You are on page 1of 32

BÀI GIẢNG

HÓA VÔ CƠ
Bài 10: Nguyên tố vi lượng

CBGD: 1.Ths Nguyễn Thị Hương


2.Ths Nguyễn Thị Cúc
3.Ths Nguyễn Quang Thành
Mục tiêu :Vận dụng kiến thức về hóa vô cơ để giải thích được
tác dụng của các chất vi lượng (Ca, Zn, Cu, Fe) đối với cơ thể
con người
Thời lượng giảng: 2 tiết
I. Canxi

I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý


- Ký hiệu hóa học : Ca (Calcium)
- Số hiệu nguyên tử 20.
- Khối lượng nguyên tử 40
- Khối lượng riêng: 1,55g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 8390C
- Là kim loại màu trắng bạc, mềm (cứng hơn Pb ).
- Dẫn điện và nhiệt rất cao
II. Tính chất hóa học
- Ca là một kim loại mạnh, có thế điện cực rất nhỏ (-2,868)
- Để ngoài không khí Ca nhanh chóng hình thành một lớp áo oxít
CaO và nitrit Ca3N2 màu trắng xám.
- Ca cháy trong không khí cho ngọn lửa cam-đỏ có độ chói cao.
- Ca phản ứng với mạnh với nước tạo khí hydro với tốc độ nhanh
đến mức có thể nhận biết được
- Các muối của canxi không màu , tan khá trong nước ngoại trừ
canxi hydroxit, canxi sulfat, canxi carbonat và canxi phốt phát.
Khi ở trong dung dịch, Ion canxi cho nhiều vị giác ấn tượng như
mặn, chua, trơn.
III. Trạng thái tự nhiên
3.1. Trọng lượng vỏ Trái Đất: Canxi chiếm 4,2% ( nhiều thứ 5
sau oxy, silic, nhôm và sắt
3.2. Trong cơ thể con người
- Canxi là nguyên tố nhiều thứ 5(sau oxy, carbon, hydro và nitơ),
- là nguyên tố kim loại có nhiều nhất (chiếm 1,5-2% trọng lượng
cơ thể), trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân,
móng tay, 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch
ngoài tế bào. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion
Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là
albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat,
carbonat.
IV . Vai trò của Ca tới sức khỏe con người
4.1 Vai trò của canxi đối với xương
- Canxi luôn có chế độ tự tiêu hao. Canxi trong xương phải
chuyển một phần cho máu
-Ở người lớn, khi xương thiếu Canxi sẽ gây nên tình trạng mất
xương, loãng xương mà hậu quả là đau nhức, vận động khó khăn,
gãy xương khó hồi phục, dẫn tới tàn phế và tử vong sớm
-Trẻ em khi thiếu Canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn,
còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất
lượng răng kém, và bị sâu răng. Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16
tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi.
4.2.Vai trò của canxi trong hệ thống miễn dịch
-Canxi đảm nhiệm vai trò chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch
chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể gây bệnh một
cách sớm nhất.
-Canxi giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao
vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của bạch cầu.
- bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho
cơ thể
4.3 Vai trò của canxi trong hệ thần kinh:
- Canxi đóng vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi
cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế,
