You are on page 1of 3

Bệnh nhân nữ (45 tuổi, Nam Định) nhập Viện Tim mạch Quốc gia trong tình trạng

tay đã bị tím
đen. Qua khai thác, bệnh nhân cho biết trong một lần đo calci từ “máy đo dạo” mật độ xương ở
bàn chân, cho kết quả chị bị loãng xương độ 3. Mặc dù chưa đi khám lại ở bệnh viện mà mới chỉ
nghe “tư vấn” từ người bán hàng, chị đã vội vàng mua thuốc bổ sung calci dạng tiêm và mời y
tá đến tiêm truyền tại nhà. Cuối cùng, các bác sĩ buộc phải tháo khớp cho bệnh nhân để tránh
hoại tử lan xa. (Nguồn: Báo sức khỏe đời sống, ngày 14/6/2019).

Câu hỏi:

1. Nêu vai trò sinh học của calci đối với cơ thể.

Trong cơ thể con người, canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể, 99% lượng canxi tồn tại
trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Calcium kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo
cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.

Calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, duy trì hoạt động của tim, chuyển hoá
của thế bào và quá trình đông máu.
Thúc đẩy quá trình dẫn truyền thần kinh, kích hoạt co giãn cơ bắp

Đối với trẻ nhỏ, Calcium sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường cho khả năng miễn dịch và tiêu diệt các
loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Đối với người trưởng thành, Calcium giúp xương chắc khỏe, giúp phòng ngừa loãng xương,
giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên
xương. Calcium còn cần thiết cho hoạt động của tim và sức khỏe thần kinh, tinh thần và trí nhớ
ổn định.

2. Giải thích tại sao tay bệnh nhân bị tím đen khi tiêm calci.

- Việc tự tiêm calci tại nhà gây nên những biến chứng nguy hiểm, BN đã bị mất cân bằng chuyển
hóa CALCI
-Calci bị lắng đọng ở những phần nhỏ nhất của tiểu động mạch gây nên những cục máu đông
nhỏ dẫn đến viêm nhiễm, viêm tắc mạch máu và hoại tử mô có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết
-Các cục máu đông có thể khiến các mô mỡ và da bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng

Nguồn ( calciphylasis )
3. Hãy trình bày các con đường bổ sung calci và những lưu ý.

Con đường bổ sung calci:

 Bổ sung canxi qua thực phẩm hàng ngày: Canxi thường có nhiều trong các thực phẩm
như các loại rau có màu xanh đậm, một số loại cá có xương mềm, ngũ cốc, trái cây, các
loại sữa, phô mai, sữa chua, sữa hạt…
 Bổ sung canxi qua thuốc bổ sung canxi: Canxi trong thuốc bổ sung canxi thường tồn
tại dưới 2 dạng là canxi vô cơ (muối Canxi Cacbonate) và canxi hữu cơ (muối Canxi
Citrate, Canxi Gluconate, Canxi Lactate.)g
 Bổ sung qua đường tiêm truyền: Calci Gluconat được xem là nguồn cung cấp ion
canxi, được sử dụng phổ biến trong các trường hợp hạ canxi huyết. Ngoài ra, thuốc cũng
giúp ngăn chặn tăng magie và kali trong máu, đồng thời được sử dụng cho bệnh nhân hạ
canxi huyết do ngộ độc ethylene glycol hoặc do nhiễm độc toàn thân nguyên nhân do
acid hydrofluoric.

Lưu ý:

 Không nên bổ sung canxi thông qua các chế phẩm làm từ vỏ hàu chưa qua tinh chế, bột
xương, dolomite hay san hô, bởi chúng có thể chứa chì hoặc các kim loại độc hại khác
như thủy ngân.
 Không được vượt quá liều lượng hàng ngày mà các chuyên gia đã khuyến cáo.
 Nếu bổ sung cùng sắt hay kẽm, kháng sinh levothyroxin hoặc tetracycline, hãy uống vài
giờ trước hay sau khi bổ sung canxi để tránh các tương tác thuốc tiêu cực.
 Cơ thể chỉ có thể hấp thụ tối đa khoảng 500 mg canxi nguyên tố tại một thời điểm nhất
định. Do vậy, nếu bạn cần bổ sung liều cao canxi từ 1000 – 1500mg / ngày thì tốt nhất
bạn nên chia thành 3 lần uống / ngày.
 Tránh bổ sung canxi vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh việc mất ngủ;
 Uống nhiều nước và tăng cường ăn các thực phẩm chất xơ để phòng ngừa tình trạng táo
bón gây ra do bổ sung calci;
 Không nên uống canxi cùng với sữa, cà phê, nước hoa quả, không bổ sung canxi cùng
với việc ăn đồ ăn quá mặn bởi có thể gây mất một lượng lớn canxi do tăng lượng thải
canxi qua nước tiểu.
 có thể bổ sung canxi sau bữa ăn sáng, trưa khoảng một tiếng đồng hồ. Cần lưu ý, không
nên bổ sung canxi vào buổi chiều hoặc tối, đặc biệt là sau 21 giờ tối.

4. Tại sao những người thiếu calci huyết dễ mắc nhiều bệnh?

 Nguyên nhân là do calci là nguyên tố có vai trò vô cùng quan trọng trong rất nhiều hoạt
động sống của cơ thể:
 Calci kết hợp với Phosphat dưới tác dụng của H. Calcitonin tiến hành quá trình
vôi hoá tạo xương
 Calci là 1 yếu tố đông máu (yếu tố IV) → hạn chế sự mất máu của cơ thể khi dính
vết thương
 Có vai trò trong hệ TK cơ tim → Duy trì nhịp tim và chu kỳ tim ổn định bình
thường
 Calci cũng có vai trò trong việc đáp ứng co cơ vân và cơ trơn → Đảm bảo cơ vân
và cơ trơn luôn hoạt động chính xác nhất
 Calci đóng vai trò trong việc tạo bóng xuất bào ở chùy Xinap → Vận chuyển các
chất truyền tin → giúp cơ thể đáp ứng với các tín hiệu thần kinh khác nhau
 Calci cũng là 1 chất truyền tin thứ cấp trong TB → giúp TB đáp ứng chính xác
với các tín hiệu ngoại bào
 Calci cũng có vai trò trong việc giải phóng 1 số các Hormon trong cơ thể (Insulin,
Glucagon, ….) → Cân bằng nội tiết trong cơ thể
 Calci cũng đóng vai trò là yếu tố LK các Protein Keratin → Cấu tạo nên sự mịn
màng của da

→ Do đó, khi bị thiếu hụt Calci huyết sẽ dễ gây ra nhiều bệnh khác nhau như:
 Loãng xương, xương dễ gãy
 Bệnh máu khó đông
 Nhịp tim bất bình thường → ảnh hưởng hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể
 Cơ vân co thắt nhanh, chuột rút
 Co cơ trơn đường hô hấp, khó thở
 Rối loạn nội tiết tố
 Khô da, nám da

5. Kể tên một số nguyên tố hóa học gây loãng xương (làm xương dễ gãy).

Protein: Đây là một chất quan trọng với cơ thể, xong khi ăn quá nhiều protein có thể làm giảm
canxi.

Uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu, cafe sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và làm giảm khả năng
sử dụng canxi của cơ thể.

Corticosteroid: Prednisone là một loại corticosteroid có thể gây mất xương rất mạnh.

Những bệnh nhân bị suy giáp hoặc cắt tuyến giáp phải sử dụng hormon tuyến giáp, khi sử dụng
quá nhiều có thể làm xương yếu đi.

You might also like