You are on page 1of 58

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

BỆNH DO MẤT CÂN ĐỐI VITAMIN TAN


TRONG DẦU (A, D, E, K)
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện MSSV
PGS.Ts. Nguyễn Nhựt Xuân Dung Quan Kim Vy M0319032
Nguyễn Thị Diệu Hiền M0319019
Nguyễn Đặng Bảo Ngọc M0319026
Đặt vấn đề

Vitamin tan trong dầu đóng vai trò cần


thiết giúp bảo vệ thị lực, phát triển xương,
hỗ trợ đông máu, thậm chí ngăn ngừa ung
thư.
Vitamin tan trong dầu là loại vitamin
được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô
mỡ cùng chất béo. Do đó, nếu cơ thể
không hấp thụ được chất béo thì sẽ bị
thiếu những vitamin này.
Tuy nhiên, khi dùng quá liều và kéo
dài sẽ gây độc tính, đặc biệt là vitamin A
và D.
Đặt vấn đề
VITAMIN A
VITAMIN A

Nguồn cung cấp tự nhiên


• Vitamin A không có trong mô thực vật
nhưng có ở dạng tiền chất được gọi là
Caroteneoids, 1 trong số các tiền vitamin
A thì beta-carotene có hoạt động mạnh
mẽ nhất.
• Có nhiều trong thực vật có màu vàng như
củ cà rốt, rau lá màu xanh, bắp vàng,...
• Các sản phẩm từ sữa, thịt, lòng đỏ trứng,
dầu cá, gan...
Trong số các nguồn cung cấp từ tự nhiên thì dầu cá và gan có chứa hàm
lượng vitamin A cao nhất và cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho con
người và động vật trước khi vitamin A được tổng hợp từ hóa học.
Dạng tổng hợp
Kể từ khi tổng hợp công nghiệp được phát triển vào năm 1949, dạng tổng hợp đã
trở thành nguồn cung cấp chính để đáp ứng yêu cầu của vật nuôi và con người.

Retinyl palmitate Retinyl acetate


Nhu cầu

• Các loài động vật khác nhau chuyển đổi β-carotene thành vitamin
A với mức độ hiệu quả khác nhau
• Nhu cầu vitamin A phải đủ để cung cấp cho sự tăng trưởng, sinh
sản và cho con bú, ngăn ngừa các dấu hiệu thiếu bệnh.
Nhu cầu (tt)

• Nhu cầu vitamin A ở người


Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, nam khoảng 5.000 IU (1.000 µg đương
lượng retinol), phụ nữ cần khoảng 4.000 IU/ngày (800 µg đương lượng
retinol).
• Nhu cầu vitamin A ở gia súc nhai lại
Việc bổ sung vitamin A có thể không cần thiết nếu trâu, bò được ăn cỏ
khô có chất lượng tốt, nhưng lại rất cần thiết khi khẩu phần ăn dựa trên
cơ sở các loại thức ăn thô chất lượng thấp như rơm rạ. Vì vậy nên bổ
sung thêm cho gia súc khoảng 10.000-15.000IU/con/ngày.
Nhu cầu (tt)

• Nhu cầu vitamin A ở heo


Theo NRC, 2012 khuyến nghị cần bổ sung khoảng 1.300-2.200 IU/kg
thức ăn khô tùy theo trọng lượng. Heo giai đoạn sinh sản là khoảng
2.000-4.000 IU/kg thức ăn khô tùy giai đoạn.
• Nhu cầu vitamin A ở gà thịt
Theo NRC,1994 khuyến nghị hàm lượng vitamin A cần ở gà thịt là 1.500
IU/kg thức ăn khô và ở gà mái đẻ là khoảng 1.420-1.500 IU/kg thức ăn
khô tùy độ tuổi.
Nhu cầu (tt)

• Nhu cầu vitamin A ở chó


Theo NRC (2006) đề xuất rằng nhu cầu vitamin A hằng ngày cho chó là
1.515/kg thức ăn.
• Nhu cầu vitamin A ở mèo
Không giống với các loài động vật khác, mèo có nhu cầu vitamin A cao
hơn so với kích thước cơ thể của chúng. Theo NRC, 2006 khuyến cáo
nên bổ sung khoảng 1.000µg retinol trên mỗi kg thức ăn cho mèo con và
cần tăng hàm lượng gấp đôi cho mèo lớn đặc biệt là trong giai đoạn
mang thai và cho con bú.
Bệnh do mất cân đối vitamin A