công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị
suy giảm.
-Trẻ nhỏ thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật
mình hay quấy khóc, dễ cáu gắt, rối loạn chức năng hoạt động,
không tập trung tinh thần.
-Người cao tuổi thiếu canxi thường có biểu hiện như hay nhớ hay
quên, tinh thần không ổn định, thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ li
bì, hay lo lắng, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu hoặc đau nửa đầu,
tính tình thay đổi thất thường.
4.4.Vai trò của canxi trong cơ bắp
- Canxi đóng vai trò quan trong hoạt động co giãn của cơ bắp.
Thiếu Canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém.
-Biểu hiện ở cơ tim: làm cho tim đập yếu, chức năng vận chuyển
máu kém, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tim hồi
hộp, thở dốc, vã mồ hôi.
-Biểu hiện ở cơ trơn: suy giảm chức năng tiêu hóa: chán ăn, đầy
bụng, táo bón, hoặc ỉa lỏng. Sản phụ sau khi sinh nở tử cung co
bóp chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non, người già mắc tật đái dầm
-Biểu hiện ở cơ bắp là: yếu sức, luôn cảm thấy tay chân mỏi mệt
rã rời, thể lực suy nhược…
4.5. Vai trò của Canxi cho phụ nữ mang thai
- Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành xương và
răng giúp cho thai nhi phát triển toàn diện mà vẫn đảm bảo toàn
vẹn bộ xương cho người mẹ. Trong trường hợp thai phụ thiếu
canxi do cơ thể không hấp thu đủ hoặc do lượng đưa vào ít thì
lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn,
dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Canxi còn có vai
trò giúp cho sự co cơ, tạo nhịp đập của tim, sự đông máu và giúp
hệ thần kinh gửi đi các thông tin.
*những tác hại của việc dư thừa canxi trong cơ thể:
-Tăng canxi huyết: Tăng canxi huyết là tình trạng có quá nhiều canxi
trong máu. Điều này có thể xảy ra do hoạt động bất thường của tuyến
cận giáp - tuyến kiểm soát lượng canxi trong máu.
- Hình thành Apatit: Khi lượng canxi tăng trong cơ thể, nó sẽ liên kết
với phosphat để hình thành apatit, hay canxi phosphat. Apatit là một
trong những chất rắn nhất khiến cho xương trở nên cứng, giòn và dễ
gãy.
- Giảm hấp thu magiê:
- Vôi hóa xương: trạng thái cân bằng giữa tạo xương mới và tiêu
xương cũ bị xáo trộn. Quá trình tiêu xương cũ không thể thực hiện
đúng cách và do vậy xương trở nên cứng hơn, kém linh hoạt hơn và dễ
bị gãy.
-Gãy xương do thiếu vitamin D: vitamin D cho phép hấp thu tốt
canxi. thiếu vitamin D gây ra tình trạng mềm xương và kết quả là dẫn
đến còi xương.
-Đau trong khớp: Dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây ra nhiều rối
loạn khác trong hệ xương như đau xương và khớp, giảm chiều cao, biến
dạng cột sống và gù.
V. Thực phẩm chứa nhiều Canxi
Nhóm cá: Cá chạch. ...
Nhóm hạt gia vị: Vừng (mè) ...
Nhóm ngũ cốc: Bột yến mạch. ...
Nhóm hạt đậu: Đậu phụ ...
Các loại hạt: Hạnh nhân. ...
Nhóm đậu đỗ: Đậu cô-ve. ...
Nhóm đồ uống: Sữa, phomai, sữa chua
Nhóm rau: Cải xoăn, các loại rau có lá xanh sẫm
B. Kẽm

