You are on page 1of 2

Tên đề tài: KHÔNG - THỜI GIAN GIẤC MƠ NHƯ SỰ KHÁNG CỰ

THỰC TẠI TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ĐỢI ĐẾN LƯỢT CỦA
ĐINH PHƯƠNG

1. Lí do chọn đề tài
- “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện sự cảm
nhận không gian của con người, có chức năng biểu nghĩa và có giá trị thẩm
mĩ… Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, một tượng trưng, thể hiện
một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người.” (Trần Đình Sử,
Dẫn luận thi pháp học văn học).
- Thông qua không gian và thời gian nghệ thuật, nhà văn hiện thực hóa cái
nhìn của mình về đời sống, cụ thể trong tập truyện ngắn Đợi đến lượt của
Đinh Phương, người viết nhận ra cách kiến tạo không – thời gian giấc mơ
chồng lấn lên cuộc sống của các nhân vật trong mỗi câu chuyện như một
sự kháng cự thực tại đều đều, buồn tẻ, bế tắc. Sự rạn nứt trong các mối
quan hệ đáng ra phải gắn bó khăng khít như vợ chồng, bố mẹ - con cái,
bạn bè… đều được phơi bày thông qua hình thái của những giấc mơ tưởng
chừng phi lí. Giấc mơ xuất hiện trong cả những khoảnh khắc nhân vật suy
nghĩ và cảm nhận, đưa người đọc vào tình trạng liên tục phải giải mã
những hình ảnh ngẫu nhiên, kì lạ. Tuy nhiên, kết cấu truyện lại rành mạch,
dựa trên cách sắp đặt các sự kiện tạo thành chuỗi hoặc vòng lặp và kết nối
với nhau bởi giấc mơ.
- Giấc mơ đã xuất hiện trong truyền thuyết, truyện cổ tích, đóng vai trò điềm
báo cho những sự việc sắp diễn ra trong cuộc đời của nhân vật; xuất hiện
trong truyện ngắn trung đại như một không gian mang tính “nổi loạn”,
nhằm giải phóng con người khỏi chuẩn mực của xã hội phong kiến
(Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ) và trong truyện ngắn hiện đại như một
không gian chứa đựng ẩn ức của con người (những kí ức bất hạnh thời thơ
ấu, những dục vọng, khát vọng không thành…).
2. Lịch sử vấn đề
(Phần này em đang thiếu tư liệu để có cái nhìn bao quát về vấn đề. Em
đang hình dung hướng nghiên cứu của mình dựa trên trục lịch đại: giấc mơ
trong các tự sự dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại. Nhưng em sợ
rộng quá, nhờ cô góp ý cho em ạ.)
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: tập truyện ngắn Đợi đến lượt của Đinh Phương, NXB
Hội Nhà văn, 2016
Giới thiệu: Đợi đến lượt gồm 13 truyện ngắn, trong đó tái hiện thế giới của
những người điên, người hoang tưởng, người lạc loài, người mang chấn
thương tâm hồn. Vĩnh viễn không ai hiểu được họ, vĩnh viễn họ không vừa
vặn với cuộc sống bình thường, và vì thế rốt cuộc họ chọn sự lưu đày hoặc là
cái chết. Các truyện ngắn được viết với phong cách huyền ảo nhưng lại chân
thực đến rợn người.
- Phạm vi nghiên cứu: giấc mơ trong các tự sự dân gian, trung đại và hiện
đại, giấc mơ như sự kháng cự thực tại trong tập truyện ngắn Đợi đến lượt
của Đinh Phương
4. Dự kiến bố cục của khóa luận
Chương 1: Giấc mơ như một cổ mẫu trong các tự sự dân gian, trung đại và
hiện đại ở Việt Nam
Chương 2: Sự kiến tạo không – thời gian giấc mơ trong tập truyện ngắn Đợi
đến lượt của Đinh Phương
Chương 3: Giấc mơ như sự kháng cự thực tại trong tập truyện ngắn Đợi đến
lượt của Đinh Phương

Kết cấu mê cung trong tập truyện ngắn Đợi đến lượt của Đinh Phương
Chương 1: Kết cấu mê cung như một đặc trưng trong nghệ thuật trần thuật của
truyện ngắn hiện đại Việt Nam
Sự thay đổi về cách kể: không tổ chức các sự kiện theo trật tự tuyến tính ở
một số tác giả Việt Nam hiện đại (Phạm Thị Hoài – Mê lộ)
Chương 2: Sự kiến tạo kết cấu mê cung trong truyện ngắn Đợi đến lượt của
Đinh Phương
2.1. Hệ thống nhân vật kiến tạo mê cung
2.2. Người kể chuyện và điểm nhìn mê cung
2.3. Cốt truyện mê cung
2.4. Không – thời gian mê cung
Chương 3: Kết cấu mê cung như là sự trình hiện nhận thức về đời sống đương
đại
3.1. Đời sống mất kết nối
3.2. Đời sống mất định hướng

You might also like