Khi bị thiếu hụt vitamin A vật nuôi sẽ thường xuyên mệt mỏi, bỏ ăn,
chậm phát triển, hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
như viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng da...
Vitamin A là thành phần cấu tạo và giúp màn nước mắt dính được vào
bề mặt giác mạc. Nếu cơ thể thiếu Vitamin A sẽ tăng sản sinh các tế bào
vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt
từ đó gây bệnh khô mắt (xerophthalmia).
Nguyên nhân

Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin A


• Do thức ăn.
• Do cơ thể vật nuôi không hấp thụ được vitamin A hoặc không cung cấp
đầy đủ hàm lượng nhu cầu.
Nguyên nhân bị khô mắt
Thiếu vitamin A mắt không tổng hợp và ổn định lớp mucin giúp nước
mắt dính chặt vào bề mặt giác mạc, đồng thời không thể hỗ trợ tổng hợp
chất nhờn trong mắt và thúc đẩy quá trình lành biểu mô. Từ đó các tế bào
biểu mô giác mạc và lớp mucin sẽ bị hư hỏng dẫn đến tình trạng mắt bị khô
và điều chỉnh thị lực kém.
Nguyên nhân vật nuôi bị triệu chứng quáng gà
Trong bóng tối vitamin A ở dạng cis-retinal kết hợp với opsin (là một
protein tạo nên sắc tố võng mạc rhodopsin) làm sắc tố ở võng mạc mắt
nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp, giúp mắt nhìn được trong điều
kiện thiếu ánh sáng. Khi tiếp xúc với ánh sáng, rhodopsin lại bị phân huỷ
cho opsin và trans-retinal, rồi trans-retinal vào máu để trở lại cis-retinol.
Do đó nếu cơ thể thiếu Vitamin A khả năng nhìn trong bóng tối giảm gây
bệnh quáng gà. Nếu không được điều trị kịp thời, khả năng bị mù lòa sẽ
rất cao.
Triệu chứng

Dấu hiệu lâm sàng tình trạng thiếu vitamin A là mất cảm giác ngon miệng, sụt cân
nghiêm trọng, rối loạn thị giác và biểu mô của hệ hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối
loạn vận động, cơ thể yếu ớt. Các biểu mô ở vị trí khác nhau trên khắp cở thể sẽ bị
keratin hóa khi thiếu vitamin A
Triệu chứng đặc trưng là mắt quáng gà, giảm thị lực, xuất hiện ghỉ màu trắng sữa
như bã đậu, tuyến lệ bị sừng hóa gây khô mắt quá mức, viêm kết mạc, xuất hiện vệt
bitot (là tế bào biểu mô kết mạc bị khô, dày lên, sừng hóa và bong vảy) hoặc giác mạc
bị khô.
Sự keratin hóa ở lớp niêm mạc phần trên hệ tiêu hóa làm ngăn chặn sự dẫn truyền
và hấp thu các chất dinh dưỡng làm cho cơ thể gầy gò yếu ớt đồng thời tăng cường tiết
dịch hoại tử.
Mắt gà bị tổn thương, mí mắt hóa sừng Gà ủ rủ, ốm yếu, gầy còm do thiếu vitamin A
Ngộ độc vitamin A

Chó trong giai đoạn chửa tiêu thụ nhiều vitamin A có thể sinh con
khuyết tật còn gọi là hở hàm ếch (cleft palate). Mèo nuôi quá nhiều gan
tươi tạo nên xương mới quanh khớp làm cho con vật đau và què.
Ở người nếu tiêu thụ quá nhiều vitamin A (liều gấp 10 lần khuyến cáo
trong nhiều tháng) sẽ gây ra hiện tượng nhức đầu, rụng lông, khô mắt, lơ
mơ, tiêu chảy, gan lách phình to, tăng áp lực nội sọ, xương yếu, đau, dễ
gãy. Triệu chứng sẽ hết nếu dừng tiêu thụ vitamin A.
Cơ chế gây ra triệu chứng quáng gà

