinh dễ phân giải, có nhiệm vụ lọc các chất độc có trong môi trường đất và
nước để ngăn ngừa sự tồn đọng của các yếu tố gây hại cho môi trường. Đây được xem là
giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ môi trường mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.
Kích thích sự phát triển cây trồng
Trong phân có chứa các nguyên tố trung lượng và vi lượng giúp cây dễ hấp thụ
dưỡng chất và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, thành phần có trong phân vi sinh sẽ tạo ra môi
trường tốt cho các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp cây trồng tăng đề kháng và ngăn sâu
bệnh gây hại.
Cách dùng: Phân vi sinh sẽ được trộn vào hạt giống và ngâm trước khi gieo trồng
từ 10 – 20 phút với nồng độ 100 kg hạt giống/kg phân. Trong quá trình thực hiện cần
tránh làm xây xát hạt và không nên áp dụng nếu hạt giống đã từng được xử lý bằng thuốc
trừ sâu. Để đảm bảo hiệu quả, nên thực hiện ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp gay
gắt từ mặt trời.

Tăng chất lượng nông sản


Các thành phần có trong phân vi sinh hoàn toàn thân thiện với môi trường và cung
cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt nhất. Vì vậy mà không cần đến sự
can thiệp của phân bón hóa học nên sản phẩm cho ra sẽ an toàn và vô cùng chất lượng.
Giảm chi phí sản xuất
Phân bón vi sinh có khả năng giữ ẩm và giữ nước tốt nên sẽ giúp nhà nông tiết
kiệm được nước tưới tiêu. Đồng thời, thành phần trong phân cung cấp đầy đủ dưỡng chất
nên không cần mất nhiều thời gian chăm bón mà cây trồng vẫn phát triển tốt.

4. Phương pháp lên men:


a. Phương pháp ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng trọt
Nguyên liệu gồm 1000 kg nguyên liệu hữu cơ (800 kg phụ phẩm trồng trọt + 200
kg phân trâu/bò/gà) + 1 kg chế phẩm Compost maker - Bio 02 hoặc chế phẩm có hiệu lực
tương đương + 5,0 kg vôi bột.
Chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật, bao gồm: vi sinh vật phân giải
xenlulo/lignin Trichoderma asperellum VACC 30032, Streptomyces malaysiensis VACC
10025; phân giải phốt phát khó tan Bacillus methylotrophicus VACC 151 và lên men khử
mùi Lactobacillus paracasei VACC 627; mật độ vi sinh vật hữu ích của mỗi loại đạt ≥ 108
CFU/gam. Chế phẩm có tác dụng phân hủy nguyên liệu hữu cơ, lên men khử mùi giúp xử
lý nhanh phụ phẩm trồng trọt thành phân bón hữu cơ.
Chọn nơi thuận tiện cho việc sử dụng, trên nền đất trống hoặc xi măng, khô ráo.
Rạch rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước ủ phân chảy ra ngoài
khi tưới ẩm quá. Diện tích nền khoảng 3 m2/1 tấn phân ủ.
Phụ phẩm còn tươi nhanh phân huỷ hơn khi để khô. Nếu phế phụ phẩm ở dạng
khô, khó phân hủy (rơm rạ khô, thân lá ngô khô, cành lá khô) nên trộn vôi bột với nguyên
liệu hoặc hòa vôi bột với nước sạch tưới đều lên nguyên liệu; đánh đống, ủ trong thời gian
1 - 2 ngày để nguyên liệu hữu cơ mềm ra trước khi phối trộn các nguyên liệu khác. Nếu
nguyên liệu quá dài (thân cây ngô, cành cây) nên được băm nhỏ thành đoạn 10 - 15 cm.
Phụ phẩm trồng trọt được trải thành lớp có độ dày 15 - 20 cm; rắc chế phẩm
Compost maker – Bio 02 một lớp mỏng lên bề mặt lớp phụ phẩm; tưới nước lên đống
nguyên liệu để độ ẩm đạt khoảng 50 - 55%. Tiếp tục làm từng lớp như trên cho đến hết
nguyên liệu.
Đống nguyên liệu đảo trộn đều và có độ ẩm đạt 50 - 55% (có thể kiểm tra nhanh
bằng dùng tay bóp nhẹ nắm nguyên liệu, thấy có ít nước rỉ qua kẽ tay). Nếu nguyên liệu
khô, cần bổ sung thêm nước. Kiểm tra pH của hỗn hợp: Nếu pH hỗn hợp < 7 cần bổ sung
vôi bột sao cho pH đạt ≥ 7 - 7,5. Nếu sử dụng ở qui mô công nghiệp: Sử dụng máy xúc,
máy trộn để trộn đều nguyên liệu hữu cơ và nguyên liệu bổ sung.
Chuyển nguyên liệu đã được đảo trộn vào vị trí ủ. Chiều cao đống ủ cao từ 1,2 -
1,5 m, rộng 2,0 m và chiều dài phù hợp với vị trí ủ và lượng phân ủ. Lưu ý không nén
chặt đống ủ. Che kín bề mặt đống ủ bằng bạt tối màu để đảm bảo nhiệt độ 40 – 50 độ C.
Kiểm tra luống ủ: Luống ủ được coi là đạt yêu cầu khi nhận thấy dấu hiệu hoạt
động của vi sinh vật như tạo các lớp màu trắng đồng nhất dạng sợi ngắn trên bề mặt và
dưới bề mặt 20 - 30 cm, nhiệt độ khối ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 20 độ C trước
khi đảo trộn lần 1.
Đảo trộn đống ủ sau 7-8 ngày và 15-17 ngày (tưới bổ sung thêm nước nếu đống ủ
bị khô).
Thời gian ủ tùy thuộc vào loại nguyên liệu hữu cơ (rơm rạ: 30-35 ngày, thân lá
đậu: 35-40 ngày, thân lá ngô: 40-45 ngày, cỏ: 25-30 ngày). Nguyên liệu đạt độ hoai mục
khi nhiệt độ của khối nguyên liệu sau khi ủ cao hơn nhiệt độ môi trường tối đa 5 độ C.
Sản phẩm được dỡ ra và đảo trộn, đánh đống và để nguyên 1-2 tuần với mục đích
ổn định chất lượng trước khi đưa ra sử dụng. Bảo quản phân ủ hoai mục trong điều kiện
nhiệt độ không khí bình thường, khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng mặt trời.
b. Kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi
Nguyên liệu gồm: 1000 kg nguyên liệu hữu cơ (800 kg phân trâu/bò/gà) + 200 kg
phụ phẩm trồng trọt) + 1 kg chế phẩm VNUA-MiosV hoặc chế phẩm có hiệu lực tương
đương + 5,0 kg vôi bột. Chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn,
gồm xạ khuẩn phân giải xenlulo, tinh bột, protein Streptomyces murinus; nấm phân giải
xenlulo/tinh bột Trichoderma viride; vi khuẩn phân giải xenlulo, tinh bột, protein Bacillus
lichenifomis, Bacillus subtilis, nấm men, vi khuẩn khử mùi Sacharomyces cerevisiae,
Lactobacillus platarum; mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥ 108 CFU/g. Chế phẩm
có tác dụng phân hủy nguyên liệu hữu cơ, lên men khử mùi giúp xử lý nhanh chất thải
chăn nuôi thành phân bón hữu cơ.
Cách thực hiện tương tự các bước khi ủ phế phụ phẩm cây trồng.
Thời gian ủ phân chuồng: 40 - 45 ngày.
Đảo trộn đống ủ: Sau 12 -15 ngày kể từ khi ủ tiến hành đảo trộn đống ủ (đống ủ
được đảo chất lượng phân ủ tốt hơn và thời gian ủ sẽ nhanh hơn). Trong quá trình đảo
trộn bổ sung thêm nước vào nếu đống ủ bị khô. Sau khi ủ khoảng 40- 60 ngày kiểm tra
đống ủ thấy không nóng hơn so với nhiệt độ bên ngoài, không có mùi khó chịu, phân ủ dễ
mủn, tơi và có màu đen hoặc màu nâu sẫm là phân đã đạt độ hoai mục. Đảo trộn đều đống
ủ đánh đống sau 1 tuần, tiến hành lẫy mẫu phân kiểm tra, kết quả đạt tiêu chuẩn phân bón
có thể sử dụng bón cho cây trồng.
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1,5-3
tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm,
thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục có thể đem sử dụng./.
5. Quy trình sản xuất:

Bước 1: lựa chọn các chủng vi sinh vật nào cần để sử dụng làm phân bón.
Bước 2: tiến hành phân lập, lựa chọn vi sinh vật có khả năng sống cao.
Bước 3: lựa chọn vật liệu, phương pháp lên men. Bước này để tạo ra lượng lớn vi sinh vật
đưa vào phân bón.
Bước 4: lựa chọn môi trường lên men phù hợp. Từ đó chủng vi sinh vật có thể sinh trưởng
mạnh mẽ với môi trường thực tế.
Bước 5: thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau. Mục đích là xác định sự hiệu quả khi
áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 1
Tạo ra nguyên liệu thô để sản xuất, còn được gọi là chất mang. Quy trình sản xuất
phân vi sinh trong giai đoạn này như sau: Chất mang được sử dụng là các hợp chất vô cơ
(bột phốt phát, bột apatit, bột xương, bột sò …) hoặc các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm,
phế thải nông nghiệp, rác thải …).
Chất mang được nuôi cấy kỵ khí hoặc hiếu khí để phá hủy một phần tạp chất của vi
sinh vật và trứng. Nhằm làm bay hơi các hợp chất dễ bay hơi, phân hủy một phần nhỏ
chất hữu cơ không hòa tan.
Giai đoạn 2
Cấy nguyên liệu lên vi sinh vật thuần khiết trong những điều kiện nhất định để đạt
hiệu quả cao. Mặc dù vi sinh rất nhỏ nhưng trong điều kiện thuận lợi: có đủ chất dinh
dưỡng, chúng phát triển cực kỳ nhanh chóng (hệ số nhân chỉ 2-3 giờ). Cụ thể là ở pH
thích hợp, carbon dioxide và nhiệt độ môi trường tối ưu.
Ngược lại, trong điều kiện bất lợi, chúng sẽ không phát triển hoặc bị phá hủy, dẫn
đến phân bón kém hiệu quả hơn. Để làm phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta
thường chọn các chủng vi sinh có khả năng thích ứng rộng hoặc sử dụng nhiều chủng
trong cùng một loại phân bón. Phương pháp sản xuất phân vi sinh rất đơn giản.
Tài liệu tham khảo:
https://hoahongsaigon.com/phan-vi-sinh/
https://airnano.vn/phan-bon-vi-sinh/
https://www.fao.org.vn/phan-bon/huu-co-vi-sinh/
https://thcslehongphong.edu.vn/khai-niem-phan-bon-huu-co-sinh-hoc-phan-vi-sinh/
https://uphanhuuco.com/phan-bon-vi-sinh-va-nhung-loi-ich-2233.html
https://baonamdinh.vn/kinh-te/nha-nong-can-biet/202305/phuong-phap-su-dung-che-
pham-vi-sinh-vat-u-phan-huu-co-tu-phu-pham-trong-trot-va-chat-thai-chan-nuoi-8fa715a/

You might also like