You are on page 1of 7

BÀI GIẢNG HÓA VÔ CƠ

Bài 10: Độc chất


Mục tiêu : Vận dụng kiến thức về hóa vô cơ để giải thích được tác hại của các
hợp chất vô cơ (As, Pb, Hg ) khi xâm nhập vào cơ thể
------------------------------------------------------------------------------------------------

A. Asen
I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý
- Ký hiệu hóa học : As (Arsenic)
- Số hiệu nguyên tử: 33.
- Khối lượng nguyên tử: 75
3
- Khối lượng riêng: 5,78g/cm
- Nhiệt độ nóng chảy: 816℃
- Là á kim màu đen và xám
- Dẫn điện và nhiệt, giòn dễ nghiền thành bột
II. Tính chất hóa học
- As tham gia pứ với Oxi khi đun nóng:
4As + 3O →2 As O
2 2 3
As O + O → As O
2 3 2 2 5
As O được gọi là thạch tín, rất độc, là chất kết tinh, không màu, không mùi,
2 3
hút ẩm
As O + 3H O → 2H AsO
2 3 2 3 3
Axit Asenơ là axit yếu, tan trong nước
As O + 3H O → 2H AsO
2 5 2 3 4
Axit Asenic là axit yếu, tương tự axit H PO
3 4
- Ở dạng bột , As bốc cháy trong Halogen
- As tan trong kiềm nóng chảy
2As + 6NaOH → 2Na AsO + 3H
3 3 2
III. Trạng thái tự nhiên
-Vỏ trái đất : 0,0001%, hàm lượng trung bình từ 1,5-2mg/kg đất.
-Asen có trong nước, không khí, đất, thực phẩm
-Trong công nghiệp luyện kim, xử lý quặng, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật,
thuộc da.
IV . Ảnh hưởng của Asen tới sức khỏe con người
-Asen độc gấp 4 lần thuỷ ngân và được xếp vào nhóm chất gây ung thư số 1
-Độc tính : As vô cơ > As hữu cơ
[As(III) > As(V) > As hữu cơ]
- As (III) tấn công lên các nhóm -SH của enzim, làm cản trở hoạt động của
enzim.
-As(V) can thiệp vào một số quá trình hóa sinh làm rối loạn phospho.
- Asen hữu cơ được đào thải qua thận rất nhanh và hầu như toàn bộ.
- Asen vô cơ có thể được tích lũy ở da, xương và cơ bắp; chu kỳ bán hủy của nó
trong cơ thể người trong vòng 20 đến 40 ngày. Asen vô cơ tạo ra cấp tính, bán
cấp và các hiệu ứng độc mãn tính.
* Biểu hiện:
-Ngộ độc cấp tính bởi Asen có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa,
tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.
-Ngộ độc mãn tính: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da
sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim,
đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, ung thư da...
V. Nguồn chứa nhiều Asen
-Tự nhiên: Sự tích tụ trong các tầng trầm tích và đi vào nước ngầm dưới dạng
ion.
-Nhân tạo: Do chất thải công nghiệp (làm thuỷ tinh, đồ gốm, thuộc da, thuốc
nhuộm, chất bảo quản gỗ..). sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.
- Thực phẩm: Rau cải, hải sản, gạo, gà và chim nuôi…
------------------------------------------------------------------------------------------------
B. Chì
I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất
vật lý
- Ký hiệu hóa học : Pb
(Plumbum)
- Số hiệu nguyên tử: 82.