Rhodopsin
opsin light

11-cis-retinal all-trans-retinal

in rods
in RPE

11-cis-retinol all-trans-retinol

in RPE all-trans-retinyl esters (in RPE)


Phòng bệnh

Bổ sung vitamin A trong khẩu


phần phù hợp với từng nhu cầu
khác nhau của vật nuôi.
Khi điều trị bệnh có sử dụng
kháng sinh cần phải bổ sung thêm
vitamin trong giai đoạn này để tăng
sức đề kháng đồng thời cũng tránh
tình trạng thiếu hụt vì trong giai
đoạn này nhu cầu sử dụng vitamin
sẽ cao hơn.
Điều trị

Dùng liều phòng bệnh tăng gấp 2-3 lần để điều trị và sử dụng liên tục
từ 3-5 ngày.
Khi dùng vitamin A liều cao cần chú ý biểu hiện của vật nuôi tránh
tình trạng ngộ độc.
2. VITAMIN D
- Vitamin D còn được gọi là calciferol, có 2 dạng:
+ Ergocalciferol (vitamin D2)
+ Cholecalciferol (vitamin D3)
- Vitamin D2 và D3 có tác dụng như nhau trong việc chống bệnh
còi xương, nhưng gia cầm chỉ sử dụng D3 có hiệu quả.
Chức năng

- Tăng cường khả năng hấp thu canxi


và phosphat ở đường ruột.
- Kiểm soát lượng canxi và phốt pho
được hấp thu hoặc giải phóng từ
xương.
- Tăng phản ứng sớm của hệ miễn
dịch
- Cải thiện chất lượng thịt và khả
năng sinh sản
Nguồn cung cấp

-Sự phân phối vitamin D2 và D3 (ergocalciferol và cholecalciferol) trong tự nhiên bị hạn chế.
-Nguồn vitamin D chính trong chế độ ăn của động vật trang trại là vitamin D2 (ergocalciferol) được
tạo ra bởi tác động của tia UV đối với trong thức ăn thô xanh
-Cây họ đậu hay được xử lí đúng cách để giữ lại hầu hết các lá và màu xanh của nó chứa một lượng
đáng kể hoạt động của vitamin D. Chẳng hạn, cỏ linh lăng sẽ dao động từ 650 đến 2.200 IU mỗi kg.
-Vitamin D tự nhiên thường có nguồn gốc từ các sản phẩm động vật. Cá nước mặn và các loại dầu
của chúng là nguồn vitamin D chính. Chất béo sữa chứa một lượng vitamin D khác nhau (5 đến 40 IU
trong sữa bò mỗi lít)
Nhu cầu dinh dưỡng

- Vitamin D không được xem như là một vitamin thiết yếu trong chế độ ăn, bởi vì
hầu hết động vật có vú đều có thể tự tổng hợp nó đủ cho cơ thể khi tiếp xúc với
ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, cũng như các vitamin khác, người ta đã phát hiện ra
sự thiếu hụt vitamin D trong khẩu phần ăn có thể gây ra bệnh, cụ thể là bệnh còi
xương
- Mức bổ sung khuyến cáo thông qua premix dao động từ 100 IU đến hơn 3,000
IU/ kg thức ăn, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và giai đoạn phát triển trong chu
kỳ sống ở mỗi loài động vật.
- Thú non và thú giống thường được cung cấp hàm lượng vitamin D cao hơn so
với vật nuôi trong giai đoạn vô béo đến lúc xuất thịt.
- Thú đực giống cũng có thể đạt được nhiều lợi ích nhờ hàm lượng bổ sung
vitamin D cao hơn.
Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu vitamin D cụ thể ở từng loài


-Bò thịt : 275 IU mỗi kg (1 IU vitamin D3 tương đương với 0.025 μg
cholecalciferol).
-bò sữa: 600 đến 864 IU mỗi kg
-Cừu: 148 đến 216 IU mỗi kg
-Tất cả các loại dê là 300 IU mỗi kg
-Gà: So với vitamin A, chỉ nên cung cấp vitamin D với tỷ lệ: D/A= 1/8 -
1/10, không nên cung cấp dư vitamin A và D (quá 25.000 IU/kg thức ăn
vitamin A; 5.000 IU/kg thức ăn vitamin D3)
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D