I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý


Ký hiệu hóa học : Zn (Calcium)
Số hiệu nguyên tử 30.
- Cấu hình electron nguyên tử: [Ar]3d104s2
- Khối lượng nguyên tử 65
• Khối lượng riêng: 7,13g/cm3
• Nhiệt độ nóng chảy: 419,50C
• Nhiệt độ sôi: 9060C
• Zn là kim loại có màu lam nhạt, giòn ở nhiệt độ phòng, dẻo ở nhiệt
độ 100 – 1500C , giòn trở lại ở nhiệt độ trên 2000C
• . Dẫn điện và nhiệt rất cao
II. Tính chất hóa học : tính khử mạnh, thế điện cực = - 0,76V
- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.
2Zn + O2 → 2ZnO
Zn + Cl2 → ZnCl2
- Ở điều kiện thường, Zn bị oxi hóa trong không khí hình thành
lớp oxit bền bảo vệ ngăn không cho phản ứng tiếp tục xảy ra.
- Tác dụng với axit
Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH,
Ca(OH)2....
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
3. Trạng thái tự nhiên
3.1 Trọng lượng vỏ Trái Đất - Là nguyên tố phổ biến thứ
24 ,kẽm chiếm khoảng 75 ppm (0,0075%) trong vỏ Trái Đất,
chủ yếu ở dạng quặng và khoáng chất
3.2 Trong cơ thể con người : người trưởng thành chứa
khoảng 2,5g Zn, 30% lượng này ở trong xương, 60% trong
các cơ bắp, nhưng tập trung nhiều nhất ở mắt, tuyến tiền liệt,
thận, gan, tụy, tóc và huyết thanh của máu (có khoảng
0,9mg/l). Trong thời gian mang thai, nồng độ Zn trong máu
người mẹ có khi giảm sút tới 50% vì đã truyền sang thai.
IV . Ảnh hưởng của kẽm tới sức khỏe con người
- Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào, tác động đến hầu
hết các quá trình sinh học trong cơ thể, có trong thành phần của
hơn 80 loại enzym
- Kẽm tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid
nucleic và protein
-Kẽm có độ tập trung cao trong não, đặc biệt là vùng hải mã
(hippocampus-một trung tâm trí nhớ và học tập trong não), vỏ
não, bó sợi rêu. Nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh, có thể
dẫn đến nhiều loại rối loạn thần kinh và có thể là yếu tố góp phần
phát sinh bệnh tâm thần phân liệt.
- kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có
trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận,
tuyến sinh dục...).
- Kẽm có vai trò làm giảm độc tính Al, As, Cd... tăng cường khả
năng miễn dịch khi thiếu kẽm, nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh
nhân sẽ tăng lên.
- Kẽm giúp cơ thể sản sinh testosterone tự nhiên, bổ sung
kẽm ngăn ngừa sự ức chế nồng độ testosterone.
- Zn là chất có tác dụng hấp thu và chuyển hóa các nguyên
tố khác cần thiết cho sự sống như Cu, Ca, Mn, Mg...
Thiếu kẽm có thể gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ, chức năng
miễn dịch bị suy yếu và mất cảm giác ngon miệng, có thể bị
rụng tóc, tổn thương da và mắt, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc
ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục như liệt dương và thiểu
năng sinh dục ở nam giới, giảm cân, khả năng phục hồi vết
thương chậm, hương vị và mùi bất thường, thường xuyên
rơi vào trạng thái hôn mê.
Sự thừa kẽm
- Đắng miệng thường xuyên thường xuyên, dẫn đến mất vị giác,
ăn không ngon miệng…
- Buồn nôn diễn ra quá thường xuyên
- Những vấn đề về tiêu hóa: tiêu chảy hay táo bón
- Triệu chứng chuột rút thường xuyên
- Đau dạ dày: dạ dày là bộ phận chứa cũng như xử lí lượng kẽm
dư thừa, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương.
- Cảm giác như có kim loại trong miệng
V. Thực phẩm chứa Kẽm: Không nên hấp thụ quá 35mg
kẽm mỗi ngày
- Chất làm tăng hấp thu Zn: Vitamin C.
-Chất làm giảm tỷ lệ hấp thu Zn.
+Phytat (có trong tất cả loại hạt ăn được, ngũ cốc, cây họ
đậu, và quả hạch…)
+Sắt vô cơ, sắt hem
+Ca làm tăng bài tiết Zn
- Hải sản là một trong những nguồn cung cấp kẽm dồi dào,
nhất là hàu
- thịt đỏ, thịt gia cầm, ngũ cốc. đậu nướng, đậu xanh, các
loại hạt và các sản phẩm từ sữa cung cấp một lượng vừa
phải của kẽm
C. Đồng