- Khối lượng nguyên tử: 207
3
- Khối lượng riêng: 11,34g/cm
- Nhiệt độ nóng chảy: 327℃
- Là một kim loại mềm, nặng, màu trắng xanh
- Dẫn điện và nhiệt
2. Tính chất hóa học
- Thế điện cực: - 0,13 eV
- Tính khử yếu
- Tác dụng với phi kim:
2Pb + O → 2PbO ( màu xám)
2
- Tác dụng với HCl loãng và H SO loãng
2 4
Pb + 2HCl → H + PbCl (ít tan)
2 2
PbCl + 2HCl(đặc) → H PbCl
2 2 4
Pb + H SO → H + PbSO (ít tan)
2 4 2 4
PbSO + H SO (đặc)→ Pb(HSO )
4 2 4 42
- Khi có mặt oxi:
2Pb + 2H O + O → 2Pb(OH)
2 2 2
2Pb + 4CH COOH +O → 2Pb(CH COO) + 2H O
3 2 3 2 2
III. Trạng thái tự nhiên
-4
3.1 Trọng lượng vỏ trái đất: 1,6.10 khối lượng thạch quyển của trái đất
-Người ta thấy Pb trong cả ba môi trường: nước, không khí, đất. Trong đó, hàm
lượng Pb trong môi trường đất là nhiều hơn cả. Đất có hàm lượng chất hữu cơ
cao thì hàm lượng Pb cũng nhiều hơn
3.2 Trong cơ thể con người :
- Pb tập trung chủ yếu ở vỏ xương.
- Người lớn: 95% lượng Pb của cơ thể ở xương,
- Trẻ em là 70% lượng Pb của cơ thể ở xương,
IV . Ảnh hưởng của Pb tới sức khỏe con người
4.1 Pb không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe.
Pb vào cơ thể bằng cách:
- Qua đường hô hấp: do hít phải bụi, không khí, khói, hơi có Pb. Tốc độ lắng
đọng Pb ở phổi ở trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn.
- Qua đường tiêu hóa: qua ăn, uống, do bàn tay .Trẻ em hấp thu 40-50% lượng
Pb trong thức ăn trong khi người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Chế độ ăn thiếu dinh
dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu Pb qua đường tiêu
hoá tăng lên.
- Qua da: tuy kém hơn so với đường hô hấp và tiêu hóa nhưng vẫn gây ngộ độc,
đặc biệt khi tiếp xúc kéo dài.
4.2 Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, ít bị đào thải khỏi cơ thể,
Pb lưu trữ chính ở máu, mô mềm và xương theo thời gian rồi mới gây độc. Khi
thâm nhập vào cơ thể, nó chiếm chỗ của các kim loại vi lượng khác như Ca,
Zn… gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường trong
cơ thể.
- Pb, nó đã chiếm chỗ của Ca trong xương.
- Pb cũng chiếm chỗ của Zn và Ca trong các protein
- Khi Pb thế chỗ của Ca trong các phản ứng truyền xung điện trong não, nó gây
ra chứng mất trí, giảm khả năng suy nghĩ.
- Pb ức chế quá trình tổng hợp heme của quá trình tạo hemoglobin (thường có
sự tham gia của Fe)
=> Gây ra chứng thiếu máu.
4.3 Pb là chất độc phức tạp, có nhiều tác dụng khác nhau trên hầu hết các cơ
quan
- Độc tính với thần kinh: Gây hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.
- Độc tính với máu: Gây thiếu máu do ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi
thọ của hồng cầu do làm hồng cầu dễ bị vỡ.
- Độc tính trên thận: Gây tổn thương thận, làm giảm thải trừ axit uric qua nước
tiểu nên gây tăng axit uric và bệnh gout.
- Độc tính trên tim mạch: Gây tăng co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết
áp.
- Trên khả năng sinh sản: Ngộ độc Pb gây giảm chức năng sinh sản ở cả nam
và nữ giới. Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng,
thay đổi bất thường hình thái và tính di chuyển của tinh trùng, độc với trứng.