Gia cầm
Triệu chứng
- Ở gà con và gà giò
Gà đang lớn bỗng chựng lại và còi cọc trong vòng 2 tuần sau khi sử
dụng thức ăn thiếu vitamin D.
Mỏ và xương bị mềm nên ăn kém và gia cầm đi không vững hoặc có xu
hướng đứng bằng 2 đầu gối, run rẩy, xù lông.
Bệnh có thể phát 100% nếu hàm lượng vitamin D thiếu kéo dài trong
thức ăn. Bệnh kéo dài nếu có khỏi thì gia cầm bị dị tật cong chân.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D

- Ở gia cầm đẻ
Trứng đẻ vỏ mỏng kéo dài một thời gian sau chuyển sang đẻ non.
Tỷ lệ đẻ giảm. Thỉnh thoảng bị liệt nhưng qua khỏi nhanh sau khi đẻ
trứng không vỏ (đẻ non).
Gà bệnh đứng lù đù như "chim cánh cụt";
Bệnh kéo dài làm cho vỏ mềm, cựa mềm và xương dài ra. Xương ức
có thể cong và xương sườn bị đẩy về phía trước.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D

Bệnh tích
Xương ống, xương sườn và xương cánh rất mềm, dùng dao cắt dễ;
Xương sườn cong ở những chỗ nối với cột sống;
Mấu xương chày và xương đùi sưng và biến dạng và phát triển mô sụn;
Tuyến phó giáp trạng sưng to;
Ở gà mái đẻ: xương mềm, dễ bẻ gẫy.
Nhiều u nổi ở phần sụn sườn và xương ức có thể cong ở phần cuối.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D

Gia súc
- Trâu bò: xương bắt đầu dày lên và sưng xương. Khi bệnh tiến triển, chân
trước cong về phía trước hoặc sang một bên. Ở những động vật già bị thiếu
vitamin D (nhuyễn xương), xương trở nên yếu và dễ gãy xương, và liệt chi sau
có thể đi kèm với gãy xương đốt sống
- Bê
Hàm dưới trở nên dày và mềm, và trong trường hợp xấu nhất, bê gặp khó
khăn khi ăn.
Các khớp (đặc biệt là đầu gối và hông) trở nên sưng và cứng
Các giai đoạn tiến triển của bệnh được đánh dấu bằng độ cứng của dáng đi,
kéo chân sau, khó chịu, uốn ván, khó thở và thở nhanh, yếu, chán ăn và ngừng
tăng trưởng.
Con bê sinh ra từ những con mẹ thiếu vitamin D có thể chết sau khi sinh,
yếu hoặc bị biến dạng .
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D
- Bò sữa
Sản xuất sữa có thể bị giảm và động dục bị ức chế do thiếu vitamin D.
Các dấu hiệu thiếu vitamin D có thể nhìn thấy ở bò sữa tương tự như bệnh còi xương ở
bê (cứng ở các chi và khớp, sưng đau, đi lại khó khăn.
Đầu gối thường nhún về phía trước, cột sống và lưng thường trở nên cứng, cong và gù,
Bộ lông trở nên thô và xù xì.
Sốt sữa là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi hạ canxi máu ở bò sữa.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D

 Sốt sữa thường xảy ra trong vòng 72 giờ sau khi sinh
Biểu hiện bằng sự suy nhược toàn thân, dáng đi không ổn định, Đôi
mắt đờ đẫn và nhìn chằm chằm, đồng tử cố định và giãn ra, lâu dần sẽ dẫn
đến hôn mê và chết.
Có thể phòng ngừa một phần hiệu quả bằng cách cho ăn chế độ ăn ít
canxi và phốt pho trong vài tuần qua, sau đó là chế độ ăn nhiều canxi sau
khi sinh (Horst et al., 1994).
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin D