I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý


- Ký hiệu hóa học : Cu (Cuprum)
- Số hiệu nguyên tử 29.
- Khối lượng nguyên tử 64
- Khối lượng riêng: 8,92g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 10830C
- Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
- Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn Ag).
II. Tính chất hóa học
- Cu có số oxi hóa +2 đặc trưng hơn +1
- Tác dụng với oxi: khi nung ở điều kiện thiếu không khí sẽ tạo
Cu2O màu đỏ gạch, nếu dư không khí sẽ tạo CuO màu đen
4CuO → 2Cu2O + O2
- Trong không khí ẩm có chứa CO2 thì Cu bị bao phủ lớp mỏng
màu xanh của cacbonat bazơ Cu2(OH)2CO3
- Do thế điện cực >0 nên Cu không đẩy được H+ của dung dịch
axit
- Muối Cu2+trong dung dịch nước có màu xanh lam đặc trưng của
Ion Hyđrat [Cu(H2O)4]2+ . Khi đun nóng để loại hết nước thì
muối trở nên không màu.
- Ion Cu2+ tạo phức mạnh có số phối trí 4 như [Cu(H2O)4]2+ ;
[Cu(NH3)4]2+...
- Cu có khả năng tạo ra phức chất. Trong dung dịch lỏng, Cu(II)
tồn tại ở dạng [Cu(H2O)6]2+. Khi thêm dung dịch NaOH
[Cu(H2O)6]2+ + 2OH− → Cu(H2O)4(OH)2
Dung dịch amoniac cũng tạo kết tủa tương tự. Khi thêm lượng
amoniac dư, kết tủa này tan:
Cu(H2O)4(OH)2+ 4NH3 → [Cu(H2O)2(NH3)4]2++2H2O+ 2OH−
- Các Ion Cu(II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm
chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ.
III. Trạng thái tự nhiên
3.1 Trọng lượng vỏ Trái Đất
- tổng lượng đồng trên Trái Đất là rất lớn, khoảng 1014tấn ở
dạngđồng tự nhiên hoặc khoáng chất (CuFeS2, Cu2S…)
3.2 Trong cơ thể con người : Tổng lượng Cu trong cơ thể
khoảng 100mg tích lũy chủ yếu ở gan và não. Cơ thể người
trưởng thành chứa khoảng 1,4 đến 2,1 mg đồng trên mỗi kg cân
nặng.
IV . Ảnh hưởng của Cu tới sức khỏe con người
-Cu thúc đẩy sự tạo máu, làm cho hồng cầu non mau trưởng
thành, tăng cường tác dụng sinh lý của Fe. Cu có mặt trong các
sắc tố hô hấp hemoglobin, điều chỉnh chuyển hóa protit, lipit,
gluxit, điều chỉnh hấp thu và phân bố các Vitamin A,C,E,D do đó
tăng sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm độc, nhiễm trùng…
- Khi nồng độ Cu cao hơn mức cho phép mà không đào thải được
sẽ tích tụ trong gan và não gây ngộ độc phát sinh bệnh thần kinh,
gan, tâm thần… Nhiễm độc Cu bao gồm các triệu chứng như :
tiêu chảy đi phân xanh có màu xanh và nước bọt, tan, máu cấp
tính, và các bất thường về chức năng của thận.
- Khi nồng độ Cu quá thấp, cơ thể phát triển không bình thường,
đặc biệt là với trẻ em.
V. Thức ăn chứa nhiều Cu: Hàm lượng Cu khuyến nghị
hàng ngày là 900 mcg/ngày
-Hàu: Ăn 10g hàu chế biến có thể cung cấp cho bạn khoảng
720 mcg Cu.
-Các loại thịt như thịt lợn, gan bò, gà tây và gà. 100 g thịt bò
chứa 14,3 mg Cu và thịt lợn chứa 0,7 mg Cu, gan gà chứa
7mg Cu.
-Nấm: 100g nấm cung cấp 5,3 mg Cu
-Đậu xanh: 100g đậu xanh chín chứa 350 mcg Cu
-Hạt vừng: 100g hạt đồng cung cấp 4,1mg Cu
- Các loại hạt: 100g hạt điều, hạt dẻ và quả óc chó cung cấp
2mg Cu.
-Hạt thì là Ai Cập: 100g hạt thì là chứa 900 mcg Cu.
D. Sắt