- Trên bào thai: Pb qua được nhau thai để tới bào thai. Nếu mẹ bị ngộ độc Pb
thì bào thai sẽ bị ngộ độc Pb. Pb còn gây tăng tỷ lệ đẻ non, sẩy thai, chậm phát
triển trẻ sau sinh, tăng tỷ lệ các dị dạng
- Nội tiết: Giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên-thượng
thận
- Hệ xương: Pb làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào
xương. Giảm tăng trưởng xương và giảm chiều cao ở trẻ em bị ngộ độc Pb.
- Tiêu hoá: Co thắt ruột gây cơn đau bụng Pb.
4.4 Thải trừ khỏi cơ thể:
- Lượng Pb hấp thu vào cơ thể không được giữ lại sẽ được đào thải chủ yếu qua
nước tiểu (khoảng 65%) và qua mật (khoảng 35%). Một lượng rất nhỏ qua mồ
hôi, lông tóc và móng. Trẻ em giữ lại Pb trong cơ thể nhiều hơn so với người
lớn, trẻ giữ lại tới 33% lượng Pb so với 1-4% ở người lớn. Một lượng Pb đáng
kể sẽ tồn tại trong cơ thể trong nhiều thập kỷ.
V. Những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm độc chì
5.1 Nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp với chì: Sản xuất những ống dẫn nước, thải
nước, sản xuất ắc quy…
-Những công nhân làm việc trong những ngành nghề này có nguy cơ nhiễm độc
chì cao gấp 3-5 lần so với bình thường:
5.2 Tiếp xúc với chì không mang tính nghề nghiệp
- Nhiễm độc chì do nguồn nước:
- Nước giải khát: là nước hoa quả chứa trong những vại sành sứ gốm tráng men
làm bằng hóa chất có chứa chì.
- Ô nhiễm môi trường: xung quanh những nhà máy sản xuất hoặc sử dụng chì,
khí thải của ô tô có chì
- Chì trong mỹ phẩm: Hiện nay chì là một trong những thành phần phổ biến của
các loại mỹ phẩm như thuốc dưỡng da, thuốc xịt tóc, thuốc dạng Mascara…
------------------------------------------------------------------------------------------------
C. THỦY NGÂN
I. Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý
- Ký hiệu hóa học : Hg (hydrargyrum).
- Số hiệu nguyên tử: 80.
- Khối lượng nguyên tử: 201
3
- Khối lượng riêng: 13,59g/cm
- nhiệt độ đông đặc < -390℃
- Nhiệt độ nóng chảy: -37,89℃
- Hg có tính tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt
- Là kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước, lấp lánh ánh bạc
* Các dạng tồn tại của thủy ngân:
- Dạng hơi: dễ bay hơi cao, rất độc.
- Dạng lỏng: ít độc
- Dạng kim loại: trơ, không độc.
+
- Dạng metyl thủy ngân: CH3Hg có độc tính cao, nguy hiểm cho hệ thần kinh,
não.
II. Tính chất hóa học
- Do liên kết kim loại yếu nên Hg hoạt động hóa học khá mạnh
- Trong không khí ẩm, Hg bị oxi hóa thành HgO làm mất vẻ ánh kim nhưng ở
400℃ thì lại bị phân hủy thành nguyên tố
0
- Phản ứng trực tiếp với Halogen/t , S ở nhiệt độ thường, không phản ứng với
N2, H2, C

- Hg tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại, bao gồm Au,Al, Ag, Cu (hỗn
hống) nhưng không tạo với Fe. Hỗn hống có thể lỏng hoặc rắn tùy thuộc vào
hàm lượng kim loại hòa tan
+
- Do thế điện cực > 0 nên Hg không đẩy được H của dung dịch axit
III. Trạng thái tự nhiên
- Môi trường đất
- Môi trường không khí
- Môi trường nước: Thủy ngân thải ra qua khói, tích tụ trong mưa và tuyết rồi
trôi vào các dòng sông.
- Trong sinh vật: Nguồn gốc của thủy ngân có trong cá xuất phát từ chất thải ô
nhiễm của các nhà máy điện dùng than đá.