- Cừu và dê
Dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin D ở cừu và dê
tương tự như ở gia súc, bao gồm còi xương ở
động vật non và nhuyễn xương ở giai đoạn
đang phát triển
chân bị uốn cong, xảy ra ở những con cừu từ 7
đến 12 tháng tuổi
Những con cừu sơ sinh có thể nhận đủ vitamin
D từ mẹ của chúng để ngăn ngừa bệnh còi
xương.
Ngộ độc vitamin D

- Đối với hầu hết các loài, mức độ an toàn tối đa của vitamin D3 trong điều kiện nuôi dưỡng dài hạn
(hơn 60 ngày) gấp 4 đến 10 lần so với tiêu chuẩn.
Các nghiên cứu ở một số loài, chỉ ra rằng vitamin D3 độc hại gấp 10 đến 20 lần so với vitamin D2 khi
được cung cấp với số lượng vượt mức
Triệu chứng khi ngộ độc vitamin D:
-Viêm, thoái hóa tế bào và vôi hóa tiến triển ở các mô mềm
-Vôi hóa ảnh hưởng đến khớp, màng hoạt dịch, thận, cơ tim, phế nang phổi, tuyến cận giáp, tuyến tụy,

-Chán ăn, giảm cân, nhịp tim nhanh, trầm cảm, đa niệu, yếu cơ, đau khớp và cứng khớp, canxi máu
tăng và giảm nồng độ phosphate trong máu.
-Con sơ sinh yếu ớt hoặc không có khả năng đứng
-Độc tính vừa phải dẫn đến sự rụng lông chậm trễ của mùa đông; lông xù, khô; kém ăn và sản xuất sữa.
-Độc tính nghiêm trọng dẫn đến chảy mủ mắt, u vú mềm, thở khó khăn, nhanh chóng, đập thình thịch,
sốt, ketosis, chán ăn nghiêm trọng và tử vong.
3. VITAMIN E

Có 8 dạng Vit E trong tự nhiên, chi thành 2 nhóm nhỏ theo chuỗi cacbon “no
và chưa no”.
-Bốn loaị Vit E có chuỗi cacbon no là α, β, γ và δ tocopherol.
-Chuỗi cacbon chưa no cũng bao gồm α,β,γ,δ tocotrienol.
ÞTrong đó α-tocopherol là có hoạt tính sinh học cao nhất và được tìm thấy ở
nhiều loại thức ăn gia súc.
Chức năng

- Chức năng quan trọng nhất của Vit E là chống oxy hóa trong tế bào.
- Bổ sung ở mức cao có đáp ứng miễn dịch mạnh với sự gia tăng sức đề
kháng của gia cầm đối với các bệnh truyền nhiễm.
- Tối ưu hệ thống sinh sản, cơ bắp, tuần hoàn, thần linh và miễn dịch.
- Trực tiếp điều chỉnh quá trình tổng hợp DNA trong cơ và tủy xương,
tham gia trực tiếp cấu tạo các Acid nucleic để tổng hợp nên các acid
amin.
- Tăng trọng đối với gia súc non, tăng năng suất và chất lượng đối với
gia súc chữa đẻ, tăng khả năng kháng bệnh, chống mệt mõi, giải độc cho
cơ thể.
Mối quan hệ giữa Selenium và vitamin E
-Vitamin E và Se có mối quan hệ chặt chẽ trong các mô.
-Vitamin E có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các peroxide hydro từ các
axid béo.
-Se thì phá hủy các peroxide hydro.
=> Giảm lượng peroxide hydro trong mô bào, tức là giúp giảm các tác hại
của quá trình oxy hóa ở mức độ mô bào, ngăn ngừa một số bệnh về dinh
dưỡng.
Nguồn cung cấp