I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý


- Ký hiệu hóa học : Fe (Ferrum)
- Số hiệu nguyên tử 26.
- Khối lượng nguyên tử 56
- Khối lượng riêng: 7,86g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 15400C
- Fe có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (8000C) Fe mất từ tính
- Là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo
sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém Cu và Al.
II. Tính chất hóa học
- Fe có số oxi hóa +2 và +3
- Ở 5000C Fe tác dụng với oxi tạo thành Fe3O4, ở nhiệt độ
cao hơn sẽ tạo ra Fe2O3
- Trong không khí ẩm tạo thành Fe2O3.nH2O do sự ăn mòn
điện hóa
- Do thế điện cực < 0 nên Fe đẩy được H+ của dung dịch axit
nhưng ở nhiệt độ thường Fe không phản ứng với nước
- Muối Fe2+ không màu , muối của axit mạnh dễ tan trong
nước, muối của axit yếu thường khó tan
- Muối Fe3+ màu vàng nâu
- Ion Fe tạo phức mạnh có số phối trí 4 ,6 như [Fe (CN)6]3- ;
[Fe (CN)6]4-...
III. Trạng thái tự nhiên
3.1 Trọng lượng vỏ Trái Đất: Fe chiếm 5% ( nhiều thứ 4 sau
oxy, silic, nhôm ). Có ở trong đất và khoáng chất ở vỏ trái đất,
nguồn nước, cơ thể sinh vật…
3.2 Trong cơ thể con người: 70% lượng Fe trong hemoglobin,
Fe là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme,
IV . Vai trò của Fe tới sức khỏe con người
Fe là một vi chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con
người. Fe được tìm thấy trong hemoglobin - chất có mặt
trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có
vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ
thể. Fe cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và
enzyme, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng
khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP. Fe cũng là thành
phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ
oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất
dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.
4.1 Hậu quả của việc thiếu Fe
- Nếu thiếu Fe dễ dẫn đến thiếu máu,
- Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị
giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp,
não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy
tim, trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, --- Biểu hiện của thiếu máu
thiếu Fe là da xanh, niêm mạc nhợt ( đặc biệt là niêm mạc
mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ
biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ biếng ăn chậm lớn, còi
cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ
-Thiếu Fe là nguy cơ hấp thu Pb từ đường tiêu hóa sẽ cao,
gây ra ngộ độc Pb
4.2 Hậu quả của việc dư Fe: dư Fe gây ra cho cơ thể.
-Bệnh tim: Fe dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim, dẫn đến
suy tim hoặc loạn nhịp tim, gây trở ngại cho việc bơm máu và
làm gián đoạn sự lưu thông máu.
-Tổn thương gan: Fe dư tạo áp lực lên gan và thúc đẩy nhanh quá
trình oxy hóa của các mô gan, làm tổn hại đến nội tạng và hình
thành sẹo ở mô gan
- Kháng insulin: khi lượng chất Fe dư thừa tích tụ trong tuyến tụy
sẽ gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong
máu tăng cao.
- Loãng xương: lượng Fe dư thừa có thể gây ra tình trạng mất cân
bằng trong quá trình oxy hóa và chống oxy hóa liên quan đến
việc hình thành xương và hấp thu Ca của xương.
- Bệnh Parkinson: nếu dư Fe sẽ gây tổn hại cho các tế bào thần
kinh, có thể dẫn đến thoái hóa thần kinh
V. Thức ăn chứa nhiều Fe
- Động vật thân mềm: Trai, sò, hàu ,bạch
- Gan gà, lợn, bò, cừu.
- Hạt bí xanh và bí đỏ, hạt điều, hạt thông, đậu …
-Thịt bò và cừu (Phần thăn):
-Ngũ cốc nguyên hạt hoặc dạng cám
-Rau có lá màu xanh đậm: rau chân vịt, cải xoăn…
-Sô cô la đen và bột ca cao
- Đậu phụ

You might also like