- Trong một số sản phẩm, quá trình sản xuất khác: ngành sử dụng nhiều Hg nhất
là ngành sản xuất NaOH và Cl bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bão
2
hòa, dùng điện cực Hg. Ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện như nhiệt
kế, đèn, sơn, đèn hơi Hg, pin Hg, các rơle điện...
-Trong nông nghiệp người ta dùng một lượng lớn các hợp chất cơ thủy ngân để
diệt nấm, làm sạch các hạt giống.
IV. Ảnh hưởng của Hg tới sức khỏe con người
- Thủy ngân nguyên tố lỏng là ít độc; nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó là
rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con người tiếp
xúc, hít thở hay ăn phải.
- Khi hơi thuỷ ngân có nguồn gốc hỗn hống, một phần sẽ được hoà tan bởi nước
bọt và vào trong dạ dày
-Thời gian bán hủy của Hg trong cơ thể từ 15 đến 30 năm, tích tụ và tồn tại
trong cơ thể con người trong thời gian dài trước khi tự tiêu hủy
* Tùy theo nồng độ Hg trong cơ thể, con người có thể bị những chứng sau
đây:
- Thể nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, tanh mùi kim loại ở miệng,
khó thở, đau thắt ngực.
- Thể vừa: Tổn thương viêm tủy sống hay các dây thần kinh, có khi liệt tứ chi.
Trí nhớ bị giảm sút, tập trung tư tưởng kém, lao động suy yếu, ăn mất ngon,
không ngủ được. Cuối cùng dẫn tới hội chứng bệnh não.
- Thể mạn: rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch. Chức năng chống độc của
gan giảm, hàm lượng TN trong nước tiểu tăng: 0,04 - 0,10mg/l.TN còn ảnh
hưởng rõ rệt đến thai nhi: mù, điếc, dị dạng
*Quá trình xâm nhập
- Tiêu hóa: Vi sinh trong cống rãnh sẽ tổng hợp các Ion Metyl thủy ngân
CH3Hg+ thành CH3-Hg-CH3, chúng chuyển từ vi sinh vật rồi tập trung vào
mô, mỡ của cá và tôm cua… Khi đi vào cơ thể người, nó di chuyển mạnh trong
các mô mỡ kết hợp với nhóm SH của axit amin, sau đó phá hủy cấu trúc và
chức năng của protein
- Qua da: Từ những sản phảm, mĩ phẩm chứa Hg như các loại xà phòng làm
sáng da, kem và các mỹ phẩm dùng để trang điểm mắt, sản phẩm tẩy trang
- Qua hô hấp: Nếu hít phải hơi thủy ngân nó sẽ nhanh chóng đi vào cơ thể
gây tổn thương ở não và gan, triệu chứng bệnh phổi nặng cấp tính, sốt, ớn lạnh,
thở khó, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn và viêm ruột. Những biểu hiện này
thường dịu đi trong vòng 1 tuần
V. Thực phẩm giải độc thủy ngân
- Các loại rau giàu chất pectin, giàu axit amin bao gồm bắp ngọt, ngũ cốc, bột
yến mạch, cải bắp, củ cải đường, cà rốt...
- Các loại trái cây là thực phẩm giải độc thủy ngân như: lê, táo xanh, nho đu đủ
và trái cây có múi.
- Tỏi , rau mùi,
- Nấm lim xanh
- Tảo bột là thực phẩm giải độc thủy ngân hiệu quả. Thành phần của tảo bột có
hàm lượng protein rất cao và chứa đầy đủ các vitamin. Tảo có tác dụng thanh
lọc ruột, khiến thủy ngân tự đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường hậu môn.
- Lá bồ công anh rất giàu canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali mangan và vitamin A,
C, E, K, B1, B2, B6. Gốc của nó có chứa canxi, sắt, kali, lưu huỳnh, silic,
magiê, chất diệp lục và phốt pho.

You might also like