Thực liệu Hàm lượng


Vit E
(mg/100g)
Dầu mầm lúa mì
215,4
Dầu hướng dương
55,8
Dầu phộng
17,2
Dầu ôliu
12
Đậu Phộng
9
Cám Mịn
2,4
Bắp
Vitamin E phổ biến trong tự nhiên, với nguồn phong phú 2
nhất là dầu thực vật, các sản phẩm ngũ cốc có chứa các loại Măng tây
1,5
dầu, trứng, gan, các loại đậu và nói chung, thực vật xanh. Yến mạch
Trong tự nhiên, sự tổng hợp vitamin E là một chức năng 1,5

của thực vật và do đó, các sản phẩm của chúng là nguồn
chính
Nhu cầu vitamin E

- Các nhu cầu về Vit E rất khó xác định do mối quan hệ qua lại với
các yếu tố dinh dưỡng khác
- Yếu tố quyết định quan trọng nhất của nhu cầu vitamin E là nồng
độ axit béo không bão hòa. Một chế độ ăn có chứa nhiều dầu cá có
thể làm tăng gấp ba đến bốn lần nhu cầu hàng ngày đối với alpha-
tocopherol
- Lượng vitamin E cần thiết để duy trì sự tăng trưởng và sinh sản đầy
đủ sẽ không nhất thiết đủ để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu.
Nhu cầu vitamin E

Nhu cầu vitamin E cụ thể ở từng loài


- Chuột:
15 IU/kg thức ăn ngăn ngừa bất thường cơ bắp
50 IU/kg ngăn chặn sự phá vỡ tế bào hồng cầu,
200 IU/kg kích thích tế bào lympho tối đa
- Heo: 150IU/kg kích thích hoạt động lysozyme cao hơn và tỷ lệ ly giải nấm men cao hơn
- Gà: dao động từ 5 đến 25 IU/kg
Gà sinh trưởng và gà đẻ: 5 IU/kg
Gà tây và chim cút Nhật có nhu cầu cao nhất là 25 IU/k
- Chó: 30 mg/ kg
- Mèo:
Mèo con sau khi cai sữa và mèo đang phát triển: 38mg/kg
Mèo ở tuổi thai muộn và cho con bú: 31 mg/kg
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin E

•Gia cầm
-Sự thiếu vitamin E trong thức ăn làm cho gà bị “điên”
-Biểu hiện cổ và đầu bị ngoẹo, chân cong và mềm, đi đứng khó khăn bị lăn ngã
-Bệnh tích: não bị tụ huyết, tích nước. Thành dạ dày tuyến bị xuất huyết, có nhiều hạt trắng quanh hầu
-Gà con dưới 4 tháng tuổi có thể bị teo bắp thịt
-Gia cầm đẻ: năng suất trứng giảm, đề kháng giảm, lòng đỏ nhạt, phôi chết,
-Gà trống bị thối hóa tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng giảm, đạp mái kém.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin E
Gia súc
Bệnh loạn dưỡng cơ
-Xảy ra ở heo con có thể trạng tốt, bệnh khởi phát đột ngột,
chết
-Khi bệnh kéo dài có biểu hiện chân sau rất cứng, cong và khó
đứng. Thường ngồi xổm, không ngủ được.
-Lợn con riêng lẻ biểu hiện các triệu chứng thần kinh như
chuyển động vòng tròn và nghiêng đầu sang một bên. Khó thở,
trụy tim và cuối cùng là tử vong.
-Phổ biến hơn ở lợn con có ngoại hình phát triển tốt, thường
không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện trong một
khoảng thời gian ngắn, la hét, sau đó co giật và tử vong.
-Gia súc mắc bệnh kéo dài hơn một chút có các triệu chứng như
trầm cảm, chán ăn, không muốn vận động thường nằm.
-Nhịp tim nhanh, không đều, khó thở và da cổ, ngực, bụng và
tay chân có màu tím tái, và đôi khi có thể nhìn thấy phù nề mí
mắt thường chết vì suy tim.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin E

Chó mèo
Bệnh loãn dưỡng cơ
-Trường hợp thiếu hụt vitamin E trên chó nhìn chung, thần kinh cơ
bắp, mạch máu và hệ thống sinh dục là bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
-Thoái hóa cơ xương dẫn đến sự suy nhược cơ, sự thoái hóa biểu mô
tinh hoàn và mất khả năng sinh tinh trùng, sảy thai, thai nhỏ và chết
non kèm theo sắc tố nâu trên bề mặt ( Lipofuscinosis) của cơ trơn dạ
dày
Bệnh trên da
-Thiếu hụt vitamin E có thể làm giảm hệ miễn dịch cuả con vật,
khiến chúng nhạy cảm hơn với demodex
-Ngoài ra còn gây thoái hóa keratin hóa, nổi ban đỏ và viêm da có
mủ.
Bệnh xảy ra do thiếu hụt vitamin E

Mèo
Bệnh viêm gan – nhiễm mỡ hoặc “ bệnh mỡ vàng”
-Là hệ quả của ăn thức ăn chứa nhiều acid béo không bảo
hòa
-Xúc giác trở nên cực kì nhạy cảm, kèm theo sốt, và tăng
bạch cầu – chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính và bạch
cầu ái toan.
-Chán ăn, xụt cân, lù đù hoặc rối loạn chức năng thần kinh –
co cơ, lông cứng và đặc trưng là sờ thấy khối u dưới da.
-Trong mỡ cho thấy có sự xâm nhiễm của bạch cầu trung
tính, và bạch cầu đơn nhân. Số lượng bạch cầu thường tăng
(24.000 đến 70.000 mg mõi ml), chủ yếu là bạch cầu trúng
tính và phản ánh mức độ hoại tử chất béo.
Ngộ độc vitamin E

 Vitamin E có biên độ an toàn cao ở động vật và có rất ít thông


tin để cân nhắc độc tính cho chó và mèo.

 So với vitamin A và vitamin D, cả nghiên cứu cấp tính và mãn


tính với động vật đều cho thấy vitamin E tương đối không độc
hại, nhưng không hoàn toàn không có tác dụng không mong
muốn
VITAMIN K
Nguồn cung cấp: Có hai nguồn cung cấp chính, bên trong và bên ngoài.
 Bên trong: Tổng hợp vitamin K2 bởi vi khuẩn
đường ruột ở ruột non và ruột già đả bào từ
50-70% nhu cầu.
 Bên ngoài: Trong thực phẩm hàng ngày
Vitamin K có nhiều trong rau xanh và trong một
số cây họ cải bắp… Vitamin K còn có trong cám
láu mì, ngủ cốc… và một số loại trái cây.
- Ở động vật, vitamin K có trong thịt, sữa bò…
và một số sàn phẩm hàng ngày khác như trứng.
Dạng tổng hợp
Nhu cầu

 Nhu cầu vitamin K ở động vật có vú được đáp ứng bằng sự kết hợp
giữa chế độ ăn uống và sinh tổng hợp vi sinh vật trong ruột, có thể liên
quan đến các vi sinh vật đường ruột.

 Nhu cầu vitamin K có thể được thay đổi theo độ tuổi, giới tính, giống,
yếu tố kháng vitamin K, tình trạng bệnh và bất kỳ tình trạng nào ảnh
hưởng đến sự hấp thụ lipid hoặc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột.
Triệu chứng

 Dấu hiệu lâm sàng chính của thiếu


vitamin K ở tất cả các loài là suy giảm
đông máu.

 Các dấu hiệu lâm sàng khác như


chảy máu mũi, hay đi tiểu, máu khó
đông do thiếu lượng prothombin, tăng
thời gian đông máu và xuất huyết.
Chảy máu mũi khi thiếu vitamin k
 Ở gà, triệu chứng thiếu vitamin K
là chứng thiếu máu và chậm thời
gian đông máu, nếu thiếu vitamin K
sẽ làm chậm thời gian đông huyết và
có thể chết khi bị thương tích.

Thiếu vitamin k cánh gà bị xuất huyết.


 Khi thiếu vitamin K có thể dẫn đến
rối loạn ở ruột (tắt nghẽn ống dẫn
mật). Ở mức độ nghiêm trọng có thể
dẫn đến những nguy cơ như hóa vô
sụn, ảnh hưởng đến quá trình phát
triển xương, sự lắng đọng các muối
canxi trong thành mạch máu.
Dễ bầm tím là một trong các triệu
chứng thiếu vitamin K trong cơ thể.
Nguyên nhân

 Cơ thể chỉ rơi vào tình huống thiếu sinh tố K trong trường hợp môi trường vi sinh
trên đường ruột bị xáo trộn, chẳng hạn do dùng thuốc trụ sinh lâu ngày và không
nhớ bổ túc nguồn sinh tố K.
 Bình thường vitamin K được hấp thu từ ruột, qua hệ thống tĩnh mạch cửa để vào
gan tham gia quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu nêu trên. Nếu có nguyên
nhân nào đó cản trở hệ thống tĩnh mạch cửa thì có thể gây giảm vitamin K.
 Thiếu vitamin K thường xảy ra thứ phát sau các tình trạng khác như bệnh kém
hấp thu (bệnh viêm ruột), ăn phải chất đối kháng đông máu, phá hủy hệ vi sinh
đường ruột bằng liệu pháp kháng sinh (sulfonamid và kháng sinh bẩm sinh).
 Thiếu vitamin K có thể là do thiếu hụt chế độ ăn uống, thiếu tổng hợp vi khuẩn
trong ruột, hấp thu không đủ hoặc không có khả năng sử dụng vitamin K.
Phòng bệnh và Điều trị

 Để phòng ngừa thiếu vitamin K và để đảm bảo dinh dưỡng vitamin


K thích hợp, việc bổ sung cả hai nguồn thực phẩm và thuốc cho vật
nuôi là điều nên làm.

 Khi nghi ngờ thiếu vitamin K, người ta có thể kiểm tra tỷ lệ


prothombin, tính bằng phần trăm so với mức độ hoàn loãng của huyết
tương. Giá trị bình thường là trên hay bằng 70%.
 Đối với chó, có thể cung cấp 22 μg menadione/kg trọng lượng
cơ thể hàng ngày để duy trì và 44 μg/kg trọng lượng cơ thể
trong quá trình tăng trưởng.
 Đối với mèo, mức bổ sung là 100 μg/kg và ít nhất 1 mg mỗi
kg khuyến nghị tối thiểu 0,1 mg mỗi kg vitamin K cho thức
ăn cho mèo.
 Ở gà, menadione được phối trộn khẩu phần với liều 1-4mg/kg
thức ăn. Nếu có biểu hiện thiếu thì tăng liều gấp đôi.
KẾT LUẬN

 Vitamin rất cần thiết, nó có tác dụng duy trì các quá trình chuyển hóa bảo
đảm sự hoạt động bình thường của cơ thể.
 Cũng như các loại thuốc khác, vitamin là con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng bừa
bãi, nó có thể gây ra những tác hại đối với cơ thể chúng ta. Vitamin tan trong
dầu hấp thu cùng với các chất mỡ, vì vậy khi cơ thể không hấp thu được mỡ thì
không hấp thu được những vitamin này. Quá trình hấp thu đòi hỏi phải có acid
mật làm chất nhũ hóa vì mỡ không tan được trong máu, để thuốc hấp thu tốt thì
nên uống trong hoặc sau bữa ăn.
 Khi dùng quá liều, các vitamin này không thải trừ hết qua thận mà tích lũy
chủ yếu ở gan và mô mỡ, do đó khi dùng liều cao và kéo dài sẽ gây độc tính,
đặc biệt là vitamin A và D.
Bổ sung vitamin tan trong dầu:

 Có chế độ ăn cân đối đảm bảo chất lượng


thì không nhất thiết phải bổ sung dưới
dạng thuốc. Khi thiếu vitamin nhẹ có thể
điều trị bằng cách ăn các thực phẩm có
chứa nhiều vitamin.

 Việc bổ sung vitamin dưới dạng thuốc chỉ


khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường
hợp chưa có điều kiện thay đổi chế độ ăn.
Thừa vitamin tan trong dầu – điều gì sẽ xảy ra?

 Nhóm vitamin tan trong dầu có thể gây ra tình trạng thừa vitamin
nếu lạm dụng thuốc, ngoài ra gặp trong một số ít trường hợp thừa
vitamin cấp tính do ăn loại thức ăn có chứa lượng lớn vitamin tan
trong dầu, ví dụ như ăn gan gấu trắng, gan cá thu...

 Khi lượng vitamin dư thừa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ
độc thuốc, tùy thuộc vào loại vitamin dư thừa mà có các biểu hiện
lâm sàng khác nhau.

You might also like